Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kết luận

05/01/201115:42(Xem: 4952)
Kết luận

Tủ sách Đạo Phật Ngày nay
ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI HÓA
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2010

Kết luận

Chúng tôi đã can đảm nói ra những gì mà chúng tôi cho là cần thiết nhất và sẵn sàng nhận chịu tất cả những búa rìu dư luận. Chúng tôi tin tưởng rằng tiếng nói phát tự kinh nghiệm và khổ đau sẽ có giá trị truyền cảm của nó và ước mong trước hết sự hưởng ứng và sự góp ý xây dựng của người trí thức và văn nghệ sĩ để mau chóng tạo nên được không khí thuận lợi cho công trình hiện đại hóa đạo Phật.

Các bậc Thượng tọa hiện nắm giữ vai trò lãnh đạo Phật giáo trong Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo có trách nhiệm lớn trước đạo pháp và trước dân tộc, điều đó đã là hiển nhiên. Nhưng tất cả chúng ta, những yêu mến đạo Phật cũng có trách nhiệm rất lớn. Đạo Phật bao hàm rất nhiều tiềm lực lớn lao để xây dựng và giải phóng dân tộc ra khỏi tình trạng chậm tiến của xã hội ta về mọi phương diện. Đạo Phật là gia tài chung của cả dân tộc cho nên các bạn cũng như chúng tôi phải có bổn phận bảo vệ và xây dựng. Xin hãy can đảm nói lên nhận thức của mình, và sẵn sàng đem trái tim khối óc của mình ra phụng sự.

Đối với cấp Giáo hội, tin tưởng ở tinh thần tự do truyền thống của đạo Phật, chúng tôi xem tập sách này như một bản điều trần được viết ra bằng thiện chí xây dựng. Sở dĩ chúng tôi viết thành sách vì chúng tôi sợ nó sẽ lại nằm trong một đống hồ sơ dính bụi theo số phận của những bản điều trần trước. Chúng tôi nghĩ có những công việc sau đây cần được thực hiện:

1. Nghe ngóng và thu thập tất cả những ý kiến xây dựng, dù là xây dựng dưới hình thức chỉ trích, bất cứ từ giới nào.

2. Ngăn chặn đà thế tục hóa của sinh hoạt giáo hội. Trang bị những tu viện Thể Nhập và thỉnh cầu các vị cao đức xuất thế làm tu viện trưởng để tổ chức một nếp sống tu viện thật nghiêm chỉnh, thanh tịnh, thuận lợi cho sự tu tập chứng ngộ. Phải có một giới tăng sĩ chuyên tu, lấy đạt đạo làm mục đích.

3. Ban hành giáo chế mới để đón nhận trí thức, thanh niên, văn nghệ sĩ và chuyên viên vào hàng ngũ những người phụng sự. Xét lại các vấn đề giáo chế và giáo sản.

4. Thành lập những hội đồng chuyên môn trong các Tổng vụ để nghiên cứu, hoạch định và điều hành kế hoạch hành đạo: giáo dục, hoằng pháp, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, thanh niên v.v… Các hội đồng ấy sẽ thu nhận những nhà trí thức chuyên môn để làm việc chung với các nhà Phật học.

5. Thành lập các trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội để đào tạo một thế hệ thanh niên lành mạnh hợp sức với dòng tu Tiếp Hiện mang lý tưởng đạo Phật đi vào cuộc đời.

6. Chú trọng đặc biệt đến giới thanh niên học tăng. Nâng đỡ trực tiếp thanh niên học tăng. Lập cơ sở học hành riêng cho họ để khi tốt nghiệp họ có thể chọn hoặc con đường đi vào tu viện Thể Nhập, hoặc con đường gia nhập những dòng tu Tiếp Hiện.

7. Tuyên bố để quốc dân và thế giới biết rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đang thực hiện việc hiện đại hóa đạo Phật để biến đạo Phật thành một nguồn sinh lực văn hóa mới cho cuộc đời.

Có thể trong số các bậc Thượng Tọa lãnh đạo Phật Giáo có vị sẽ than phiền rằng Giáo hội không có đủ điều kiện tài lực cũng như nhân lực để thực hiện những điều mơ tưởng trên. Chúng tôi mạn phép nghĩ rằng Phật giáo có những tiềm lực lớn lao cần được khai thác, và khi đã khai thác, những tiềm lực ấy trở thành hiện thực không có gì là không làm được. Điểm chủ chốt nằm trong vấn đề cách mạng giáo chế. Sự có mặt của giới trí thức, văn nghệ sĩ và thanh niên trong hàng ngũ Phật tử chủ động sẽ giải quyết được hết mọi khó khăn về vấn đề thiếu thốn chương trình và phương tiện thực hiện. Chúng tôi nguyện cầu cho đạo Phật Việt Nam và cho dân tộc.

Tháng Giêng 1965

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 3609)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 3454)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4443)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5376)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 9469)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 17834)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 8552)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7084)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 11455)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 4971)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567