Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn Hạnh Phúc Ban Sơ

19/02/201114:57(Xem: 6622)
Nguồn Hạnh Phúc Ban Sơ

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

CUỘC SỐNG QUANH TA

NGUỒN HẠNH PHÚC BAN SƠ

Mặc dù có thể không phải tất cả chúng ta đều đồng ý với quan điểm “Nhân chi sơ tính bản thiện”, nhưng trong phạm vi những gì đang được đề cập, có thể xem đây là một quan điểm tích cực thể hiện đúng những gì diễn ra trong nội tâm của mỗi chúng ta. Khi chúng ta tin rằng mọi người đều có cơ hội như nhau trong việc đạt đến một đời sống hạnh phúc, chúng ta cũng mặc nhiên thừa nhận một điều là mọi người đều sẵn có những bản chất tốt đẹp, bởi vì chính những bản chất tốt đẹp là điều kiện để đạt đến một đời sống hạnh phúc.

Phật giáo tán thành quan điểm này khi dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều sẵn có Phật tánh.” (Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh.) Ở đây, Phật tánh được hiểu là những nền tảng tâm linh tốt đẹp giúp chúng ta có thể đạt đến một đời sống an lạc, giải thoát. Dựa trên những điều này, có thể nói việc rèn luyện hoặc tu dưỡng tinh thần của mỗi chúng ta chính là nhằm giúp bộc lộ, phát triển những hạt giống tốt đẹp vốn có từ ban sơ của chính mình, mà không phải là đạt được từ môi trường bên ngoài hay nhờ vào bất cứ ai khác.

Những quan sát trong thực tế cũng có thể cho thấy rằng bản chất tốt đẹp vốn là điều tự nhiên sẵn có nơi mỗi chúng ta. Khi chúng ta vừa sinh ra chẳng hạn, một cách tự nhiên chúng ta trìu mến ôm lấy bầu vú mẹ. Chúng ta thực hiện việc đó để sống còn, nhưng không phải với bất cứ trạng thái cảm xúc nào khác hơn mà chính là với sự yêu thương trìu mến. Và cũng với một bản năng hoàn toàn tự nhiên, bất cứ người mẹ nào cũng hết lòng yêu thương trìu mến khi ôm con trong vòng tay để nuôi nấng bằng bầu sữa của chính mình. Không có tình yêu thương tự nhiên giữa mẹ và con, mỗi chúng ta không thể tồn tại và lớn lên, cũng như loài người đã không thể tồn tại cho đến ngày nay. Nếu nhìn rộng ra khắp muôn loài trong thế giới động vật, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những tình cảm tự nhiên tương tự ở tất cả loài vật, cho dù ta có thể cho rằng chúng kém hẳn về trí khôn để hiểu được ý nghĩa của tình cảm thiêng liêng này.

Mặt khác, cơ thể chúng ta cũng phù hợp một cách tự nhiên với những tình cảm tốt đẹp mà không phải do bất cứ một sự rèn luyện nào. Khi chúng ta yêu thương hoặc đạt được tâm trạng thanh thản, nhẹ nhàng, chúng ta cảm nhận được những lợi ích rõ rệt về sức khỏe. Ngược lại, khi chúng ta căm ghét, thù hận hoặc ghen tức... chúng ta cảm nhận rõ ràng những bất lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể là một sự suy sụp toàn diện về thể lực. Điều đó nói lên rằng, con người vốn dĩ sinh ra để yêu thương nhau và cùng sống trong hạnh phúc, không phải cho những mục đích hận thù hay tham lam, ích kỷ...

Khi nhận rằng bản chất của mỗi con người vốn là tốt đẹp thì việc hướng đến một cuộc sống hạnh phúc thật ra phải được hiểu là quay trở về với nguồn hạnh phúc ban sơ của chính mình. Ngược lại, một cuộc sống xa rời mục tiêu này chính là đi ngược lại tự nhiên và tất yếu sẽ phải đi dần đến chỗ hủy diệt, tan rã.

Một số người có thể lập luận ngược lại, cho rằng bản chất tự nhiên của con người vốn là xấu ác, với các biểu hiện như hung hãn, hiếu chiến, tham lam... và chỉ thông qua sự giáo dục, rèn luyện hoặc tu dưỡng mới có thể đạt đến sự tốt đẹp. Lập luận này có thể dựa vào chính những gì đã diễn ra trong lịch sử loài người cũng như thực trạng hiện nay để minh chứng. Qua đó, con người tỏ ra tham lam, hung hãn và hiếu chiến hơn bất cứ loài động vật nào mà chúng ta đã từng được biết.

