Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1A- Những Suy Nghĩ Về Xã Hội Hiện Tại và Tương Lai Của Thế Giới

12/01/201111:36(Xem: 10201)
1A- Những Suy Nghĩ Về Xã Hội Hiện Tại và Tương Lai Của Thế Giới

 

VƯỢTKHỎIGIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUÁN TƯỞNG VỀ TÂN THIÊN NIÊN KỶ

NHỮNGSUY NGHĨ VỀ XÃ HỘI HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI

Thưa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma,Ngài có ưu điểm là đang sống gần gũi với cả hai giá trị Tây phương lẫn Ðôngphương, một bên được gọi là những xã hội tiện nghi hưởng thụ còn một bên lànhững xã hội mang tính bảo thủ truyền thống. Cả hai hiện đang ở giữa một cuộckhủng hoảng đạo đức chưa từng thấy. Xin được nghe ý kiến của Ngài về vấn đề nàymà chúng tôi nghĩ là những lời khuyên sẽ mang đến rất nhiều lợi lạc. Chúng tôicũng rất muốn biết cảm tưởng của Ngài về tương lai của thế giới mà chúng tađang sống. Tuy nhiên trước tiên, nếu có thể được, xin Ngài vui lòng phácthảo ra những nét chính về triết học Phật giáo để chúng tôi dễ dàng trongviệc theo dỏi dòng tư tưởng của Ngài.

Tôi không bao giờ nghĩ rằngmình là người có khả năng đưa ra những lời khuyên bảo có thể giúpcho những ai đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cho mình một giải pháp thoátkhỏi những khổ đau tinh thần hay bất cứ những khổ đau nào khác. Ngay chính bảnthân tôi, đôi khi cũng cảm thấy mình hoang mang, băn khoăn, lo lắng kể cả nhữnglúc chính mình phải trực diện với những xung đột nội tâm. Tuy nhiên, tôi nghĩrằng đây là cơ hội tốt để chúng ta cùng nhau chia xẻ những quan điểm khác biệtcũng như những kinh nghiệm cá nhân đa dạng cuả chúng ta.

Tôi thường có thói quennhấn mạnh đến tầm quan trọng của hạnh phúc và sự thành đạt, mà tôi tin rằng đóchính là cứu cánh của đời người. Thí dụ,ï một người tự chọn bước vào một cuộchành trình tâm linh bằng tất cả nỗ lực phi thường, thách đố mọi khó khăn giankhổ không phải chỉ với một mục đích đơn giản là để được trở thành một kẻ tử vìđạo, mà chắc chắn là họ hy vọng tìm kiếm cho mình một niềm hạnh phúc lâu dài.Ðể đạt được mục đích này, họ có thể đã không thèm quan tâm tới những phúc lợicá nhân trong đời sống hiện tại. Cho nên theo tôi, cách thức mà chúng ta suynghĩ rất là quan trọng trong việc tìm kiếm hạnh phúc. Chính thái độ tinh thầncuả chúng ta mới là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc kiếm tìm hạnhphúc.

Quán chiếu và phân tích sựviệc một cách có luận lý sẽ giúp chúng ta phát triển một lối tư duy đúngđắn. Nếu tâm hồn chúng ta càng rộng mở càng thư giản chừng nào, chúng ta sẽcàng dễ dàng có một cái nhìn chính xác về sự vật chừng ấy. Nó cho ta hai lợiđiểm. Nếu ta để cho tâm hồn ta mở ngỏ, trước tiên nó sẽ làm cho ta thanh thản,thoải mái với chính mình. Và như vậy, một khi tầm nhìn của chúng ta không cònbị hạn chế, ta sẽ rất dễ dàng tìm ra cho mình những giải đáp trước những vấnnạn, khó khăn.

Chúng ta là những con ngườisống trên trái đất này cùng với vô vàn những con người khác, hạnh phúc củachúng ta quan hệ mật thiết với hạnh phúc của đồng loại. Thật khó mà tưởng tượngnổi rằng hạnh phúc của cá nhân tách rời, không lệ thuộc với hạnh phúc của ngườikhác. Cho nên một điều chắc chắn rằng nếu chúng ta khát khao hạnh phúc chochính mình, chúng ta cũng phải quan tâm một cách sâu xa đến hạnh phúc củatoàn thể nhân loại. Ðó là lý do tại sao tôi thường hay nhấn mạnh đến sự quantrọng của việc triển khai mộït ý thức trách nhiệm phổ quát cho tương lai.

