Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn Hạnh Phúc Ban Sơ

19/02/201114:57(Xem: 6644)
Nguồn Hạnh Phúc Ban Sơ

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

CUỘC SỐNG QUANH TA

NGUỒN HẠNH PHÚC BAN SƠ

Mặc dù có thể không phải tất cả chúng ta đều đồng ý với quan điểm “Nhân chi sơ tính bản thiện”, nhưng trong phạm vi những gì đang được đề cập, có thể xem đây là một quan điểm tích cực thể hiện đúng những gì diễn ra trong nội tâm của mỗi chúng ta. Khi chúng ta tin rằng mọi người đều có cơ hội như nhau trong việc đạt đến một đời sống hạnh phúc, chúng ta cũng mặc nhiên thừa nhận một điều là mọi người đều sẵn có những bản chất tốt đẹp, bởi vì chính những bản chất tốt đẹp là điều kiện để đạt đến một đời sống hạnh phúc.

Phật giáo tán thành quan điểm này khi dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều sẵn có Phật tánh.” (Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh.) Ở đây, Phật tánh được hiểu là những nền tảng tâm linh tốt đẹp giúp chúng ta có thể đạt đến một đời sống an lạc, giải thoát. Dựa trên những điều này, có thể nói việc rèn luyện hoặc tu dưỡng tinh thần của mỗi chúng ta chính là nhằm giúp bộc lộ, phát triển những hạt giống tốt đẹp vốn có từ ban sơ của chính mình, mà không phải là đạt được từ môi trường bên ngoài hay nhờ vào bất cứ ai khác.

Những quan sát trong thực tế cũng có thể cho thấy rằng bản chất tốt đẹp vốn là điều tự nhiên sẵn có nơi mỗi chúng ta. Khi chúng ta vừa sinh ra chẳng hạn, một cách tự nhiên chúng ta trìu mến ôm lấy bầu vú mẹ. Chúng ta thực hiện việc đó để sống còn, nhưng không phải với bất cứ trạng thái cảm xúc nào khác hơn mà chính là với sự yêu thương trìu mến. Và cũng với một bản năng hoàn toàn tự nhiên, bất cứ người mẹ nào cũng hết lòng yêu thương trìu mến khi ôm con trong vòng tay để nuôi nấng bằng bầu sữa của chính mình. Không có tình yêu thương tự nhiên giữa mẹ và con, mỗi chúng ta không thể tồn tại và lớn lên, cũng như loài người đã không thể tồn tại cho đến ngày nay. Nếu nhìn rộng ra khắp muôn loài trong thế giới động vật, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những tình cảm tự nhiên tương tự ở tất cả loài vật, cho dù ta có thể cho rằng chúng kém hẳn về trí khôn để hiểu được ý nghĩa của tình cảm thiêng liêng này.

Mặt khác, cơ thể chúng ta cũng phù hợp một cách tự nhiên với những tình cảm tốt đẹp mà không phải do bất cứ một sự rèn luyện nào. Khi chúng ta yêu thương hoặc đạt được tâm trạng thanh thản, nhẹ nhàng, chúng ta cảm nhận được những lợi ích rõ rệt về sức khỏe. Ngược lại, khi chúng ta căm ghét, thù hận hoặc ghen tức... chúng ta cảm nhận rõ ràng những bất lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể là một sự suy sụp toàn diện về thể lực. Điều đó nói lên rằng, con người vốn dĩ sinh ra để yêu thương nhau và cùng sống trong hạnh phúc, không phải cho những mục đích hận thù hay tham lam, ích kỷ...

Khi nhận rằng bản chất của mỗi con người vốn là tốt đẹp thì việc hướng đến một cuộc sống hạnh phúc thật ra phải được hiểu là quay trở về với nguồn hạnh phúc ban sơ của chính mình. Ngược lại, một cuộc sống xa rời mục tiêu này chính là đi ngược lại tự nhiên và tất yếu sẽ phải đi dần đến chỗ hủy diệt, tan rã.

Một số người có thể lập luận ngược lại, cho rằng bản chất tự nhiên của con người vốn là xấu ác, với các biểu hiện như hung hãn, hiếu chiến, tham lam... và chỉ thông qua sự giáo dục, rèn luyện hoặc tu dưỡng mới có thể đạt đến sự tốt đẹp. Lập luận này có thể dựa vào chính những gì đã diễn ra trong lịch sử loài người cũng như thực trạng hiện nay để minh chứng. Qua đó, con người tỏ ra tham lam, hung hãn và hiếu chiến hơn bất cứ loài động vật nào mà chúng ta đã từng được biết.

