Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu

13/12/201017:42(Xem: 14297)
Lời Nói Đầu
Những bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay, các nước châu Âu, châu Úc và châu Mỹ đều đang trong giai đoạn tìm hiểu tư tưởng và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hóa Phật giáo qua các sinh hoạt thiền quán, Hoa đạo, Trà đạo, vườn cảnh... cùng các sinh hoạt khác mà những dân tộc châu Á đã mang theo đến xã hội phương Tây.

Một trong các chân lý mà Đạo Phật nhấn mạnh là tính cách thường hằng giữa mọi cái vô thường, cái không bao giờ thay đổi giữa những sự thay đổi tiếp nối nhau đến vô cùng.

Cái không bao giờ thay đổi vốn bao la như vũ trụ, trong sáng tĩnh lặng không có bắt đầu và tận cùng. Đó là chân tâm, là Phật tánh, là tâm chân thật nơi mỗi chúng ta. Tâm này không có bắt đầu và không có tận cùng, không có sinh ra rồi chết đi, bao la cùng khắp nên không đến từ đâu và cũng không đi về đâu, vừa tĩnh lặng vô cùng mà vừa linh động kỳ diệu, nên được gọi là tịch và chiếu.

Nơi loài vật và thiên nhiên, tánh rỗng lặng, trong sáng, tinh sạch, tỏa chiếu ấy vẫn có, nên nói rằng Phật tánh có mặt ở mọi loài và mọi thứ. Tánh chân thật tự nhiên ấy được gọi là Pháp giới tánh hay là tánh của vạn pháp trong thế giới chân thật. Đó là thế giới của cái tuyệt đối, hay thế giới của lý.

Mọi sự vật đều bị hạn chế trong không gian và thời gian và có tính vô thường. Tánh thay đổi hay vô thường là một tiến trình tự nhiên, miên viễn của mọi sự vật, của vạn pháp, trong thế giới hằng ngày và ở khắp mọi nơi. Tất cả sự vật đều được sinh ra, có mặt, hư hoại rồi tan rã khi duyên kết hợp giữa chúng không còn nữa. Các phần tan rã này rồi sẽ kết hợp với nhau khi gặp những yếu tố thuận lợi mới, hay duyên mới, để rồi lại xuất hiện trong một hình thái mới mà Đạo Phật gọi là duyên hợp hay duyên khởi. Nếu nhìn mọi sự vật, hay vạn pháp, qua những chuỗi tác động mãi mãi không cùng, trùng trùng điệp điệp, thì chúng ta thấy được tính cách trùng trùng duyên khởi của vạn pháp. Đó là thế giới của mọi sự vật trong không gian và thời gian tương đối, hay thế giới của sự.

Điều kỳ diệu của đời sống là cái tuyệt đối, hay lý, cũng không bao giờ tách lìa cái tương đối, hay sự. Lý và sự, cái tuyệt đối và cái tương đối cùng lúc có mặt với nhau, trong nhau, không hề tách rời, không hề ngăn ngại, như nước và sóng trong biển cả. Đó là thế giới của lý sự viên dung, là sự hòa hợp tròn đầy giữa tuyệt đối và tương đối. Và điều kỳ diệu hơn nữa là trong thế giới hằng ngày có mặt mọi màu sắc, dáng vóc, âm thanh, mùi, vị, cảm xúc cùng các ý tưởng, tâm tư... tất cả đều trong sáng, rỗng lặng, yên ổn trong những thay đổi, tác động, chuyển biến thuận nghịch vô cùng vô tận. Đó là thế giới của sự sự vô ngại, là cảnh giới mà mọi thứ cùng có mặt bên nhau nhưng không ngăn ngại nhau. Đó là cảnh giới của tâm giác ngộ hay trong trạng thái tự do tuyệt vời, siêu việt lên mọi mâu thuẫn của những sự khác biệt.

Các nét đẹp của nền văn hóa Phật giáo sáng rực trong cái lý, trong cái sự, trong lý sự viên dung và trong sự sự vô ngại pháp giới đó. Thật ra, cái đẹp kỳ diệu ấy không giới hạn trong nền văn hóa của một dân tộc hay nhiều chủng tộc, trong nền văn hóa của phương Đông hay phương Tây. Cái kỳ diệu đẹp đẽ bao la ấy có mặt ở mọi nơi, mọi chốn.

Thấy được cái thiên thu vĩnh cửu nơi một chiếc lá ngô đồng rực rỡ vừa rụng xuống trên bãi cỏ xanh; nhìn được cái lặng yên bất động nơi những cánh bướm bay lượn chập chờn quanh những đóa hoa xuân tươi thắm vừa chớm nở; bắt gặp được nét mặt an bình và nụ cười thầm lặng sâu thẳm nơi khuôn mặt của một thanh niên đang hoạt động náo nhiệt giữa chốn phố phường, cũng giống như nét mặt và nụ cười của một tượng Phật cổ trong ngôi chùa tĩnh mịch, xa cách trần gian; nghe được cái tĩnh lặng vô cùng trong những âm thanh vang dội; an ngự trong sự bình an tỏa chiếu giữa mọi sự quay cuồng, náo nhiệt, chuyển biến, thương yêu hay ghét bỏ... Với đôi bàn tay trần, cầm được đóa hoa tỏa đầy hương thơm cùng màu sắc rực rỡ của thiên thu vĩnh cửu trong một phút giây ngắn ngủi.

