Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Phật giáo với các vấn đề xã hội như: Rượu và các chất làm say

28/04/201104:45(Xem: 6211)
Chương 12: Phật giáo với các vấn đề xã hội như: Rượu và các chất làm say

XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO
Buddhist Sociology
Nandasena Ratnapala - Thích Huệ Pháp dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn 2011

Chương 12: Phật giáo với các vấn đề xã hội như: Rượu và các chất làm say

Trong năm giới cơ bản mà người phật tử tiếp nhận, thì giới thứ năm liên quan tới sự tự nguyện không uống rượu và các chất gây say. Các chất gây say ở đây bao gồm cả các thứ nước lên men và không lên men cũng như các loại ma túy gây nghiện và say xỉn.

Trong luật tạng có nói đến một loại rượu mạnh dùng trong y học, tên là Majja. Còn rượu dùng để uống thì có tên là Surā. Có một số loại Surā được liệt kê trong luật tạng như sau: Piṭṭhaurā là một loại rượu làm từ gạo; Puvaasurā được làm từ các loại bánh ngọt; Odanasurā được làm từ gạo nấu chín và thêm vào chất lên men và hương vị; Meraya được làm từ chiết xuất các loại hoa quả, mật ong và thêm hương vị. Ngoài ra, còn có hai loại rượu khác tên là Kāpotikā và Pasannā(1).

Mặc dù thuộc các điều luật ít quan trọng (giới này nằm trong phần Ba-dật-đề ít quan trọng hơn so với các giới khác nằm trong phần Ba-la-di hay Tăng-tàn) trong bộ luật được quy định cho các tỷ kheo, rượu vẫn bị ngăn cấm, nhưng trong những trường hợp khác (chẳng hạn đối với cư sĩ tại gia) không thấy đề cập tới hình thức vi phạm khi sử dụng các chất say này. Ngay cả khi một vị tỷ kheo vi phạm, thì hình phạt mà thiên Ba-dật-đề quy định chỉ là ‘sám hối thì liền hết tội’.

Giới cấm uống rượu hay các chất say ra đời trong hoàn cảnh sau: Có vị tỷ kheo tên là Sāgata trong một dịp thuần hóa được một con rắn hổ mang hung dữ bằng năng lực tinh thần của mình, nên được mọi người xung quanh khen ngợi và mời uống rượu chúc mừng. Vì quá say nên vị tỷ kheo đó đã nằm lăn tại cổng thành. Những tỷ kheo khác biết được đã khiêng anh ta về tu viện trong một tình trạng hết sức tệ hại. Khi đức Phật đến thì Sāgata vẫn còn nằm sóng soài, không thể đứng dậy nổi, hai chân hướng thẳng về đức Thế Tôn. Nếu không say rượu, Sāgata đã không có thái độ bất kính này.

Sau đó, đức Phật đã hỏi những tỷ kheo khác về chuyện này: “Trước đây, tỷ kheo này có lối cư xử bất kính đối với Như Lai như vậy không?” Họ đáp rằng: “Dạ không, thưa Thế Tôn”. “Vậy nguyên nhân gì khiến tỷ kheo Sāgata thay đổi thái độ như thế?” “Dạ đó là hậu quả của việc uống rượu”. Sau đó, Ngài đã giảng cho các vị tỷ kheo về tác hại của các chất làm say sẽ khiến cho những ai sử dụng chúng đều dẫn tới lối cư xử tệ hại, hạ nhân cách của chính mình cũng như nhân cách của người khác.

Nhân trường hợp này, đức Phật đã chế giới cấm uống tất cả các loại nước có chất say, dù có lên men hay không. Những chất dẫn tới say, dẫn tới uể oải tâm trí và mất tự chủ bản thân đều nằm trong diện ngăn cấm này. Người phật tử không nên kinh doanh những chất này cũng như mời người khác uống nước có chất làm say.

“Chớ sống theo nếp sống,

Uống rượu và say rượu,

Với vị là cư sĩ,

Đã chấp nhận pháp này,

Chớ khiến người uống rượu,

Chớ chấp thuận uống rượu,

Sau khi biết uống rượu,

Cuối cùng là điên cuồng”(2).

