Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu

12/01/201111:30(Xem: 11508)
Lời Nói Đầu

 

VƯỢTKHỎIGIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða

LỜINÓI ÐẦU

Tenzin Gyatso tức Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, có thể được xem như làmột Phật tử nổi tiếng nhất trên hành tinh của chúng ta. Người “tăng sĩ bìnhthường” này, Ngài thường tự gọi mình như thế, đã trở thành một nhân vật nổi bậttrên trường quốc tế kể từ thập niên 1950, khi mà hàng ngàn dân Tây Tạng, trẻgià trai gái đã phải chạy trốn khỏi nơi chôn nhau cắt rốn để chấp nhận cuộcsống lưu vong trên đất Ấn cũng như những nơi khác. Ðoạt giải thưởngNobel Hoà Bình năm 1989, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã được hàng chục ngàn người từ Áchâu, đến tận vùng đất Sô Viết cũ cũng như cả phương Tây coi như là vị Phậtsống của thời đại.

Vượt Khỏi Giáo Ðiều (Beyon Dogma) là một tuyển tập gồm những bài nóichuyện, trao đổi đối thoại của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma trong chuyến viếng thăm Phápquốc năm 1993. Ðược hiệu đính lại để có thể giữ nguyên được tính chất sống độngvà bầu khí cởi mở của những buổi gặp gỡ giữa Ngài và các nhóm tiếp xúc, cuốnsách này đã đưa người đọc tiếp cận với tính cách đa dạng của những quán chiếusâu sắc liên quan đến các vấn nạn mà nhân loại có thể sẽ phải đương đầu trướcngưỡng cửa của tân thiên niên kỷ.

Cuốn sách này được phân bố thành năm phần chính. Trong bốn phần đầucủa cuốn sách, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma phản ánh những suy nghĩ của Ngài về tất cảnhững vấn nạn xã hội, chính trị mà nhân loại hiện đang phải đối diện, và trongphần cuối của cuốn sách, Ngài trả lời những câu hỏi liên quan đến bản chất rốtráo của thực tại cũng như vị trí của con người trong vũ trụ. Tuy nhận thức đượcnhững thách đố khó khăn mà mọi công dân cũng như các nhà lãnh đạo thế giới hiệnphải đối đầu, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cũng giúp cho ta nhìn về tương lai với niềm hyvọng, trên căn bản của một tâm hồn tỉnh thức biết tận dụng mọi cơ hội để chuyểnhóa và bảo tồn các giá trị tốt đẹp, cao qúy nhất. Ngài cũng cho ta thấy bằngcách nào mà mọi chiều kích của hiện thể duyên sinh của chúng ta đã tham dự mộtcách hoà điệu vào khúc luân vũ của sự sống còn và phục hưng, sự hoà điệu củatinh thần con người được khúc xạ thông qua lăng kính của các thói tục: tâm lý,văn hoá và chính trị.

Trong Phần thứ nhất, “Những Quán tưởng về Tân Thiên niên kỷ”, Ðức Ðạt LaiLạt Ma là một nhà khoa học chính trị nắm bắt được các thách đố của thời hậuChiến Tranh Lạnh. Bắt đầu với một nhận xét đơn giản: Giống như tất cả mọi conngười đang sống trên trái đất này, thỉnh thoảng Ngài cũng bị vây bủa bởi nhữngnỗi khó khăn, đối diện với những phiền muộn, lo lắng, hoang mang. Và bởi vìkhông có một giải pháp rốt ráo nào cho nỗi khổ đau, con người thường phải chấpnhận những vấn nạn này, thế nên Ngài có thói quen thường nhấn mạnh đến tầm quantrọng của hạnh phúc và sự thành đạt, mà Ngài xem đó như là “ cứu cánh của đờingười”.

Trong Phần Thứ Hai, “Tâm Linh và Chính Trị”, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma khảo sáttỉ mỉ về vai trò của lòng từ ái và xem đó như là nền tảng cho một xã hội có đạolý. Cùng với sự tu dưỡng hạnh nhẫn nhục, lòng từ ái tạo ra một bối cảnhhài hoà cho nền giáo dục khoa học kỹ thuật đi đôi với đạo đức học. Áp dụng vàolãnh vực nhân quyền trên bình diện quốc tế, những phẩm chất tốt đẹp của từ bivà nhẫn nhục có thể được kết hợp với việc thực hành tinh thần bất bạođộng trên căn bãn của lòng nhân đức và vị tha. Những thái độ này là một cáchthế giải trừ mầm móngï cạnh tranh độc hại hiện nay, hậu qủa của sự tích lũynhững cái nhìn thiển cận.

