Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16-Làm mới mẻ cái trí

29/06/201115:25(Xem: 5189)
16-Làm mới mẻ cái trí

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 16
Làm mới mẻ cái trí

Vào một buổi sáng tôi thấy một xác chết đang được mang đi thiêu. Nó được gói trong tấm vải màu tím đỏ rực rỡ và nó đong đưa theo đà lắc lư của bốn người đang khiêng nó. Tôi tự hỏi xác chết tạo ra ấn tượng gì cho một con người. Bạn không thắc mắc tại sao có sự thoái hóa này à? Bạn mua một chiếc xe nhãn hiệu mới, và trong một vài năm nó hao mòn. Thân thể cũng hao mòn; nhưng bộ bạn không suy xét thêm một chút nữa để hiểu rõ vì lý do nào cái trí bị thoái hóa hay sao? Chẳng chóng thì chầy có cái chết của thân thể, nhưng hầu hết chúng ta đều có cái trí không còn sinh khí nữa. Sự thoái hóa đã xảy ra rồi; và tại sao cái trí lại bị thoái hóa? Thân thể bị thoái hóa vì chúng ta liên tục sử dụng nó và các cơ quan vật chất kiệt quệ. Bệnh tật, tai nạn, tuổi già, dinh dưỡng không phù hợp, di truyền kém – đây là những yếu tố gây ra sự thoái hoá và cái chết của thân thể. Nhưng tại sao cái trí phải thoái hoá, trở nên già nua, nặng nề, đờ đẫn?

Khi bạn trông thấy một xác chết, bạn có khi nào thắc mắc về việc này hay không? Mặc dù thân thể của chúng ta phải chết, tại sao cái trí lại luôn luôn thoái hoá? Câu hỏi này không bao giờ có trong bạn hay sao? Vì sao cái trí phải thoái hoá – chúng ta nhìn thấy việc này không chỉ nơi những người già, mà còn nơi những người trẻ tuổi. Chúng ta nhìn thấy nơi những người trẻ tuổi cái trí đang trở nên đờ đẫn, nặng nề, không nhạy cảm như thế nào; và nếu chúng ta có thể tìm ra tại sao cái trí lại thoái hóa, vậy thì chúng ta có lẽ sẽ khám phá ra một điều gì đó thực sự không bị hủy hoại. Chúng ta có lẽ hiểu rõ cái gì là cuộc sống vĩnh hằng, cuộc sống không kết thúc, không thuộc thời gian, cuộc sống không bị phân rã, không bị thối rữa giống như cái thân thể được mang đến nơi hỏa táng, được thiêu cháy và tro tàn được quẳng vào dòng sông.

Bây giờ, tại sao cái trí lại thoái hóa? Bạn có khi nào suy nghĩ về nó hay không? Vì còn rất trẻ – và nếu bạn không bị làm cho đờ đẫn bởi xã hội, bởi cha mẹ bạn, bởi những hoàn cảnh sống – bạn có một cái trí trong sáng, tò mò, hăng hái. Bạn muốn biết tại sao các vì sao tồn tại, tại sao chim chóc lại chết, tại sao những chiếc lá lại rơi, tại sao chiếc máy bay phản lực lại bay được; bạn muốn biết quá nhiều việc. Nhưng sự thôi thúc mãnh liệt để tìm hiểu, để tìm được, chẳng mấy chốc đã bị bóp nghẹt, phải vậy không? Nó bị bóp nghẹt bởi sợ hãi, bởi gánh nặng của truyền thống, bởi không có khả năng riêng của chúng ta để đối diện cái sự kiện lạ lùng này được gọi là sống. Bộ bạn không thấy sự háo hức của bạn bị hủy hoại mau lẹ dường nào bởi một lời nói mỉa mai, bởi một cử chỉ khinh miệt, bởi sợ hãi về một kỳ thi hay bởi đe dọa của một người cha hoặc người mẹ – mà có nghĩa rằng tánh nhạy cảm đang bị mất dần đi và cái trí bị làm cho đờ đẫn, hay sao?

