Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Nguyên nhân Mẹ Ðất bệnh

25/01/201111:21(Xem: 7167)
IV. Nguyên nhân Mẹ Ðất bệnh

Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu

Nguyên nhân Mẹ Đất bệnh

1/ Sự u mê, tham lam, ích kỷ

Tàn hoại Mẹ Đất, phá sản và nhiễm ô môi sinh không ai khác hơn là con người. Vi u mê, tham lam, ích kỷ nên con người đã lợi dụng trí khôn của mình cùng với những khám phá khoa học để tàn phá môi sinh, và cùng lúc xây đắp đời sống hưởng thụ của mình trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác.

Tất cả sự vật trên đời này đều phải nương nhau mà có, cái này có vì cái kia có. Sự sống của con người có mặt vì muôn ngàn sự sống khác có mặt, sự sống của đất đá, của cỏ cây, sông biển, núi rừng, v.v... Tất cả đều góp phần vào sự sống của con người. Con người không thể sống riêng rẻ một mình nếu tất cả các loài khác bị tiêu diệt. Sự sống là một toàn thể. Đây là tính cách duyên khởi của vạn hữu và cũng là lý "trùng trùng duyên khởi" của kinh Hoa Nghiêm. Vì u mê, không biết được điều này nên con người đã thản nhiên ra tay tước đoạt sự sống của mọi loài, cho rằng đó là những thứ được ông Trời hay Tạo Hóa sinh ra cho mình hưởng thụ. Hưởng thụ cho riêng mình TA chưa đủ, chúng ta còn muốn hưởng thụ luôn cho cả vợ Ta, con Ta, gia đình Ta, xã hội Ta, quốc gia Ta. Vì muốn hưởng thụ cho tất cả những cái liên quan đến Ta và của Ta, nên chúng ta trở thành tham lam, ích kỷ. Có một muốn mười, có mười muốn trăm. Muốn nhiều thì tìm ở đâu ra? Phải moi nơi Mẹ Đất, khai quật các mỏ nguyên liệu. Nhưng nguyên liệu thiên nhiên thì có hạn mà lòng tham của con người thì không đáy. Từ đó sinh ra tranh dành và bóc lột lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, giàu lấn nghèo.

Không hiểu các nước chậm tiến Á Phi làm gì mà hơn nửa thế kỷ nay vẫn mãi nghèo đói không ngóc đầu lên được ? Chẳng lẽ họ không biết bắt chước Tây phương phát triển kỹ nghệ, canh nông, tăng gia sản xuất hay sao ? Họ biết chứ sao không ? Chính vì muốn bắt chước nên họ đã mua sắm rất nhiều máy móc tây phương, mua chịu (à crédit). Vì mua chịu hay nói một cách khác là mắc nợ nên phải cố gắng xuất cảng nhiều. Hàng năm số lương thực xuất cảng nhiều hơn số nhập cảng và được viện trợ bởi Liên Hiệp Quốc. Vào năm 1973, 36 nước nghèo đói nhất thế giới vẫn phải xuất cảng lương thực đến Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, các thức ăn được xuất cảng thường là các thứ hảo hạng, có nhiều chất dinh dưỡng hơn các thức ăn nhập cảng hay được viện trợ. Dân nghèo phải cong lưng ra cầy cấy, đổ mồ hôi sôi nước mắt, để rồi những sản phẩm đó được đem đi bán rẻ ở các nước giàu có Tây phương. Đây há không phải là một hình thức bóc lột sao ?

Cũng vì muốn xuất cảng kiếm ngoại tệ trả nợ mà không biết bao nhiêu ruộng đất tốt đã bị đem đi dùng để trồng các thứ xa xí phẩm như hoa mầu, thuốc lá, thay vì trồng lúa gạo cho dân ăn đỡ đói.