Trong tôn giáo của chúngta, trong những lời nguyện cầu của chúng ta thường hay nói đến “phúc lợi củatoàn thể nhân loại” hoặc “hạnh phúc của con người”. Thế nhưng khi tôi nóiđến sự cần thiết của một trách nhiệm phổ quát, nó không phải chỉ đơn thuần làmột lý tưởng tôn giáo mà là một thực tế bao hàm cả hai mặt hành động và dấnthân tham dự.

Những thay đổi lớn lao củathời đại đã làm biến đổi khuôn mặt của thế giới, đặc biệt là trong lãnh vựctruyền thông giữa con người. Hãy lấy Tây Tạng và những dân tộc quanh vùng Hy MãLạp sơn làm thí dụ. Ðã có một thời người ta có thể sống một cách biệt lập trênnhững vùng núi non cao thẳm. Tuy nhiên, tình huống này đã không còn xảy ratrong một thế giới lắm đổi thay, cho dù ngay cả chúng tôi muốn sống biệtlập, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài.

Bây giờ xin mời qúy vị hãycùng tôi nhìn phớt qua khía cạnh phát triển kinh tế. Thật khó mà tưởng tượngnổi rằng trong thời đại hôm nay lại có một quốc gia hay một lục địa sống hoàntoàn dưới một chế độ chuyên chế. Một điều rõ ràng rằng, không những các quốcgia đơn thuần mà ngay cả những châu lục cũng phải sống nương tựa vào nhau trênbình diện kinh tế.

Rồi đến lãnh vực trao đổithông tin và kiến thức, khoảng cách không gian đã không còn là một chướng ngại,vấn đề truyền thông chung quanh trái đất này bây giờ chỉ diễn ra trong vòngnháy mắt. Lúc còn trẻ, Ấn Ðộ và Trung Quốc đối với tôi quả thật là xa xôi diệuvợi, bởi vì phải tốn cả tháng trời mới có thể đi đến đó được. Bây giờ thì chỉcần vài tiếng đồng hồ là người ta có thể đi từ Ấn Ðộ đến AÂu Châu hay từ AÂuChâu đi Mỹ quốc. Dĩ nhiên những cuộc hành trình bằng máy bay này có thể làm chochúng ta mệt mỏi nhưng nó khẳng định một điều rằng phía bên kia trái đất đangnằm ở trong tầm tay với của chúng ta. Thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và mỗiphần của nó lại phải nương tựa vào những phần khác. Hãy lấy thí dụ vềlãnh vực môi trường, một quốc gia riêng lẻ, cho dù là một siêu cường đi nữacũng không thể nào một mình tự giải quyết được những vấn nạn lớn lao về môitrường, như là sự xói mòn tầng ô-dôn chẳng hạn.

Thực tế hôm nay cho thấytrái đất của chúng ta trở nên nhỏ bé hơn và tất cả mọi người, tất cả mọi quốcgia đều phải sống nương tựa chặt chẽ vào nhau. Thế nhưng về mặt tâm linh, vềmặt tinh thần có vẻ như chúng ta chưa được chuẩn bị để theo kịp với thực tế chonên đã không hòa điệu được với khuynh hướng phụ thuộc ngày càng gia tăng. Từkhông gian nhìn xuống trái đất, có ai thấy được những biên giới chia cắt cácquốc gia? Chắc chắn là không! Cũng thế, nếu ta quán tưởng sâu xa về sự phụthuộc lẫn nhau của các hiện tượng trên trái đất, những vấn nạn nhỏ bé cục bộcủa chúng ta sẽ mất đi sức nặng và từ đó chúng ta sẽ bắt đầu nhìn sự vật trongtính toàn cầu, trong khái niệm chung của con người muôn thuở.

