Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Giới Trí Thức Ngày Nay Nói Gì Về Hình Ảnh Đức Phật

01/01/201109:03(Xem: 6609)
22. Giới Trí Thức Ngày Nay Nói Gì Về Hình Ảnh Đức Phật

GIỚI TRÍ THỨC NGÀY NAY NÓI GÌ VỀ 

HÌNH ẢNH ÐỨC PHẬT

Pandit Nehru, cựu thủ tướng Ấn Ðộ, nhận xét về hình ảnh Ðức Phật như sau:

Ðôi mắt Ngài nhắm lại, nhưng có một sức mạnh tinh thần vượt ra ngoài và một nguồn năng lượng tràn khắp thân thể của Ngài. Mặc dù nhiều thời đại trôi qua, nhưng dường như Ðức Phật không cách xa chúng ta tí nào. Giọng nói của Ngài thi thầm trong tai chúng ta và bảo chúng ta không nên chạy trốn những sự xung đột trong cuộc sống, chúng ta nên nhắm mắt định tâm và giáp mặt chúng, và nhìn cuộc đời bằng đôi mắt trìu mến và xem đời như là cơ hội vĩ đại cho sự phát triển và thăng hoa”. Ông cũng nói rằng: “Khi tôi ở trong nhà giam, tôi thường nghĩ về hình ảnh của Ngài và đó là nguồn cảm hứng vô tận đối với tôi”.

Trong suốt đệ nhị Thế chiến, tướng Ian Hamilton thấy một tượng Phật bị hủy hoại trong một ngôi chùa tại Miến Ðiện. Ông gởi tượng Phật này cho Winston Churchill, người sau này làm thủ tướng Anh Quốc, với bức thư như sau:

Khi bạn ở trạng thái lo âu sợ sệt, hãy chiêm ngưỡng thái độ trầm lặng thanh này và hãy mỉm cười với những lo âu sợ sệt của bạn”.

Count Keyserling, một triết gia người Ðức, phát biểu: “Trên đời này có cái gì đẹp hơn và đáng tôn kính hơn hình ảnh của Ðức Phật. Ðó là một sự hiện thân hoàn hảo nhất về mặt tinh thần trong thế giới phiền toái này”.

Một học giả cũng nói rằng:

Những hình ảnh Ðức Phật mà ta nhìn thấy là một biểu tượng tượng cho những phẩm chất. Chúng ta đảnh lễ và tôn kính Ðức Phật chỉ là một sự sùng kính mang tính chất biểu tượng tượng trưng cho sự vĩ đại của Ngài và niềm hạnh phúc mà chúng ta nhìn thấy qua lời dạy của Ngài. Hình ảnh thanh tịnh và vắng lặng của Ðức Phật là một nguồn khái niệm phổ quát về những cái đẹp lý tưởng. Hình ảnh Ðức Phật là một tài sản quý giá nhất của chung toàn nền văn hoá Á Châu. Nếu không có hình ảnh Ðức Phật thì Á Châu dẽ trở thành vô nghĩa và đó chỉ là một sự hiện hữu về mặt địa lý cho dù các quốc gia này có thịnh vượng như thế nào đi chăng nữa.”

Người Phật tử tôn kính hình tượng Ðức Phật như là một di tích của Bậc Ðạo Sư vĩ đại nhất, thông thái nhất, hoàn hảo nhất và từ bi nhất đã từng hiện hữu trên cõi đời này. Hình tượng Ðức Phật rất cần thiết để cho chúng ta hồi tưởng lại Ngài và những phẩm chất cao quý vĩ đại, khêu gợi nguồn cảm hứng cho hàng triệu con tim từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tất cả các nền văn minh trên thế giới. Nó giúp cho họ tập trung tư tưởng vào Ðức Phật. Họ cảm thấy trong tâm tư của họ sự hiện hữu sống lại hình ảnh của bậc Ðạo sư để mà sự sùng bái của họ trở nên có ý nghĩa.

