Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tri thức và đạo đức

18/02/201111:50(Xem: 6803)
6. Tri thức và đạo đức

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Tri thức và đạo đức

Nhân cách, giá trị của một con người có thể nói là được tạo thành bởi hai yếu tố: tri thức và đạo đức. Người xưa đã phân biệt rõ hai lãnh vực này, và điều đó có những lý do xác đáng của nó. Cho dù những hiểu biết, lý luận về đạo đức có thể được tìm thấy trong rất nhiều sách vở, và đã được mang ra giảng dạy trong nhà trường, nghĩa là cũng giống như bao nhiêu kiến thức khác trong vốn liếng tri thức của mỗi chúng ta, nhưng điều đó vẫn không làm mất đi sự khác biệt giữa đạo đức và tri thức.

Tất nhiên là để có được một nền tảng đạo đức, trước hết bạn vẫn phải học tập giống như bất kỳ môn học nào khác. Nhưng sự học tập đó là hoàn toàn chưa đủ để tạo thành một con người đạo đức, mà yếu tố quyết định ở đây phải là sự thực hành những điều đó trong cuộc sống, và sự rèn luyện để biến chúng trở thành những bản chất tự nhiên trong tâm hồn. Chỉ khi ấy thì đạo đức mới được thể hiện một cách đúng nghĩa.

Chẳng hạn, hiếu kính cha mẹ là một tiêu chí đạo đức. Bạn đã được học điều đó ở nhà trường. Những bài học ấy giải thích rất rõ về việc vì sao phải hiếu kính cha mẹ, và cũng khuyên dạy chúng ta nên hiếu kính cha mẹ như thế nào...

Nhưng việc học thuộc và trả bài được điểm 10 hoàn toàn không liên quan gì đến tiêu chí đạo đức ấy trong con người của bạn. Bạn chỉ có thể trở thành người con hiếu khi những điều đó thực sự trở thành những suy nghĩ, cảm nhận của chính bạn. Và điều này đòi hỏi quá trình thực hành, nghiền ngẫm sâu xa trong thực tế cuộc sống, đôi khi kéo dài cả một đời người chứ không chỉ là một quá trình ngắn ngủi và cạn cợt như khi bạn ngồi ê a học thuộc lòng bài học đạo đức ở nhà trường.

Hãy nghe câu ca dao sau đây:

Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.

Cái “công lao mẫu từ” ấy đã có biết bao nhiêu sách vở nói đến, và thậm chí cũng chẳng phải là điều gì xa lạ lắm mà chính bạn cũng thường xuyên được quan sát, tiếp xúc trong cuộc sống. Nhưng bạn không bao giờ thực sự “biết” được nó, theo nghĩa là một sự cảm nhận trực tiếp, sâu sắc và đầy đủ, chừng nào mà bạn còn chưa tự mình trải qua việc “nuôi con”. Cũng như ngọn núi cao kia, ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng chỉ những ai đã thực sự gian nan vất vả leo lên tận đỉnh núi thì mới có thể “biết” được là nó “cao” như thế nào!

Bạn thấy đó, như vậy là chỉ để “hiểu” được hai câu ca dao ngắn ngủi ấy thôi, bạn đã phải mất gần nửa đời người rồi, phải không?

Vì thế, đạo đức là vấn đề không thuộc về phạm trù của tri thức. Bởi vì nếu như tri thức được nhận hiểu và biểu lộ qua lý trí thì đạo đức chỉ có thể được cảm nhận và thực hành qua trái tim. Hay nói cách khác, đạo đức là vấn đề của cảm tính, trong khi tri thức lại là vấn đề của lý luận.

Lấy một ví dụ khác, việc san sẻ, giúp đỡ người nghèo khó là một tiêu chí đạo đức. Nhưng bạn không thể dùng lý trí để nhận hiểu được điều này. Bạn có thể lý luận rằng, việc tôi đưa ra một số tiền để giúp người nghèo khó chỉ có thể là mất hẳn đi, vì tất nhiên là họ không có khả năng trả ơn cho tôi. Ngược lại, tôi vẫn sẵn lòng giúp đỡ, nhưng sẽ chọn giúp cho một người khá giả chẳng hạn trong lúc người ấy đang gặp một khó khăn nào đó, vì có nhiều khả năng hơn là khi họ vượt qua khó khăn họ sẽ tìm cách trả ơn tôi.

Vâng, lý trí là như vậy, và điều đó hoàn toàn “hợp lý”. Nếu tôi nói với bạn rằng, người nghèo thực sự cần sự giúp đỡ của bạn hơn, và vì thế việc giúp đỡ họ sẽ mang lại cho bạn niềm vui lớn lao hơn. Hoặc tôi nói với bạn về sự cảm thông và chia sẻ cần có giữa những con người, vì điều ấy giúp ta sống thanh thản hơn và an vui hơn... Bạn sẽ thấy tất cả những điều ấy đều là mơ hồ, khó nắm bắt và không “hợp lý”... Bởi rất đơn giản là vì những điều ấy chỉ có thể được cảm nhận bằng trái tim mà không thể nhận hiểu bằng lý trí. Và sự cảm nhận đó chỉ có được khi bạn thực sự bắt tay vào việc chứ không chỉ là học hiểu qua những lý thuyết suông.

