Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Vèo trông lá rụng ngoài sân...

21/02/201116:21(Xem: 5356)
1. Vèo trông lá rụng ngoài sân...

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh

Vèo trông lá rụng ngoài sân...

Mỗi người chúng ta sinh ra giữa cuộc đời này với tấm thân trần trụi không có gì, và rồi sẽ chết đi cũng trần trụi như thế, chẳng mang theo được gì!

Dù vậy, khoảng giữa của hai thời điểm “không có gì” này lại là sự tiếp nối của những ảo tưởng về biết bao nhiêu sự vật “của ta”, và hầu hết những nỗ lực của mỗi chúng ta trong suốt cả một đời người đều là để có thể tích lũy quanh ta được ngày càng nhiều hơn, từ tài sản, danh vọng, quyền thế... cho đến vợ con, quyến thuộc, bằng hữu...

Rất hiếm khi ta có được cảm giác hài lòng với những gì đang có, mà phần lớn cuộc đời chúng ta luôn là sự cố gắng vươn lên không ngừng để “sở hữu” được nhiều hơn. Nhưng sự thật là chúng ta chưa từng sở hữu được bất cứ sự vật nào! Tất cả những gì được gọi là “của ta” thật ra chỉ tồn tại do những nhân duyên nhất định mà chưa bao giờ là hoàn toàn do nơi ý muốn chủ quan của chúng ta. Vì thế, ta mệt mỏi, khổ đau, chịu đựng, tích cóp suốt một đời chỉ để rồi cuối cùng dù muốn hay không cũng đều phải ra đi với một thân thể trần trụi không mang theo được gì!

Những vật “sở hữu” đầu tiên của ta ngay khi mở mắt chào đời chính là những nhu cầu thiết yếu nhất cho sự tồn tại trong cuộc sống. Bầu vú và hơi ấm lòng mẹ là những thứ mà ta không thể tồn tại nếu không có được. Chúng ta khóc thét lên mỗi khi bầu vú mẹ bị giật ra khỏi miệng vào lúc ta chưa được bú no, mỗi khi ta bị giằng ra khỏi lòng mẹ ấm áp để đặt vào trong nôi lúc ta chưa ngủ say, và tiếng khóc ấy chính là một trong những phản ứng đầu tiên thể hiện ý niệm “sở hữu” của ta đối với những sự vật không thuộc về thân thể chúng ta. Ta đòi hỏi, ta phản đối khi những sự vật ấy bị lấy đi, bởi vì ta cho rằng đó là những vật “của ta”, không ai được phép cướp đi “của ta” những sự vật ấy.

Rồi cùng với sự lớn lên trong cuộc sống, khi ta nhận biết ngày càng nhiều những sự vật quanh ta thì cũng đồng thời phát triển ngày càng nhiều hơn ý niệm sở hữu đối với những sự vật ấy. Quần áo của ta, thức ăn của ta, đồ chơi của ta... Ta không bao giờ chấp nhận việc những thứ ấy bị người khác lấy đi, bởi vì ta luôn cho rằng đó là “của ta”!

Cho đến lúc trưởng thành thì quanh ta đã có biết bao sự vật “của ta”, nhiều đến nỗi chúng hầu như che khuất đi bản chất thật sự của con người ta. Thật vậy, chúng ta thường được người khác nhận biết không phải qua bản chất thực sự của chính mình, mà là qua những thứ bao quanh ta như quần áo, đồ trang sức, tài sản... cho đến gia đình, địa vị, quyền lực... cho dù những thứ ấy vốn chỉ hoàn toàn là sự góp nhặt, tích lũy từ bên ngoài.

Kèm theo với những gì ta “có được” chính là những gì ta phải trả giá! Đó là những nỗi lo âu, phiền muộn... những sự nhọc nhằn, vất vả... những tính toán lo toan không có lúc dừng nghỉ... và những niềm vui nhỏ nhoi ta có được thường chỉ là thoạt đến thoạt đi, chẳng bao giờ bền chắc, trong khi những khổ đau mà ta phải gánh chịu thì hầu như bất tận!

