Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Thế giới của chúng ta ngày nay

18/03/201105:22(Xem: 3054)
Chương 3: Thế giới của chúng ta ngày nay

Chương III

Thế giới của chúng ta ngày nay

ductin-khoahoc-tongiao-cover-contentQuy luật của thế giới

Yêu- ghét, lợi - hại, khen - chê, vinh - nhục là tám mối lo toan chính yếu trói buộc sự sống của con người trong thếgian này.

Các diễn viên của lịch sử

Lịch sử nhân loại nhìn từmột khía cạnhnào đó chính là lịch sử của tư duy con người. Các biến cố lịch sử, chiếntranh,sự tiến bộ về mọi mặt, các thảm kịch..., tất cả phản ảnh bản chất hoặc tiêu cựchoặc tích cực của tư duy con người. Các danh nhân, các nhà cách mạng, các tư tưởnggia..., đều là các vĩ nhân đại diện cho những tư duy tích cực. Thảm kịch, bạongược, chiến tranh tàn khốc... phát sinh từ những tư duy tiêu cực.

Tóm lại những gì xứng đáng cho con người quan tâm chính là những tư duy tích cực mang lại sứcmạnh cho mình và làm giảm bớt các tư duy tiêu cực. Nếu cứ mặc cho sự giận dữ, hậnthù tha hồ hoành hành chúng ta sẽ đánh mất tất cả. Nếu biết suy nghĩ thìnào cóai mong muốn sự mất mát.

Thế kỷ XX

Thế kỷ XX mang một tầm quan trọng rấtlớn trên bình diện lịch sử của toàn thể hành tinh này. Một cuộc đua tranh toànbộ và ráo riết đã và đang xảy ra giữa hòa bình và chiến tranh, giữa sức mạnh tâmlinh và vật chất, giữa dân chủ và độc tài. Trong phần sau của thế kỷ sứcmạnh hòabình đang thắng thế. Sự kiện đó đã xác định sức mạnh của tinh thần bất-bạo-lựcmà Mahatma Gandhi và Martin Luther King đã quảng bá. Dù là một siêu cường trangbị vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp chủ trương chính sách thù nghịch, thế nhưngtrên thực tế vẫn phải khép mình trước sức mạnh của bất bạo động. [đây là những phát biểu của Đức Đạt-laiLạt-ma trong bối cảnhhậu bán thế kỷ XX]

Các lãnh tụ ngàynay

Ngày nay người ta nhận thấy các nhàlãnh đạo trên thế giới thật vô cùng can đảm họ dám thực hiện những điều xấu xa.Thật ra đấy cũng không phải do họ cố ý, tất cả chỉ vì họ quá sức mưu mẹovàkhôn lanh mà ra. Tôi nghĩ rằng các thể chế chính trị tệ hại tức là nhữngthể chếkhông được xây dựng trên công lý, đều phát xuất từ những quan điểm thiểncận. Nếucác chính trị gia có một tầm nhìn thiển cận đương nhiên họ cũng chỉ đủ sức đểnhìn thấy những giá trị thiển cận và hời hợt. Có lẽ vì thế mà họ có đủ "canđảm" để thực thi những việc thật tồi tệ.

Chiến tranh chỉ làmột cuộc tàn sát

Thật vô cùng nguy hiểm nếu không nhìnthấy khổ đau của chúng sinh có giác cảm, dù là bất cứ chúng sinh nào. Ngay trongthời kỳ chiến tranh, cũng nên nghĩ đến nỗi khổ đau của người khác - kể cả đối vớingười mà ta muốn trừng phạt, dù điều đó có làm cho ta bực dọc [vì bắt buộc phải thương hại kẻ thù].Chiến tranh chỉlà một cuộc tàn sát. Ngày nay tính cách máy móc của chiến tranh trở nên tệ hại hơnnhiều. Nếu chiến tranh cố tình làm ngơ trước khổ đau của người khác trong mục đíchvơ vét một số lợi lộc vụn vặt lại còn tệ hại hơn nữa.

Những tiện nghi vậtchất quá đáng

Phần lớn những khó khăn trên thế giớiphát sinh từ các mục tiêu vật chất quá cao của các quốc gia phát triển [lấn lướt các giá trị tinh thần].Các quốc gia này gâyra hiểm họa tàn phá tài nguyên thuộc di sản chung của nhân loại [ngụ ý những tài nguyên tinh thần],những tài nguyênấy trong quá khứ đã từng khuyến khích con người biết giữ sự liêm khiết, biết thươngngười, và nhất là khuyên con người biết quan tâm đến lãnh vực đạo đức vàtinhthần.

Mang lại hòa bình bằngcách biến cải nội tâm

Khí giới không phải chỉ để cất vàothùng, khi đã được sản xuất thì sớm muộn cũng sẽ có người sử dụng.

Nếu vũ khí thật sự giúp cho chúng tamang lại hòa bình lâu dài quả thật không có gì đáng mừng hơn, chúng ta hãy biếncác nhà máy thành các cở xưởng sản xuất vũ khí ngay đi. Chúng ta hãy dồnhết vốnliếng để chế tạo vũ khí, nếu tin chắc nhờ đó chúng ta sẽ thực hiện được hòa bìnhlâu dài. Thế nhưng đấy là một sự không tưởng. Xây dựng hòa bình bằng cách biếncải nội tâm của chính mình là những gì vô cùng khó khăn, thế nhưng đấy là cáchduy nhất có thể mang lại một nền hòa bình lâu dài trên thế giới. Tôi nghĩ rằngdù trên thực tế và trong thâm tâm của mỗi người hướng nhìn đó khó có thểmangra thực hiện, thế nhưng chúng ta cũng nên cố gắng thử xem sao. Vì thế mỗi khi đếnbất cứ nơi nào tôi cũng nói lên quyết tâm ấy.

Phật giáo đang thuhút thế giới Tây phương

Toàn bộ hệ thống giáo dụccủa chúngta đang gặp khủng hoảng. Hệ thống giáo dục đó không còn hội đủ sức thíchứng. Thẳngthắn mà nói sự khủng hoảng đó còn ảnh hưởng đến các lãnh vực kỹ nghệ và chínhtrị nữa. Sự khủng hoảng của giáo dục dường như vượt khỏi sự tiên đoán vàkhả năngkiểm soát của chúng ta. Càng ngày tôi càng gặp nhiều người trong ngành kinhdoanh chú ý đến Phật giáo. Có thể quý vịkhông tin lời tôi nói, thật vậy trước đây chúng tôi không hề trông thấy mặt doanhnhân nào thế nhưng hôm nay họ tìm chúng tôi, hỏi han chúng tôi và tỏ ra vô cùngquan tâm đến những giá trị tinh thần mà chúng tôi quảng bá.