Trong Phần Thứ Ba, “Bất Bạo Ðộng: Một Tâm Gương Ðể Noi Theo“, Ðức Ðạt LaiLạt Ma thảo luận một cách thẳng thắn cùng chúng ta về những bài học được rút ratừ lịch sử đau thương của quốc gia Tây Tạng, tương lai của quốc gia này trongmối quan hệ với Trung quốc, cũng như những đổi thay trong vai trò của Ðức ÐạtLai Lạt Ma. Là một nhà tư duy luôn luôn mang tinh thần độc lập, Ngài cũngđề cập đến khả năng có thể có một vị nữ Ðạt Lai Lạt Ma trong tương lai, và phátbiểu về vấn đề này một cách giản đơn: “Không có trở ngại nào trên mặt lýthuyết”. Liên quan đến những khát vọng đấu tranh vũ trang dành độc lập mà giớitrẻ Tây Tạng đang bày tỏ hiện nay, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã tỏ ra thông cảm nhữngtình cảm bức xúc của họ nhưng đồng thời cũng lên tiếng cảnh giác chống lại tháiđộ bạo động. Phần này được kết thúc bàng bài thơ “Ngôn Ðế” do Ðức Ðạt Lai LạtMa sáng tác như một lời nguyện cầu chấm dứt những đau thương, thống khổ của đấtnước Tây Tạng.

Trong Phần Thứ Tư, “Vượt Khỏi Giáo Ðiều,” Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã phác thảomột phương thức tiếp cận với cái mà chúng tôi tạm gọi là “Chủ thuyết tâm linhhoàn vũ”, đồng thời đề nghị một số phương thức giúp chúng ta cảnh giác chốnglại sự cám dỗ của hình thức tôn giáo kinh viện mang tính xơ cứng, giáo điều,thường là mảnh đất ươm mầm tinh thần bất khoan dung trong tôn giáo. Trong khinhấn mạnh đến tính cách quan quan trọng của sự hoà đồng tôn giáo, Ngài đồngthời cũng nêu rõ rằng mỗi tôn giáo đều có nét độc đáo riêng, những phẩm chấtđặc biệt của nó. Như vậy tất cả mọi truyền thống tôn giáo đều có cùng chung mộtmục tiêu, đó là mang niềm hạnh phúc chân thật đến cho con người. Vấn đề là làmthế nào để ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc vượt qua khỏi giáo điềuràng buộc? “Bạn phải luôn luôn giữ cho tâm hồn mình hạnh phúc và biết mĩmcười!“

Phần Thứ Năm, “Duyên Khởi và Tánh Không,” chứa đựng những quán chiếu tinhtế và khoa học mà các nhà khoa học và triết gia đã chất vấn Ngài trong các cuộctrao đổi, gặp gỡ. Trong phần này Ngài đã vận dụng nguồn mạch phong phú củatriết học và luận lý học Phật giáo, cùng với những kiến thức đáng kể của Ngàivề khoa học kỹ thuật Tây phương, để soi chiếu vào tận cùng các bí ẩn của kiếpnhân sinh và vũ trụ. Ði đến cốt lõi của vấn đề, các nhà vật lý lượng tử và Phậttử cùng đồng ý với nhau rằng, thực tại là nghịch lý. Nhưng làm thế nào để cácnguyên lý của vật lý học cùng với những tuệ giác bí truyền của các nhà du giàcó thể bổ túc cho nhau và bằng cách nào thức giác trở thành phần cấu trúc cơ bảncủa vũ trụ?

Bằng những quán sát được rút ra một cách chọn lọc từ giáo lý căn bản củaPhật giáo, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cũng giải thích cho chúng ta làm thế nào mà nhữngnăng lực của trùng trùng duyên khởi chính là sự hiển lộ của trí tuệ sâu sắckhông còn bị giới hạn, thành kiến trói buộc. Như thế, điểm cốt lõi nhất của bímật giáo truyền, là pháp vượt ra ngoài mọi giáo điều, học thuyết, pháp không làthực thể để có thể được tàng trữ, cất giữ. Quả là tin mừng. Một tâm thức hoàntoàn rộng mở giúp chúng ta lý do để hy vọng, không cần biết bao nhiêu lần chúngta bị tách rời khỏi nguồn linh quang trong suốt, tri kiến về nó vẫn luôn luônhiện hữu. Nguồn linh quang này chính là nhịp đập tuôn chảy không ngừng như mộtbiểu hiện của lòng từ ái. Nó hiện hữu trong tất cả mọi dạng của đời sống, trongmọi tâm hồn mà các triết gia, nhà khoa học, thánh nhân đều có thể nhận biếtđược.

Vượt Khỏi Giáo Ðiều chứa đựng một thông điệp phổ quát. Trong thời buổiđói khát tinh thần này, những cuộc đối thoại, những bài nói chuyện của Ðức ÐạtLai Lạt Ma, một con người mà mối quan tâm chính là muốn rao truyền thông điệpcủa lòng hy vọng và từ ái, giúp cho ta cảm giác như được vỗ về, nuôi dưỡng. Làmột người giàu óc khôi hài tế nhị, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã cống hiến trọn cả đờimình để mang lại an ủi, hiểu biết cho bất cứ ai muốn tìm kiếm một cuộc sống mãnnguyện và hạnh phúc.

StevenD. Goodman
Instituteof Buddhist Studies
Berkley,California
May,1996



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 23202)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
13/12/2010(Xem: 24297)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 13258)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
07/12/2010(Xem: 5150)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
30/11/2010(Xem: 3185)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
28/11/2010(Xem: 8310)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
27/11/2010(Xem: 11502)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
17/11/2010(Xem: 4147)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
16/11/2010(Xem: 16077)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
13/11/2010(Xem: 8732)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khí mà đạo Phật đã thổi vào...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]