Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Tại Sao Dân Số Thế Giới Tăng?

01/01/201109:18(Xem: 7660)
27. Tại Sao Dân Số Thế Giới Tăng?

TẠI SAO DÂN SỐ THẾ GIỚI TĂNG?

Không có cơ sở thực sự để nghĩ rằng đây là thời kỳ duy nhất mà dân số thế giới tăng nhanh.

Nếu người Phật tử không tin vào một lin hồn do thần linh tạo ra, thì làm thế nào để họ giải thích nguyên nhân của sự gia tăng dân số trên thế giới hiện nay? Ðây là một câu hỏi phổ biến thường được nhiều người trong xã hội ngày nay thắc mắc. Những người hỏi câu hỏi này thường giả thuyết rằng chỉ có một thế giới duy nhất nơi mà các chúng sanh đang hiện hữu. Người ta nên xem xét rằng dân số thế giới tăng ở những nơi mà điều kiện khí hậu tốt, những tiện nghi thuốc men sẵn sàng, thực phẩm và sự đề phòng sẵn có để sinh đẻ và bảo vệ mạng sống là một điều rất tự nhiên.

Người ta cũng nên xem xét rằng không có cơ sở thực sự để nghĩ rằng chỉ có trong thời kỳ này dân số thế giới mới gia tăng. Không có những phương tiện để so sánh với bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử thời cổ đại. Những nền văn minh khổng lồ đã xuất hiện và biến mất tại các vùng Trung Á, Trung Ðông, Châu Phi và Châu Mỹ cổ đại. Không có những con số thống kê về những nền văn minh này. Dân sỗ như những vấn đề khác trong vũ trụ này, phải chịu sự chi phối của những chu kỳ thịnh suy. Trong những chu kỳ gia tăng đang báo động của tỷ lệ sinh, người ta có thể được giao làm một công việc để biện luận cho sự tái sinh trong thế giới này hoặc là ở những thế giới khác. Trong mấy nghìn năm qua, không có bằng chứng để chứng minh con số sự sống đang hiện hữu ở nhiều hệ thế giới khác nhau thực sự là vô hạn. Nếu sự sống của con người có thể được so sánh với chỉ một hạt cát thì số chúng sanh trong vũ trụ này giống như số hạt cát trong tất cả những bãi biển trên thế giới này. Khi điều kiện thích hợp và được sự hỗ trợ của những thiện nghiệp, một số trong con số vô hạn những chúng sanh này được tái sinh làm người. Sự tiến bộ của y học đặc biệt trong thế kỷ 19 và 20 đã khiến cho con người sống lâu hơn và sống đời sống khoẻ mạnh hơn.

Ðây là một nhân tố đóng góp cho sự gia tăng nhanh dân số. Dân số có thể tăng nhiều hơn nữa trừ phi con người ý thức đưa ra những biện pháp để kiểm soát nó. Do vậy, trách nhiệm đảm bảo kiềm chế được sự gia tăng dân số nên được giao phó cho lĩnh vực y khoa và những lĩnh vực khác sẵn có trong xã hội hiện nay. Sự đảm bảo về trách nhiệm này không thể được phân công cho một tôn giáo cá biệt nào hoặc là những thế lực bên ngoài.

Có một sự tin tưởng của một số người nào đó cho rằng tất cả những hiện tượng rủi ro, tai ương làm huỷ diệt mạng sống của con người là do thần linh, Thượng đế tạo ra để mà làm giảm đi dân số thế giới. Thay vì tạo ra quá nhiều sự khổ đau cho những sinh vật do mình tạo ra, thế thì tại sao Ngài không thể kiểm soát được dân số? Tại sao càng ngày Ngài càng tạo ra nhiều người sinh sống trong những quốc gia có mật độ dân số dày đặt, nơi mà không có đủ lương thực thích hợp, quần áo mặc, những thứ cần thiết khác? Những ai tin rằng Thượng đế tạo ra mọi loài trên thế gian này không thể đưa ra một câu trả lời thoả mãn cho câu hỏi trên. Sự nghèo khó, đói khổ, bất hạnh, chiến tranh, bệnh tật, nạn đói kém không phải do vì ý chí của thần linh, Thượng đế hoặc là lòng ham muốn của quỷ thần, mà là những nguyên nhân không khó khăn lắm để phát hiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2012(Xem: 6385)
Tuy đức Phật không bàn chuyên vấn đề kinh tế, thế nhưng những ý kiến của Ngài phát biểu trong một số trường hợp cá biệt về vấn đề kinh tế, rất đáng được chúng ta lưu tâm, suy ngẫm. Đức Phật hết sức quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức của mọi chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại lại rất coi nhẹ các vấn đề này.
19/11/2012(Xem: 9193)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
16/11/2012(Xem: 4423)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
30/10/2012(Xem: 3642)
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
23/10/2012(Xem: 7035)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
20/10/2012(Xem: 4478)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
10/10/2012(Xem: 6587)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
08/10/2012(Xem: 7691)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
02/10/2012(Xem: 9950)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
17/09/2012(Xem: 8419)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567