Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Vượt qua những chướng ngại cản trở

17/12/201016:20(Xem: 13002)
4. Vượt qua những chướng ngại cản trở

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

4
VƯỢT QUA NHỮNG CHƯỚNGNGẠI CẢN TRỞ

MỘT CÁI CHẾT TỐT LÀNH

«Dù ta có bám víu kéomấy, ta cũng không lưu lại được. Có ích lợi gì khi khiếp sợ và kinh hãi trướcmột chuyện không tránh khỏi». Phật

Tiết 4

Cho chúng tôi được giảithoát khỏi sự đau đớn vô biên gây ra từ đủ loại nguyên nhân đưa đến cái chết,
Trong thế giới của nhậnđịnh sai lầm giữa chủ thể và đối tượng này,
Xác thân ảo ảnh, cấu tạobằng tứ đại ô nhiễm
Kể cả tâm linh, đang bắtđầu tan rã.

Hãy khởi sự kiến tạonhững thể dạng tâm linh đạo đức càng sớm càng hay trong kiếp sống hiện tại. Nhưthế ta mới có thể hướng tâm thức vào con đường đạo đức, kể cả trong giờ phútlâm chung. Trong quá trình của cái chết, ta có thể bị bệnh tật ngặt nghèo hànhhạ. Trừ phi ta đi hết đoạn đường trong cuộc sống của ta thì thôi, nếu không tacũng có thể chết đột ngột vì tai nạn hay bị chấn thương ở não, chẳng qua vì ânđức đã cạn, vốn liếng do những nghiệp tốt lành giúp ta sống còn, ta cũng đãtiêu dùng hết. Trong hoàn cảnh ấy, tu tập tâm linh lâu dài không thể thực hiệnđược nữa (nhưng cũng có thể không nhất thiết như vậy). Khổ đau quá sức có thểgây ra kinh hoàng làm mất hết khả năng suy tư của ta, ngoại trừ những người đãđạt được sức mạnh thiền định trong các cấp bậc cao. Chính vì lý do như thế vàđang trong lúc này đây, ước mong thoát khỏi đớn đau và sợ hãi bủa vây để đượcchết một cách thoải mái, quả là điều quan trọng; đó cũng là dịp làm tăng thêmvốn liếng đạo đức mà ta đã từng vun xới; và rồi nhờ đó biết đâu ta cũng sẽ ýthức được ý nghĩa của cái chết của chính ta.

Vì chính cái chết đi đôivới sự phân ly giữa thân xác và tâm thức, do đó cũng nên ý thức bản chất củacái « tôi » là gì, nó luôn luôn liên hệ với những cấu hợp vật chất và tinhthần. Loại thân xác mà ta hiện có được xác định đơn giản như một thực thể, phátsinh từ bốn thành phần là đất, nước, lửa và khí, những cấu hợp đó gánh chịunhững đớn đau gây ra do nhiều nguyên nhân có thể rất nhỏ nhoi. Thân xác ấy giốngnhư một ảo giác. Nó hiện hữu trong một lúc nào đó, một lúc sau thì biến mất.Chúng ta có cảm giác đang hiện hữu một cách đương nhiên, nhưng thật ra chúng tahoàn toàn trống không về sự hiện hữu nội tại. Tuy thân xác có vẻ sạch sẽ khiđược tắm rửa, được hạnh phúc, tự tại, và kỷ cương, nhưng có thể nói đó là cảmột thế giới dung túng những khái niệm sai lầm, những ảo giác sai lạc về bảnthể đích thực của tâm thức và cả những đối tượng của tâm thức.

Thế giới của những kháiniệm sai lầm trên đây sẽ được bàn đến trong tiết bốn liên quan đến chu kỳ luânhồi của sự sống. Những khái niệm ấy gồm chung trong các hành động (nghiệp) phátsinh từ những xúc cảm bấn loạn. Những xúc cảm bấn loạn phát sinh từ vô minh[16], và nhất là từ thứ quan niệm cho rằng có sự hiện hữu nội tại, quan niệm đóđánh lừa ta về bản chất đích thực của « cái tôi » và của mọi vật thể, tức xemchúng hiện hữu tự nơi chúng, một cách tự tại. Vô minh chính là nguyên nhân cơbản tạo ra chuỗi dài khổ đau trong những chu kỳ liên tiếp của sinh diệt.

Khái niệm sai lầm về sựhiện hữu nội tại sẽ tạo ra nghiệp – nghiệp ở đây có nghĩa là hành động và cảnhững xu hướng do hành động tạo ra – nghiệp sẽ làm động cơ xoay vần cho chu kỳsinh diệt. Những hiện tượng dính liền với quá trình của vô minh có vẻ như làmột hiện hữu tự tại, nhưng thật ra không phải thế. Chúng tạo ra một thế giớisai lầm. Thế giới của chu kỳ hiện hữu phát sinh từ quan niệm sai lầm giữa chủthể và đối tượng – tức chủ thể nhận thức và đối tượng của hành vi nhận thức,những hiện tượng thuộc bên ngoài và bên trong – sai lầm vì xem chúng hiện hữumột cách nội tại và đương nhiên, tự nơi chúng và do nơi chúng.

Tiết bốn giúp ta thựchiện ước vọng tránh khỏi những lo âu quá đáng nhờ vào sự tu tập hữu hiệu chechở, khi tâm thức bắt đầu tách rời khỏi phần thân xác ảo giác cấu hợp bằng tứđại. Dâm đãng và hận thù là những chướng ngại cản trở các hành vi đạo đức.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Hãy tu tập ngay từgiờ phút này, đến khi lâm chung, cách cư xử đạo đức của ta đã thuần thục sẽhướng dẫn những hành vi của ta một cách tích cực hơn.