Ở Á Phi mỗi năm có đến hàng triệu trẻ em chết đói, trong khi đó ở Tây phương người ta vẫn thản nhiên tiếp tục ăn chơi tiêu thụ làm như hai bên không liên quan gì với nhau. Như vừa thấy ở trên, cuộc sống ăn chơi tiêu thụ của Tây phương được xây dựng trên sự bóc lột mồ hôi nước mắt của dân nghèo Á Phi, như vậy làm sao có thể nói là không liên quan đến nhau. Thầy Nhất Hạnh có nói trong quyển Tương Lai Văn Hóa Việt Nam: "Nếu Tây phương bớt ăn thịt và uống rượu lại 50% thì hàng chục triệu trẻ em Á Phi sẽ khỏi phải chết đói mỗi năm... Hạt lúa thay vì dùng để nuôi trâu bò gà vịt và để nấu rượu thì có thể đem đi cứu đói tại các nước này."

Các nước Á Phi vẫn không ngớt cầu cứu Tây phương viện trợ để phát triển kỹ nghệ, họ cho rằng sự nghèo đói của họ là do chậm tiến mà ra, nhưng họ không hay rằng "phát triển kỹ nghệ" theo lối Tây phương ngày ngay đồng nghĩa với "khai thác môi sinh". Bao nhiêu tài nguyên (tức là tặng phẩm của Mẹ Đất) như dầu hỏa, than, sắt, đồng, chì, v.v... đều đang cạn dần vì sự khai thác quá lố. Tại sao như vậy ? Đó chẳng qua là để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ (nói gọn hơn là lòng tham) của dân giàu có, dư ăn dư mặc.

Một điển hình cụ thể và rõ ràng nhất của sự tiêu thụ phí phạm vô lý đó là kỹ nghệ xe hơi. Các nước Tây phương đua nhau sản xuất xe hơi, ngày càng tối tân hơn, chạy nhanh hơn (có thể chạy trung bình từ 200 đến 300 cây số giờ) trong khi đó thì luật lưu thông như ở Pháp cấm không cho chạy quá 60 cây cố giờ trong thành phố hoặc 140 cây số giờ trên xa lộ. Thử hỏi chế tạo xe hơi như thế có ích lợi gì, nếu không là để dân chúng chạy quá tốc độ, vi phạm luật lưu thông hoặc gây ra tai nạn. Ở Pháp mỗi năm có đến hàng ngàn người chết vì tai nạn xe cộ. Đó là chúng ta chưa kể đến giá "sinh môi", tức là ảnh hưởng của sự khai thác môi sinh để tạo ra một chiếc xe hơi. Muốn chế tạo xe hơi, trước tiên cần phải có kim khí như sắt, nhôm, kẽm, đồng, chì, v.v... và như vậy thì phải khai quật các mỏ kim khí, nấu chảy, đúc nguội; tiếp theo cần đến các chất nhựa, cao su và thủy tinh, tức là phải khai thác các mỏ nhiên thạch; sau đó phải chuyên chở tất cả các thứ trên đến xưởng chế tạo. Các xưởng này cần phải vận dụng nhiều năng lượng, do đó cần phải được kiến thiết rộng lớn và trang bị máy móc tối tân. Cùng lúc chế tạo xe hơi, người ta phải xây cất đường xá, xa lộ, tức là phải cần đến đá, sỏi, xi măng, dầu hắc, v.v... và như vậy lại phải khai mỏ, giựt mìn, phá núi, lấp vá ruộng đồng. Khi xe được chế tạo xong, đâu phải là chạy được ngay, cần phải có xăng, dầu, nhớt, tức là phải khai thác các mỏ dầu hỏa, phải bơm, lọc, chuyên chở. Rất nhiều tàu chở dầu hỏa thường gặp tai nạn làm đổ dầu lai láng biển cả. Kỹ nghệ dầu hỏa tống khứ rất nhiều khí độc và làm ô nhiễm môi sinh nhiều nhất trong số các loại kỹ nghệ. Từ đầu đến cuối, cứ mỗi giai đoạn là mỗi khai thác và làm ô nhiễm môi trường sinh sống thiên nhiên. Đến đây chưa phải là hết, mỗi lần xe chạy, nó nhả nhiều khói độc có hại cho sức khỏe con người và cỏ cây. Sau cùng khi xe cũ mòn, không chạy được nữa, người ta tìm cách phế thải và như vậy lại làm ô nhiễm môi sinh lần nữa.

