Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Lịch sự trên đường phố

23/02/201115:19(Xem: 5530)
6. Lịch sự trên đường phố

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG VI: NHỮNG PHÉP LỊCH SỰ CƠ BẢN

Lịch sự trên đường phố

Khi đi lại trên đường phố, cũng cần lưu ý một số điều để tránh gây khó chịu cho người khác.

Không ăn mặc quá đơn sơ khi đi ra đường. Dù bạn không trực tiếp giao tiếp với ai, cũng có rất nhiều người nhìn thấy bạn. Khi đi nên giữ tư thế đều bước, dù nhanh hay chậm, tránh kiểu chạy nhảy tung tăng như trẻ con hoặc vung tay quá mạnh. Nếu là đường có vỉa hè dành cho người đi bộ, đừng bao giờ đi xuống lòng đường. Nếu có dắt theo trẻ con phải luôn luôn nắm tay trẻ. Lỡ có va chạm cùng người khác, nhất thiết phải nói lời xin lỗi. Nếu đi cả nhóm đông người, không được đi thành hàng ngang để dễ chuyện trò. Đường phố không phải chỉ dành riêng cho mình, nên đi thành hàng dọc, kẻ trước người sau. Không cười đùa lớn tiếng khi đi trên đường phố.

Không bày tỏ tình cảm riêng tư trên đường phố. Chẳng hạn khi gặp lại bạn cũ lâu ngày, phải biết kiềm chế phần nào sự vui mừng nếu như đang đứng giữa phố đông người. Nên tìm một nơi khác, như quán nước, để bày tỏ sự vui mừng sẽ thích hợp hơn. Nhất là không ôm hôn nhau trên đường phố. Mặc dù nhiều người quen với văn hoá phương Tây sẽ không cho điều này là khó chịu, nhưng vẫn còn rất nhiều người ảnh hưởng phong tục Á Đông và không chấp nhận điều đó.

Người thực sự nghiêm túc cũng không hút thuốc khi đi trên đường phố. Nếu có nhu cầu cần khạc nhổ phải tìm chỗ kín đáo, thích hợp, không được tuỳ tiện nhổ xuống lòng đường. Cũng không ném, xả rác trên đường phố.

Khi gặp một vấn đề nào đó khác thường xảy ra trên đường phố, chẳng hạn một đám đánh nhau, cãi nhau, hoặc tai nạn... cần tránh đến xem chỉ vì tò mò. Nên nhìn qua với ý tưởng là liệu mình có thực sự giúp đỡ được gì hay không. Nếu được, nên sẵn lòng, chẳng hạn như đưa người bị nạn đi cấp cứu... Nếu xác định là không, nên tránh đi ngay. Những người chỉ đứng xem thường gây thêm khó khăn cho người có trách nhiệm mà không có ích gì.

Khi gặp người quen trên đường phố, việc chào hỏi là tất yếu, nhưng tránh việc đứng nói chuyện lâu trên đường. Nhất là khi người quen của bạn có đi cùng người khác, càng nên hạn chế tối đa thời gian nói chuyện. Điều này nhằm tránh gây khó chịu cho người mà bạn không quen, vì phải chờ đợi.

Nếu là đi xe gắn máy hoặc xe hơi trên đường, nên hạn chế việc bóp kèn những lúc không cần thiết. Không nên khạc nhổ hoặc ném giấy gói thức ăn, bao ny-lon, tàn thuốc lá... xuống đường. Trên xe hơi hoặc xe buýt có nhiều người thì không nên hút thuốc. Khi đi xe buýt cần lên xuống theo trật tự, không chen lấn. Tuy nhiên, nếu có thể nên ưu tiên nhường các chỗ ngồi tốt cho người già, trẻ em hoặc phụ nữ có con nhỏ. Không xả rác trên xe.

° ° °

Những điều nói trên cũng chỉ là những phép lịch sự tối thiểu được sự chấp nhận của nhiều người. Một người muốn sống đẹp, ngoài việc nắm hiểu những phép tắc có tính quy ước như trên, còn cần phải biết vận dụng những nguyên tắc chung vào các tình huống ứng xử cụ thể của mình. Những nguyên tắc cơ bản nhất trong giao tiếp là: tôn trọng người khác, chân thành biết ơn đối với những sự giúp đỡ và sẵn sàng nhận lỗi khi có sai sót, biết quan tâm đến việc dành quyền ưu tiên cho các đối tượng đặc biệt như người già, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ. Ngoài ra, đừng bao giờ tự đề cao mình trước những người khác, nhưng ngược lại sẵn sàng khen ngợi những điều mà người khác làm tốt hơn mình. Nếu buộc phải đưa ra những lời chỉ trích hoặc phê phán thì cần phải hết sức hạn chế và cân nhắc thận trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2014(Xem: 8955)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 51916)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 7640)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 7445)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7216)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 5530)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 22322)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 22838)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 7554)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 10094)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567