Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Xây Dựng Thế Giới

06/02/201108:30(Xem: 8417)
Chương 7: Xây Dựng Thế Giới

ÐẠO PHẬT ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Cương lĩnh giáo lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam hiện đại
Thích Huyền Quang và Thích Nhất Hạnh
Viện Hóa Ðạo xuất bản lần thứ nhất - 1973

Chương 7: Xây Dựng Thế Giới

1. Hiểm Họa Ðe Dọa Nhân Loại

Nhân loại đang bị đe dọa trầm trọng bởi hiểm họa nhiễm độc của đất nước và không khí, hiểm họa nhân mãn cùng với hiểm họa chiến tranh nguyên tử. Các nhà sinh vật học cho biết độc tố thải ra từ các ngành kỹ nghệ đã làm dơ bẩn biển cả và sông ngòi; nhiều nơi độc tố quá nhiều khiến rong và cá đều chết, cá nổi lềnh bềnh hàng triệu con. Nước nhiều con sông tắm cũng đủ nguy cho tính mạng rồi, không nói đến uống. Nhiều thành phố lớn đã bị bao phủ bởi một bầu không khí nhiễm độc, ở đó thỉnh thoảng trẻ em và người lớn bất tỉnh và nghẹt thở. Chất độc hóa học dùng trong chiến tranh và trong việc sát trùng cũng đã làm cho đất bị nhiễm độc tố một cách nặng nề. Trách nhiệm phần lớn đang bị đổ lên đầu các nước tiến bộ về khoa học kỷ thuật. Các nhà sinh vật học còn nói nếu tình trạng tiếp tục như thế thì trong vòng một trăm năm nữa trái đất sẽ nhiễm độc đến đỗi không còn một sinh vật nào sống được.

Ðứng về phương diện dân số, các nhà xã hội học đã báo động rằng với đà sinh sản hiện tại thì đến 2000 tức là trong vòng hai mươi tám năm nữa dân số trên thế giới sẽ tăng lên gấp đôi: hiện giờ dân số thế giới là ba tỷ rưởi, đến năm 2000 thì sẽ có bảy tỷ người. Họ cho biết hiện nay dù dân số chỉ mới có ba tỷ rưỡi người mà gần một nữa nhân loại ăn không đủ no, nhiều nơi còn đói kém thiếu hụt; thì chắc chắn khi dân số tăng lên gấp đôi, trái đất không thể nào cung cấp đủ thực phẩm cho từng ấy người. Cố nhiên là hàng tỷ người sẽ chết đói, và điều chắc chắn nhất là chiến tranh sẽ bùng nổ vì sự đói kém. Khi chiến tranh bùng nổ trên một bình diện rộng rãi như thế, thì đó là một cuộc thế chiến: Bom nguyên tử sẽ được xử dụng và loài người sẽ trải qua những tai nạn thảm khốc rùng rợn. Người ta nói đến nỗ lực tăng gia sản xuất; nhưng tăng gia sản xuất thì phải dùng đến độc tố diệt trừ sâu bọ và phân bón hóa học: Sự nhiễm độc của đất, nước trở nên trầm trọng hơn. Ðất và nước đã bị nhiễm độc thì không ai còn sống được.

Hiện nay ta thấy giữa các nước giàu và các nước nghèo có một khoảng cách to lớn: Các nước gọi là “tiến bộ” trong khi sản xuất độc tố nhiều nhất, xử dụng xài phí các tài nguyên của trái đất (dầu xăng, cây rừng, quặng mỏ...) nhiều nhất, lại cũng là những nước tiêu thụ nhiều nhất; số lợi tức hàng tháng trung bình của một người Âu Mỹ là 120.000 đồng, trong khi số lợi tức trung bình của một người dân Việt độ 5.000 đồng. Sự chênh lệch đó, cùng với sự khai thác vô nhân đạo của các nước lớn đối với các nước nhỏ, nạn đói kém và tình trạng bị áp bức của các nước nhược tiểu đang tạo ra chiến tranh địa phương và một mai sẽ nổ bùng thành chiến tranh thế giới tiêu diệt nhân loại.

Biết như thế, ta thấy rằng sự xây dựng con người, quốc gia và giáo hội cần được thực hiện liên hệ với sự xây dựng và bảo vệ nền hòa bình thế giới. Người Phật tử Việt Nam biết rằng trong hiện nay dân tộc Việt Nam cũng như dân tộc nhiều nước nhược tiểu khác đang nỗ lực tranh đấu để thoát khỏi tình trạng bị các nước lớn khai thác và áp bức; nhưng đồng thời cũng ý thức rằng các vấn đề lớn của thế giới hiện nay chỉ còn có thể giải quyết được bằng nỗ lực chung của nhân loại. Ta phải liên hiệp với các nước cùng chung cảnh ngộ, ta bảo vệ bản thân đồng thời kêu gọi kẻ khác chấm dứt áp bức, bóc lột, bởi vì nếu chiến tranh kéo dài và lan rộng tiêu diệt toàn thể nhân loại. Các quốc gia trên thế giới phải nhận thức rằng đã đến lúc họ phải dung hợp và chung sống với nhau, bởi vì chủ nghĩa quốc gia cực đoan và quá khích đã trở thành nguy hiểm cho hòa bình thế giới.

