Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

B. Đức Phật Dược Sư

13/03/201104:59(Xem: 9293)
B. Đức Phật Dược Sư

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

16. PHÁP THIỀN ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

B. ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Pháp tu tập tuy đơn giản nhưng sâu sắc này thiền định về Đức Phật Dược Sư và bốn thiên nữ dược sư được ngài Liên Hoa Sinh, một vị đại sư Ấn Độ giảng dạy. Pháp thiền này giúp chữa lành bất kỳ bệnh nào mà chúngta đã mắc phải và bảo vệ chúng ta không bị bệnh trong tương lai. Dĩ nhiên, dù áp dụng pháp thiền định hay kỹ thuật nào khác đi chăng nữa thìphương pháp chữa lành bệnh rốt ráo nhất thiết phải liên quan đến tâm chúng ta, đến thiện tâm của ta. Trên tất cả, chúng ta nhất định phải cầnđến sự quán sát tâm và bảo vệ tâm khỏi bị những suy nghĩ phiền não gây rối. Trong khi các pháp thiền định về Bổn tôn có thể giúp chúng ta nhận được sự gia trì, thì cách quan trọng nhất vẫn là thực hành bảo vệ tâm trong đời sống hằng ngày.

ĐỘNG CƠ

Dù bạn làm bất cứ việc gì thì chủ yếu vẫn là phải phát sinh một động cơ tốt lành. Do đó, bạn hãy phát tâm như sau:“Mục đích của đời con là giải phóng tất cả chúng sinh hữu tình thoát khỏi các vấn đề và nhân của các vấn đề đó đang nằm trong tâm, đồng thời mang tất cả chúng sinh đến bến bờ hạnh phúc và bình yên, đặc biệt là hạnh phúc vô thượng của giác ngộ viên mãn, và điều này vô cùng cần thiết. Đối với con, để làm được như vậy thì tâm và thân của con phải được khỏe mạnh, thanh tịnh và hoàn hảo. Cho nên, vì mục đích đem lợi lạc đến cho chúng sinh hữu tình vô lượng như không gian bao la, con sắp sửa thực hành pháp thiền định chữa bệnh này.”

THIỀN ĐỊNH

Hãy quán tưởng chính mình trong thân thể bình thường của bạn, với quả tim nằm giữa lồng ngực nhưng ở tư thế đảo ngược, quay đỉnh lên phía trên. Bên trong quả tim có một đóa sen trắng với tám cánh hoa. Ở giữa đóa sen là một dĩa mặt trăng, trên đó Đức Phật Dược Sư đang ngồi, Ngài mang hình tướng hóa sanh siêu việt nhất. Thân thiêng liêng của Ngài trong suốt mà bản chất là ánh sáng màu xanh đậm, tay phải của Ngài cầm một nhánh cây arura, tay trái cầm một bình bát.

Phía trước mặt Đức Phật Dược Sư là thiên nữ dược sư màu trắng tên là TríTuệ Hiện Tiền (Actualized Wisdom), phía bên phải là thiên nữ dược sư màu vàng, tên là Tài Lộc Tức Thời (Simultaneous Wealth); phía sau lưng là thiên nữ rừng (forest goddess) màu đỏ có tên là Cổ Họng Chim Công (Peacock’s Throat); phía bên trái là thiên nữ cây (tree goddess) màu xanh lá cây có tên là Thiên Nữ Lộng Lẫy (Radiant One). Mỗi thiên nữ đều có bản chất là ánh sáng tỏa chiếu hỷ lạc, có một mặt và hai tay. Một cành cây arura ở trên tay phải và một cái chén trang trí bằng nhiều trang sức khác nhau ở trên tay trái các thiên nữ. Bốn thiên nữ ngồi kiếtgià, nhưng không giống tư thế kiết già kim cang trọn vẹn, mà trong tư thế kính cẩn dâng phẩm vật cúng dường lên Đức Phật Dược Sư.

Sau khi quán tưởng, bạn đọc lời khẩn cầu như sau:

Con thành tâm đảnh lễ Đức Như Lai, Bậc Tịch Tĩnh, Bậc Minh Hạnh Túc, BậcThiện Thệ và bốn thiên nữ dược sư của Ngài Con khẩn cầu Ngài lập tức trừ dứt cơn bệnh đang gây đau khổ cho con ngay bây giờ và giúp con tránhđược mọi bệnh tật trong tương lai.

Các tia sáng có màu tương ứng (với màu thân của từng vị) chiếu tỏa ra từnăm vị Bổn tôn ở tim bạn (Đức Phật và bốn thiên nữ). Tim bạn và khắp toàn thân bạn đều tràn ngập ánh sáng hỷ lạc, tịnh hóa mọi bệnh tật, ma quỉ ám, và các hành vi bất thiện cùng với chủng tử của chúng. Các chùm tia sáng ngũ sắc chiếu ra từ các lỗ chân lông trên thân thể bạn, nước cam lồ màu trắng từ bình bát của Đức Phật Dược Sư và từ bốn cái chén củabốn thiên nữ chảy xuống làm ngập tràn thân và tim bạn. Bạn hãy khởi lênmột niềm tin mãnh liệt và xác quyết rằng bạn đã chế ngự được mãi mãi tất cả bệnh tật và bạn không bao giờ bị ốm đau nữa.

