Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Ngục Tù Của Tình Trạng Bị Quy Định

11/12/201016:57(Xem: 8279)
IV. Ngục Tù Của Tình Trạng Bị Quy Định

J. KRISHNAMURTI
CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI
INDIVIDUAL & SOCIETY
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tháng 7-2010

IV- NGỤC TÙ CỦA TÌNH TRẠNG BỊ QUY ĐỊNH

 

Bạn phải tự-tìm ra cho chính bạn, và không phải chờ đợi tôi giải thích cho bạn, liệu cái trí có thể được tự do. Liệu cái trí chỉ có thể suy nghĩvề tự do, như một tù nhân suy nghĩ, và vì vậy phải chịu số phận bi đát không bao giờ được tự do nhưng mãi mãi bị nhốt chặt bên trong ngục tù của tình trạng bị quy định?

Madras, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 12 tháng 12 năm 1956

Tuyển tập những Lời giảng

Giới thiệu

Đ

ối với tôi, có vẻ rằng toàn thế giới có ý định nhốt chặt cái trí của con người. Chúng ta đã tạo ra thế giới thuộc tâm lý của sự liên hệ, thế giới mà chúng ta sống trong đó, và luân phiên nó đang kiểm soát chúng ta, đang định hình suy nghĩ của chúng ta, những hoạt động của chúng ta, thân tâm thuộc tâm lý của chúng ta. Bạn sẽ thấy, mọi tổ chức tôn giáo và chính trị đều theo đuổi cái trí của con người –theo đuổitrong ý nghĩa của muốn nhốt chặt nó, uốn khuôn nó vào một khuôn mẫu. Những người cai trị quốc gia trong thế giới cộng sản đang ngang nhiên quy định cái trí của con người trong mọi phương hướng, và điều này cũng đúng thực đối với những tôn giáo có tổ chức khắp thế giới, những người mà hàng thế kỷ đã cố gắng đúc khuôn phương cách suy nghĩ của con người. Mỗi nhóm người đặc biệt, dầu là tôn giáo, không-tôn giáo, hay chính trị, đang tranh giành để cuốn hút và giam giữ con người bên trong khuôn mẫu của ý tưởng mà những quyển sách của nó, những người lãnh đạo của nó, một ít người đang nắm quyền suy nghĩ rằng ý tưởng đó tốt lành cho anh ấy. Họ nghĩ họ biết trước tương lai; họ nghĩ họ biết điều gì là sự tốt lành tột đỉnh cho con người. Những giáo sĩ, cùng uy quyền tạm gọi là tôn giáo của họ, cũng như những quyền hành trong thế giới trần tục – dầu rằng nó ở La mã, ở Nga, ở Mỹ, hay nơi nào khác – tất cả đều đang cố gắng kiểm soát tiến trình suy nghĩ của con người, đúng chứ? Và hầu hết chúng ta đều hăm hở chấp nhận một hình thức nào đó của uy quyền và giao nộp chính chúng ta cho nó. Chẳng có bao nhiêu người thoát khỏi những nanh vuốt của sự kiểm soát có tổ chức này về con người và suy nghĩ của anh ấy.

Đối với tôi, chỉ phá vỡ khỏi một khuôn mẫu tôn giáo đặc biệt hay khỏi một khuôn mẫu chính trị của phe tả hoặc phe hữu, với mục đích thâu nhận một khuôn mẫu mới hay thiết lập một khuôn mẫu riêng của người ta sẽ không đơn giản hóa sự phức tạp lạ thường thuộc những sống của chúng ta hay giải quyết được sự đau khổ kinh hoàng mà hầu hết chúng ta đều sống trong đó. Tôi nghĩ giải pháp cơ bản nằm ở nơi nào khác, và chính là giải pháp cơ bản này mà tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm. Bởi vì dò dẫm mù quáng, chúng ta tham gia tổ chức này hay tổ chức kia. Chúng ta phụ thuộc vào một xã hội đặc biệt, tuân theo người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia, cố gắng tìm được một người Thầy ở Ấn độ hay nơi nào khác – luôn luôn hy vọng phá vỡ khỏi sự tồn tại bị giới hạn, chật hẹp của chúng ta; nhưng dường như đối với tôi, lại luôn luôn bị trói buộc trong xung đột này bên trong khuôn mẫu. Dường như không bao giờ chúng ta thoát khỏi khuôn mẫu, hoặc tự-sáng chế hoặc bị áp đặt bởi người lãnh đạo nào đó hay uy quyền tôn giáo nào đó. Chúng ta mù quáng chấp nhận uy quyền trong hy vọng phá vỡ đám mây của đấu tranh, đau khổ, và xung đột riêng của chúng ta; nhưng không người lãnh đạo, không uy quyền nào sẽ làm tự do con người. Tôi nghĩ, lịch sử đã phơi bày điều này rất rõ ràng, và bạn ở trong quốc gia này biết nó rất rõ rệt – có lẽ rõ rệt hơn bất kỳ nơi nào khác.