Một nguyên nhân nữa của sự đờ đẫn là bắt chước. Bạn bị ép buộc phải bắt chước bởi truyền thống. Gánh nặng của quá khứ thúc đẩy bạn tuân phục, vẽ ra một con đường, và qua sự tuân phục cái trí cảm thấy an toàn, bảo đảm; nó tự thiết lập chính nó trong một khe rãnh được bôi dầu trơn để cho nó có thể chạy êm ả mà không bị xáo trộn, mà không một thoáng ngờ vực. Hãy quan sát những người lớn tuổi chung quanh và bạn sẽ thấy rằng cái trí của họ không muốn bị quấy rầy. Họ muốn an bình, mặc dù nó là an bình của cái chết; nhưng an bình thực sự là một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Khi cái trí tự thiết lập chính nó trong một khe rãnh, trong một khuôn mẫu, bạn không thấy rằng nó luôn luôn bị thôi thúc bởi ham muốn được an toàn hay sao? Đó là lý do tại sao nó tuân theo một lý tưởng, một mẫu mực, một vị đạo sư. Nó muốn được an toàn, không bị quấy rầy, vì vậy nó bắt chước. Khi bạn đọc trong những quyển sách sử về những vị lãnh đạo, những vị thánh, những chiến binh vĩ đại, bạn không phát giác rằng chính bạn muốn bắt chước họ hay sao? Không phải rằng không có những người vĩ đại trong thế giới; nhưng cái bản năng muốn bắt chước những người vĩ đại, cố gắng trở thành giống họ, và nó là một trong những nhân tố của thoái hóa bởi vì lúc đó cái trí bố trí chính nó trong một cái khuôn.

Hơn nữa, xã hội không muốn những cá thể tỉnh táo, lanh lẹ, cách mạng, bởi vì những cá thể như thế sẽ không phù hợp vào khuôn mẫu xã hội đã được thiết lập và họ có lẽ phá vỡ khuôn mẫu đó. Đó là lý do tại sao xã hội tìm kiếm để giam giữ cái trí của bạn trong khuôn mẫu của nó, và đó là lý do tại sao cái tạm gọi là nền giáo dục của bạn lại khuyến khích bạn bắt chước, tuân theo, qui phục.

Bây giờ, liệu cái trí có thể ngừng bắt chước hay không? Đó là, liệu nó có thể ngừng hình thành những thói quen hay không? Và liệu rằng cái trí bị trói buộc trong thói quen, có thể được tự do khỏi thói quen hay không?

Cái trí là kết quả của thói quen, phải vậy không? Nó là kết quả của truyền thống, kết quả của thời gian – thời gian là sự lặp lại, một tiếp tục của quá khứ. Và liệu cái trí, cái trí của bạn, có thể ngừng suy nghĩ dựa vào cái gì đã là – và dựa vào cái gì sẽ là, mà thực sự chỉ là một chiếu rọi của cái gì đã là hay không? Liệu cái trí của bạn có thể được tự do khỏi những thói quen và khỏi việc tạo ra những thói quen hay không? Nếu bạn tìm hiểu vấn đề này rất sâu sắc bạn sẽ phát giác rằng cái trí có thể làm được; và khi cái trí làm mới mẻ chính nó mà không hình thành những khuôn mẫu mới, những thói quen mới, mà không rơi lại cái khe rãnh của bắt chước, vậy thì nó vẫn còn trong sáng, trẻ trung, hồn nhiên, và vì vậy có khả năng hiểu rõ vô tận.

Vì với một cái trí như thế không có chết bởi vì không còn qui trình tích lũy nữa. Chính do qui trình tích lũy mới tạo ra thói quen, bắt chước, và với cái trí tích lũy có thoái hóa, chết. Nhưng một cái trí không đang tích lũy, không đang thu lượm, đang chết đi mỗi ngày, mỗi phút – với cái trí như thế không có chết. Nó ở trong một trạng thái của không gian vô hạn.

Vì vậy cái trí phải chết đi mọi sự việc nó đã thâu lượm – mọi thói quen, những đức hạnh bắt chước, tất cả những sự việc nó đã lệ thuộc bởi vì ý thức an toàn của nó. Vậy thì nó không còn bị trói buộc trong mạng lưới suy nghĩ riêng của nó. Khi chết đi quá khứ từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, cái trí được làm trong sáng lại, vì vậy nó không bao giờ có thể thoái hóa hay bị vận hành trong chuyển động của sự tối tăm.