Trong ý nghĩa đó, khái niệmvề “anh” và “tôi” đã mất đi tính ưu tiên của nó, và khi ta nhận thức rõ điềunày, dòng tư tưởng sẽ tự động dẫn ta đến một cảm giác sâu xa hơn về một ý thứctrách nhiệm đối với điều thiện phổ quát. Thế cho nên, ta càng dính dấp vàonhững chuyện mang tầm vóc thế giới nói chung, ta càng cảm thấy bình yên hơn,hạnh phúc hơn trong đời sống cá nhân. Ðiều đó cũng có nghĩa là nếu ta biết chămsóc đến tha nhân, quan tâm đến phúc lợi của người khác chừng nào, ta sẽ bớt dầnđi những thói xấu ganh tỵ, kiêu căng, độc ác chừng ấy. Không nghi ngờ gì nữa,những thói xấu đó cọng với tinh thần cạnh tranh ganh đua đã làm cho chúng tasống không hạnh phúc trong mỗi ngày qua. Thế nhưng khi ta quan tâm đến phúc lợicủa mọi người như là của chính chúng ta, tự nhiên ta sẽ cảm thấy một niềman lạc lớn lao tràn ngập tâm hồn.

Cách đây chẳng bao lâu, thếgiới này đã bị phân chia thành hai khối, Ðông và Tây. Sự phân cách này đặt cănbản trên ý thức hệ chính trị hơn là kinh tế. Một khi mà vũ khí nguyên tử củaphe này nhắm vào phe kia, người ta không thể nói đến chuyện trợ giúp nhaumà phải nhìn thẳng vào thực tiễn thế giới trên căn bản của khái niệm “anh” và“tôi”, của “chúng ta“ và “họ“. Như thế đó, thế giới đã bị chia cách bởi ýthức hệ và quyền lực. Ðể tự bảo vệ mình, hai phe sẵn sàng chấp nhận nguy cơ bịtiêu diệt bởi một trận chiến nguyên tử. Trong những tình huống như vậy,những suy nghĩ của chúng ta không thể không bị đóng khung trong ý niệmcái này là của chúng tôi, cái kia là của họ. Nhưng bây giờ kỷ nguyên đó có thểđã qua rồi, chúng ta mường tượng đang bước vào một trật tự thế giới mới.

Mấy năm trước đây, trongdịp hội kiến với Tổng thống Bush tôi có phát biểu rằng trật tự thế giới mới sẽlà một điều rất tuyệt vời nếu được kết hợp với tinh thần từ bi. Nếu không có từbi, tôi sợ rằng nó sẽ không thể thành công. Chúng ta đang bước vào một thờiđiểm rất thuận lợi và quan trọng của lịch sử thế giới. Ðây là lúc mà chúng tacó cơ hội để ngồi lại làm việc cùng nhau cho những mục tiêu tốt đẹp của nhânloại.

Khi ta suy nghĩ về một ýthức trách nhiệm chung và có một cái nhìn về lâu về dài về mọi chuyện, vấn đềkiểm soát sinh sản trở nên cần thiết. Trên quan điểm của người con Phật, sựhiện hữu của con người là một điều vô cùng qúy giá, thế nên, việc ngăn ngừasinh sản có vẻ như không được đúng đắn. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang đốiđầu với tình trạng quá tải về dân số mà thế giới có thể chịu đựng, thế nên khicó sự chọn lựa giữa một bên là sự sống còn của nhân loại và một bên chỉ là mộtsố lượng nhỏ của những kẻ sắp ra đời, hiễn nhiên, chuyện kiểm soát sinh sản làmột điều cần thiết. Nhưng tôi cũng cần phải nhấn mạnh ở đây là, biện phápï kiểmsoát phải mang tính cách bất bạo động.

Những biến chuyển của tìnhhình thế giới đã đưa đến việc tiết giảm, kể cả hủy bỏ các loại vũ khí nguyêntử, một điều mà ai cũng thấy là rất tuyệt vời. Việc giải trừ quân bị là mộtđiều cần thiết. Tất cả các loại vũ khí hiện có nên được tiết giảm từng loạimột, từ các loại vũ khí của chiến tranh quy ước, đến chiến tranh hóa họccũng như vũ khí nguyên tử. Thực tế cho thấy việc ngưng sản xuất vũ khí có thểgây nên những vấn nạn trầm trọng cho nền kinh tế và kỹ nghệ. Tuy nhiên nhữngkhó khăn đó tôi nghĩ là không đáng giá so với phúc lợi chung của nhân loại, tanên từ bỏ nó trong khi kiếm tìm một giải pháp khác để giải quyết vấn đề.