Chỉ cần một chút tĩnh tâm suy xét, chúng ta sẽ dễ dàng thấy ngay rằng chỉ có hai thời điểm trong đời mà ta có thể không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.

Khi sinh ra, chúng ta còn quá bé bỏng để có thể lo toan, khao khát, và do đó mà trong lòng ta chẳng có gì ràng buộc. Ta có thể nhận biết được điều này qua việc quan sát những mối lo toan, những niềm khao khát đã đi vào lòng ta như thế nào khi ta dần lớn lên, cũng như sự thật là chúng đã trói buộc, điều khiển mọi hành vi, suy nghĩ của chúng ta như thế nào trong cuộc sống. Nếu ta ý thức được điều này, ta sẽ nhận rõ được rằng mọi sự ràng buộc, thôi thúc trong cuộc sống của chúng ta vốn dĩ không tự có, mà chỉ là do chính ta tự ôm lấy vào lòng.

Khi ta chết đi, mọi lo toan, khao khát nhất thời trở nên vô nghĩa, bởi sự thật là chúng ta chẳng thể mang theo được gì, cho dù đó là tài sản, danh vọng, quyền lực, hay thân bằng quyến thuộc... Nếu ta sớm ý thức được điều này, ta sẽ nhận ra rằng mọi sự ràng buộc, thôi thúc trong cuộc sống thật ra không quá quan trọng như ta vẫn tưởng, bởi vì khi xét theo ý nghĩa rốt ráo của một đời người thì chúng chẳng qua chỉ là những bọt nước thoáng hiện trên mặt nước, không bao lâu rồi sẽ tan biến đi không để lại gì!

Sự thật là tất cả chúng ta không ai có khả năng nhớ lại được mình đã sinh ra như thế nào, cũng như tất cả chúng ta chưa ai đã từng trải qua cái chết. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan sát những em bé sinh ra và lớn lên để hiểu được mình đã sinh ra và lớn lên như thế nào, cũng như quan sát những người khác chết đi để biết rằng chắc chắn mình cũng sẽ chết đi như thế. Bằng cách này, chúng ta mới có được một nhận thức toàn diện hơn về đời sống và ý nghĩa của nó, thay vì là chỉ luôn bị cuốn hút vào những sự kiện đang xảy ra quanh ta mỗi ngày.

Như đã nói, ý niệm sở hữu đầu tiên của mỗi chúng ta xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều không may cho tất cả chúng ta là trong khi mọi nhu cầu đều có một giới hạn nhất định thì sự khao khát thèm muốn lại không có bất cứ giới hạn nào. Khi bạn đang đói và được ngồi vào bàn ăn, bạn không cần quan tâm đến việc mình phải ăn bao nhiêu mới no. Khi nhu cầu đã được thỏa mãn, cơ thể bạn tự biết điều đó và bạn không thể ăn thêm được gì nhiều hơn nữa. Nhưng sự khao khát, thèm muốn của bạn lại không dễ dàng được thỏa mãn theo cách như thế!

Khi bạn có được những điều mình mong muốn thì ngay lập tức những khao khát ham muốn của bạn sẽ mở rộng phạm trù của chúng đến một mức độ cao hơn nữa. Bằng cách này, mọi nỗ lực của bạn để thỏa mãn lòng ham muốn luôn chỉ là một cuộc chạy đua với cái bóng phía trước của chính mình. Bạn càng chạy nhanh thì mục tiêu của bạn càng được đẩy nhanh hơn về phía trước, và vĩnh viễn không bao giờ bạn có được sự thỏa mãn thực sự! Lịch sử đã từng ghi nhận có những tham vọng to lớn đến mức muốn thống trị cả thế giới này, mà Adolf Hitler là một ví dụ cụ thể.

Nhưng cho dù mục tiêu của bạn không bao giờ đạt đến thì bạn vẫn phải trả giá cho những cuộc chạy đua với lòng ham muốn. Bạn sẽ không còn là chính bản thân mình, xét trong ý nghĩa là mọi hành vi, ý nghĩ của bạn luôn bị khống chế, ràng buộc và thôi thúc bởi lòng ham muốn, bởi sự khao khát chiếm hữu một đối tượng nào đó làm “của riêng” cho mình.