Đối với tôi, Tây phương có vẻ như bịthu hút bởi Phật giáo ! Đấy là một sự kiện khá mới mẻ nhất là trong khoảng vàinăm nay, sự thu hút đó tuy không ngoạn mục nhưng khá hiển nhiên, có lẽ nhờ vào hainiềm tin, thứ nhất là niềm tin vào tinh thần bất-bạo-lực, thật vậy bạo lực ngàycàng trở thành một sức mạnh, thứ hai là niềm tin vào khái niệm về sự tương liên[lý duyên khởi]nêu lên trong giáo lý nhà Phậttừ hàng ngàn năm trước [sự tươngliên cho thấy tráchnhiệm của mỗi người nhất là những người kinh doanh đối với cộng đồng xã hội]

Chiến tranh

Thời gian gần đây quan niệm về chiếntranh có vẻ như thay đổi. Suốt thế kỷ XX cho đến khoảng năm 1970 người ta vẫnquan niệm khi xảy ra một cuộc tranh chấp thì nó chỉ có thể chấm dứt bằngmột sựchiến thắng. Một quy luật muôn thuở không sai chạy là : chánh nghĩa bao giờ cũngthuộc vào người chiến thắng, sự chiến thắng của họ chính là dấu hiệu chothấy Trờihay vị thánh nhân nào đó đứng về phía họ.

Ngay cả vào thời của Mahatma Gandhingười mà tôi rất tôn kính, người ta vẫn có xu hướng xem bất-bạo-lực như một thứgì hèn yếu, bất lực, biểu hiện của sự hèn nhát. Ngày nay cách nhìn đó đãthay đổi,bất-bạo-động được đánh giá như một hành động tích cực biểu dương một sứcmạnhthật sự. Nước Nam Phi và cả Arafat và Rabin tại Trung đông đã chọn giải phápđó.

Nguồn gốc của chiếntranh nằm trong tâm thức con người

Trong quá khứ sức tàn phácủa chiến tranhkhông đến nỗi quá tàn khốc. Ngày nay khả năng tàn phá của chiến tranh vượt khỏitrí tưởng tượng của con người. Cứ nhìn vào các thứ khí giới khiếp đảm sẽ hiểu ngay. Thế nhưng khígiới không thể tự chúng châm ngòi gây ra một cuộc chiến. Cái nút bấm khơi động mộtcuộc chiến nằm bên dưới ngón tay của con người, và khi ngón tay ấn xuốngấy là dotác động của tư duy. Nếu nhìn mọi sự vật sâu xa hơn ta sẽ thấy nguyên nhân củachiến tranh nằm bên trong con người, chính tâm thức của chúng ta làm phát sinhra hành động. Vì thế trước hết nên kiểm soát tâm thức của chính mình.

Quy luật của vũ khí

Lúc tôi vừa được mười lămtuổi, tôi đãbiết đến sức mạnh vô nhân đạo của chính trị. Tôi từng sống dưới chế độ đế quốc thậtkhắc nghiệt, nhìn thấy sự tham lam vô độ của các cuộc chiến xâm lăng, chịu đựngsự thống trị của "vũ khí". Trong thời còn trẻ cộng sản đối với tôi cómột sức quyến rũ nào đó. Lúc ấy tôi nghĩ rằng Phật giáo và cộng sản cũngcó thểhợp tác được. Thế nhưng tôi hết sức thất vọng trước những mâu thuẫn không thểhiểu nổi trong nền chính trị Trung quốc, nhất là trong các khẩu hiệu tuyên truyềncuồng nhiệt và trong các phương pháp đầu độc tinh thần.

Sự điên rồ của conngười

Có nên vin vào lý do chúng ta suynghĩ khác nhau để tạo thêm khó khăn cho nhau hay không ? Chúng ta còn phải đươngđầu với cái chết, sự già nua, các thảm họa thiên nhiên...và vô số những khổ đaukhác mà chúng ta chưa giải quyết được. Như thế chưa đủ hay sao ?

Nhân loại chỉ gồmcó một gia đình

Trải qua không biết bao nhiêu thế kỷ,con người sử dụng đủ mọi cách để giết nhau, gây cho nhau đủ mọi thứ tệ hại và thựcthi những hành vi bạo ngược. Điều đó ngày càng mang lại nhiều khó khăn hơn, nhiềukhổ đau hơn, nhiều nghi kỵ hơn, khiến hận thù và chia rẽ trở nên trầm trọnghơn. Ngày nay đã đến lúc phải suy nghĩ sâu xa hơn về những giá trị thật sự của conngười. Nói cách khác là đến lúc phải cùng nhau nêu cao các phẩm tính chung nơi conngười chúng ta.

Bất bạo lực

Trên thực tế, ta có thể sử dụng bạolực để đạt được mục đích, thế nhưng đồng thời ta cũng mang lại khổ đau cho ngườikhác. Dù giải quyết được một khó khăn nào đó nhưng đồng thời ta cũng gieo thêmhạt giống làm phát sinh ra một khó khăn khác. Phương pháp tốt nhất để vượt lên khókhăn là mổ xẻ và tìm hiểu những khó khăn đó trong sự tôn trọng con người. Một mặtta nên nhượng bộ một phần nào đó, một mặt phải cân nhắc thật cẩn thận. Có thểchúng ta không hoàn toàn được toại nguyện, thế nhưng chúng ta cũng có thể nhườngnhịn nhau đôi chút. Biết đâu một chút nhường nhịn cũng tránh được những mối nguyhiểm lớn lao cho tương lai.

Chính sách bất bạolực

Phải biết dung hòa giữa chính trị vàahimsa(bất-bạo-lực). Cứ nhìn vào thếkỷ của chúng ta sẽ rõ : không biết bao nhiêu trường hợp cho thấy sự hungbạo đượcsử dụng như một phương pháp quản lý sinh hoạt con người. Tình trạng đó xảy rasau các cuộc chiến trên thế giới, đủ mọi phương pháp được đem ra thử nghiệm như: san bằng các thành phố, tàn sát các tập thể con người, thiết lập các chế độ đàyđọa và khống chế con người, áp dụng khủng bố... Thế nhưng vì bản chất quá sức thiểncận nên tất cả các phương pháp đó đều thất bại, và sẽ còn tiếp tục thất bại. Đấylà những gì đi ngược lại sức mạnh của lòng tốt, sự rộng lượng và bản chất đíchthực của con người. Hãy lấy người Do thái và Palestin làm thí dụ, họ thùhậnnhau trong suốt bốn mươi năm nay. Dù các nhóm cực đoan của cả hai bên cốtình gâyra chết chóc và thù hận, nhưng rồi một ngày nào đó họ cũng phải giảng hòa vớinhau. Cổ vũ hận thù chỉ mang lại hận thù, hung bạo là vị trọng tài tồi tệ nhất.