Tìm Hiểu Tình Trạng

Về tình trạng con người trên trái đất, Phật tử nên tìm hiểu qua những bản báo cáo vô tư của các nhà khoa học và xã hội học, những hiểm họa trầm trọng đang đe dọa sự sống của con người. Những tài liệu này cần được phổ biến cho mọi người hay biết.

Lý Tưởng Quốc Gia Trong Lý Tưởng Thế Giới Ðại Ðồng

Chúng ta cần tìm hiểu đường lối phụng sự quốc gia như thế nào để có thể đặt lý tưởng quốc gia trong lý tưởng xây dựng thế giới đại đồng, cũng như ta đã đặt lý tưởng xây dựng con người trong lý tưởng xây dựng xã hội. Chúng ta phải chống lại chủ nghĩa quốc gia quá khích, phải chống lại chủ nghĩa đế quốc và tố cáo chủ nghĩa này bất cứ ở Âu hay ở Á, tư bản hay xã hội. Chúng ta hãy tìm cách liên kết với các nước bị áp bức, để chống lại một cách hữu hiệu những âm mưu khai thác của các đế quốc. Ta phải tìm mọi cách để khiến cho nhân dân các nước đế quốc thấy được đường lối vô nhân đạo của guồng máy kinh tế và chính trị của đất nước họ, cho họ thấy bằng kinh nghiệm, bằng phim ảnh, bằng tài liệu tình trạng bất công, nguy hiểm của thế giới hiện tại. Một số người ở các nước đế quốc đã giác ngộ, họ cần có sự hợp tác của chúng ta để làm một cuộc cách mạng trên đất nước họ, xô ngã hệ thống kinh tế đế quốc. Phải nói ra nhận xét và nguyện vọng của ta.

Hạn Chế Sinh Sản

Bằng những phương pháp khoa học và nhân đạo, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ gia đình, mỗi gia đình nên thực hành và khuyến khích thực hành phương pháp hạn chế sinh nở. Sinh nhiều con quá không những ta không đủ sức nuôi dạy đàng hoàng mà ta còn làm cho tình trạng dân số thế giới trở thành trầm trọng. Chúng ta không muối gửi con cái của chúng ta về một tương lai mù mịt không có lối thoát.

Bảo Vệ Trái Ðất

Dù vấn đề chưa cấp bách ở xứ ta, nhưng ta cũng nên bắt đầu áp dụng và cổ động mọi người chung quanh áp dụng những biện pháp chấm dứt sự làm ô nhiễm môi trường sinh hoạt trong xóm làng và khu phố. Nên giữ cho những con sông của ta trong và mát, nên cho ruộng đồng của ta thơm lành, khu phố của ta sạch sẽ. Rác rến đồ dơ cần phải chôn lấp. Chống đối kịch liệt sự dùng chất độc hóa học để khai quang.

Liên Ðới Trách Nhiệm

Phật tử lại càng mở rộng tầm mắt để thấy những vùng đói kém, khổ đau và bị áp bức trên thế giới. Như thế ta có thể tỏ bày tình liên đới, ủng hộ và công tác. Năm 1971, Phật tử Việt Nam đã quyên tiền và gửi tặng những người dân Bangladesh tỵ nạn tại Ấn Ðộ, gần tám triệu người sống trong cực khổ không khác gì các trại lánh cư Việt Nam vào năm 1968 và 1972. Số tiền tặng tuy chỉ có 300.000 đồng, và gửi qua trung gian tổ chức Gandhi Peace Foundation ở Ấn Ðộ, nhưng đã làm cho dân tỵ nạn Ðông Hồi cảm động. Tình liên đới đó rất quan trọng; khi Bangladesh thu hồi độc lập, họ đã tổ chức biểu tình ủng hộ hòa bình Việt Nam, và phổ biến tài liệu tranh đấu hòa bình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Chính là tinh thần liên đới này sẽ liên kết các nước bị áp bức để họ có thể tự bảo vệ họ và đóng góp vào hòa bình thế giới.

Giải Pháp Ðại Ðồng

Sau cùng, Phật tử nên nhận thức rằng, nếu hiện nay có nhiều vấn đề không thể giải quyết bằng những phương thức cục bộ thì ta phải tán đồng và tham dự vào việc thực hiện những giải pháp thế giới. Vấn đề thực phẩm cho thế giới, vấn đề nhân mãn, vấn đề nhiễm độc đất nước... chỉ có thể được giải quyết bằng sự cộng tác của toàn thể thế giới mà thôi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16840)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 12744)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4008)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4008)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4980)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5904)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10587)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20520)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9704)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7691)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]