Là Phật tử, chúng ta nên có một tượng Phật bằng gỗ hay bằng thạch cao, hay tượng giấy thờ trong nhà. Việc thờ tượng Ðức Phật trong nhà không phải như là một sự trang trí để trưng bày mà là một đối tượng để chiêm ngưỡng và tôn kính. Hình ảnh thanh tịnh vắng lặng của Ðức Phật, một biểu tượng của lòng từ bi, thanh tịnh và hoàn hảo đóng vai trò như là một nguồn an ủi, khuyến khích và cảm hứng nhằm giúp chúng ta vượt qua bất kỳ những khó khăn, chướng ngại, lo âu mà chúng ta giáp mặt trong cuộc sống hằng ngày trên cõi đời phiền trược nhiễm ô này. Khi chúng ta tôn kính Ðức Phật, chúng ta sẽ được hưởng ân huệ rất lớn, nếu chúng ta thiền định trong một thời gian ngắn bằng cách chú tâm, quan sát những phẩm chất vĩ đaị và cao thượng của Ðức Phật, nếu chúng ta nghĩ về Bậc Ðạo sư chúng ta có thể làm cho chúng ta ngày càng hoàn hảo nhờ vào sự hướng dẫn của Ngài.

Do đó, không phải sự tự nhiên tôn kính này được biểu hiện trong một số tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc thanh nhã và tuyệt hảo mà người ta đã từng được chứng kiến.

Một nhà văn nổi tiếng khác cũng đã trình bày trong ngôn ngữ triết lý của ông về chân ý nghĩa của việc đảnh lễ Ðức Phật như sau:

Chúng ta cần phải đảnh lễ Ðức Phật mặc dù lòng sùng kính đã được định hướng sẵn. Do đó, cầu mong cho tất cả chúng ta có được sức mạnh tươi tắn và xây dựng một đền thờ cho chính cuộc đời của chúng ta, và cho đến khi chúng “lau sạch” tâm, thì tâm của chúng ta xứng đáng được ghi nhớ hình ảnh của Ngài trong suốt điện thờ sâu kín của tình thương. Ðối với điện thờ đó, tất cả chúng ta cần dâng cúng những món quà không phải vì thèm muốn ánh sáng, những bông hoa tàn, vô thường trôi nổi, mà đó là vì hạt giống của tình thương, của sự dâng hiến và lòng vị tha đối với những người xung quanh chúng ta”.

Anatole France, trong nhật ký của ông, viết:

Vào ngày đầu thàng Năm năm 1980, tình cờ tôi đến thăm Viện bảo tàng ở Pari. Ở đó, đứng sừng sững trong vắng lặng và giản dị những vị thần của Á Châu, đôi mắt tôi bỗng nhiên chăm chú vào hình tượng Ðức Phật, người đã đưa tay cứu giúp những nhân loại, và mở rộng lòng từ bi đón nhận tất cả chúng sanh vào cõi đời của Ngài. Nếu có một Thượng đế nào đã từng hiện xuống cõi đời này, tôi cảm thấy ở đây chính là Ngài. Tôi cảm phục muốn quỳ xuống dưới chân Ngài và cầu nguyện Ngài như tôi đã từng cầu nguyện Thượng đế”.

