Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Nền tảng của mọi điều lành

21/02/201116:21(Xem: 6619)
7. Nền tảng của mọi điều lành

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh

Nền tảng của mọi điều lành

Lần đầu tiên khi tìm hiểu về sáu pháp ba-la-mật, tôi đã không khỏi ngạc nhiên và thậm chí có phần nghi ngại khi trong sáu pháp này không thấy nói đến lòng thương yêu. Phải qua một thời gian khá lâu, nhờ vào những trải nghiệm thực sự trong đời sống tôi mới có thể hiểu ra được phần nào vấn đề. Từ đó, sự nghi ngại này mới dần dần tan biến đi và thay vào đó là một nhận thức toàn diện hơn về lòng thương yêu.

Sự thật là, nếu không có lòng thương yêu thì chúng ta sẽ không thể hiểu và thực hành một cách sâu sắc các pháp ba-la-mật. Ngược lại, việc thực hành sáu pháp ba-la-mật lại có thể giúp chúng ta nuôi dưỡng và làm phát triển lòng thương yêu vốn có của mình. Vì thế, tuy không nói đến lòng thương yêu nhưng thực tế là các pháp ba-la-mật vốn dĩ đã đặt nền tảng trên lòng thương yêu, và sự thực hành các pháp ấy chính là những điều kiện tất yếu cho sự phát triển của lòng thương yêu.

Lấy ví dụ như pháp bố thí chẳng hạn. Cho dù chúng ta có thể thực hành bố thí mà không có sự phát khởi lòng thương yêu, nhưng sự bố thí như thế chắc chắn sẽ chỉ là những hành vi máy móc, khô cứng. Chỉ khi nào trong lòng ta có được sự thương yêu tràn ngập thì việc bố thí của ta mới thực sự sâu sắc, và do đó mới mang lại hiệu quả tốt đẹp nhất trong việc hoàn thiện bản thân mình.

Ngay từ những đoạn mở đầu kinh Kim Cang, đức Phật đã dạy rằng: “Nếu Bồ Tát bố thí với tâm không trụ tướng, phước đức ấy chẳng thể suy lường.”

“Tâm không trụ tướng” chính là trạng thái lìa bỏ mọi sự tham đắm nơi âm thanh, hình sắc, cho đến mọi sự êm dịu thỏa mãn đối với tất cả các giác quan. Mà những sự tham đắm như thế thật ra đều là bắt nguồn từ ý thức chấp ngã, đều do nơi sự vun đắp cho một “cái ta” vốn không thực có. Vì thế, chỉ có sự thực hành tinh thần vô ngã mới giúp ta đạt được “tâm không trụ tướng”, và một khi “tâm không trụ tướng” thì hành vi bố thí sẽ không còn được thực hiện với sự phân biệt giữa người cho và người nhận, cũng không có cả sự phân biệt vật bố thí là lớn, nhỏ, nhiều, ít... Khi ấy, trong lòng chúng ta chỉ có một sự thương yêu tràn ngập, và xuất phát từ lòng thương yêu chân thật đó mà ta thực hành việc bố thí, cho nên mới có thể nói là “phước đức ấy chẳng thể suy lường”.

Như đã nói, chính do sự ngăn ngại của ý thức chấp ngã mà chúng ta không thể phát khởi lòng thương yêu. Vì thế, một khi đạt đến tâm vô ngã thì lòng thương yêu sẽ tự nhiên sinh khởi và phát triển. Nhiều người không hiểu được điều này, lầm tưởng rằng việc tu tập là nhằm đạt đến một “tâm không” trống rỗng, như thế có khác gì gỗ đá vô tri? Tâm không của người tu tập sở dĩ khác với gỗ đá vô tri chính là do có sự thương yêu tràn ngập bình đẳng đối với muôn loài mà hoàn toàn không phải là “rỗng không” vô nghĩa!

Vì thế, cách tốt nhất để thực hành hạnh bố thí một cách sâu sắc là nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu. Khi có lòng thương yêu chân thật thì dù là bố thí cho ai, bố thí vật gì cũng đều có thể mang lại phước đức không thể suy lường. Ngược lại, không có lòng thương yêu thì cho dù có bỏ ra rất nhiều tài vật, bố thí cho rất nhiều người, sự bố thí ấy cũng chỉ là một sự gieo nhân lành vật chất mà không thể mang lại nhiều lợi lạc về mặt tinh thần.