Do sự trói buộc này, chúng ta dễ dàng đánh mất đi những bản chất tốt đẹp của chính mình. Và một khi đã đánh mất đi những bản chất tốt đẹp, chúng ta cũng sẽ đồng thời đánh mất đi sự an vui thanh thản và hạnh phúc trong đời sống. Vì thế, điều vô cùng dễ hiểu là những người càng nhiều tham vọng thì cuộc sống càng trở nên nhọc nhằn, tình cảm dễ khô cằn và niềm vui càng hiếm hoi.

Đối với hầu hết chúng ta thì những khao khát ham muốn và sự nỗ lực để thỏa mãn chúng có vẻ như là điều rất thật, thậm chí có khi còn được xem là động lực thúc đẩy cần thiết cho sự tồn tại và vươn lên của mỗi người trong cuộc sống. Trong thực tế, không ít người đã rơi vào tâm trạng chán nản hụt hẫng khi bất ngờ bị mất đi một mục tiêu theo đuổi nào đó trong cuộc sống.

Tuy nhiên, khi chúng ta mở rộng nhận thức để nhìn nhận cuộc sống một cách toàn diện và sâu sắc hơn, ta sẽ nhận thấy rằng những khát vọng của chúng ta theo cách này thật ra chỉ là những ảo tưởng không hơn không kém, bởi vì mọi mục tiêu mà chúng ta theo đuổi thực chất chỉ là những ảo ảnh không thường tồn. Thi sĩ Tản Đà trong một phút xuất thần đã viết nên hai câu thơ thể hiện sâu sắc ý nghĩa này:

Vèo trông lá rụng ngoài sân,
Công danh phù thế có ngần ấy thôi!

Quả thật, một đời rồi cũng qua nhanh như chiếc lá vàng vèo bay trong gió. Thật không may cho những ai chưa từng nghĩ đến điều này nên đã đốt cháy thời gian quý giá bằng những việc làm vô nghĩa lý. Trong thực tế, một nhận thức đúng về tính chất ngắn ngủi vô thường của đời sống không phải là sự bi quan yếm thế, mà chính là tiền đề thiết thực nhất để chúng ta biết trân quý từng giây phút đang trôi qua của cuộc đời mình.

Vì thế, động lực chân chính cho sự tồn tại và vươn lên của mỗi chúng ta trong cuộc sống thực ra không phải là lòng ham muốn mà chính là sự nhận thức được tính chất ngắn ngủi và quý giá của đời sống trong từng phút giây hiện tại. Sự khác biệt sâu sắc ở đây là, khi bị thôi thúc bởi lòng ham muốn, chúng ta luôn bị trói buộc và thường mất đi lý trí, không giữ được sự phán đoán khách quan và sáng suốt; ngược lại, khi được thôi thúc vì nhận ra được tính chất ngắn ngủi, cấp thiết và quý giá của thời gian qua nhanh, chúng ta sẽ nỗ lực thực hiện những việc làm có ý nghĩa hơn bằng vào ý chí của chính mình, hay nói khác đi là ta luôn có được sự tự do chọn lựa trong cuộc sống.

Những bậc vĩ nhân của nhân loại đều giống nhau ở sự nỗ lực vươn lên không ngừng. Họ có thể làm việc quên mình chỉ vì nghĩ đến lợi ích cho người khác, nhưng lại không bao giờ xuất phát từ sự thôi thúc của lòng ham muốn. Nếu họ hành động bởi lòng ham muốn, họ sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành vĩ nhân! Hay nói một cách khác, sự chế phục lòng ham muốn chính là một trong những yếu tố cần thiết để có thể trở thành một bậc vĩ nhân.