Ouspenky, một triết gia Tây phương diễn tả những cảm xúc của ông về hình ảnh Ðức Phật mà ông đã chiêm ngưỡng tại Tích Lan. Ông ta bày tỏ: “Ðức Phật này là một tác phẩm nghệ thuật rất khác thường. Tôi không biết lấy những tác phẩm nghệ thuật nào để so sánh với hình ảnh Ðức Phật với đôi mắt ngọc bích lấp lánh. Có nghĩa là tôi biết không có một tác phẩm nào mà nó diễn ra trong chính nó quá hoàn hảo nhũng ý tưởng về tôn giáo như là như là gương mặt của tượng Phật này diễn tả ý tưởng của Phật giáo. Ðể hiểu được gương mặt này, cần phải tìm hiểu Ðạo Phật. Ông ta cũng bộc lộ tiếp: “Không cần phải đọc nhiều kinh sách Phật giáo hoặc đi dạo bộ cùng với các vị sư nghiên cứu các tôn các tôn giáo Ðông phương hay tham vấn với giới tu sĩ học thức. Mọi người nên đến đây, đứng chắp tay thành kính trước Ngài, và hãy chiêm ngưỡng đôi mắt ngọc bích long lanh xanh biết đang thể nhập vào cuộc sống của mình và mọi người sẽ hiểu Phật giáo là gì?”

Nghệ thuật Phật giáo trong việc tạo ra những hình ảnh và những bức tường minh họa những câu chuyện đạo đã khơi dậy nguồn cảm hứng và làm phong phú thêm nghệ thuật và văn hóa của hầu hết các quốc gia Aù châu hơn 2500 năm qua.

Những gì khiến cho thông điệp của Ðức Phật quá hấp dẫn lôi cuốn đối với nhân loại trong việc trao đổi sự hiểu biết của mình ? Có lẽ câu trả lời có thể được nhìn thấy trong sự thanh lịch, thanh thản của hình ảnh Ðức Phật. Không chỉ có màu sắc và đường nét mà con người bày tỏ niềm tin của họ đối với Ðức Phật và sự nhân từ trong những lời dạy của Ngài. Bàn tay của con người đã hun đúc nên những sản phẩm bằng kim loại, bằng đá, tượng Phậät là một trong những sáng tạo vĩ đại nhấât của con người thiên tài.

Nếu giới Phật tử thật sự ao ước được nhìn thấy hình ảnh của Ðức Phật trong tất cả sự huy hoàng và đẹp của hiện hữu lý tưởng của Ngài thì họ phải chuyển dịch những lời dạy của Ngài sang cuộc sống đời thường và thực hành theo lời dạy ấy. Chính nhờ thực hành giáo pháp của Ngài mà họ có thể gần gũi Ngàivới cảm nhận được một luồng hào quang trí tuệ tuyệt vời bất tận và lòng từ bi vô lượng vô biên của Ngài. Chỉ đơn giản tôn kính, sùng bái hìnhn ảnh Ðức Phật mà không thực hành giáo lý thậâm thâm vi diệu thì không phải là con đường để tìm sự giải thoát khổ đau.

Một cuộc đời quá đẹp, một trái tim quá trong sáng, thanh tịnh, môt cái tâm quá sâu sắc và giác ngộ, một cá tính quá gợi cảm và vị tha ; một cuộc sống hoàn hảo như thế , một trái tim từ bi như thế, một tâm thanh tịnh như thế, một cá tính thanh thản vắng lặng như thế thực sự là đáng được tôn kính, chiêm ngưỡng và đáng được dâng hiến cúng dường. Ðức Phật là một chúng sanh hoàn hảo nhất và là một bông hoa thơm ngát, mỹ miều đáng để cho đời chiêm ngưỡng.

Sir Edwin Arnold giải thích bản chất của Phật quả trong thi phẩm “Ánh Sáng Á Châu” như sau: 

Ðây hoa nở rộ trên cây nhân loại
Ðã bừng nở qua vô số năm
Làm thế giới chan hòa hương thơm trí tuệ
Và mật ngọt tình thương.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2012(Xem: 9159)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
16/11/2012(Xem: 4401)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
30/10/2012(Xem: 3630)
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
23/10/2012(Xem: 7017)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
20/10/2012(Xem: 4459)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
10/10/2012(Xem: 6565)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
08/10/2012(Xem: 7665)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
02/10/2012(Xem: 9915)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
17/09/2012(Xem: 8389)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
14/09/2012(Xem: 6881)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567