Những khác biệt về truyềnthống tôn giáo cũng là một khía cạnh quan trọng trong thế giới này và tôi tinchắc rằng đa tôn giáo là một điều vô cùng cần thiết. Ta không chối cãi rằngnhững tôn giáo khác nhau đã đưa ra những quan điểm siêu hình khác biệt, tuynhiên một điều rất rõ ràng là những thông điệp căn bản của các tôn giáo chínhđều rất giống nhau. Với những điều kiện thuận lợi hiện có, ta hãy học hỏi để cóthể làm việc cùng nhau, sống với nhau trong tinh thần hòa điệu.

Chiến tranh lạnh đã là sảnphẩm của quá khứ, cuộc đối đầu giữa Ðông và Tây không còn nữa. Tuy nhiên vẫncòn một khoảng cách không thể lấp bằng trong vấn đề phát triển kinh tế giữa Bắcvà Nam. Sự chênh lệch đáng kể về kinh tế đã tạo nên những vấn nạn lớn lao chocác quốc gia mở mang. Trên quan điểm đạo đức, sự cách biệt về mức sống đã làđiều khó chấp nhận, nó lại còn mang thêm những khó khăn cho các quốc gia pháttriển mà hậu quả cụ thể là sự di dân hàng loạt của các công nhân từ các xứnghèo của Phi Châu, Trung Ðông, Viễn Ðông đổ xô đến Pháp, Ðức để tìm kiếm côngăn việc làm.

Trong những giải pháp màngười ta có thể hình dung ra để giải quyết vấn đề như từ chối không cho nhậpcảnh, trục xuất những người di dân đều không bền vững. Hơn thế nữa, đó khôngphải là một giải pháp dài hạn. Phương cách hay hơn hết là làm sao tạo ra đượccông ăn việc làm tại những quốc gia nghèo nhằm mục đích khuyến khích vànâng cao mức sống của người dân địa phương để họ không còn tìm cách di dân đinơi khác với hy vọng kiếm tìm một đời sống tốt đẹp hơn.

Chắc chắn là một số quốcgia thời hậu Cộng sản hiện đang phải đối đầu với một số khó khăn lớn lao nhưngtôi nghĩ là họ có nhiều tiềm năng để thành công về mặt kinh tế hơn là mộtsố quốc gia khác. Các quốc gia ở vùng Viễn Ðông, Trung quốc, Ấn độ cũng thế.Vùng đất gặp nhiều khó khăn nhất, theo tôi là Châu Phi, một lục địa bao la vớinhững khó khăn chồng chất. Cách đây không bao lâu tôi có dịp viếng thăm Gabon,nơi mà trước đây nhà bác học Abert Schweitzer đã từng sinh sống. AbertSchweitzer là một người Pháp, một con người vĩ đại đã chứng tỏ một tinh thầnïcan đảm phi thường trong việc phục vụ những người nghèo khổ, những người cầnđược trợ giúp. Nếu muốn cái hố ngăn cách giữa Nam và Bắc ngày càng thu hẹp, hơnai hết những nỗ lực chính phải đến từ những người ở phía Nam. Những quốc giagiàu có có thể cống hiến những trợ giúp nhưng đồng thời dân chúng tại các quốcgia nghèo hơn cũng phải đứng ra tự gánh vác trách nhiệm cho chính vận mệnh củahọ.

Một sự kiện bất hạnh vàđáng tiếc khác là ngay tại chính trong lòng các quốc gia phát triển cũng hàmchứa một sự phân cách lớn lao. Thành phần ưu đãi tuy chỉ chiếm một tỉ lệ rấtnhỏ trong xã hội nhưng lại nắm hết toàn bộ tài nguyên quốc gia trong khi đại đasố quần chúng còn lại đều là những kẻ vô sản. Quả là một điều rất đáng tiếc.Tuy không phải là một chuyên gia về các vấn đề Phi Châu, nhưng trong chuyếnthăm viếng vừa qua, điều đập vào mắt tôi trước tiên là ở đây đang cần một nhucầu căn bản, đó là học vấn, giáo dục. Thật khó mà tưởng tượng là chỉ nộitrong một quốc gia cũng đã bị phân chia manh mún ra thành từng sắc dân, bộ lạc,nói những ngôn ngữ khác nhau. Ðiều này tạo ra thêm nhiều vấn nạn mà ngaycả cá nhân tôi tôi cũng không biết phải giải quyết như thế nào. Ðối phó với tấtcả những vấn đề nan giải đó, chắc là người ta phải khẩn cầu Trời Phật che chở!