Đó là sự tự do cao vút nhất và cũng là sâu thẳm nhất, đó là niềm hạnh phúc bao gồm cả đất trời, mênh mông vô tận, không có bắt đầu và tận cùng. Đó là sự chân thật diễn ra từng giây phút nơi đây và mọi chốn. So với sự chân thật của cuộc đời ấy, những điều trình bày trong tập sách nhỏ bé này chỉ là hạt bụi trong vũ trụ mênh mông.

Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn các tác giả có ảnh được sử dụng trong sách này. Đó là những bức ảnh Trà đạo và vườn thiền do Sở Thông tin Nhật Bản phổ biến, bức ảnh tượng Phật ở bảo tàng viện Victoria và Albert, ảnh của Zena Flax về một cộng đồng Phật giáo ở Anh, các bức cổ họa Trung Hoa và Nhật Bản và các bức hình khác, cùng hình vẽ các vị Phật và hình đăng trên những tạp chí Phật giáo không có ghi tên tác giả.

Phật Lịch 2537

Đệ tử THÍCH PHỤNG SƠN cẩn bái

Xuân Quý Dậu – 1993

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4577)
Để tránh việc đơn giản hóa, tôi đề nghị mỗi tôn giáo lớn trên thế giới nên bao gồm hai khía cạnh chánh: thứ nhất là Tình thương đại đồng, và thứ hai là tình thương đoàn thể trên hết tất cả tông phái, hoặc chỉ cho mình là trọng tâm.
09/04/2013(Xem: 4387)
Cứ mỗi năm Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức lại tài trợ cho tôi viết một quyển sách, ngoài những giúp đỡ khác cho tờ báo Viên Giác, lễ lộc cũng như những chi phí phụ của chùa.
09/04/2013(Xem: 5137)
Kính thưa quý thầy cô trong phái đoàn cùng các anh chị em trong trường Đại Học Vinh quý mến.
09/04/2013(Xem: 6033)
Được tin Đức Phật về thăm nhà, vua Tịnh Phạn mừng biết bao nhiêu. Không chỉ vì nỗi nhớ thương khôn nguôi người con trai yêu quý đã cách xa bao năm nay được gặp lại, mà đức vua còn nôn nóng gặp con vì nghe nói Thái tử đã thành Phật.
09/04/2013(Xem: 5464)
Nói tới đời sống, không ai trong chúng ta nông cạn mà cho rằng, đời sống chỉ có tinh thần, hay đời sống chỉ có vật chất. Bởi trong mỗi hữu tình chúng sanh đầy đủ cả yếu tố tinh thần và đầy đủ cả mọi yếu tố vật chất. Trong con người (nói riêng) có đủ mọi yếu tố của trời, đất, vũ trụ, Phật và chúng sanh. Cho nên con người có khả năng chọn và mở một hướng đi cho mình, một lẽ sống cho mình, mà không cần phải trách trời đất quỷ thần, hay đổ lỗi cho bất cứ ai. Đạo Nho nói : “Quân tử bất oán thiên, bất vưu nhơn”. Đạo Phật nói: “Mọi cuộc sống thế nào đều do chính mình đã gây tạo”.
09/04/2013(Xem: 4995)
P. Cornu : Đó là con đường tâm linh nhắm mục đích tự giải thoát khỏi vô minh và lầm lẫn, nguồn gốc đưa đến khổ đau, và giúp đạt được Giác ngộ, tức một thể dạng lột trần được mọi ảo giác, và từ thể dạng đó sự thực tối thượng sẽ hiển hiện.
09/04/2013(Xem: 5436)
Những người có được một số hiểu biết và kỹ năng vượt trội hơn người khác, được gọi là có đẳng cấp “pro”, làm thần tượng cho giới trẻ, những người đam mê trong nghề nghiệp như ca sĩ, diễn viên điện ảnh, người mẫu, huấn luyện viên, cầu thủ bóng đá…
09/04/2013(Xem: 4653)
Người ta nói Phật giáo mất dấu ở Ấn Độ là do người Hồi giáo, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ mười hai đã phá hoại, san bằng những thánh tích và giết sạch những tu sĩ Phật giáo. Nhưng với người viết bài này, Phật giáo Ấn Độ không đơn thuần suy vong bởi những phá hoại ấy mà do chính những người vẫn hàng ngày thờ lạy Đức Phật…
09/04/2013(Xem: 4376)
Tác phẩm "Thuần Hoá Tâm Hồn" hay "Cẩm Nang Ðạo Ðức Hằng Ngày của Người Phật Tử" do Tỷ-kheo-ni Thupten Chodron biên soạn mang tựa đề "Taming the Monkey Mind" đã được đánh giá là quyển sách dành cho tất cả mọi người muốn hiểu sâu sắc tâm hồn của mình.
09/04/2013(Xem: 7506)
Trong cuộc sống vốn dĩ mang tính chất vô thường biến đổi nầy, chẳng có gì mang tính chất nhất định cả. Vì vậy chư Phật và chư Tổ Sư đã vì đời mà khuyên nhủ chúng ta rằng: "Không có gì là thực tướng. Tất cả chỉ là mộng huyễn mà thôi".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]