Vậy là, nếu một thế giới mới mẻ sẽ hiện diện, như nó phải, đối với tôi dường như hiểu rõ toàn tiến trình của uy quyền là điều quan trọng cực kỳ: uy quyền bị áp đặt bởi xã hội, bởi quyển sách, bởi một nhóm người suy nghĩ rằng họ biết sự tốt lành tột đỉnh cho con người và một nhóm người mà tìm kiếm để ép buộc con người qua sự hành hạ, qua mọi hình thức của cưỡng bách, phải tuân phục vào khuôn mẫu của họ. Chúng ta vội vã tuân theo những con người như thế bởi vì trong thân tâm riêng của chúng ta, chúng ta quá hoang mang, quá rối loạn, và chúng ta cũng tuân theo bởi vì sự kiêu căng và sự rỗng tuếch và bởi vì sự ham muốn quyền hành được trao tặng bởi một người khác.

Bây giờ, liệu có thể phá vỡ khỏi toàn khuôn mẫu của uy quyền này? Liệu chúng ta có thể phá vỡ tất cả mọi loại uy quyền trong chính chúng ta? Chúng ta có lẽ khước từ uy quyền của một người khác, nhưng bất hạnh thay chúng ta vẫn còn có uy quyền của trải nghiệm riêng của chúng ta, của hiểu biết riêng của chúng ta, của suy nghĩ riêng của chúng ta, và luân phiên điều đó trở thành khuôn mẫu mà hướng dẫn chúng ta; nhưng tại cốt lõi điều đó không khác biệt gì với uy quyền của một người khác. Có sự ham muốn này để tuân theo, để bắt chước, để phục tùng, trong hy vọng đạt được cái gì đó to tát hơn; và chừng nào sự ham muốn này còn tồn tại, phải có đau khổ và đấu tranh, mọi hình thức của đè nén, thất vọng và phiền muộn.

Tôi không nghĩ chúng ta nhận ra đầy đủ sự cần thiết của được tự do khỏi sự cưỡng bách để tuân phục uy quyền này, phía bên trong hay bên ngoài. Và tôi nghĩ, thuộc tâm lý, rất quan trọng phải hiểu rõ sự cưỡng bách này; nếu không chúng ta sẽ mù quáng tiếp tục sự đấu tranh trong thế giới này mà chúng ta sống và có thân tâm của chúng ta, và chúng ta sẽ chẳng bao giờ phát giác cái khác lạ đó mà lạ thường vô cùng. Chắc chắn, chúng ta phải phá vỡ khỏi thế giới của bắt chước và phục tùng này nếu chúng ta muốn tìm ra một thế giới hoàn toàn khác hẳn. Điều này có nghĩa một thay đổi cơ bản thực sự trong những sống của chúng ta – trong phương cách thuộc hành động của chúng ta, trong phương cách thuộc suy nghĩ của chúng ta, trong phương cách thuộc cảm giác của chúng ta.