Trách nhiệm toàn cầu

Thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Sựliên hệ giữa các quốc gia trở nên chặt chẽ hơn. Thế hệ chúng ta đang đứng trướcngưỡng cửa của một thời đại lịch sử mới : đấy là sự hình thành của một cộng đồngthế giới duy nhất. Vì thế, dù muốn hay không, tất cả các thành phần trong giađình rộng lớn và đa dạng của nhân loại phải tập sống bên cạnh nhau dù gặp bất cứkhó khăn nào.

Hố sâu ngăn cách giữaNam và Bắc địa cầu

Các quốc gia Tây phương không bao giờtự cho là đủ. Dù không thiếu thốn thứ gì nhưng các quốc gia ấy cứ muốn nhiềuhơn nữa. Các nước khác chẳng hạn như Ethiopa phải chịu đói kém triền miên. Ngườidân trong các nước nghèo đói chẳng có gì cả và rồi mai đây họ sẽ còn có ít hơncả cái không có gì cả. Chúng ta phải tranh đấu xóa bỏ sự cách biệt đó, mang haithế giới lại gần nhau hơn và làm giảm bớt đi sự cách biệt, nếu tạo được sự đồngđều lại còn tốt hơn nữa. Thật vậy, nhấtđịnh đấy là mục tiêu trước tiên của tất cả chúng ta. Những khó khăn xảy ra từngngày mà mỗi người có thể phải đối phó trong đời mình thật nhiều - nào đói kém,thất nghiệp, phạm pháp, mất an ninh, thác loạn thần kinh, đủ loại bệnh dịch, matúy, điên loạn, tuyệt vọng, khủng bố - tất cả những thứ ấy đều phát sinhtừ cáihố phân chia các dân tộc, cái hố đó ngày càng sâu thêm và đừng quên là nó nằmngay trong lòng các quốc gia giàu có. [Quan điểm của]Phật giáo thật vô cùng minh bạch và dứt khoát đối với tình trạng đó, kinh nghiệmtừ ngàn xưa của giáo lý nhà Phật cho thấy tất cả đều liên hệ với nhau không cógì tách rời ra được [nguyên lý tương liên, tương kếtvà tương tạo của mọi hiện tượng]. Vì thế hãy tìm cách giảm bớt sựcáchbiệt ấy đi.

Con người, xe cộ và vàng đen

Hàng triệu và hàng triệuxe cộ ngược xuôi khắp nơi trên thế giới. Thiếu xăng xe hết chạy. Khi nàocònnhiên liệu, con người sẽ còn tiếp tục di chuyển bằng xe cộ, thế nhưng khi nàokhông còn xăng con người phải đưa lưng ra cõng những chiếc xe to tướng đó [gánh chịu sự ô nhiễm của xe phế thải].

Tạo ra thêm sự khác biệt là mộtmối nguy hiểm

Chủ trương kỳ thị căn cứvào những khác biệt bên ngoài - văn hóa, ý thức hệ, tôn giáo, chủng tộc,xã hội- là nguyên nhân mang lại đủ mọi thứ khổ đau cho nhân loại. Chỉ cần thổiphồngmột chút khác biệt nhỏ nhoi cũng đủ làm cho bầu không khí xã hội bùng cháy. Đốivới tình trạng chính trị chung trên thế giới cũng thế, những bất đồng thật nhỏnhoi cũng có thể mang lại những sự cố không kiểm soát được [chiến tranh].

Tính cách máy móc của người Tâyphương

Nhiều bản sắc của xã hộiTây phương làm tôi rất khâm phục, chẳng hạn như sự năng động, sức sáng tạo, sự thèmkhát hiểu biết. Thế nhưng sự ngưỡng mộ đó của tôi không tránh khỏi một vài vếthoen ố. Thật thế đôi khi tôi cảm thấy lo ngại vì thấy người Tây phương thường suynghĩ bằng cách phân biệt trắng với đen, đồng ý và chống đối, họ quên mấthiệntượng tương liên và bản chất tương đối của các sự kiện, họ không để ý đến khumàu xám [giữa đen và trắng] nằm vào giữa hai quanđiểm khác nhau.

Các biên giới đều mang tính cách giả tạo

Nếu nhìn hành tinh này từkhông gian chúng ta sẽ không nhận thấy một biên giới nào cả. Tất cả những bứctường phân chia đều giả tạo. Căn cứ vào màu da, địa lý hay nguồn gốc lịch sử chúngta hình dung ra sự khác biệt và từ đó sinh ra chỉ trích, xung đột kể cả mang lạichiến tranh. Một tầm nhìn bao quát hơn sẽ cho thấy chúng ta đều là anh chị em vớinhau.

Sự cô lập giữa các quốc gia

Côlập không tốt cho một quốc gia. Thật ra trên thực tế không thể thực hiệnđược sựcô lập. Trong tiền bán thế kỷ này, dân tộc Tây tạng ít giao tiếp với cácdân tộckhác và các trào lưu tư tưởng khác, điều đó thật đáng tiếc. Thời gian đãbỏquên Tây tạng khiến gần đây nó phải bừng tỉnh trong sự phũ phàng. Thế nhưng trongkhi đó một số các quốc gia Hồi giáo vẫn giữ nguyên tình trạng từ trước hoặc cònkhép kín hơn nữa. Trên bình diện tổng quát tình trạng cô lập của các quốc gia giảmbớt nhiều trên toàn thế giới. Trong hai mươi năm gần đây tôi viếng thăm rất nhiềuquốc gia nơi nào người ta cũng bảo với tôi : "Ngày nay chúng tôi hiểu nhauhơn".

Sự tiến bộ mang con người đến gần với nhau hơn

Thế kỷ này thật tiến bộ.Nhiều phương tiện kỹ thuật được phát minh đã thu nhỏ hành tinh này giúp con ngườigặp gỡ và tìm hiểu nhau dễ dàng hơn. Thật vậy thế giới thu hẹp là một cơduyên maymắn. Hôm nay tôi đang ở Los Angeles, sáng mai tôiđặt chân xuống Madrid,hoặc chỉ cần từ sáng đến tối cũng có thể đưa ta từ lục địa này sang lục địakhác. Vì thế lúc nào tôi cũng nghĩ chúng ta đâu có gì khác biệt, tất cả đều thuộcvào cộng đồng nhân loại.