Hoặc cũng có thể cho rằng bản chất con người vốn dĩ sẵn có cả những yếu tố thiện và ác, và tùy theo môi trường giáo dục, phát triển mà con người sẽ nghiêng về sự tốt đẹp hay xấu ác...

Những lập luận ngược lại này cũng không phải là kém phần thuyết phục, bởi chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những tranh chấp, mâu thuẫn căng thẳng luôn diễn ra quanh ta – thậm chí là rất nhiều –, ngay trong gia đình cũng như ngoài xã hội, từ những cộng đồng nhỏ nhoi như trong thôn, xóm... cho đến những bình diện rộng lớn hơn như trên cả nước hoặc thậm chí là toàn cầu. Tuy nhiên, những điều đó không phải tự nhiên xảy ra, chúng cần có những nguyên nhân tác động nhất định. Và quan trọng hơn hết, chúng ta cần lưu ý đến thực tế này: Chúng ta hoàn toàn có thể vui sống mà không cần đến những yếu tố xấu ác như sự tham lam, hung hãn... nhưng chúng ta không thể vui sống được nếu không có tình yêu thương, sự cảm thông... và các phẩm chất tốt đẹp khác trong tâm hồn. Bởi vì, khi đó cuộc sống của chúng ta sẽ luôn nặng nề căng thẳng không một phút giây nào thanh thản. Vì thế, có thể xác quyết rằng chính những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn mới chính là bản chất tự nhiên của mỗi chúng ta.

Mặt khác, thể lực tự nhiên của con người vốn là yếu đuối hơn so với rất nhiều loài vật trong tự nhiên. Để tồn tại và thậm chí là vươn lên khuất phục tất cả muôn loài, từ những loài hung dữ và mạnh bạo như cọp, beo, sư tử... cho đến những loài có sức mạnh và thân hình to lớn như trâu, bò, voi, tê giác... con người phải hoàn toàn dựa vào trí thông minh của mình. Sự phát triển trí thông minh là nhu cầu thứ yếu, nảy sinh trong cuộc sống cạnh tranh giữa muôn loài và ngay cả giữa loài người với nhau. Nhưng khi chúng ta không biết kiềm chế và định hướng đúng cho sự phát triển này, nó sẽ vượt qua cả bản chất vốn có trước đây là lòng thương yêu, sự cảm thông... và dẫn dắt chúng ta đến chỗ hủy hoại cuộc sống của chính mình. Trong khi bản chất của con người vốn là tốt đẹp, thì sự khôn ngoan mưu mẹo lại có ưu điểm giúp con người khuất phục được muôn loài và cả những đồng loại kém khôn ngoan hơn. Điều này đưa đến sự sai lầm khi không hiểu đúng về bản chất của cuộc sống. Thay vì hướng đến một cuộc sống hạnh phúc an vui, người ta lại vận dụng sự khôn ngoan mưu mẹo của mình để thỏa mãn những nhu cầu vật chất không giới hạn, và khi điều này không còn cân đối với những phẩm chất tốt đẹp vốn có trong tâm hồn, con người sẽ sa lầy vào cuộc sống bon chen, tranh chấp lẫn nhau ngày đêm không ngừng nghỉ, đi xa dần nguồn hạnh phúc ban sơ vốn sẵn có của mình.

Nhận ra điều này không phải là để quy lỗi cho trí thông minh của con người về những điều xấu ác đang diễn ra trong cuộc sống. Thật ra, phải thừa nhận rằng trí thông minh là một lợi thế mà tự nhiên đã ban tặng riêng cho con người. Chỉ có điều là ta phải biết vận dụng nó đúng hướng, và quan trọng hơn hết là phải chú trọng nhiều hơn đến phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn để phát triển cả hai một cách cân đối, hài hòa, thay vì là đánh mất đi bản chất tốt đẹp vốn có.

Khi thừa nhận rằng bản chất con người là những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, chúng ta sẽ cảm nhận được những thay đổi lớn lao trong giao tiếp với mọi người chung quanh. Chúng ta sẽ thấy dễ dàng tin cậy, yêu thương và hòa hợp với người khác. Và điều này ngay lập tức làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thanh thản và hạnh phúc hơn vì nó giúp giảm bớt đi rất nhiều những căng thẳng không cần thiết.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 3600)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 3445)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4432)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5372)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 9452)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 17789)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 8536)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7064)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 11424)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 4966)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567