“Chỉ kẻ ngu say rượu,

Mới làm các điều ác,

Và khiến các người khác,

Sống buông lung phóng dật,

Hãy từ bỏ, tránh xa,

Xứ phi công đức này,

Khiến điên cuồng si mê,

Làm kẻ ngu thỏa thích”(3).

Trong một số kinh đã từng nói tới nhiều trường hợp vì đam mê rượu chè dẫn tới địa vị xã hội giảm sút(4). Có câu chuyện về một vị hoàng tử bị những người uống rượu lôi kéo, xúi giục để rồi trở thành kẻ nghiện rượu. Trong một dịp tham gia vào các hoạt động của hoàng gia, những người uống rượu đứng gần nơi hoàng tử đi qua hô to lên rằng: “Hoàng tử muôn năm, vì ơn Ngài, chúng tôi đã có thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp của mình”. Họ nói trong khi uống rượu, ăn thịt, ca múa hát v.v.. Sau khi nghe được điều này, hoàng tử hỏi thăm họ ăn uống gì mà vui vẻ thế. Người hầu trả lời là họ uống rượu, thứ nước mà đa số người trên thế gian này đều uống.

Sau khi trở về cung điện, hoàng tử tò mò muốn biết rượu là thứ nước gì nên sai người hầu đem đến. Ban đầu, hoàng tử nếm thử chút ít một cách kín đáo không cho ai biết. Sau đó, dần dần những người nghiện rượu bắt đầu tham gia cùng hoàng tử. Rất nhanh sau đó, họ đã uống một lượng rượu đáng giá hơn hai trăm đến ba trăm tiền vàng trong một lần. Để thêm phần hưng phấn, họ mời vũ công tới hát múa. Ngày qua ngày, hoàng tử tốn rất nhiều tiền để mua rượu. Đến lúc phải bán cả cung điện yêu thích của mình để có tiền mua rượu đãi bạn bè. Cuối cùng, vài năm sau đó, hoàng tử đã tiêu pha hết tài sản của mình, sức khoẻ giảm sút chỉ vì nghiện rượu, bị tống khứ ra đường phố, lang thang như kẻ không nhà.

Hay như câu chuyện kể về năm trăm người phụ nữ bạn hữu của nữ phật tử Visākhā, người thực hành giới không uống rượu. Một lần nọ, có một tửu hội được tổ chức tại thành Vasathi, năm trăm phụ nữ này sau khi uống rượu ca múa, đã đến nghe đức Phật thuyết pháp cùng với bà Visākhā. Vẫn còn ngà ngà say, họ đã quên rằng mình đang ở nơi công cộng, đang nghe thuyết pháp, nên họ bắt đầu múa hát. Những người khác trong số đó thì lại cãi vã gây ồn ào. Điều này nói lên rằng, ngay cả phụ nữ, khi đã say rượu, sẽ mất hết cảm giác của sự hổ thẹn, e ngại, cũng như sự tự chủ bản thân.

Dĩ nhiên, rượu có thể sử dụng như là thuốc để trị bệnh. Nhưng khi dùng để làm thuốc, nó nên được nấu chín với dầu để mất hết mùi, vị và cũng như màu của rượu(5). Khi sử dụng như là một thành phần của phương thuốc điều trị thì phải sử dụng đúng liều lượng được ghi trong toa thuốc để trung hòa hay làm vô hiệu các chất gây ra say.

Các tôn giáo thường nhắc nhở tín đồ của mình phải thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm ở các dạng như chất lỏng hay chất rắn, lên men hay không lên men, tự nhiên hay nhân tạo có thể gây ra sự ể oải về tinh thần cũng như mệt mỏi về thân thể. Bởi người say cũng như là một người ‘điên tạm thời’, mất khả năng kiểm soát tư tưởng, hành động và lời nói.

Trong kinh cũng nói rằng, khát nước sau khi tỉnh rượu cũng được xem là một hành vi xấu tương tự như nghiện sắc dục, đam mê cờ bạc, thói xuyên tạc người khác, lừa dối và bạo lực. Hơn nữa, trong số sáu nguyên nhân dẫn tới phá hoại sức khoẻ bản thân thì uống rượu hay các chất say dẫn đầu. Trong khi đó, người ham mê cờ bạc, sắc dục, người giao du với phường đâm thuê chém mướn, kẻ biếng nhác thì luôn thích tụ tập để uống rượu(6).