Người hỏi: Làm thế nào chúng tôi có thể thực hiện điều gì ông đang chỉ bảo chúng tôi?151

Krishnamurti: Bạn nghe một điều gì đó mà bạn suy nghĩ là đúng và bạn muốn thực hiện nó trong cuộc sống hàng ngày của bạn; vì vậy có một khoảng trống giữa điều gì bạn suy nghĩ và điều gì bạn làm, phải vậy không? Bạn suy nghĩ một sự việc, và bạn đang làm một sự việc gì khác. Nhưng bạn muốn thực hiện điều gì bạn suy nghĩ, vì vậy có khoảng trống này giữa hành động và tư tưởng; và sau đó bạn hỏi làm thế nào để lấp được khoảng trống này, làm thế nào để kết nối sự suy nghĩ của bạn đến hành động của bạn.

Bây giờ khi bạn muốn làm một cái gì đó rất nhiều, bạn làm nó, phải vậy không? Khi bạn muốn đi chơi cricket, hay làm một cái gì khác mà bạn thực sự thích thú, bạn tìm được những phương cách và những phương tiện để thực hiện nó; bạn không bao giờ hỏi làm thế nào để thực hiện. Bạn làm nó bởi vì bạn hăm hở, bởi vì toàn thân tâm của bạn, cái trí của bạn và trái tim của bạn đều ở trong nó.

Nhưng trong vấn đề khác lạ và mới mẻ này bạn đã trở nên rất tinh ranh, bạn nghĩ một sự việc và làm một sự việc khác. Bạn nói rằng, “Đó là một ý tưởng kiệt xuất và theo trí năng tôi chấp thuận, nhưng tôi không biết làm nó như thế nào, vì vậy làm ơn chỉ bảo cho tôi cách thực hiện” – mà có nghĩa rằng bạn không muốn làm gì cả. Điều gì bạn thực sự muốn là trì hoãn hành động, bởi vì bạn thích hơi hơi ganh tị, hay bất kỳ điều gì khác. Bạn nói rằng, “Mọi người khác đều ganh tị, vậy tại sao tôi lại không?”, và bạn chỉ tiếp tục như trước kia. Nhưng nếu bạn thực sự không muốn ganh tị và bạn thấy sự thật của ganh tị như bạn thấy sự thật của con rắn hổ mang, vậy thì bạn ngừng ganh tị và đó là sự kết thúc của nó; bạn không bao giờ hỏi làm thế nào để được tự do khỏi ganh tị.

Vì vậy điều quan trọng là thấy được sự thật của điều gì đó, và không hỏi làm thế nào để thực hiện được nó – mà thực sự có nghĩa rằng bạn không thấy sự thật của nó. Khi bạn gặp con rắn hổ mang trên đường bạn không hỏi rằng, “Tôi sẽ phải làm gì đây?” Bạn hiểu rất rõ sự nguy hiểm của con rắn hổ mang và tránh xa nó. Nhưng bạn không bao giờ thực sự tìm hiểu tất cả những ngụ ý của ganh tị; không một ai đã giải thích cho bạn về nó, tìm hiểu nó rất sâu sắc cùng bạn. Bạn đã được dạy bảo rằng bạn không được ganh tị, nhưng bạn không bao giờ nhìn vào bản chất của ganh tị; bạn không bao giờ quan sát làm thế nào xã hội và tất cả những tôn giáo có tổ chức xây dựng trên nó, trên sự ham muốn để trở thành một điều gì đó. Nhưng khoảnh khắc bạn tìm hiểu ganh tị và thực sự thấy được sự thật của nó, ganh tị không còn nữa.