Sự vô trách nhiệm của con người

Vào tiền bán thế kỷ này,con người chưa biết ý thức trách nhiệm của mình đối với hành tinh này. Nhất làtại Tây phương các xưởng máy mọc lên như nấm lấn chiếm khắp nơi, phóng thải cácthứ cặn bã ra môi trường chung quanh. Thật ngạc nhiên, lúc bấy giờ chẳngmột aiý thức sự nguy hiểm đó. Hàng loạt sinh vật bị tận diệt ào ạt như một lànsóng.Thật là một hiện tượng chưa hề thấy từ sáu mươi lăm triệu năm [tức là vào cuối thời kỳ "Phấn thạch" (Cretaceous)cách nay 65 triệu năm xảy ra một biến cố địa chất trọng đại (có thể do các thiênthạch thật lớn rơi xuống địa cầu làm cháy rừng, khói và bụi mù che lấp ánh sángmặt trời) làm tận diệt tất cả các giống khủng long và hàng loạt các loàisinh vậtkhác - ghi chú của người dịch], sự tận diệt hàng loạt các loài sinh vật làmbất cứ một người Phật giáo nào cũng phải kinh sợ.

Lớp đất mầu mỡ biến mất dần

Trước đây, người takhông hề nghĩ đến các hậu quả lâu dài vì nghĩ rằng tác động của những hậu quả ấykhông đáng kể. Thế nhưng khoa học và kỹ thuật chứng minh cho thấy chúng ta trướcđây từng phung phí quá mức những gì tốt đẹp trên địa cầu và ngày nay đang phảigánh chịu những đổ vỡ kinh khủng nhất. Sự hăm dọa của vũ khí hạt nhân vàtìnhtrạng môi trường bị tàn phá thật vô cùng nguy ngập. Thế nhưng cũng có những mấtmát khó nhận biết hơn - tôi muốn nói đến tài nguyên thiên nhiên đang cạndần,nhất là các vùng đất mầu mỡ biến mất ở nhiều nơi - đấy là những hậu quả tàn pháthật kín đáo và nguy hiểm vì khi ý thức được thì mọi sự đã quá muộn.

Người mẹ Địa cầu kêu gọi chúng ta nên giữ gìn kỷ luật

Địa cầu là tổ ấm củachúng ta. Hãy chăm sóc cho thế giới và hành tinh này như chăm sóc ngôi nhà củamình. Dưới một góc nhìn nào đó, địa cầu cũng giống như một người mẹ thậtnhân từ.Dù ta có làm gì sai trái thì người mẹ ấy vẫn tha thứ cho ta. Thế nhưng giờ đây sựtàn phá trở nên quá tàn tệ và người mẹ bắt buộc phải kêu gọi những ngườicon mìnhnên giữ gìn kỷ luật. Chỉ cần nêu lên một sự kiện duy nhất cũng đủ chứng minhcho sự vô kỷ luật của chúng ta, đấy là sự tăng trưởng dân số ồ ạt. Thiênnhiêncũng chỉ có một giới hạn nào đó mà thôi.

Thặng dư dân số, nghèo đói và hạn chế sinh sản

Đã hơn năm tỉ người rồi,đã quá nhiều [6,973 tỉ người tính đến ngày 1 thánggiêng 2010, đây là con số do Liên Hiệp quốc đưa ra - ghi chú của người dịch].Trên khía cạnh đạo đức đấy là một sự sai lầm nặng nề, nguyên nhân gây ralà tìnhtrạng mất thăng bằng trầm trọng giữa các quốc gia giàu và nghèo. Tình trạng ấy thậtnguy kịch. Nuôi loài người đủ ăn thì còn có thể làm được nếu chúng ta đủsức làmnhẹ bớt sức mạnh khống chế của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, thế nhưng thựchiện đượcđiều đó không phải dễ. Giúp con người bớt khát lại còn khó hơn nữa [thiếu nước ngọt là một mối nguy đang hăm dọa nhân loại].

Nếu cho rằng sự sống cónghĩa là đủ ăn và đủ uống thì như thế có đầy đủ ý nghĩa hay chưa ? Loài người cũngkhông khác gì các giống sinh vật khác, tất cả không thể tách ra khỏi thếgiới, đứngbên lề vết lăn của bánh xe vũ trụ. Chúng ta chỉ là một chiếc răng của bánh xe ấy.Tệ trạng gia tăng dân số liên hệ mật thiết với sự nghèo đói, và phía sausự nghèođói là sự tàn phá địa cầu. Khi số người đói tăng lên quá đông, cái gì họcũng ăn,từ cỏ dại đến sâu bọ, không chừa thứ gì ; họ chặt cây khiến đất đai trơ trụi vàkhô cằn. Không còn lại gì cả để bảo vệ. Trong vòng ba mươi năm tới đây nhất địnhđấy sẽ là nguyên nhân mang lại nhiều khó khăn gọi là "vấn đề môi trường"mà nhân loại sẽ phải đương đầu, [nhữnglời tiên đoánnày thật không sai !]

Tôi tán thành việc hạnchế sinh đẻ. Phải giải thích cho mọi người biết về việc này và nên quảngbá rộngrãi. Thật hết sức rõ ràng những cấm đoán từ lâu đời do tôn giáo áp đặt đôi khi manglại những hậu quả quá sức tai hại. Làm thế nào để giảm bớt sinh sản ? Bằng thứvũ khí nào đây ?

Dĩ nhiên Giáo hoàng làngười trực tiếp có trách nhiệm đối với tôn giáo do mình đại diện. Tất nhiên vị ấyphải bảo vệ nguyên tắc : sự sống con người là quý giá, biết bao nhiêu người đượcthừa hưởng sự quý giá đó. Thế nhưng trên căn bản nguyên tắc ấy lại đi ngược mộtnguyên tắc khác, một hình thức khác của sự kính trọng sự sống : đấy là sự bảo vệsự sống nói chung dưới tất cả mọi thể dạng, đâu phải chỉ bảo vệ sự sống của conngười là đủ mà còn phải bảo vệ sự sống của súc vật và toàn thể các sinh vật khác.Tóm lại đấy chỉ là nguyên tắc này đi ngược lại nguyên tắc khác. Đối với nhữngngười Phật giáo chúng tôi, không có một quyết định nào mang tính cách tuyệt đối,bắt buộc phải ngoan ngoãn nô lệ cho một nguyên tắc. Theo tôi, hình như trí thôngminh của chúng ta là ở chỗ đó, nó giúp chúng ta biết mềm dẻo và thích ứng.