Nhưng hầu hết chúng ta đều không quan tâm đến điều đó; chúng ta không quan tâm đến hiểu rõ những suy nghĩ của chúng ta, những cảm giác của chúng ta, những hoạt động của chúng ta. Chúng ta chỉ quan tâm đến tin tưởng điều gì hay không-tin tưởng điều gì, phục tùng ai hay không-phục tùng ai, gia nhập tổ chức tôn giáo nào hay đảng phái chính trị nào, và mọi chuyện vô lý đó. Chúng ta không bao giờ, sâu thẳm, phía bên trong, quan tâm đến một thay đổi cơ bản trong phương cách thuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong phương cách thuộc câu nói của chúng ta, sự nhạy cảm của chúng ta với một người khác – chúng ta không-quan tâm đến bất kỳ điều gì của nó. Chúng ta vun đắp mảnh trí năng và lượm lặt sự hiểu biết của vô vàn sự việc, nhưng, phía bên trong chúng ta vẫn còn y nguyên: tham vọng, hung tợn, bạo lực, ganh đua, chất đầy tất cả những nhỏ nhen mà cái trí có thể kiếm được. Và, khi thấy tất cả điều này, liệu có thể phá vỡ khỏi cái trí nhỏ nhen này? Tôi nghĩ đó là mấu chốt thực sự, duy nhất . . .

Hamburg, Đức, nói chuyện trước công chúng lần thứ sáu

Ngày 16 tháng 9 năm 1956

Tuyển tập những Lời giảng

________________

Tình trạng bị quy định là gì?

Q

ua từ ngữ tình trạng bị quy định, tôi có ý tất cả những áp đặt mà xã hội đã ép buộc vào chúng ta qua tuyên truyền, qua kiên định, qua tin tưởng, qua sợ hãi thiên đàng và địa ngục. Nó gồm cả tình trạng bị quy định của quốc tịch, của khí hậu, của phong tục, của truyền thồng, của văn hóa – như người Pháp, người Ấn, hay người Nga – và vô vàn những niềm tin, những mê tín, những trải nghiệm. Tình trạng bị quy định này hình thành toàn nền tảng mà ý thức sống trong đó, và tình trạng bị quy định này được củng cố qua sự ham muốn riêng để giữ vững sự an toàn của người ta.

Paris, nói chuyện lần thứ tám

Ngày 21 tháng 9 năm 1961

Tuyển tập những Lời giảng

Cái trí là kết quả của tình trạng bị quy định.

B

ây giờ, tình trạng bị quy định của chúng ta là cái trí. Cái trí là chỗ ngồi của tất cả tình trạng bị quy định của chúng ta – tình trạng bị quy định là hiểu biết, trải nghiệm, niềm tin, truyền thống, sự đồng hóa cùng một đảng phái đặc biệt, cùng một nhóm người hay quốc gia đặc biệt. Cái trí là kết quả của tình trạng bị quy định, cái trí là tình trạng bị quy định; vì vậy, bất kỳ vấn đề nào mà cái trí giải quyết bắt buộc gia tăng thêm nữa những vấn đề đó. Chừng nào cái trí còn giải quyết bất kỳ vấn đề nào, tại bất kỳ mức độ nào, nó chỉ có thể tạo ra nhiều rắc rối thêm, nhiều đau khổ thêm, và nhiều hỗn loạn thêm.

Paris, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 9 tháng 4 năm 1950

Tuyển tập những Lời giảng

Chắc chắn, chúng ta nhận biết được, không phải tình trạng bị quy định của chúng ta, nhưng xung đột, đau khổ và vui thú.

K

rishnamurti: Anh ấy rất quan tâm đến việc giúp đỡ con người, đến làm những việc thiện, và hoạt động nhiều trong vô số tổ chức từ thiện của xã hội. Anh ấy đã nói chính xác anh ấy không có kỳ nghỉ lâu nào, và từ khi anh ấy tốt nghiệp đại học anh ấy đã làm việc liên tục cho những điều tốt lành của con người. Dĩ nhiên, anh ấy không nhận một xu nào cả cho công việc anh ấy đang làm. Công việc của anh ấy luôn luôn rất quan trọng đối với anh ấy, và anh ấy lao tâm lao lực vì việc gì anh ấy làm. Anh ấy đã trở thành một công nhân xã hội xuất sắc. Nhưng anh ấy đã nghe điều gì đó tại một trong những nói chuyện về vô số loại tẩu thoát mà quy định cái trí, và anh ấy muốn bàn luận về những sự việc đó.