Ý thức chiếm hữu và lòng ham muốn có một mối quan hệ tất yếu cùng tồn tại. Trước hết, ý thức chiếm hữu được hình thành từ những nhu cầu thực sự thiết yếu cho đời sống và nó cũng đồng thời khơi dậy lòng ham muốn. Nhưng khi những nhu cầu thực sự được thỏa mãn thì ý thức chiếm hữu và lòng ham muốn không mất đi mà chúng lại tiếp tục phát triển theo khuynh hướng của một quả bóng bay bị đứt dây, nghĩa là ngày càng lên cao hơn mà không bao giờ có một giới hạn cuối cùng. Điều không may cho tất cả chúng ta là trước khi quả bóng ấy nổ tung giữa trời cao, nó đã kịp đẩy chúng ta vào vô vàn những bất hạnh trong cuộc sống!

Bạn có thể cảm thấy hơi mơ hồ, khó hiểu đối với những gì vừa nói? Vậy thì đây sẽ là một ví dụ cụ thể để giúp bạn hình dung được vấn đề một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn phải mua một chiếc xe gắn máy để đi đến sở làm mỗi ngày, đó là nhu cầu thực sự thiết yếu cho đời sống. Nếu bạn muốn thay thế nó bằng một chiếc xe đời mới đẹp hơn, hợp thời trang hơn, đó là sự phát triển bắt đầu vượt mức của lòng ham muốn, vì đã không còn là một nhu cầu thiết yếu nữa. Và vì các nhà sản xuất mỗi năm đều cho ra đời những chiếc xe đời mới tốt hơn, đẹp hơn – tất nhiên là cũng đắt tiền hơn – nên đến một lúc nào đó bạn sẽ hoàn toàn tuyệt vọng vì không còn khả năng chạy đua theo lòng ham muốn của mình, và đó chính là khi quả bóng bay nổ tung giữa trời cao. Nhưng đợi đến lúc ấy thì bạn đã phải trải qua biết bao lo toan vất vả, bao nỗ lực nhọc nhằn mới có thể nhận ra được mình luôn là người thất bại trong cuộc chạy đua này.

Thế nhưng, phần lớn những nỗ lực trong cuộc đời chúng ta thường được dành cho những cuộc chạy đua vô vọng như thế. Và những gì được chúng ta xem là thành tựu lại chẳng có ý nghĩa gì khác hơn là những khối vật chất vô tri mà ta buộc lòng phải buông bỏ lúc cuối đời. Bởi vì ngay chính đời sống của bản thân ta vốn đã là một yếu tố không bền chắc, thì những gì mà chúng ta thu góp được trong cuộc sống làm sao có thể có ý nghĩa thường tồn?

Trong kinh Pháp cú, kệ số 62, đức Phật dạy rằng:

Thử ngã tử, ngã tài,
Ngu nhân thường vi ưu.
Ngã thả vô hữu ngã,
Hà hữu tử dữ tài?


Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu thường lo nghĩ.
Ta đã là không có,
Con đâu? Tài sản đâu?

Vì thế, một khi ý thức được tính chất vô ngã, vô thường của đời sống, chúng ta cũng đồng thời thấy được tính chất vô nghĩa của những mục tiêu vật chất mà ta đang ngày đêm nỗ lực theo đuổi, và điều này sẽ ngay lập tức giải phóng tâm thức ta khỏi sợi dây ràng buộc của lòng ham muốn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2015(Xem: 7918)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
23/01/2015(Xem: 5028)
Các tôn giáo nên hợp tác với nhau hầu góp phần mang lại một nền hòa bình cho toàn thế giới. Nếu tìm hiểu cặn kẽ những lời ủy thác do các vị sáng lập tôn giáo đã lưu lại cho chúng ta ngày nay, thì tất chúng ta sẽ hiểu rằng những lời ấy đều đã được ghi sẵn trong kinh sách của mỗi tôn giáo, và nhất loạt nêu lên trọng trách của mỗi người chúng ta trong xã hội.
05/01/2015(Xem: 19092)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 16776)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
11/12/2014(Xem: 9180)
Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây, nên đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v… đều được nâng cao một cách đáng kể.
22/11/2014(Xem: 23405)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
15/11/2014(Xem: 16783)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
24/10/2014(Xem: 11742)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 27631)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 8921)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567