Khi đề cập đến một số vấnđề quốc tế, tôi thường phát biểu với thân hữu: “Qúy vị đang sống trong các quốcgia dân chủ,đang hành xử quyền dân chủ mà ai cũng thấy là rất tuyệt diệu và cầnthiết. Thế nhưng, ngay tại xứ mình thì quý vị áp dụng nó một cách trân trọngnhư vậy nhưng hiếm khi thấy qúy vị đem những nguyên tắc này ra sử dụng trongcác quan hệ quốc tế!”

Một số các nhà tư duykhoa học nay cho rằng đã đến lúc không còn nên phân biệt giữa hai phạm trù đốinội và đối ngoại nữa; chúng ta bây giờ đã là thành viên của một đại gia đình,tất cả đều bình đẳng như nhau, thế nên những vấn đề chung của cả thế giới cũngnên được xem như là những vấn đề “nội bộï” cả. Tôi nghĩ rằng đây làmột cái nhìn rất thoáng và cao quý. Ðem áp dụng tinh thần này vào thựctiễn, chúng ta sẽ giải quyết được một số vấn nạn chung.

Bây giờ hãy nói đến chuyệnviện trợ cho các Quốc Gia Thứ Ba, người ta luôn luôn áp đặt lên đó một số điềukiện hoặc là một số giới hạn để tìm cách hạn chế nó. Quan niệm về viện trợ nhưvậy tự nó đã bị hạn chế vì chúng ta đã đặt ưu tiên trên chính quyền lợi củaquốc gia mình, vì vậy đã tạo nên những chướng ngại cản trở cho việc điều hànhmột cách êm đẹp ngay giữa các quốc gia với nhau. Những giới hạn này phải nênđược hủy bỏ, thay vào đó là thiện ý chính trị. Mà muốn đạt đến mục tiêu củathiện ý chính trị,ta không thể không xây dựng trên căn bản của tình nhân đạo,trên những nguyên tắc đạo đức vững chắc, đó là lòng vị tha và ước muốn tạo phúclợi cho con người, cởi bỏ bớt cho họ những gánh nặng khổ đau.

Nếu thiện ý chính trị đượcđặt nặng trên những nguyên tắc này, tôi tin chắc rằng nó sẽ là một khí cụ lợihại. Nhà chính trị không phải từ trên trời rơi xuống. Họ cũng không phải sinhra từ không gian mà là một sản phẩm của xã hội, như chúng ta vậy. Nếu trong mộtxã hội mà toàn thể dân chúng đều chung hưởng một nền đạo đức luân lý cao qúytốt đẹp, nhà chính trị được sản sinh ra từ xã hội này chắc chắn không thể khôngkính trọng những giá trị đó. Ngược lại, một xã hội không được xây dựng trên mộtnền tảng đạo lý, những thành viên của nó không hề tôn trọng bất kỳ giá trị đạođức nào ngay cả cho chính mình, thì quả là điều phi lý khi họ lại lên tiếng phêphán những nhà chính khách của mình.