Tôi tin chắc là đã có rất nhiều bài học thực hành đạo đức được áp dụng cho bạn từ thuở ấu thơ, ngay cả khi bạn chưa hề nhận thức được điều ấy. Những nền tảng này là rất quan trọng để bạn có thể tiếp tục phát triển khi bước vào đời. Nhưng ngay cả khi đọc những dòng này mà bạn vẫn còn thấy mơ hồ về một ý niệm đạo đức trong tâm hồn, thì bạn vẫn còn có nhiều cơ hội để rèn luyện yếu tố này nếu muốn vươn lên hoàn thiện chính mình.

Khi viết những dòng trên, tôi hoàn toàn không có ý cho rằng đạo đức là quan trọng hơn tri thức. Ngược lại, như đã nói từ đầu, cả hai yếu tố này đều góp phần tạo thành nhân cách, giá trị của mỗi người chúng ta. Chúng ta không thể hình dung một mẫu người đáng kính nào đó lại có thể thiếu đi một trong hai yếu tố này. Tuy vậy, vẫn có một vài lý do khá thuyết phục để chúng ta nhấn mạnh hơn về khía cạnh đạo đức của con người.

Thứ nhất, chúng ta thử xét một trong hai khả năng bất toàn của con người: có tri thức, thiếu đạo đức, hoặc là có đạo đức, thiếu tri thức.

Trường hợp thứ nhất, con người ấy có rất nhiều khả năng gây nguy hại cho người khác, và ít có khả năng làm lợi ích cho xã hội, vì họ sẽ thường có khuynh hướng vận dụng tri thức để giành lấy phần lợi về cho chính mình, bất chấp sự thiệt hại của người khác.

Trường hợp thứ hai, con người ấy có rất nhiều khả năng sẽ nhận lãnh nhiều thiệt thòi, thua kém trong cuộc sống vì thiếu tri thức, nhưng họ ít có khả năng gây nguy hại cho người khác, vì họ sẽ thường có khuynh hướng sống theo những tiêu chí đạo đức đã có trong lòng mình.

Tất nhiên cả hai trường hợp trên đây đều là những ví dụ cường điệu hóa, bởi vì trong thực tế không có những trường hợp nghiêng hẳn về một phía như thế. Tuy nhiên, khả năng mất cân đối giữa hai yếu tố này lại là điều rất thường xảy ra. Có những người sống nghiêng nhiều về mặt tri thức, và có những người khác chú trọng hơn đến mặt đạo đức.

Thứ hai, tri thức là một yếu tố hầu như có thể được tiếp thu và phát triển trong suốt cuộc đời, cho dù là vào mỗi giai đoạn của đời người cũng có những khác biệt nhất định trong việc phát triển tri thức. Trong khi đó, nền tảng đạo đức của chúng ta được hình thành rất sớm, ngay từ những năm tháng đầu đời, và có khuynh hướng trở thành những bản chất cố định, hay ít ra cũng là rất khó thay đổi. Vì thế, nếu chúng ta không có một ý chí hướng thượng mạnh mẽ để sớm thay đổi một nếp sống thiếu đạo đức vừa được nhận ra, thì có rất nhiều khả năng là nếp sống ấy sẽ theo đuổi ta cho đến tận cuối đời. Ngược lại, nếu may mắn có được một nền tảng đạo đức vững chắc khi bước chân vào đời, chúng ta có thể tự tin là sẽ bước được những bước vững chắc trong cuộc sống, ngay cả khi vốn liếng tri thức của ta còn non yếu.

Nói một cách khác, ta có thể bồi đắp tri thức còn non kém trên một nền tảng đạo đức tốt, nhưng ngược lại rất khó lòng dựa vào một nền tảng tri thức tốt để thay đổi uốn nắn một nếp sống thiếu đạo đức. Tất nhiên là điều này vẫn có thể xảy ra với những ai có đủ quyết tâm hướng thượng, nhưng tất yếu cũng phải có nền tảng là một số đức tính nhất định nào đó.

Này người bạn trẻ, đến đây chắc có lẽ bạn cũng đồng ý với tôi rằng: sẽ tốt đẹp biết bao nếu chúng ta có được sự phát triển cân đối cả hai yếu tố tri thức và đạo đức. Vâng, đúng vậy. Và đó là điều mà bạn hoàn toàn có thể làm được. Hay phải nói đúng hơn là chỉ có chính bạn mới tự làm được điều đó cho bản thân mình mà thôi.

Như khi bạn muốn pha nước ấm để tắm. Không ai khác có thể giúp bạn làm điều này một cách hoàn toàn vừa ý, vì người khác không thể biết được là bạn thích nhiệt độ nào. Chỉ có chính bạn mới biết chắc được là phải pha thêm nước nóng hay nước lạnh để đạt được nhiệt độ như ý muốn.

Cũng vậy, những người lớn dù quan tâm đến đâu, hiểu biết đến đâu cũng chỉ có thể đưa ra những lời chỉ dẫn và khuyên dạy, nhưng họ hoàn toàn không thể biết chính xác là bạn đang cần điều gì và nên làm điều gì. Như khi bạn muốn tự mình rèn luyện đức tính vị tha, chỉ có chính bạn mới có thể nhận biết là mình đã tiến bộ đến đâu và cần phải thực hành những gì...

Vì thế, nếu bạn nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sự phát triển cân đối cả hai yếu tố tri thức và đạo đức, bạn sẽ có thể tự quyết định là phải học tập và rèn luyện những gì, bởi vì có rất nhiều lời khuyên tốt đẹp mà bạn thì không thể cùng lúc thực hành tất cả những lời khuyên ấy.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16987)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 13140)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4035)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4061)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 5070)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5987)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10748)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20978)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9787)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7751)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]