Tất cả đều tương đối. Mộttrí thông minh bị bế tắc không còn là trí thông minh nữa. Nếu cần chặt một ngóntay để cứu chín ngón khác tôi sẽ không do dự chút nào, tôi chặt ngay. Đãđến lúcphải phá bỏ những lớp rào cản. Hơn năm tỉ sinh mạng quý giá [hiện nay đã bảy tỉ như đã ghi chú trênđây] đang nônnóng chờ đợi trên hành tinh này. Nếu chúng ta muốn mang lại cho họ một chút thịnhvượng, công bằng và hạnh phúc, chúng ta bắt buộc phải ngăn chận không được làm consố nhân loại gia tăng thêm nữa. Hành động đó chẳng phải hợp lý hay sao ?

Giáo dục dân chúng trong thế giới thứ ba là một sự khẩn cấp

Vấn đề nan giải của thếgiới thứ ba là sự thiếu kém hiểu biết. Thiếu hiểu biết, bám víu và ghét bỏ làba thứ nọc độc [khái niệm tamđộctrong Phật giáo] là nguyên nhân phát sinh ra mọi thứbệnh tật tâm thần [những xúc cảmbấn loạn].Trong thế giới thứ ba, nguyên nhân đó trở nên hết sức trầm trọng. Tại các nướcTây phương, khi các sự cố tạo ra một áp lực nào đó, quý vị ý thức được ngay cómột cái gì không suông sẻ, và quý vị kết hợp nhau để giải quyết theo phương cáchcủa quý vị.

Vậy phải giáo dục dânchúng trong thế giới thứ ba [giúphọ giải quyết nhữngkhó khăn của họ] bởi vì họ không đủ khả năng để ý thức được điều gì cả,tôi nhận thấy tình trạng đó đang xảy ra chung quanh tôi tại nơi này. Phải thựchiện sự giáo dục đó với tất cả nghị lực của mình, không nên vì tình cảm mà phảido dự. Công tác giáo dục đó là một sự cấp bách, có thể nói là khẩn cấp nữa. Phảinói lên điều đó dù có thể gây ra hiểu lầm cũng mặc : "Quý vị sai lầm rồi,dân số tăng quá nhanh sẽ khiến quý vị lâm vào cảnh nghèo đói ngày càng khủng khiếphơn. Tất nhiên quý vị mong muốn cải thiện mức sống [sảnxuất], thế nhưng không thể nào thực hiện đồng đều cho tất cả mọi người [vì quá đông]. Tráilại là đằng khác".

Sự cô lập của tâm thức, địa cầuvà vũ trụ

Chúng ta phải chiến đấuđể phá bỏ sự cô lập của tâm thức mình, phải nối lại những mối dây liên hệ vớiphần còn lại của vũ trụ này. Nếu không sự cô lập sẽ làm cho chúng ta mấthết địnhhướng. Lúc nào cũng phải cố gắng ý thức rằng quyền lợi của mình chính làquyềnlợi của người khác, tương lai của mình chính là tương lai của người khác. Khi tôinói đến "người khác" không có nghĩa là tôi chỉ nghĩ đến nhân dạng conngười, bởi lẽ tất cả con người đều giống nhau, đều là chúng ta, "người khác"mà tôi muốn nói đến bao gồm tất cả mọi hình thức của sự sống trên địa cầu và cảbên ngoài địa cầu này.

Sự khổ đau của súc vật

Khi trông thấy súc vật chúngta phải nhìn thấy cả những khổ đau của chúng. Con người lạm dụng súc vậtquá sức,đánh đập chúng, sử dụng chúng thật tàn nhẫn để thực hiện các thí nghiệm ykhoa,khai thác sức làm việc của chúng, giết chúng để lấy thịt. Phải thương hạichúng. Phải nhìn thấy những khổ đau của chúng để nghĩ đến một ngày nào đó biếtđâu chúng ta sẽ tái sinh trong thân xác một con thú [thậtvậy hành hạ thú vật, giết chúng để ăn thịt ta sẽ tái sinh dưới thể dạng súc vậtđể trực tiếp nhận lãnh hậu quả từ những hành động trước đây của mình, vìthế hãyý thức sớm hơn những hậu quả đó].

Giới súc vật

Súc vật cũng có khả năngnhận thức như chúng ta. Chúng cũng có thể lâm vào tình trạng khủng hoảngtâm thầnnhư chúng ta, chẳng hạn như sự bám víu [biết mến ngườichủ nuôi dưỡng chúng] và giận dữ [tự vệ],thế nhưng chúng cũng có một tiềm năng nào đó về lòng từ bi và biết yêu thương đồng loại.

Chăn nuôi kỹ nghệ, sát hại súc vật và việc ăn chay

Hàng ngàn súc vật - nếukhông muốn nói là hàng triệu hay hàng tỉ - bị sát hại để biến chế thực phẩm, thậtvô cùng thảm thương. Thế nhưng cách chăn nuôi kỹ nghệ lại còn gây ra nhiều nỗi đauđớn lớn lao hơn nữa. Cách chăn nuôi kỹ nghệ đày đọa súc vật đến cùng cực.

Trên quan điểm Phật giáotất cả chúng sinh có giác cảm [trongđó kể cả con người]- tức các chúng sinh biết cảm xúc, biết nhận thức và có giác cảm - đều ngang hàngvới nhau. Là con người chúng ta không cần phải ăn thịt [cũng sống được]. Tôi nghĩ rằng con người mang bẩm tính ăn chay vìthế nên cố gắng dừng lại, đừng làm thương tổn đến các loài sinh vật.

Mật, các con ong và sức mạnh của thiên nhiên

Tôi thường nghĩ đến cáccon ong vì tôi rất thích ăn mật. Mật thật tuyệt hảo. Đấy là một thứ sản phẩm màcon người không chế tạo ra được. Mỗi con ong đều mang một trọng trách riêng. Chúnghợp tác với nhau một cách tuyệt vời. Ong không có thể chế, không có luậtpháp,không có cảnh sát, không có gì cả ! Thế nhưng chúng sát cánh nhau làm việc thậtvô cùng hữu hiệu. Đấy là nhờ thiên nhiên. Sức mạnh thiên nhiên thật đángnể.

Chúng ta là con người,chúng ta có thể chế hẳn hoi, có luật pháp, có lực lượng cảnh sát, có tôngiáo vàrất nhiều thứ khác nữa, thế nhưng trên thực tế và trên phương diện hữu hiệu, tôinghĩ rằng chúng ta thua xa những con ong bé nhỏ ấy.