Một số người thường tự độngliên hệ giữa đạo đức cùng một số nguyên tắc, lòng vị tha chẳng hạn, xem đó làcái nhìn thế giới dưới chiếc kính màu tôn giáo. Lối suy luận đó hàm chứarằng tất cả tín đồ của mọi tôn giáo đều tuân thủ một số tiêu chuẩn đạo đức, cònnhững ai không có tín ngưỡng cho dù có chấp nhận những nguyên tắc đạo đức nàyđi nữa họ cũng vẫn là những kẻ vô dụng, vô tích sự. Thật là một lầm lẫn lớn khingười ta tin rằng đạo đức chỉ là một phó sản của tôn giáo. Ta có thể hình dungra hai loại người có đời sống tinh thần: loại thứ nhất là những người gắn chặtcuộc đời họ với niềm tin tôn giáo, trong khi loại thứ hai là những người đượcsinh ra bình thường như mọi người, sống với tình cảm giản đơn như yêu thươngngười láng giềng, sẵn sàng giúp đỡ, cư xử tốt với họ. Ðây cũng là loại người cóđời sống tinh thần vậy. Tin theo tôn giáo là một điều tốt, thế nhưng con ngườivẫn có quyền sống mà không theo bất cứ một tín ngưỡng nào. Tuy nhiên nếu khôngcó những phẩm chất đạo đức căn bản của con người, nếu không nuôi dưỡng sinhhoạt tâm linh cho đời sống thế tục, cá nhân sẽ không bao giờ có được một cuộcsống hạnh phúc và họ rất dễ dàng trở thành một tai họạ cho xã hội.

Bây giờ chắc sẽ có ngườihỏi, vậy thì cái gì được xem là phẩm chất đạo đức căn bản? Tôi có thể trảlời ngay mà không cần suy nghĩ, đó là sự ân cần chăm sóc đến kẻ khác, đó làlòng thương yêu trìu mến trong mỗi con người. Bản chất yêu thương xuất hiệnngay từ những ngày đầu tiên khi ta hiện hữu trên trái đất này. Hãy nhìn một bàmẹ chăm sóc đứa con của mình: tình thương yêu qủa là rất tự nhiên. Nếu không cótình cảm này có lẽ bà mẹ đã không cho con bú và có lẽ bà ta cũng sẽ không có cảsữa. Ðứa trẻ cũng thế, nó tìm đến vú mẹ một cách tự nhiên, rồi được nâng niuvới tất cả những ân cần thương yêu từ người mẹ, nếu không được như thếchắc là đứa trẻ đã không rúc vào vú mẹ.

Như vậy đó, tình cảm ân cầnthương yêu được biểu hiện ngay từ thuở đầu đời và đó chính là phần cốt lỏi củabản chất con người. Không có tôn giáo nào hướng dẫn ta, không có luật pháp nàobắt buộc ta và cũng không có trường học nào dạy ta về cái tình yêu thương tựnhiên này. Tình cảm yêu thương đó đã xuất hiện cùng một lúc với thể xác ngay từkhi ta mới chào đời. Ðó là một đặc tính bẩm sinh của con người. Ngay từ ngàyđầu tiên, đời sống của ta đã được đánh dấu bởi tình thương yêu đối với tha nhânvà qủa thật là một điều cần thiết để bảo tồn cái bản chất tự nhiên đó của nhânloại qua suốt kiếp người.

Ðó là lý do tại sao mà tôithường hay bảo lưu quan điểm của mình cho rằng bản chất của con người là yêuthương, là nhân chi sơ tính bổn thiện! Nếu chúng ta sống một cách tử tế phù hợpvới bản chất yêu thương tự nhiên, chắc chắn ta sẽ gặt hái được rất nhiều lợilạc, không phải chỉ riêng cho chính bản thân mình mà cho cả xã hội mà ta đangsống. Ðối với tôi, cái tình cảm yêu thương trìu mến này có thể được xemnhư là một thứ tín ngưỡng phổ thông. Mọi người đều cần đến nó. Nhữngngười có đức tin cũng như những người không đức tin. Những đức tính tốt đẹp nàychính là nền tảng căn bản của đạo lý.

Nếu qúy vị đồng ý với nhữnggì mà tôi vừa phát biểu về lòng thương yêu vị tha này, xin hãy đón nhận nó nhưlà một phần của qúy vị, càng nhiều càng tốt. Ngược lại, nếu suy nghĩ theomột hướng khác, tôi e rằng quý vị sẽ phải sống triền miên trong những nỗi giậndữ. Nhưng mà chuyện đó đâu có gì quan trọng, mọi người tự do mà!

Xin cảm ơn toàn thể qúy vị.Ðó là tất cả những gì mà tôi muốn trình bày hôm nay.



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2022(Xem: 8801)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7825)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 5904)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 31803)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 17864)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 3811)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
05/12/2021(Xem: 4153)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
17/11/2021(Xem: 20305)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16715)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 10633)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567