Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Thay Đổi Nhãn Hiệu Tôn Giáo Trước Lúc Lâm Chung

01/01/201108:51(Xem: 7331)
14. Thay Đổi Nhãn Hiệu Tôn Giáo Trước Lúc Lâm Chung

THAY ÐỔI NHÃN HIỆU TÔN GIÁO 

TRƯỚC LÚC LÂM CHUNG

Chỉ tin rằng có một ai đó rửa sạch những tội lỗi của chúng ta mà không đè nén trạng thái tâm bất thiện của chúng ta là không thích hợp với giáo lý Ðức Phật.

Chúng ta thường hay tình cờ chứng kiến những trường hợp người ta thường hay đổi đạo vào lúc họ sắp chết. Bằng cách chấp nhận một tôn giáo khác, nhiều người thường mang một sự tin tưởng sai lầm rằng họ có thể ‘rửa sạch những tội lỗi của mình’ và dễ dàng đi lên thiên đường hơn. Họ cũng hy vọng bản thân họ sẽ được tổ chức một tang lễ đơn giản và tốt đẹp hơn vào lúc qua đời. Ðối với những ai sống trọn đời với một tôn giáo cố định nào đó, đột nhiên lại theo một tôn giáo hoàn toàn mới và không quen thuộc với họ và hy vọng được cứu rỗi ngay tức khắc thông qua niềm tin nơi tôn giáo mới này thì thực sự là một điều vô cùng cường điệu. Ðây chỉ là một giấc mơ. Thậm chí có một số người nổi tiếng là đã được đổi đạo theo một tôn giáo khác khi họ đang ở trong trạng thái hôn mơ, không ý thức và trong một vài trường hợp, thậm chí sau khi chết. Những ai quá sốt sắng, nhiệt tâm và điên cuồng về việc giáo hoá những người khác vào tôn giáo của họ, đã dẫn dắt những người thất học đi vào con đường sai lạc và buộc họ phải tin rằng tôn giáo của họ là một tôn giáo đúng đắn và chỉ có việc tin vào với một biện pháp dễ dàng hoặc là đây là một con đường tắt dễ lên thiền đường. Nếu người ta bị dẫn dắt tin rằng rằng có một ai đó đang ngồi ở một nơi nào đó có thể rửa sạch tất cả những tội lỗi mà họ đã phạm phải trong suốt quá trình sống trên cuộc đời này, thì niềm tin đó sẽ chỉ khích lệ những người khác phạm những hành động tội lỗi.

Giáo lý của Ðức Phật dạy không có một niềm tin rằng có một ai đó có thể rửa sạch tất cả những tội lỗi của chúng ta. Chỉ khi nào con người thành thật nhận ra rằng những gì họ đang làm là không đúng và sau khi đã nhận ra điều đó, cố gắng sửa đổi và làm những điều thiện mà chúng có thể đè nén hoặc là trấn áp những hậu quả xấu đã được tích luỹ mà họ đã phạm phải trong vô lượng kiếp sống. Nó trở thành một cảnh tướng phổ biến trong nhiều bệnh viện mà chúng ta có thể chứng kiến những người truyền đạo của một số tôn giáo luẩn quẩn xung quanh những bệnh nhân hứa khả họ ‘sự sống sau khi chết’. Ðây là hành động lợi dụng sự không hiểu biết căn bản và nỗi sợ hãi về mặt tâm lý của những bệnh nhân. Nếu những người này thực sự muốn giúp đỡ, thì họ phải có thể bày tỏ những phép lạ mà họ quá tự hào cho là những phép lạ này được chứa đựng trong thánh điển của tôn giáo họ. Nếu họ có thể hiển bày những phép lạ, thì chúng ta se không cần đến bệnh viện. Người Phật tử không bao giờ trở thành những nạn nhân của những người này. Người Phật tử nên học những giáo lý cơ bản của tôn giáo thánh thiện của họ mà tôn giáo ấy dạy họ rằng tất cả những khổ đau trên cuộc đời này vận mệnh căn bản của nhân loại. Cách duy nhất để chấm dứt khổ đau là thanh tịnh tâm ý. Cá nhân con người tạo ra khổ đau cho chính mình và chính bản thân con người là người có thể chấm dứt khổ đau đó. Không một ai có thể hy vọng chấm dứt những hậu quả để lại sau những hành động tội lỗi của anh ta bằng cách thay đổi nhãn hiệu ở ngưỡng cửa của cái chết.

Số phận của người chết trong kiếp lai sinh tuỳ thuộc vào ý niệm cuối cùng hiện hữu nơi tâm thức (cận tử nghiệp) của người ấy theo ác nghiệp hay thiện nghiệp mà người ấy đã tạo tác trong kiếp sống hiện tại, không phân biệt loại nhãn hiệu tôn giáo nào anh ta thích chọn lựa cho chính mình ngay trước lúc lâm chung.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2014(Xem: 14532)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 33927)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 9976)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 59299)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 8425)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 8499)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7988)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 6027)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 28775)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 25296)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]