Người bảo vệ đích thực cho hòa bình

Tại các xã hội tân tiến,hệ thống cảnh sát dù được tổ chức thật tinh vi và được trang bị các phương tiệnkỹ thuật thiện đại, thế nhưng nạn khủng bố vẫn cứ tiếp tục xảy ra. Một mặt, nhiềuphương tiện tối tân được áp dụng để ngăn chận khủng bố, mặt khác nhiều đòn độchại tinh vi hơn được tung ra để vô hiệu hóa các phương tiện ngăn ngừa vàtiếp tụcgây ra tội ác. Người bảo vệ đích thực cho hòa bình là chính mình.

Nền văn minh Tây phương

Nền văn minh Tây phươngthực hiện được những bước tiến ngoạn mục trên lãnh vực vật chất. Nếu nềnvănminh đó phát triển trên cả hai phương diện vừa tâm linh vừa vật chất, nhất địnhnó sẽ chiếm giữ một vị thế ưu việt trong thế giới tân tiến ngày nay. Nếuconngười không biết phát triển nội tâm sẽ tự biến mình thành chiếc bánh xe của mộtbộ máy, một kẻ nô lệ cho vật chất. Như thế con người có còn là con ngườihaykhông, hay chỉ là một tên gọi ?

Bộ não say mê quyền lựccủa người Tây phương

Người Tây phương bắt bộnão phải làm việc thật nhiều, có thể nói là quá nhiều, thế nhưng mục đích của sựlàm việc ấy lại rất đơn giản : chỉ cần đến hiệu quả. Do đó tâm thức trở thành mộtcông cụ phục vụ cho tiêu chuẩn năng suất. Nếu tâm thức làm công việc củangườiđầy tớ nó sẽ không bảo tồn được sự tự do của nó. Con người sáng chế ra đủ mọithứ vật dụng làm kinh ngạc cả chính mình. Tất cả mọi lãnh vực lạc thú đều đượctận lực khai thác nhằm mục đích mang lại sự thỏa mãn. Con người say sưa trướcquyền năng của chính mình đối với mọi vật thể chung quanh. Dưới một khíacạnhnào đó, một khi kỹ thuật đã xâm nhập quy mô vào bất cứ nơi nào thì cũng khiếncho đời sống tâm linh mang tính cách siêu thoát và sâu xa của nơi đó bị suy yếuđi, không còn đủ sức để giải thoát con người khỏi áp lực của năng suất. Chúngta cần tăng cường sức mạnh tâm linh hơn là tìm cách gia tăng hiệu năng của kỹthuật.

Ảo ảnh Tây phương về kỹ thuật

Thời buổi ngày nay, tấtcả các quốc gia Đông phương đều tìm đủ mọi cách chạy theo các tiêu chuẩnkỹ thuậtTây phương. Những người Á đông chúng ta, chẳng hạn như những người Tây tạng vàtrong số này có cả tôi, khi nhìn vào nền kỹ thuật Tây phương chúng ta mơtưởng nếuphát triển được các tiến bộ vật chất như thế, dân tộc chúng ta nhất địnhsẽ đạtđược một thứ hạnh phúc lâu bền nào đó. Thế nhưng khi thăm viếng các nướcÂuchâu và Bắc Mỹ tôi mới thấy ẩn nấp phía sau cái vẻ bên ngoài ấy sự bất hạnh, đờisống tâm linh thật nghèo nàn và người dân lúc nào cũng bị giao động tinhthần.Điều đó chứng tỏ sự tiến bộ đơn thuần về vật chất không đáp ứng đầy đủ được khátvọng của con người.

Kỹ thuật tự nó không hàm chứa một tội lỗi nào

Không có gì sánh được vớikỹ thuật vì kỹ thuật mang lại kết quả tức khắc, không giống như khi ta cầu nguyện! Tôi xin lập lại thật rõ : kỹ thuật tự nó không có gì tồi tệ. Nó không mang mộtthứ tội lỗi nào.Sự tiến bộ vật chất và sự hiểu biết nói chung cũng thế không mang mộtthứ tội lỗi nào cả. Thế nhưng tâm thức con người có đủ khả năng theo kịpvà thíchứng với kỹ thuật ấy hay không, có đủ sức cưỡng lại sự mê hoặc của nó haykhông?

Thế nhưng nếu kỹ thuật mang conngười đến gần nhau thì sao ?

Kỹ thuật phát sinh từ thếgiới Tây phương lan tràn khắp mặt địa cầu. Tôi thành thực nghĩ rằng kỹ thuật khôngphải là gia tài riêng của Tây phương, mà chung cho tất cả mọi người. Biết đâu kỹthuật cũng có thể đưa chúng ta đến gần nhau hơn và giúp chúng ta hội nhập vớinhau ? Thật vậy bất cứ sự phân tán nào cũng mang lại nguy hại. Kỹ thuật cũng chỉlà một phương tiện như bất cứ một phương tiện nào khác. Một người sáng chế ra mộtthứ gì đó ích lợi tất cả mọi người đều được thừa hưởng.

Mưu cầu hạnh phúc

Phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, giáo dục và giảng dạy, các thể chế xã hội, thủ công nghiệp, trường học,bệnh viện, cơ xưởng, tiến bộ y khoa..., tất cả đều nhắm vào một mục đíchduy nhất: tìm thấy hạnh phúc, loại bỏ khổ đau. Tất cả sự sống trên thế giới đều hướng vàomưu cầu đó.

Vôminh, tham lam, khinh miệt làm bại hoại cả hành tinh này

Như chúng ta thấy các hànhvi bất chấp các giá trị nhân đạo đang đe dọa hòa bình và sự sống trên địa cầu.Sự tàn phá môi trường và các tài nguyên thiên nhiên là hậu quả của vô minh,tham lam và thiếu kính trọng con người và sự sống. Sự thiếu kính trọng đó sẽ cònảnh hưởng đến các thế hệ con cháu sau này, nếu nền hòa bình toàn cầu không đượctái lập và sự tàn phá môi trường vẫn tiếp tục như hiện nay con cháu chúng ta sẽthừa hưởng một hành tinh điêu tàn.

Sư khiếm khuyết của con người

Tự hãnh diện cho mình hànhđộng vì lý tưởng, mang lại lợi ích cho người khác, nêu cao giá trị hòa bình, tìnhthương và công lý, thế nhưng khi mọi việc không thành thì lý tưởng đó chẳng mấychốc chuyển thành sự đàn áp và đưa đến chiến tranh. Hành vi dối trá đó không dấudiếm được ai cả và cho thấy con người có một sự khiếm khuyết nào đó.