Người hỏi: Ông nghĩ là một công nhân xã hội là bị quy định? Liệu nó chỉ tạo ra xung đột thêm nữa?

Krishnamurti: Chúng ta hãy tìm ra liệu chúng ta có ý gì qua từ ngữ bị quy định. Khi nào chúng ta nhận biết rằng chúng ta bị quy định? Liệu chúng ta có khi nào nhận biết được nó? Liệu bạn nhận biết được rằng bạn bị quy định, hay bạn chỉ nhận biết được xung đột, đấu tranh, tại những mức độ khác nhau thuộc thân tâm của bạn? Chắc chắn, chúng ta nhận biết được, không phải tình trạng bị quy định của chúng ta, nhưng xung đột, đau khổ, và vui thú.

Người hỏi: Ông có ý gì qua từ ngữ xung đột?

Krishnamurti: Mọi loại xung đột: xung đột giữa những quốc gia, giữa những nhóm xã hội khác nhau, giữa những cá thể, và xung đột bên trong chính người ta. Liệu xung đột là điều không tránh khỏi chừng nào còn không có sự hòa hợp giữa người hành động và hành động của anh ấy, giữa thách thức và phản ứng? Xung đột là vấn đề của chúng ta, đúng chứ? Không phải bất kỳ một xung đột đặc biệt nào, nhưng tất cả xung đột: sự đấu tranh giữa những ý tưởng, những niềm tin, những học thuyết, giữa những đối nghịch. Nếu không có xung đột, sẽ không có những vấn đề.

Người hỏi: Liệu ông đang gợi ý rằng tất cả chúng ta nên tìm kiếm một sống của tách rời, của suy ngẫm?

Krishnamurti: Suy ngẫm gian nan lắm, hiểu rõ nó là một trong những việc khó khăn nhất. Sự tách rời, mặc dù có ý thức hay không-ý thức, mỗi người chúng ta đang tìm kiếm nó trong cách riêng của mình, không giải quyết được những vấn đề của chúng ta; trái lại, nó chỉ gia tăng chúng. Chúng ta đang cố gắng hiểu rõ những nhân tố của tình trạng bị quy định là gì, mà tạo ra xung đột thêm nữa? Chúng ta chỉ nhận biết được xung đột, đau khổ và vui thú, và chúng ta không nhận biết được tình trạng bị quy định của chúng ta. Cái gì gây ra tình trạng bị quy định?

Người hỏi: Những ảnh hưởng thuộc môi trường sống hay xã hội: xã hội trong đó chúng ta đã được sinh ra, văn hóa trong đó chúng ta đã được nuôi dưỡng, những áp lực thuộc chính trị và kinh tế, và vân vân.

Krishnamurti: Đó là như thế, nhưng liệu đó là tất cả? Những ảnh hưởng này là sản phẩm riêng của chúng ta, đúng chứ? Xã hội là kết quả của sự liên hệ của con người với con người, mà quá rõ ràng. Sự liên hệ này là sự liên hệ của sử dụng, của nhu cầu, của thoải mái, của thỏa mãn, và nó tạo ra những ảnh hưởng, những giá trị, mà trói buộc chúng ta. Trói buộc đó là tình trạng bị quy định của chúng ta. Chúng ta bị trói buộc qua những suy nghĩ và những hành động riêng của chúng ta; nhưng chúng ta không nhận biết được rằng chúng ta bị trói buộc, chúng ta chỉ nhận biết được xung đột, vui thú và đau khổ. Dường như chúng ta không bao giờ vượt khỏi điều này; và, nếu chúng ta có vượt khỏi, nó chỉ là xung đột thêm nữa. Chúng ta không nhận biết được tình trạng bị quy định của chúng ta và, nếu chúng ta không nhận biết được, chúng ta chỉ sản sinh ra xung đột và hỗn loạn thêm nữa.

. . . Chỉ cố gắng nhận biết được tình trạng bị quy định của bạn. Bạn chỉ có thể nhận biết được nó một cách gián tiếp, liên quan đến cái gì khác. Bạn không thể nhận biết được tình trạng bị quy định của bạn như một trừu tượng, bởi vì như thế nó chỉ là từ ngữ, không có ý nghĩa bao nhiêu. Chúng ta chỉ nhận biết được xung đột.