2- Hãy nhìn thân xác tanhư một thế giới hàm chứa những giá trị giả tạo. Khi được tắm rửa, ta cảm thấythân xác có vẻ như sạch sẽ, cũng thế ta có cảm giác những nguồn phúc hạnh sẽkéo dài vô tận dưới sự kiểm soát của ta, nhưng thực ra không đúng như thế. Thânxác tứ đại (đất, nước, lửa và khí) phải gánh chịu mọi đớn đau và nó biến đổi từphút giây này sang phút giây khác, tùy thuộc vào những xung năng thúc đẩy nó.

3- Sinh vật và các vậtthể xung quanh có vẻ như hiện hữu tự nơi chúng. Vô minh chấp nhận ảo giác đó,và làm phát sinh những xúc cảm đớn đau vì thèm khát dâm dục trầm trọng, vì hậnthù và bấn loạn. Tiếp theo, những xúc cảm đớn đau sẽ gây ô nhiễm trong từng cửchỉ trên thân xác, qua từng lời nói, trong cả tâm thức, để rồi kích động sựxoay vần của chu kỳ sinh diệt. Hãy luôn luôn tự nhắc nhở rằng ta đang sốngtrong thế giới của những khái niệm sai lầm.

Tiết 5

Chúng tôi xin được tránhkhỏi những sinh khởi sai lạc do lỗi lầm
Trong giờ phút cuối cùngđầy thất vọng, và từ nơi xác thân được trau chuốt cẩn thận này
Những kẻ thù khiếp đảmvà những hung thần của cái chết hiện ra.
Đưa chúng tôi đến chỗ tựhủy diệt bằng khí giới của ba thứ nọc độc là xa hoa, hận thù và lầm lẫn.

Phút lâm chung thật làthen chốt vì chính nó đánh dấu một kiếp sống đang chấm dứt để chuyển sang mộtkiếp sống khác. Nếu như trong giây phút then chốt ấy, thân xác vẫn còn thuộc vềta, thì ta còn có thể trông cậy vào nó, nhưng nó đã bỏ ta một cách đột ngột.Cái thân xác mà ta vô cùng nâng niu, mặc cho nó quần áo tuyệt đẹp, tiêu xàikhông tiếc tiền cho nó, đùm bọc nó, cho nó đủ thứ thuốc men và kích thích nóphạm vào những hành vi tội lỗi, nó đang bỏ rơi ta.

Chỉ vỏn nói đến cái chếtđã làm ta khó chịu. Khi quá trình cái chết của chính ta trở nên quá lộ liễu vànhững khía cạnh khiếp đãm của vô thường mà bài thơ của Ban-thiền Lạt-ma gọi là« hung thần của sự chết » đang phát hiện, thì trong lúc đó một số người phảnứng thật mãnh liệt bằng cách bám víu vào những gì mình có, chẳng hạn như cha mẹmình, bạn hữu của mình, một số khác lại tỏ ra oán hận bạn hữu và cả sự đau đớnđang hành hạ mình. Nếu như những ám ảnh dâm dục và hận thù không phải là nguyênnhân tạo ra sự bám víu của ta, thì ta cũng sẽ bám víu quá đáng vào sự hiện hữutự tại của ta và những ảo giác khác, nói chung là những dấu hiệu của vô minh.Ba thứ nọc độc – thèm khát tà dâm, hận thù kẻ khác, vô minh – sẽ tạo ra vô sốchướng ngại cho việc tu học. Chính đó là những khí giới dùng để tự thanh toánta vào giờ phút lâm chung. Để tránh khỏi những tư tưởng độc hại ấy bùng dậytrong suốt quá trình của cái chết, ta hãy cầu xin những thèm khát dâm dục mãnhliệt và sự gia tăng hận thù đừng xâm chiếm lấy ta và ảo giác đừng hiện ra đểquấy rầy ta.

Riêng đối với cái chết,cần nhất không nên dùng những loại thuốc làm ta mất khả năng suy tư. Người tuhọc phải tránh những chất ma túy làm cho đần độn, phải giữ cho tâm thức minhmẫn được chừng nào tốt chừng đó. Nếu xin chích thuốc để « cái chết được nhẹnhỏm », tức là đánh mất dịp may giúp ta suy tư về vô thường và tìm thấy an bìnhtrong chính sự vô thường đó, và không cho ta phát lộ lòng từ bi và tình thươngyêu kẻ khác. Chất ma túy nào chống được đau đớn nhưng không làm tê liệt tâmthức may ra có thể hữu ích, nếu chất ma túy đó không làm gián đoạn sự sinh hoạtbình thường của tâm thức, tránh được những đau đớn làm cho tâm thức bị xaolãng.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Nên hiểu rằngthân xác mà ta đang chăm sóc với bất cứ giá nào, sẽ bỏ ta một ngày nào đó.
2- Tránh đừng nuốitiếc địa vị mà ta sẽ phải từ bỏ.
3- Đừng nghi ngờsự ra đi của ta.
4- Hãy tránh xa sựthèm khát dâm dục, hận thù và vô minh, như thế ta mới có thể thực thi nhữnghành vi đạo đức trong khi chết.
5- Hãy ý thức rằngnếu uống một viên thuốc hay chích một mũi thuốc để tìm một cái chết gọi là bìnhan, ta sẽ đánh mất một dịp may quý báu để thực thi những điều đạo hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 23082)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 23746)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19664)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24582)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 32515)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 58742)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23998)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19607)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 18395)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 40014)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]