Cội rễ của thế giới này đã thốinát

Hãy nhìn vào những gì đangxảy ra trong thế giới này mà người ta vẫn tự phụ cho là "văn minh". Từhơn một ngàn năm nay thế giới từng ra sức tìm kiếm hạnh phúc và xóa bỏ khổ đau,thế nhưng những mưu cầu đó lại sử dụng các phương pháp sai lầm : lường gạt,tham nhũng, hận thù, lạm dụng quyền lực, khai thác con người... Thế giớinày chỉbiết tìm kiếm hạnh phúc vật chất và cá nhân bằng cách xúi dục người này chốngngười kia, sắc dân này chống sắc dân khác, hệ thống xã hội này chống hệ thống xãhội khác. Sự nghèo đói hoành hành tại Ấn độ, Phi châu và các quốc gia khác khôngphải vì tài nguyên thiên nhiên thiếu kém mà chỉ vì mỗi người chỉ biết tìm kiếmlợi lộc riêng cho mình, họ không hề tỏ ra một chút ngại ngùng khi cần phải áp bứcngười khác. Thế giới này phải gánh chịu hậu quả từ những hành vi đáng tiếc và tồitệ đó.

Cội rễ của thế giới đãthối nát, chúng ta đang phải gánh chịu khổ đau, nếu tệ trạng cứ tiếp tụcthế giớinày sẽ còn đau khổ nhiều hơn nữa.

Đối với các thế hệ tương lai

Thật vô cùng khó khănthế nhưng phải cố gắng, cố gắng bởi vì tôi quả quyết tin rằng nếu chúng ta cứtiếp tục hành động rập khuôn theo mô hình xã hội hoàn toàn xây dựng trêntiền bạcvà uy quyền như thế này bất kể đến giá trị của yêu thương, các thế hệ tương lainhất định sẽ gặp nhiều khó khăn và những khổ đau khủng khiếp hơn nữa.

Thế hệ trẻ và sự hung bạo

Người ta kể lại với tôilà thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ và cả Âu châu ngày càng trở nên ích kỷ và hung dữ. Ngườita so sánh các khu ngoại ô với những vùng rừng rú không luật pháp, họ kểchuyệncác tên cướp nghiện ngập ma túy, những cảnh ném đá vào xe đang chạy từ các cầubắc ngang xa lộ, các đứa trẻ vị thành niên phạm pháp. Người ta có thể tựhỏi đấylà hậu quả phát sinh từ sự suy thoái chung của xã hội và tình trạng khủng hoảngkinh tế hay đấy chỉ là những cảnh tượng thường nhật bùng lên từ sự hung bạo củachính chúng ta ?

Có một sự kiện lạ lùng: tôi nhận thấy thế hệ trẻ Tây tạng sinh ra và lớn lên ở Ấn độ hiền lànhhơn thếhệ trẻ sinh ra và lớn lên tại Tây tạng. Cả hai thế hệ thuộc chung một dân tộc,thừa hưởng một nền văn hóa giống nhau, nói một ngôn ngữ giống nhau, thế nhưng tácphong không giống nhau. Tôi nghĩ rằng đấy là do môi trường mà ra. Hiện nay tạiTây tạng thế hệ trẻ phải chịu đựng sự đàn áp của người Trung quốc. Đấy có thể làmột trong những lý do chính yếu giải thích sự hung hãn của chúng: cuộc sống khônghạnh phúc, luôn bị hăm dọa. Sự đàn áp triệt để mang lại sự bất mãn khiếncho tuổitrẻ trở thành hung hăng.

Hình như tất cả chúngta đều cảm thấy thiếu một cái gì đó. Tôi không biết đấy là gì, thế nhưngtôi cảmthấy có một cái gì đó không được hoàn hảo. Quý vị là những người Tây phương, quývị đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Quý vị được đầy đủ tất cả hay ít ra quývị cũng nghĩ là mình được mọi thứ ưu đãi ; các tiện nghi vật chất thật êhề và đượcphân chia công bằng hơn trước nhiều, hay ít ra đấy cũng là những gì quý vị thườngkhoe khoang và tự hào. Thế nhưng hình như quý vị đang sống trong một tình trạngcăng thẳng, phải cảnh giác và lo sợ triền miên. Những ai lớn lên trong bầu khôngkhí đó suốt đời khó tránh khỏi cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó : cái thiếu thốnấy chính là không gian sâu thẳm trong lòng của mỗi chúng ta, không gian đó thậtêm đềm và phong phú. Quý vị bị chao đảo trên mặt sóng của biển khơi mà không hềý thức được là mình đang ngồi trên sự êm ả mênh mông.

Án tử hình

Tôi quyết liệt chống lạián tử hình. Người tiền nhiệm của tôi [Đức Đạ-lai Lạt-maXIII] đã hủy bỏ án này ở Tây tạng. Quả thật rất khó tin khi tôi thấy ngàynay án tử hình vẫn còn được duy trì tại các quốc gia lớn chẳng hạn như Trung quốcvà Ấn độ. Nhân danh luật pháp người ta tiếp tục giết người ngay trên quêhươngcủa Mahatma Gandhi, nơi Đức Phật quảng bá giáo lý của Ngài. Án tử hình là một sựhung bạo đơn thuần, man rợ và vô ích, có thể nói là nguy hiểm nữa, bởi vì nó cóthể dẫn đến những sự hung bạo khác. Phải chuyển án tử hình thành chung thân vàkhông được kèm thêm vào đấy bất cứ một sự trừng phạt tàn nhẫn nào khác.

Nghiệp báo là một biện pháp phòng ngừa

Nếu hầu hết mọi người đềubiết sợ quả báo, có lẽ chúng ta cũng không cần đến cảnh sát và các hệ thống anninh. Nếu mỗi người từ trong thâm tâm không tin vào quy luật nhân quả chúng takhông thể kiến tạo một xã hội an lạc dù cho luật pháp áp đặt từ bên ngoài cứngrắn đến đâu cũng vậy. Xã hội tân tiến ngày nay được trang bị nhiều phương tiện vàkỹ thuật tinh vi giúp khám phá và ngăn chận kẻ bất lương. Thế nhưng nếu như cácthứ máy móc ấy càng trở nên chính xác và hiệu quả, các hành vi phạm phápcũngtrở nên tinh vi và liều lĩnh hơn. Nếu muốn cho xã hội con người được tốtđẹp hơn,không phải chỉ cần tăng cường luật pháp từ bên ngoài. Chúng ta cần có một biệnpháp phòng ngừa từ bên trong.