Trên đây chỉ là một thí dụ nhỏ nói lên sự phí phạm tài nguyên gây ra bởi xã hội tiêu thụ Tây phương. Tiêu thụ nhiều bao nhiêu thì tài nguyên cạn dần bấy nhiêu, lúc đó phải tính đến chuyện nhòm ngó nước khác và như vậy gây ra tranh dành giữa các cường quốc, hoặc chiến tranh xâm lược các nước nhược tiểu. Trên thế giới hiện nay, với số lượng vũ khí dư đủ để làm nổ tung 20 lần quả đất, người ta vẫn tiếp tục chế tạo những thứ độc địa hơn, dù đó là vũ khí hóa học, nguyên tử hay hạt nhân. Mặc dầu giữa hai cường quốc Nga Sô và Hoa Kỳ, sự kình chống nhau đã nhường chỗ cho sự thỏa hợp bắt tay nhau để giải tỏa bớt các hỏa tiễn, vũ khí nguyên tử, nhưng không phải vì thế mà vũ lực nguyên tử giảm dần. Các nước chậm tiến vẫn đang hăng say trang bị vũ khí nguyên tử như Do Thái, Nam Phi, Ấn Độ, Pakistan và Irak. Một số đông các nước khác, vì nghèo hơn, cũng cố gắng trang bị vũ khí hóa học mà họ mệnh danh là "bom nguyên tử của nước nghèo". Viện cớ rằng các nước nhược tiểu vẫn tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử nên các nước tiến bộ Tây phương không chịu giảm vũ lực của mình, ngược lại họ nhân cơ hội này để bán vũ khí cho các nước chậm tiến khác. Với sự thỏa hợp hai khối Đông Tây hiện nay, có thể các dàn hỏa tiển Âu châu sẽ không còn chĩa mũi về phương Đông nữa mà sẽ quay 90 độ để chĩa về phương Nam. Đến năm 2000, sự sản xuất dầu hỏa của Hoa Kỳ và Anh quốc sẽ không còn đáng kể và cùng lúc các quốc gia thuộc vịnh Ba Tư (Golf Persique) sẽ chiếm phần quản lý tiếp vận dầu hỏa cho thế giới. Nếu lúc đó các nước này dở chứng không chịu bán dầu hỏa hoặc làm khó dễ tăng giá quá mức thì sao? Các nước kỹ nghệ Tây phương có chịu để yên không hay là sẽ sẵn sàng dùng vũ lực uy hiếp? Với đà trang bị và chế tạo vũ khí hiện nay ở vùng Trung Đông liệu các nước Hồi giáo này có chịu thua kém không? Trong tương lai vùng Trung Đông sẽ là mối đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới.

Tóm lại nếu con người cứ tiếp tục tiêu thụ quá mức, khai thác và tàn hoại môi sinh thì không biết xã hội tân thời này sẽ sống còn trong vài thế kỷ tới hay không? Hay là sẽ bị tiêu diệt bởi sự bùng nổ của chiến tranh nguyên tử. Hoặc giả nếu không chết vì chiến tranh thì cũng chết vì đói, vì thiên tai, hạn hán, bảo lụt và bệnh dịch.