Khi hỏi rằng, “Tôi sẽ thực hiện nó bằng cách nào đây?” là một câu hỏi thiếu suy nghĩ, bởi vì khi bạn thực sự thích thú làm cái gì đó mà bạn không biết cách làm, bạn cứ làm và chẳng mấy chốc bạn bắt đầu tìm ra. Nếu bạn chỉ ngồi ngả người ra và nói rằng, “Làm ơn hãy bảo cho tôi một phương cách thực tế để loại bỏ tham lam,” bạn sẽ tiếp tục tham lam. Nhưng nếu bạn tìm hiểu tham lam bằng một cái trí tỉnh táo, không có mọi thành kiến, và nếu bạn dành toàn bộ thân tâm của bạn cho nó, bạn sẽ khám phá cho chính bạn sự thật của tham lam; và chính sự thật đó làm tự do bạn, không phải là tìm kiếm một phương pháp để được tự do khỏi tham lam.

Người hỏi: Tại sao những ham muốn của chúng ta không bao giờ được thực hiện trọn vẹn? Tại sao luôn luôn có những trở ngại ngăn cản chúng ta không làm điều gì hoàn toàn như chúng ta ao ước?

Krishnamurti: Nếu ham muốn làm một điều gì đó của bạn là trọn vẹn, nếu toàn thân tâm của bạn trong nó mà không tìm kiếm một kết quả, mà không mong muốn để thành tựu – mà có nghĩa rằng không có sợ hãi – vậy thì không có trở ngại. Có một trở ngại, một mâu thuẫn chỉ khi nào ham muốn của bạn không tron vẹn, vỡ vụn: bạn muốn làm một cái gì đó và cùng lúc bạn lại sợ hãi làm nó, hay bạn ngập ngừng muốn làm một việc khác. Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn nhận thức được những ham muốn của bạn hay chưa? Bạn có hiểu không? Tôi sẽ giải thích.

Xã hội, là sự liên hệ tập thể giữa con người và con người, không muốn bạn có được một ham muốn trọn vẹn, bởi vì nếu bạn như thế bạn sẽ là một phiền toái, một hiểm họa cho xã hội. Bạn được cho phép có những ham muốn được tôn trọng giống như tham vọng, ganh tị – mà coi như hoàn hảo rồi. Được cấu thành bởi những con người ganh tị, tham vọng, tin tưởng và bắt chước, xã hội hoan ngênh ganh tị, tham vọng, tin tưởng và bắt chước, mặc dù đây là tất cả những bộc lộ của sợ hãi. Chừng nào những ham muốn của bạn còn phù hợp vào khuôn mẫu được thiết lập, bạn là một công dân được kính trọng. Nhưng ngay lúc bạn có một ham muốn trọn vẹn, mà không thuộc khuôn mẫu, bạn trở thành một hiểm họa; vì vậy xã hội luôn luôn canh chừng để ngăn cản bạn không có một ham muốn trọn vẹn, một ham muốn mà sẽ là sự biểu lộ của toàn thân tâm bạn và vì vậy tạo ra một hành động cách mạng.

Hành động của đang là hoàn toàn khác hẳn hành động của đang trở thành. Hành động của đang là có tánh cách mạng đến độ xã hội khước từ nó và chỉ quan tâm duy nhất vào hành động của đang trở thành, mà được kính trọng bởi vì nó phù hợp vào khuôn mẫu. Nhưng bất kỳ ham muốn nào tự biểu lộ chính nó trong hành động của đang trở thành, là một hình thức của tham vọng, đều không có sự thành tựu. Chẳng chóng thì chầy nó sẽ bị phản đối, cản trở, thất vọng và chúng ta phản kháng sự thất vọng đó bằng những phương cách ranh mãnh.
Đây là một đề tài rất quan trọng phải tìm hiểu, bởi vì khi lớn lên bạn sẽ phát giác rằng những ham muốn của bạn không bao giờ được toại nguyện thực sự. Trong toại nguyện ham muốn đó luôn luôn có cái bóng của thất vọng, và trong tâm hồn của bạn không có một bài ca nhưng là tiếng khóc than. Ham muốn để trở thành – để trở thành một con người vĩ đại, một vị thánh vĩ đại, một cái này vĩ đại hay cái kia vĩ đại – không có kết thúc và vì vậy không có toại nguyện; đòi hỏi của nó luôn luôn vì “nhiều hơn,” và sự ham muốn như thế đó luôn luôn nuôi dưỡng thống khổ, sầu muộn, chiến tranh. Nhưng khi người ta được tự do khỏi tất cả những ham muốn để trở thành, có một trạng thái của đang là mà hành động của nó hoàn toàn khác hẳn. Nó là. Cái gì là không có thời gian. Nó không suy nghĩ dựa vào toại nguyện. Chính đang là của nó là toại nguyện của nó.