Theo quan điểm xã hội, chúng ta thấy có sự liên quan của việc uống rượu, bia hay sử dụng các chất ma túy với cờ bạc, ăn chơi trác táng, giao du với băng nhóm tội phạm hay nhóm người biếng nhác. Ngược lại, chính những việc bất thiện này dẫn con người đến với rượu, bia và ma túy. Đó là một vòng tròn luẩn quẩn không có lối thoát. Nhóm bạn xấu thường lôi kéo người khác tham gia vào những việc bất thiện. Mối quan hệ hữu cơ chặc chẽ của các nhân tố này rất quan trọng để chúng ta tìm hiểu các vấn đề xã hội.

Mối quan hệ trên sẽ rõ ràng hơn khi mỗi cái trong sáu món bất thiện ấy được mô tả chi tiết. Một khi bạn thường xuyên lui tới những nơi ăn chơi và bắt đầu lang thang trên đường phố vào những giờ khuya, thì dễ bị đám bạn xấu lôi kéo. Băng nhóm này sẽ xúi bạn uống rượu, chơi ma túy và cũng như tham gia vào các hành động tội ác khác. Sẽ không dừng lại ở đây mà những hành động như xuyên tạc, dối trá hay bạo lực ngày càng thêm lớn.

Khi chúng ta uống rượu hay các chất say, có sáu hậu quả tai hại xảy ra như sau: (1) Sức khoẻ giảm sút; (2) các cuộc cãi vã tăng lên; (3) nhiễm nhiều căn bệnh khác nhau; (4) tiếng xấu dần tăng; (5) cảm giác xấu hổ và tự trọng dần mất đi; và cuối cùng (5) trí tuệ giảm sút không thể phục hồi.

Trong chuyện Tiền thân Kumbha(7) có nói tới sự hình thành và phát triển của rượu như sau: Chuyện ghi rằng, một người thợ săn đã tình cờ phát hiện ra rượu. Trong khu rừng nơi anh ta đi qua có một cây mọc lên cao tầm vóc người và chia làm ba nhánh, giữa cái chĩa ba này có một cái hốc lớn. Khi trời mưa hốc này đầy nước. Chim ăn thóc lúa đã để rơi chúng vào cái lỗ này. Bên cạnh cây này có cây Myrobalan và một bụi tiêu, khi trái chín cũng rơi rớt vào lỗ nước này. Chỗ nước này lên men dưới ánh nắng mặt trời. Người thợ săn quan sát thấy sau khi uống thứ nước này, đàn chim bay loạng choạng rồi rơi xuống mặt đất. Ít phút sau, đàn chim tỉnh lại rồi bay tiếp. Quan sát vài lần như thế, gã biết nước này không có độc nên liền nếm thử, cảm giác có vị cay cay. Uống một lúc thì gã bắt đầu say. Trong lúc ngà ngà say, gã thèm thịt, bèn giết những con chim vừa ngã gục xuống đất vì say, nhóm lửa nướng thịt chim trên đóm lửa hồng, vừa múa hát vừa cầm thịt ăn.

Bấy giờ, không xa nơi ấy có một vị ẩn sĩ tu hành. Gã tới viếng thăm ẩn sĩ và dâng rượu thịt cho vị ẩn sĩ để cùng chung vui với mình. Sau khi cùng uống rượu và ăn thịt, họ nghĩ rằng dâng thứ nước này lên đức vua để được thưởng. Họ đi vào kinh thành, xin yết kiến nhà vua và dâng rượu. Nhà vua nếm thử vài ba lần thì say. Lại hỏi họ còn rượu nữa không, họ trả lời rất xa và khó để mang về đây. Họ yêu cầu đức vua cung cấp các thứ trái cây, lúa và hạt cần thiết để họ chế rượu. Họ làm rượu ngay tại kinh thành và bán cho dân chúng. Dân trong kinh thành uống rượu say trở thành những kẻ nghiện và lười biếng. Thế là vùng ấy biến thành một nơi hoang vắng vì ai cũng uống rượu, bỏ bê công việc. Họ bỏ nơi ấy đi đến kinh thành khác cũng để dâng rượu lên đức vua và cũng bán rượu cho dân chúng, khiến cho kinh thành này một lần nữa cũng trở nên hoang tàn. Lúc bấy giờ, đức Đế Thích Thiên Chủ nhìn xuống thế gian thấy nhà vua uống rượu, kinh thành hoang tàn liền xuất hiện trước mặt vua cảnh báo về nguy hại của rượu mang lại. Nhà vua nghe lời khuyên của đức Đế Thích Thiên Chủ liền phá hủy hết các thùng đựng rượu đồng thời xử tội chết đối với gã thợ săn cùng ẩn sĩ, những người gây ra hậu quả này.