2/ Gương xưa châu Đại Dương

Cách đây khoảng hơn 12.000 năm về trước, trên trái đất có một châu tên là châu Đại Dương (Atlantide). Người ở đây rất thông minh, nền văn minh của họ tiến bộ gấp trăm hay ngàn lần nền văn minh khoa học của chúng ta hiện nay. Họ đã chế biến những dụng cụ rất tối tân, có thể làm đảo lộn thời tiết như biến mùa Đông ra mùa Hè, có thể vận dụng ý tưởng để di chuyển đồ vật, v.v... Tuy nhiên sự tiến bộ khoa học mà không đi đôi với đạo đức thì dễ gây ra thảm họa. Một số người gian ác đã lợi dụng khoa học để gây phe đảng và củng cố quyền lợi cá nhân. Từ đó xảy ra chiến tranh giữa các bè phái, họ đem ra những vũ khí rất ư là tối tân và độc địa để tàn sát lẫn nhau, và cùng lúc họ cũng vô tình hủy hoại vùng đất nơi họ đang ở. Một số các hiền giả đạo đức thấy rõ nguy cơ diệt chủng sắp đến, nên họ đã tìm cách di cư lánh nạn. Một số di cư sang châu Âu và lập nghiệp ở Ai Cập (Egypte), nơi đây có những Kim Tự Tháp được xây trước đây trên 6000 năm, đó là những vết tích văn minh của nhiều thế hệ con cháu giống dân Đại Dương (Atlantes), một số khác di cư sang chây Mỹ và họ là sơ tổ của các giống dân Mayas, Incas. Ở miền nam Mỹ châu cũng có những Kim Tự Tháp tương tợ như ở Ai Cập, với vài nét kiến trúc hơi khác.

Các nhà tiên tri Atlantes đã đoán đúng, sau cùng châu Đại Dương đã bị một trận Đại Hồng Thủy, tức đã bị những trận thiên lôi địa chấn và chìm xuống đáy biển. Nơi đây sau này trở thành biển Đại Tây Dương (Océan Atlantique) ngăn cách châu Âu và châu Mỹ.

Sự tích của châu Đại Dương được đa số xem là một huyền thoại, nhưng vẫn có một số ít các nhà khoa học khảo cổ tin chắc sự hiện hữu của châu này. Ở đời đâu phải chỉ có những gì mắt thấy tai nghe mới là thật có, có rất nhiều điều tai trần mắt thịt của chúng ta không nghe không thấy mà chúng vẫn hiện hữu. Thí dụ điển hình như Kim Tự Tháp Ai Cập, đến nay vẫn chưa ai hiểu nổi làm sao cách đây 6000 năm, con người đã có thể khiêng và chồng lên nhau gần 2 triệu tảng đá, với mỗi tảng nặng khoảng 2 tấn.

Hiện nay nhân loại đang đi vào con đường diệt vong cũ của châu Đại Dương mà không hay biết. Ở đời đã có biết bao nhiêu cuộc bể dâu, trước kia là biển nay thành đồng hoang, trước kia là núi nay thành biển cả. Mặt mũi của Trái Đất cũng thay đổi như mặt mũi của chúng ta. Khi vui mặt đẹp, khi buồn sầu đau. Khi con người biết sống trong thương yêu, hòa thuận với nhau thì mặt đất cũng xinh tươi, lúa mạ phì nhiêu, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Khi con người thâm hiểm, gian ác, ích kỷ, chỉ gây đau khổ cho nhau thì mặt Trái Đất cũng nhăn nhó, động đất, thiên tai, bão lụt, nhà nhà đói khổ, than oán.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2015(Xem: 26487)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22683)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30900)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
08/02/2015(Xem: 9193)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
23/01/2015(Xem: 5733)
Các tôn giáo nên hợp tác với nhau hầu góp phần mang lại một nền hòa bình cho toàn thế giới. Nếu tìm hiểu cặn kẽ những lời ủy thác do các vị sáng lập tôn giáo đã lưu lại cho chúng ta ngày nay, thì tất chúng ta sẽ hiểu rằng những lời ấy đều đã được ghi sẵn trong kinh sách của mỗi tôn giáo, và nhất loạt nêu lên trọng trách của mỗi người chúng ta trong xã hội.
05/01/2015(Xem: 21715)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 19179)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
11/12/2014(Xem: 9926)
Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây, nên đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v… đều được nâng cao một cách đáng kể.
22/11/2014(Xem: 28873)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
15/11/2014(Xem: 20961)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]