Chính người xem thiết kế chươngtrình cho truyền hình

Chúng ta thử nhìn xem tìnhtrạng các ngành truyền thông ngày nay ra sao. Khán giả rất thích những cảnh dâmdục và hung bạo trình chiếu trên màn ảnh truyền hình. Tôi không nghĩ rằng đấy làchủ đích của những người phụ trách muốn làm bại hoại xã hội mà chỉ vì đồng tiền.Họ chỉ nhắm đồng tiền mang lại từ những thứ ấy, đấy là mối quan tâm hàngđầu củahọ. Thật vậy không thấy họ tỏ ra một chút trách nhiệm nào đối với xã hội.

Người xem thích thú khitìm thấy những cảm giác mạnh do các chương trình truyền hình mang lại. Do đó khángiả cũng góp phần tạo ra nguyên nhân đưa đến những tệ hại trên đây. Chúng ta phảilàm gì trước hai sức mạnh hỗ trợ và liên kết với nhau như thế ? Thật sự tôicũng không biết phải làm gì. Tôi thường nói trước đây, trước một tình trạng khókhăn mà chúng ta phải đối phó mỗi người phải ý thức được bổn phận của mình hầu gópphần làm giảm bớt tính cách tiêu cực của tình thế trước mặt. Nếu chúng ta muốnthay đổi thế giới, hãy cải thiện chính mình và biến cải chính mình trướcđã.

Sức mạnh và trách nhiệm của cáccơ quan truyền thông

Chính quyền và các nhàlãnh đạo tôn giáo phải chấp nhận ngày nay họ không còn tự do tác oai tácquái, khôngcòn có thể độc đoán như trước. Mọi người đều biết đến sức mạnh của báo chí là gì.Sức mạnh truyền thanh và truyền hình rất lớn bất kể là theo xu hướng nào. Sức mạnhđó gián tiếp hay trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ, sở thích và biết đâu cả cáchsuy nghĩ của chúng ta nữa. Thế nhưng đối với bất cứ một quyền lực nào cũng thế,chúng không bao giờ tác động một cách ngẫu nhiên không chủ đích. Những người điều khiển các đài truyền hình vànhững người tài trợ dù muốn hay không đều tự tạo ra cho mình một quyền lực rấtlớn. Vì thế họ có một trách nhiệm không nhỏ có thể so sánh với trách nhiệm củamột nhà lãnh đạo tôn giáo hay chính trị. Họ phải góp phần vào việc giữ vững vàduy trì sự tồn vong của một tập thể con người. Vì thế sự an vui chung của tậpthể hẳn phải là mối lo toan hàng đầu của họ.

Truyền thông phục vụ con người

Mỗi người trong chúngta đều chịu một phần trách nhiệm nào đó đối với nhân loại. Đã đến lúc chúng taphải nghĩ đến người khác, xem người khác như anh chị em của chính mình. Chúngta phải quan tâm nhiều hơn đến tương lai và sự an lành của nhân loại. Qua báochí và truyền hình chúng ta phải kêu gọi mọi người nên ý thức trách nhiệm của mình,hơn là chỉ biết đăng quảng cáo với mục đích thương mại. Chúng ta phải mang lạicho ngành truyền thông một ý nghĩa nào đó, một cái gì đứng đắn hơn, hướng vào sựan lành của nhân loại.

Những chương trình quan trọng cho nhân loại

Thật vậy thế giới Tâyphương bị mê hoặc bởi khía cạnh hiệu quả của một hành động. Trong nhiều lãnh vực,hiệu quả tất nhiên là điều đáng mong đợi, không thể chối cãi được. Vậy thì tôixin nêu lên câu hỏi thật tự nhiên như sau: tại sao sự hiệu quả của kỹ thuật lạikhông được sử dụng để bảo vệ sự sống? Đấy là những gì mà nhân loại đangmong chờ,vì con người đang cần đến một dự án quy mô, một lý tưởng. Dự án đó thật khó thựchiện, thế nhưng thật cần thiết cho nhân loại. Nếu chúng ta chưa tìm ra giải phápcho sự tồn vong của nhân loại, sau này đâu còn ai sống sót để nói lên chuyện đónữa ! Phật giáo có thể đưa ra một giải pháp. Không cần biết đến gốc gác của ngườibác sĩ chỉ cần người này biết chẩn bệnh đúng và biên toa có hiệu quả. Đức Phật đưara thí dụ về một người bị thương vì trúng tên tẩm thuốc độc. Người này nhất địnhkhông cho băng bó khi nào chưa biết ai bắn, người bắn thuộc giai cấp nàotrong xãhội, thuộc gia đình như thế nào, hắn nhỏ thó hay to con, mũi tên làm bằng thứ gỗgì. Người bị trúng tên chắc chắn sẽ chết trước khi được cứu chữa. [lời khuyên này rất ý nhị: không cần biết Phật giáo là gì, ĐứcPhật là ai, hãy thực thi lòng từ bi, tình thương yêu và sự rộng lượng đối với tấtcả chúng sinh để bảo vệ sự tồn vong của nhân loại]

Chúng ta đang ở vào buổi bình minh của một thời đại mới

Buổi bình minh của mộtthời đại mới đang mở rộng cửa cho chúng ta. Trong thời đại mới này các khái niệm,các giáo điều cực đoan và cứng nhắc đã lỗi thời không còn giúp ích gì cho sinhhoạt của nhân loại. Chúng ta nên tận dụng cơ hội lịch sử này để thay thếcác kháiniệm và giáo điều ấy bằng những giá trị tinh thần và nhân đạo và giúp chúng ănsâu vào từng thành phần của toàn thể đại gia đình đang lớn mạnh. [chúng ta đã đặt chân vào niên kỷ XXI, thế những những giá trịmà Đức Đạt-lai Lạt-ma cổ vũ có vẻ còn xa vời, tiếc lắm thay!]

Bures-Sur-Yvette, 04.12.10

Hoang Phongchuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2011(Xem: 3298)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4308)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5246)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 9295)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 17356)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 8330)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 6926)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 11167)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 4873)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
17/03/2011(Xem: 3368)
Phật giáo là một phương cách sống và cũng là một quan điểm. Hai yếu tố này đã tạo thành một đạo Phật độc nhất trên thế gian. Vậy, phương cách sống của Phật giáo là gì và bằng cách nào để Phật giáo hội nhập vào giới hiện đại?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567