Trong khi thiền định tập trung nhất tâm vào sự quán tưởng này, bạn hãy trì tụng mật chú Phật Dược Sư, bản dài hoặc bản ngắn, bảy biến, hai mươimốt biến, một trăm lẻ tám biến hoặc nhiều hơn nữa.

MẬT CHÚ PHẬT DƯỢC SƯ, BẢN NGẮN:

(TAYATHA) / OM BEKANDZE BEKANDZE / MAHA BEKANDZE RANDZE / SAMUNGATE SOHA.

MẬT CHÚ PHẬT DƯỢC SƯ, BẢN DÀI:

OM NAMO BHAGAWATE BEKANDZE / GURU BENDURYA PRABHA RANDZARA / TATHAGATAYA/ ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA / TAYATHA / OM BEKANDZE BEKANDZE / MAHA BEKANDZE RANDZE / SAMUNGATE SOHA.

Nếu bạn đang bị bệnh thì sau khi đọc xong mật chú bạn hãy nhổ một ít nước bọt lên lòng bàn tay trái, rồi lấy đầu ngón tay đeo nhẫn của bàn tay phải chà lên chỗ nước bọt đó, rồi đặt đầu ngón tay đeo nhẫn vừa thấmnước bọt lên chỗ vách ngăn ở giữa hai lỗ mũi, nơi được cho là nơi có dây thần kinh Vua Tất Cả Các Hạnh (All-Doing King Nerve), rồi bôi chỗ nước miếng đó vào chỗ bị đau trên cơ thể. Sau đó, hãy trì tụng càng nhiều lần càng tốt ba mật chú theo âm Sanskrit như dưới đây, nhớ đọc đầyđủ cả ba mật chú:

1. Các nguyên âm tiếng Phạn (Sanskrit vowels):

OM A AA I II U UU RI RII LI LII E AI O AU AM AH SVAHA.

2. Các phụ âm tiếng Phạn ( Sanskrit consonants):

OM KA KHA GA GHA NGA / TSA TSHA DZA DZHA NYA / TA THA DA DHA NA / TA THADA DHA NA / PA PHA BA BHA MA / YA RA LA VA / SA SHA SA HA KSHA SVAHA.

3. Tâm yếu duyên khởi (The Heart of Dependent Arising)

OM YE DHARMA HETU-PRABHAVA HETUN TESHAN TATHAGATO HYA VADAT / TESHAN CA YO NIRODHA / EVAM-VADI / MAHA-SRAMANAH YE SVAHA.

Pháp thực hành này là một Pháp bảo (terma) của Ngài Liên Hoa Sinh, giúp che chở bạn tránh được những bệnh gây khổ đau trong hiện tại và cả nhữngbệnh mà bạn chưa mắc phải.

HỒI HƯỚNG

Nhờ vào tất cả thiện hạnh mang đến hạnh phúc mà con đã làm trong quákhứ, hiện tại và kể cả tương lai, cầu mong sao thiện tâm tối thượng – là tâm chăm sóc tất cả chúng sinh hữu tình và là nguồn hạnh phúc trong ba đời của chính con và của những người khác – sẽ được khởi sinh trong tâm của những ai chưa có thiện tâm đó, và sẽ được tăng trưởng trong tâm của những ai đã sẵn có.

Nhờ vào thiện hạnh trong ba đời của con và của tất cả các bậc thánh giả với tâm hoàn toàn thanh tịnh, cầu mong sao tất cả chúng sinh hữu tình từng là cha, mẹ của con đều có được hạnh phúc. Cầu mong sao chỉ riêng mình con tạo ra được điều đó, và cầu mong sao cả ba cõi xấu ác đều vĩnh viễn trống không.

Cầu mong sao các đại nguyện của tất cả các vị thánh giả – những người đãhiến dâng cuộc đời cho hạnh phúc của các chúng sinh khác – được thành tựu tức thì, và cầu mong sao chỉ riêng mình con tạo ra được điều đó.

Nhờ vào các thiện hạnh trong ba đời của con và của tất cả các bậc thánh giả, cầu mong sao con đạt được hạnh phúc vô thượng của giác ngộ viên mãn– trạng thái tâm thoát khỏi mọi lỗi lầm và hoàn tất mọi thiện hạnh – vàdẫn dắt tất cả chúng khác đạt được trạng thái đó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16842)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 12744)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4008)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4008)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4981)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5905)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10587)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20521)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9704)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7692)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]