Việc thực hành trì giới cũng vậy. Khi không có lòng thương yêu thì giới luật chỉ là những khuôn khổ cứng nhắc mà người tu tập buộc phải tuân theo. Nhưng một khi đã sinh khởi được lòng thương yêu thì mỗi một điều trong giới luật đều sẽ trở thành biểu hiện cụ thể của lòng thương yêu.

Lấy ví dụ như giới sát sinh chẳng hạn. Người giữ giới này mà không có lòng thương yêu sẽ luôn có cảm giác gò bó, trói buộc, cho dù không sát sinh nhưng trong lòng vẫn không thể trừ hết những ý niệm xấu ác. Ngược lại, nếu như nuôi dưỡng được lòng thương yêu chân thật thì việc không sát sinh sẽ chẳng còn là sự bắt buộc theo giới luật nữa, mà trở thành một biểu hiện cụ thể của lòng thương yêu đối với muôn loài. Vì thế mà những ý niệm xấu ác không thể tồn tại trong lòng ta được nữa.

Cho đến các pháp nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, tất cả cũng đều đặt nền tảng trên lòng thương yêu chân thật. Khi ta xuất phát từ lòng thương yêu chân thật để thực hành pháp nhẫn nhục, ta mới có được sự cảm thông thực sự đối với những người đã xúc phạm hoặc gây tổn hại cho ta, và do đó mới có thể thật lòng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm của họ. Ngược lại, nếu không có lòng thương yêu chân thật thì cho dù ta cố gắng thực hành nhẫn nhục cũng rất khó có thể thật lòng tha thứ.

Mặt khác, việc thực hành các pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục... lại là những điều kiện tất yếu giúp ta nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu.

Như đã nói, lòng thương yêu tuy là một bản năng vốn có của mỗi con người, nhưng bản năng tự nhiên ấy luôn cần có một môi trường học tập và rèn luyện thích hợp mới có thể phát triển thành lòng thương yêu chân thật. Xét trong ý nghĩa này, việc học hỏi và thực hành sáu pháp ba-la-mật chính là những điều kiện lý tưởng để chúng ta rèn luyện và phát triển lòng thương yêu.

Điều này có thể dễ dàng cảm nhận được khi chúng ta thực sự bắt tay vào việc thực hành sáu pháp ba-la-mật. Khi rộng lòng chia sẻ tài vật của mình cho những người kém may mắn hơn, bạn sẽ có được niềm vui nhẹ nhàng thanh thản khi cảm nhận được niềm vui mà chính mình đã mang đến cho người khác. Niềm vui thanh thản ấy có khả năng xua tan đi những ý niệm hẹp hòi, xấu ác, và càng giúp nuôi lớn thêm lòng thương yêu của bạn. Điều này giải thích vì sao việc khởi sự làm một việc thiện bao giờ cũng khó khăn hơn nhiều so với việc tiếp tục thực hiện những việc thiện sau đó.

Cũng tương tự như vậy, nếu bạn chưa từng bắt tay vào thực hành các pháp trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn... bạn không thể cảm nhận được nguồn lực tích cực mà việc thực hành các pháp này mang lại. Vì thế, bạn sẽ có cảm giác rằng việc vượt qua ngưỡng cửa của sự khởi đầu thật rất khó khăn. Tuy nhiên, một khi đã có thể bắt tay vào việc, bạn sẽ nhận ra là việc thực hành các pháp này thật ra cũng không quá khó khăn như những cảm nhận ban đầu. Một khi lòng thương yêu đã có đủ điều kiện nuôi dưỡng để phát triển thì chính nó sẽ mang lại nguồn sức mạnh vô song để giúp bạn tiếp tục thực hành các điều thiện khác.

Thật ra, không chỉ riêng sáu pháp ba-la-mật mà có thể nói là hết thảy mọi điều lành đều đặt nền tảng trên lòng thương yêu. Bởi vì nếu xét cho cùng thì không một ý niệm hiền thiện nào lại không xuất phát từ lòng thương yêu chân thật!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 138366)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18850)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10575)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11816)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12352)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14559)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6060)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28875)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15668)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 13430)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]