Người hỏi: Tôi nhận ra rằng tôi ngu dốt, nhưng những người khác nói rằng tôi thông minh. Điều gì nên tác động tôi: nhận thấy của tôi hay là nhận xét của họ?

Krishnamurti: Bây giờ hãy lắng nghe câu hỏi rất cẩn thận, rất yên lặng, đừng cố gắng tìm ra câu trả lời. Nếu bạn nói rằng tôi là một người thông minh, và tôi biết rất rõ rằng tôi ngu dốt, liệu cái điều bạn nói sẽ tác động tôi à? Nó sẽ tác động nếu tôi đang cố gắng để được thông minh, phải vậy không? Lúc đó tôi sẽ được hãnh diện, bị ảnh hưởng bởi lời khen của bạn. Nhưng nếu tôi nhận thấy rằng một con người ngu dốt không bao giờ có thể hết ngu dốt bằng cách cố gắng được thông minh, vậy thì chuyện gì xảy ra?

Chắc chắn, nếu tôi ngu dốt và tôi cố gắng được thông minh, tôi sẽ tiếp tục ngu dốt, bởi vì sự cố gắng để là hay để trở thành một điều gì đó là thành phần của sự ngu dốt. Một người ngu dốt có thể thâu đạt những gọt dũa thích nghi của trạng thái thông minh, anh ấy có lẽ đậu một vài kỳ thi, có một việc làm, nhưng bằng cách đó anh ấy không bao giờ chấm dứt được sự ngu dốt. (Làm ơn hãy theo dõi việc này, nó không là câu nói bi quan.) Nhưng khoảnh khắc một người ý thức rằng anh ấy đờ đẫn, ngu dốt, và thay vì cố gắng được thông minh anh ấy bắt đầu tìm hiểu và hiểu rõ sự ngu dốt của anh ấy – trong khoảnh khắc đó có động thái đánh thức thông minh.

Hãy coi thử sự tham lam. Bạn có biết tham lam là gì hay không? Nó là ăn nhiều thức ăn hơn bạn cần, muốn vượt trội những người khác tại những môn chơi, muốn có nhiều của cải hơn, một chiếc xe to lớn hơn xe của người khác. Sau đó bạn nói rằng bạn không được tham lam, vì vậy bạn luyện tập không-tham lam – mà thực sự rất xuẩn ngốc, bởi vì tham lam không bao giờ có thể chấm dứt bằng cách cố gắng trở thành không-tham lam. Nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu rõ tất cả những ngụ ý của tham lam, nếu bạn dành toàn bộ cái trí và tâm hồn của bạn để tìm ra sự thật của nó, vậy thì bạn được tự do khỏi tham lam cũng như khỏi đối nghịch của nó. Vậy thì bạn là một người thông minh thực sự, bởi vì bạn đang giải quyết cái gì là và không phải bắt chước cái gì nên là.

Vì vậy nếu bạn ngu dốt, đừng cố gắng được thông minh hay khôn ngoan nhưng hiểu rõ điều gì đang làm cho bạn ngu dốt. Bắt chước, sợ hãi, sao chép một người nào đó, tuân theo một khuôn mẫu hay một lý tưởng – tất cả những việc này làm cho cái trí của bạn ngu dốt. Khi bạn ngừng tuân theo, khi bạn không còn sợ hãi, khi bạn có thể suy nghĩ rõ ràng cho chính mình – và rồi bạn không là người thông minh nhất của những con người hay sao? Nhưng nếu bạn ngu dốt và cố gắng được thông minh, bạn sẽ gia nhập những thứ bậc của những người khá ngu dốt trong sự thông minh của họ.

Người hỏi: Tại sao chúng ta lại hư hỏng?