Bình phẩm về Sống, tập 2

__________________

Những nhân tố của tình trạng bị quy định: tôn giáo có tổ chức, chủ nghĩa quốc gia, những chính phủ

Tôn giáo, như nó là, tại cốt lõi được đặt nền tảng trên những ý tưởng, trên trung thành, trên uy quyền . . . Nhưng hầu hết chúng ta đều bị trói buộc trong nó và chúng ta không thể thoát khỏi. Muốn thoát khỏi, muốn phá vỡ tình trạng bị quy định của chúng ta, đòi hỏi nhiều năng lượng.

T

ôn giáo, như nó là, từ cơ bản được đặt nền tảng trên những ý tưởng, trên trung thành, trên uy quyền. Một con người đi đến đền chùa mỗi ngày, đọc kinh Gita, kinh Bible, hay kinh Namaz, thực hiện những nghi lễ nào đó, lặp lại liên tục những từ ngữ nào đó, những cái tên Krishna, Rama, việc này hay việc kia, khoác vào những bộ quần áo tạm gọi là thiêng liêng và khao khát thực hiện chuyến hành hương nào đó – bạn nghĩ anh ấy là một người tôn giáo. Nhưng, chắc chắn, đó không là tôn giáo. Đó là một việc dốt nát, kinh hãi, xấu xa. Nhưng hầu hết chúng ta đều bị trói buộc trong nó và chúng ta không thể thoát khỏi. Muốn thoát khỏi, muốn phá vỡ tình trạng bị quy định của chúng ta, đòi hỏi nhiều năng lượng, mà chúng ta không có bởi vì năng lượng của chúng ta bị hao tán trong kiếm sống và kháng cự bất kỳ hình thức của thay đổi nào. Thay đổi đòi hỏi chống đối lại xã hội, đúng chứ? Và, nếu trong một xã hội Ấn giáo bạn không là một người Ấn giáo, hay nếu bạn không là một người Ba la môn trong một xã hội Ba la môn, hay một người Thiên chúa giáo trong một xã hội Thiên chúa giáo hay Tin lành, bạn có lẽ gặp khó khăn khi tìm một việc làm.

Vì vậy, một trong những khó khăn của chúng ta là rằng muốn tạo ra một cách mạng trong chính chúng ta đòi hỏi năng lượng lạ thường, mà chẳng bao nhiêu người trong chúng ta có bởi vì năng lượng, trong ý nghĩa này, hàm ý sự nhận biết. Muốn thấy mọi thứ rất rõ ràng, bạn phải trao cho nó toàn sự chú ý của bạn, và bạn không thể trao toàn sự chú ý của bạn nếu có bất kỳ bóng dáng của sợ hãi – sợ hãi kinh tế hay sợ hãi xã hội, mà là sợ hãi của quan điểm quần chúng. Bởi vì trong một trạng thái sợ hãi, chúng ta suy nghĩ về sự thật hay Thượng đế như cái gì đó xa thật xa, không thuộc quả đất, cái gì đó mà chúng ta phải đấu tranh, phải theo đuổi nó – bạn biết, tất cả những ma mãnh mà chúng ta sử dụng để tẩu thoát khỏi sự xung đột thuộc sống hàng ngày của chúng ta đến cái gì đó mà chúng ta gọi là hòa bình, tốt lành, Thượng đế. Đó là trạng thái thực sự của chúng ta, đúng chứ?

Vậy là, chúng ta thấy tôn giáo có tổ chức đó, cùng những mê tín, những niềm tin, và những giáo điều của nó không là tôn giáo gì cả. Chúng ta chỉ bị giáo dục, bị quy định từ niên thiếu để chấp nhận những sự việc này như là tôn giáo, vì vậy tôn giáo có tổ chức thực sự là một cản trở đối với sự khám phá của cái gì là sống tôn giáo thực sự.