Câu chuyện trên chứa đựng nhiều chi tiết quan trọng liên quan đến các chất làm say mà chúng ta phải để ý. Khám phá ra chất lỏng này là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Gã thợ săn thấy đàn chim uống nước từ hốc cây đó, rồi bay trong trạng thái loạng choạng, mất phương hướng, rơi xuống gốc cây. Sau một thời gian ngắn, đàn chim tỉnh dậy rồi bay đi. Gã đã nghĩ, đàn chim uống nước đó không chết, có nghĩa là thứ nước đó không độc. Nghĩ như thế, gã liền nếm thử. Ngoài ra, gã còn chú ý đến các thành phần tạo ra thứ nước đặc biệt này. Vì thế, gã đã làm thứ nước này khi được nhà vua yêu cầu. Gã đã dâng cúng thứ nước này cho vị ẩn sĩ đang tu tập thiền định để nếm thử cái gọi là ‘chân lý’ mà gã vừa phát hiện. Vị ẩn sĩ uống thứ nước này, một cảm giác ‘lân lân’ mà ông ta chưa từng có xuất hiện khiến ông ta nghĩ rằng đó là ‘chân lý’ mà ông ta đang tu tập để chứng đắc. Hơn nữa, sự hiện diện của vị ẩn sĩ đi cùng gã thợ săn tới gặp nhà vua đã tăng thêm niềm tin cho đức vua. Ẩn sĩ hay nhà tu hành khổ hạnh thường được mọi người kính trọng và vì thế, khi họ cùng tới gặp nhà vua, đưa cho ngài thứ nước không rõ nguồn gốc, đức vua đã không ngần ngại nếm thử vì đã có vị ẩn sĩ ‘đáng kính’ chứng thực.

Nhà vua đã phê chuẩn để thứ nước này phổ biến trong dân chúng như là thêm một phương tiện giải trí, thư giãn. Một khi nhà vua đã công nhận thứ nước này và cho phép sản xuất với số lượng lớn như câu chuyện trên, thì không gì có thể ngừng sự tràn lan của nó trong đất nước. Chính quyền đó đã chấp nhận một chính sách bảo trợ cho rượu. Nhà vua đã trang trí thành phố, cho dựng những liều trại đặc biệt và mời tất cả quan viên đại thần cùng dân chúng trong thành phố mở tiệc đãi rượu.

Đức Đế Thích Thiên Chủ đã giải thích về sự nguy hại của rượu cho đức vua biết. Tác hại đầu tiên là ảnh hưởng đến thân thể như sẽ mất sự tự chủ thân thể, bước chân loạn choạng, té ngã; cảm giác xấu hổ và sợ hãi trong tâm trí biến mất.

Kế đến, người nghiện rượu sẽ nhiễm nhiều loại bệnh, chân tay run rẩy. Những chứng bệnh khác dễ dàng bộc phát trong thân thể. Tâm lý trở nên yếu ớt, thân thể mệt mỏi, phát sanh biếng nhác, quên mất địa vị và vai trò của mình trong xã hội, cũng như bỏ bê gia đình.