Krishnamurti: Nếu bạn tự hỏi chính mình câu hỏi này ngay lúc bạn hư hỏng, vậy thì nó đầy ý nghĩa, nó có sự quan trọng. Nhưng ví dụ khi bạn đang tức giận, bạn không bao giờ hỏi tại sao bạn lại tức giận, phải vậy không? Chỉ sau đó bạn mới hỏi câu hỏi này. Tức giận rồi, bạn mới nói rằng, “Ngu dốt làm sao đâu, đáng lẽ tôi không nên tức giận như thế.” Trái lại, nếu bạn tỉnh táo, cảnh giác được ngay khoảnh khắc của tức giận mà không chỉ trích nó, nếu bạn ở trạng thái “Tất cả nguyên vẹn đều ở đó” khi nỗi khốn khổ hiện ra trong cái trí của bạn, vậy thì bạn sẽ thấy nó phai lạt đi mau lẹ làm sao đâu.

Trẻ em hư hỏng ở một lứa tuổi nào đó, và chúng nên như vậy, bởi vì chúng có nhiều năng lượng, rất vui vẻ, hứng khởi, hăng hái và nó phải bùng nổ trong hình thức này hay hình thức kia. Nhưng bạn thấy không, đây thực sự là một câu hỏi phức tạp, bởi vì sự hư hỏng có lẽ do ăn uống không đúng cách, thiếu ngủ, hay cảm thấy mất an toàn, và vân vân. Nếu tất cả những yếu tố liên quan đến nó không được hiểu đúng, vậy thì sự hư hỏng về phần của các em bé trở thành một nổi loạn bên trong xã hội, mà trong đó không có sự giải thoát cho chúng.

Bạn có biết những em bé “phạm pháp” là gì không? Các em là những đứa trẻ làm tất cả mọi sự việc khủng khiếp; các em phản kháng bên trong cái nhà tù của xã hội bởi vì các em không bao giờ được giúp đỡ để hiểu rõ toàn bộ vấn đề của sự tồn tại. Các em đầy sinh lực, và một số trong các em thông minh tuyệt vời, và sự phản kháng của các em là một cách để nói rằng, “Hãy giúp đỡ chúng tôi hiểu rõ, phá vỡ sự cưỡng bách này, sự tuân phục khủng khiếp này.” Đó là lý do tại sao câu hỏi này rất quan trọng cho người giáo dục, mà cần giáo dục nhiều hơn là những em bé.

Người hỏi: Tôi quen uống trà. Một giáo viên nói rằng nó là một thói quen xấu, và một người khác lại nói uống trà cũng chẳng sao? 156

Krishnamurti: Bạn nghĩ như thế nào? Hãy gạt đi trong chốc lát những điều gì người khác nói, nó có thể là thành kiến của họ, và hãy lắng nghe câu hỏi. Bạn nghĩ gì về một cậu bé “quen” với một cái gì đó rồi – uống trà, hút thuốc lá, ăn ngấu nghiến, hoặc bất kỳ cái gì? Nó có thể chấp nhận được khi rơi vào một thói quen làm cái gì đó vào lúc bạn bảy mươi hay tám mươi tuổi, với một chân ở trong nấm mồ; nhưng bạn chỉ đang bắt đầu cuộc sống của bạn, và đã quen thuộc với cái gì đó rồi là một sự việc khủng khiếp, phải vậy không? Đó là một câu hỏi quan trọng, không phải liệu bạn có nên uống trà hay không?

Bạn biết không, khi bạn quen thuộc với một điều gì đó, cái trí của bạn đã ở trên con đường dẫn đến nghĩa trang. Nếu bạn suy nghĩ như một người Ấn độ giáo, một người cộng sản, một người Thiên chúa giáo, một người Tin lành giáo, vậy thì cái trí của bạn đang đi xuống, đang thoái hóa rồi. Nhưng nếu cái trí của bạn tỉnh táo, đang suy xét để hiểu rõ tại sao bạn bị trói buộc trong một thói quen nào đó, tại sao bạn suy nghĩ trong một cách nào đó, vậy thì câu hỏi phụ liệu rằng bạn có nên hút thuốc hay uống trà có thể trả lời được.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2021(Xem: 17945)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 12502)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 5417)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
26/06/2021(Xem: 10043)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
07/05/2021(Xem: 21829)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14890)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 24901)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
29/04/2020(Xem: 5269)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
23/04/2020(Xem: 6008)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
21/04/2020(Xem: 7069)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]