Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Sự Phát Triển Luân Lý Đạo Đức & Tâm Linh

01/01/201108:50(Xem: 7592)
13. Sự Phát Triển Luân Lý Đạo Đức & Tâm Linh

SỰ PHÁT TRIỂN LUÂN LÝ ÐẠO ÐỨC & 

TÂM LINH

Không có một nền tảng tâm linh thì con người sẽ không có trách nhiệm luân lý đạo đức; con người mà không có trách nhiệm luân lý đạo đức sẽ tạo ra một sự hiểm nguy cho xã hội.

Phật giáo là một ngọn hải đăng soi sáng đáng khâm phục hướng dẫn cho nhiều con người nhiệt tâm vì đạo tiến đến một sự giải thoát an lạc vĩnh cửu. Ðặc biệt Phật giáo rất cần cho thế giới hiện nay, một thế giới chất chứa đầy những sự hiểu lầm về mặt kinh tế, chính trị, chủng tộc và ý thức hệ. Những sự hiểu lầm này không bao giờ được xoá sạch một cácc có hiệu quả mãi cho đến khi tinh thần khoan dung độ lượng được mở rộng đến những người khác. Tinh thần này có thể được trau dồi một cách tốt nhất dưới sự dẫn dắt của đạo Phật chú trọng đến sự hợp tác giữa luân lý và đạo đức vì sự lành mạnh của hoàn vũ.

Chúng ta biết rằng việc học học những thói hư tật xấu mà không cần đến người thầy hướng dẫn thì dễ, trong khi đó học tập những đức hạnh thì đòi hỏi một vị gia sư. Nhu cầu giảng dạy đức hạnh thông qua những giới luật và gương mẫu rất là cần đến trong xã hội như hiện nay. 

Không có một nền tảng tâm linh thì con người sẽ không có trách nhiệm luân lý đạo đức; con người mà không có trách nhiệm luân lý đạo đức sẽ tạo ra một mối hiểm nguy cho xã hội.

Trong giáo lý của Ðức Phật dạy rằng: sự tiến bộ tâm linh của một con người là quan trọng hơn sự tiến bộ những lợi ích vật chất. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng chúng ta không thể mong đợi đạt được đồng thời hai thứ hạnh phúc: hạnh phúc vật chất và hạnh phúc vĩnh cửu.

Cuộc sống của hầu hết mọi người thường được quy định bởi những giá trị tâm linh và những nguyên tắc luân lý đạo đức mà chỉ có tôn giáo có thể cung cấp một cách hữu hiệu. Sự can thiệp của chính quyền vào cuộc sống của con người thì hầu như không cần thiết đến nếu con người có thể được khích lệ nhận thức được giá trị của sự tận tâm và có thể thực hành những lý tưởng của chân lý, bình đẳng và tinh thần phục vụ.

Giới hạnh rất cần thiết cho sự giải thoát, nhưng chỉ có giới hạnh không thôi thì không đủ. Giới hạnh phải được đi kèm với trí tuệ. Giới hạnh và trí tuệ cũng giống như đôi cánh của một con chim. Trí tuệ còn có thể được so sánh với cặp mắt của con người; giới hạnh như đôi chân của anh ta. Giới hạnh có thể được so sánh như một chiếc xe mang con người đến cửa giải thoát. Nhưng trí tuệ là chìa khoá thực sự mở ra cánh cửa ấy. Giới hạnh là một phần của kỹ thuật đời sống thánh thiện và thiện xảo. Nếu không có những giới luật răn dạy con người về luân lý đạo đức thì không thể có được sự thanh tịnh hoá tất cả những sự nhiễm ô của chúng sanh đang hiện hữu trên cõi đời này.

Phật giáo không phải là một nghi thức lễ bái lố lăng, huyền thoại được kể để giải trí đầu óc con người hoặc là nhằm làm thoả mãn nhu cầu tình cảm con người, nhưng là một phương pháp thánh thiện và khai phóng cho những ai thực sự muốn hiểu và kinh qua sự thật của cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2012(Xem: 11722)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
17/09/2012(Xem: 9221)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
14/09/2012(Xem: 8831)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
01/09/2012(Xem: 3555)
Thêm một Lá Thư về Thuyết Tiến Hóa từ giới tu sĩ xuất hiện vào tuần lễ cuối tháng 8-2012. Lần này là từ các tăng ni Hoa Kỳ. Tiến hóa hay là sáng tạo? Có phải các chủng loại trên địa cầu đã tiến hóa qua các dạng đời sống khác nhau, hay có phải con người là sản phẩm của một đấng Thượng Đế tạo ra theo mô hình của ngài?
31/08/2012(Xem: 4136)
Để đưa thế giới u ám bước ra đạo lộ ánh sáng và văn minh, ngày nay vấn đề nam nữ bình đẳng đã trở thành đề tài nghiêm trọng cho các nhà Nhân quyền và Nữ quyền. Tôn giáo và chính trị độc tài đã làm cho các nhà lãnh đạo Nhân quyền phải nhức nhối vì những tư tưởng cực đoan nhân danh giới điều của thần thánh… đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Để có cái nhìn đúng với giáo lý từ bi và trong sáng của Đạo Phật, người dịch xin giới thiệu forum dưới đây để Tăng Ni, những ai có trí tuệ thì xin hãy bước vào trang web với đường link dưới đây và cùng nhau làm sáng tỏ tinh thần bình đẳng của Đức Phật.
29/08/2012(Xem: 10732)
Bát-nhã Tâm Kinh, một bản kinh rất quan trọng trong truyền thống văn học Đại thừa, có tên đầy đủ trong âm Hán Việt là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh. Vì gọi tắt là Tâm Kinh, nên nhiều người đã hiểu lầm rằng đây là bài kinh dạy về tâm, phân tích về tâm và càng hiểu lầm hơn, đó là bài kinh phân tích về trái tim. Có thể tạm hiểu nôm na Bát-nhã Tâm Kinh là kinh nói về trái tim tuệ giác, hay là tinh hoa giác ngộ tuyệt đỉnh, hay là vô thượng bồ đề, nói ở góc độ cốt lõi nhất, cô đọng nhất và mô tả đúng được cái thực tại của trí tuệ nhất.
02/08/2012(Xem: 16585)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11492)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
24/07/2012(Xem: 15212)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
13/07/2012(Xem: 3569)
Một số người xem Đạo Phật như bi quan. Họ gọi đấy là "tôn giáo của khốn khó", bởi vì chữ chữ "khổ đau" và "không toại ý", là điều Đức Phật đã dạy trong Bốn Chân Lý Cao Quý, bám vào tâm tư họ. Một cách thực tế, Đạo Phật không phải bi quan cũng không phải lạc quan. Đạo Phật là thực tế, một phương pháp để thấy mọi thứ như chúng thật sự là. Đức Phật đã dạy chúng ta về cuộc đời từ lúc chúng ta sinh ra đến lúc chết. Nó bao gồm nhiều lãnh vực của đời sống, chẳng hạn như để sống một cách thông tuệ, và hạnh phúc như thế nào, chiếm lấy lòng bạn hữu như thế nào, hoàn thành mục tiêu như thế nào, và ngay cả chết một cách an bình như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]