Tiếp theo là những hậu quả đối với xã hội. Một người uống rượu, tìm đến rượu, lúc nào cũng vậy, sẽ thân cận với chúng bạn xấu. Một hớp, hai hớp rượu lúc ban đầu sẽ trở thành thói quen khó mà dứt bỏ được. Tiền của khó khăn để kiếm được cũng theo đó mà ra đi. Người nghiện rượu không có thời gian để lo việc kinh doanh hay kiếm sống của chính bản thân mình, bỏ bê việc quan tâm chăm sóc gia đình con cái. Vì nghiện rượu, thỉnh thoảng anh ta lại tham gia các hoạt động phạm pháp và bị tù đày.

Khi đã nghiện rượu, anh ta không thể tự chủ được bản thân, không giữ gìn lời ăn tiếng nói, cũng như hành động và suy nghĩ. Anh ta sẽ bị người đời xa lánh và ruồng bỏ.

Vì nghiện rượu nên dẫn tới thiếu sự tự chủ bản thân. Vì thiếu tự chủ bản thân nên dẫn tới sự tự kiêu, tự đại. Và một khi các tính xấu này đã phát sinh thì khó mà chấm dứt. Chính tính tự kiêu tự đại này sẽ khiến cho anh ta thất bại và sẽ kích thích gây gổ, công kích người khác.

Người đam mê rượu chè không chỉ phá hủy chính mình, gia đình mình mà còn liên lụy đến người khác, gia đình khác. Tiền của dành dụm trong một thời gian dài theo đó mà tiêu tan. Chính vì thế, mà việc đam mê rượu chè là một trong bốn nguyên nhân dẫn tới sự khốn cùng, nghèo đói.

Rượu, ma túy làm nhiễm độc tinh thần thậm chí chỉ uống một giọt. Khi tâm trí bị nhiễm độc vì rượu, thì cá nhân đó không thể giữ được thái độ điềm tĩnh, nghiêm trang. Đó là lý do rõ ràng rằng tại sao trong giới luật của tỷ kheo chủ trương ngăn cấm uống rượu cũng như các chất gây say khác.

Người phật tử cũng được yêu cầu giữ giới từ bỏ uống rượu. “Này các thiện nam tín nữ, những người đang thực hành giới pháp không nên tự mình uống rượu, không nên mời rượu người khác, cũng không nên hoan hỷ khi thấy người khác uống rượu vì rượu dẫn tới mất đứt hạt giống trí tuệ”(8).

Đối với rượu hay các chất say, đức Phật với cái nhìn tuệ giác của mình, Ngài cho rằng nhà nước hay chính quyền không nên ủng hộ việc sản xuất, cung ứng hay khuyến khích rượu trong bất kỳ trường hợp nào dù là trực tiếp hay gián tiếp. Sự hao phí tài sản xã hội đối với việc cho phép hay khuyến khích tiêu thụ rượu hay các chất làm say sẽ gấp nhiều lần so với thu nhập mà nó mang lại. Mặc dù trong thực tế, không thể nào kêu gọi mọi người tránh xa việc uống rượu hay từ bỏ uống rượu, nhưng chính sách nhất quán của nhà nước là không ủng hộ hay khuyến khích các sản phẩm rượu v.v.. Nhà lãnh đạo đất nước hay những người nắm quyền lực quốc gia phải là những người không đam mê rượu chè, chính họ sẽ là tấm gương để người dân noi theo. Dân chúng cần được giáo dục về tính nguy hại mà rượu, ma túy đem lại. Thậm chí, nếu một người đã uống rượu, nghiện rượu cũng phải có những phương pháp giúp anh ta cai rượu. Một thân thể cường tráng, một tinh thần khoẻ mạnh sẽ tạo ra một cuộc sống tươi đẹp. Rượu hay bất kỳ hình thức nào của rượu một khi đã uống, sẽ góp phần làm mai một tinh thần cũng như sức khoẻ và góp thêm một nhân tố sa đọa cho một xã hội lành mạnh.


1. Misra, G.S.P., The Age of the Vinaya, Delhi, 1972, 183-184; or KhA, 26; DA, 944
2. Sn, 398, theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu
3. Sn, 399, theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu
4. Cf. Vyagghapaja sutta
5. VIN I, 203; SBE XVII.55-57
6. Sigālovāda sutta, D III, 180-93
7. J. 512
8. S.III, 98-99

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 138313)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18843)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10572)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11810)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12347)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14556)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6053)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28844)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15664)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 13425)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]