Hoặc cũng có thể cho rằng bản chất con người vốn dĩ sẵn có cả những yếu tố thiện và ác, và tùy theo môi trường giáo dục, phát triển mà con người sẽ nghiêng về sự tốt đẹp hay xấu ác...

Những lập luận ngược lại này cũng không phải là kém phần thuyết phục, bởi chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những tranh chấp, mâu thuẫn căng thẳng luôn diễn ra quanh ta – thậm chí là rất nhiều –, ngay trong gia đình cũng như ngoài xã hội, từ những cộng đồng nhỏ nhoi như trong thôn, xóm... cho đến những bình diện rộng lớn hơn như trên cả nước hoặc thậm chí là toàn cầu. Tuy nhiên, những điều đó không phải tự nhiên xảy ra, chúng cần có những nguyên nhân tác động nhất định. Và quan trọng hơn hết, chúng ta cần lưu ý đến thực tế này: Chúng ta hoàn toàn có thể vui sống mà không cần đến những yếu tố xấu ác như sự tham lam, hung hãn... nhưng chúng ta không thể vui sống được nếu không có tình yêu thương, sự cảm thông... và các phẩm chất tốt đẹp khác trong tâm hồn. Bởi vì, khi đó cuộc sống của chúng ta sẽ luôn nặng nề căng thẳng không một phút giây nào thanh thản. Vì thế, có thể xác quyết rằng chính những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn mới chính là bản chất tự nhiên của mỗi chúng ta.

Mặt khác, thể lực tự nhiên của con người vốn là yếu đuối hơn so với rất nhiều loài vật trong tự nhiên. Để tồn tại và thậm chí là vươn lên khuất phục tất cả muôn loài, từ những loài hung dữ và mạnh bạo như cọp, beo, sư tử... cho đến những loài có sức mạnh và thân hình to lớn như trâu, bò, voi, tê giác... con người phải hoàn toàn dựa vào trí thông minh của mình. Sự phát triển trí thông minh là nhu cầu thứ yếu, nảy sinh trong cuộc sống cạnh tranh giữa muôn loài và ngay cả giữa loài người với nhau. Nhưng khi chúng ta không biết kiềm chế và định hướng đúng cho sự phát triển này, nó sẽ vượt qua cả bản chất vốn có trước đây là lòng thương yêu, sự cảm thông... và dẫn dắt chúng ta đến chỗ hủy hoại cuộc sống của chính mình. Trong khi bản chất của con người vốn là tốt đẹp, thì sự khôn ngoan mưu mẹo lại có ưu điểm giúp con người khuất phục được muôn loài và cả những đồng loại kém khôn ngoan hơn. Điều này đưa đến sự sai lầm khi không hiểu đúng về bản chất của cuộc sống. Thay vì hướng đến một cuộc sống hạnh phúc an vui, người ta lại vận dụng sự khôn ngoan mưu mẹo của mình để thỏa mãn những nhu cầu vật chất không giới hạn, và khi điều này không còn cân đối với những phẩm chất tốt đẹp vốn có trong tâm hồn, con người sẽ sa lầy vào cuộc sống bon chen, tranh chấp lẫn nhau ngày đêm không ngừng nghỉ, đi xa dần nguồn hạnh phúc ban sơ vốn sẵn có của mình.

Nhận ra điều này không phải là để quy lỗi cho trí thông minh của con người về những điều xấu ác đang diễn ra trong cuộc sống. Thật ra, phải thừa nhận rằng trí thông minh là một lợi thế mà tự nhiên đã ban tặng riêng cho con người. Chỉ có điều là ta phải biết vận dụng nó đúng hướng, và quan trọng hơn hết là phải chú trọng nhiều hơn đến phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn để phát triển cả hai một cách cân đối, hài hòa, thay vì là đánh mất đi bản chất tốt đẹp vốn có.

Khi thừa nhận rằng bản chất con người là những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, chúng ta sẽ cảm nhận được những thay đổi lớn lao trong giao tiếp với mọi người chung quanh. Chúng ta sẽ thấy dễ dàng tin cậy, yêu thương và hòa hợp với người khác. Và điều này ngay lập tức làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thanh thản và hạnh phúc hơn vì nó giúp giảm bớt đi rất nhiều những căng thẳng không cần thiết.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 3946)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3072)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 2975)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 5788)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 6886)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 7373)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 8301)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7235)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3474)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 52039)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567