New Delhi, nói chuyện trước công chúng lần thứ sáu

Ngày 2 tháng 3 năm 1960

Tuyển tập những Lời giảng

Cái trí phải được tự do khỏi niềm tin và không-niềm tin

N

iềm tin không là sự thật. Bạn có lẽ tin tưởng vào Thượng đế, nhưng niềm tin của bạn cũng không là sự thật hơn niềm tin của người không-tin tưởng vào Thượng đế. Niềm tin của bạn là kết quả của nền tảng quá khứ của bạn, của tôn giáo của bạn, của những sợ hãi của bạn, và không-tin tưởng của người cộng sản và những người khác cũng là kết quả của tình trạng bị quy định của họ. Muốn tìm ra điều gì là sự thật, cái trí phải được tự do khỏi niềm tin và không-niềm tin. Tôi biết bạn mỉm cười và đồng ý, nhưng bạn vẫn sẽ còn tiếp tục tin tưởng bởi vì điều đó tiện lợi nhiều hơn, được kính trọng và an toàn nhiều hơn. Nếu bạn không tin tưởng, bạn có lẽ mất việc làm của bạn, bạn có lẽ bỗng nhiên phát giác rằng bạn không là ai cả. Mấu chốt quan trọng là phải tự-làm tự do chính bạn khỏi niềm tin, không phải mỉm cười và đồng ý của bạn trong căn phòng này.

Varanasi, nói chuyện trước công chúng lần thứ năm

Ngày 6 tháng 2 năm 1955

Tuyển tập những Lời giảng

Vậy là, cá thể bị hủy diệt qua sự ép buộc, qua sự tuyên truyền, và bị kiểm soát, bị thống trị, vì lợi ích của xã hội, vì lợi ích của chính thể, và vân vân.

T

ôn giáo có tổ chức, niềm tin có tổ chức, và những chính thể chuyên chế đều giống hệt nhau bởi vì tất cả họ đều muốn hủy diệt cá thể qua sự ép buộc, qua sự tuyên truyền, qua vô vàn hình thức khác nhau của cưỡng bách. Tôn giáo có tổ chức cũng thực hiện cùng sự việc, chỉ trong một cách khác biệt. Ở đó, bạn phải chấp nhận, bạn phải tin tưởng, bạn bị quy định. Toàn khuynh hướng của cả phe tả, phe hữu và của những tổ chức tạm gọi là tinh thần là đúc khuôn cái trí vào một khuôn mẫu đặc biệt của cách cư xử, bởi vì cá thể, nếu bị bỏ lại một mình, anh ấy chỉ trở thành một kẻ phản loạn. Vậy là, cá thể bị hủy diệt qua sự ép buộc, qua sự tuyên truyền, và bị kiểm soát, bị thống trị, vì lợi ích của xã hội, vì lợi ích của chính thể, và vân vân. Những tổ chức tạm gọi là tôn giáo cũng làm cùng sự việc, chỉ một chút xíu ngờ vực thêm, một chút xíu tinh tế hơn, bởi vì, ở đó cũng vậy, con người phải tin tưởng, phải kiềm chế, phải kiểm soát, và mọi chuyện còn lại của nó. Toàn tiến trình là thống trị cái tôi trong một hình thức này hay một hình thức khác. Qua sự ép buộc, hành động tập thể được tìm kiếm. Đó là điều gì hầu hết những tổ chức đều muốn, dù chúng là những tổ chức tôn giáo hay kinh tế hay chính trị. Họ muốn hành động tập thể, mà có nghĩa cá thể phải bị hủy diệt. Rốt cuộc, nó chỉ có thể có nghĩa như thế. Bạn chấp nhận phe Tả, lý thuyết của Marx, hay những giáo điều của Thiên chúa giáo, Phật giáo, và Ấn giáo, và qua đó bạn hy vọng tạo ra hành động tập thể.

Madras, nói chuyện trước công chúng lần thứ sáu

Ngày 20 tháng 1 năm 1952 – Tuyển tập những Lời giảng

Chúng ta bị trói buộc bởi những niềm tin, bởi những giáo điều, vì nó chúng ta sẵn lòng chết và tàn sát lẫn nhau.

C

hắc chắn, điều gì gây ra chiến tranh là sự ham muốn quyền hành, địa vị, thanh danh, tiền bạc, và cũng vậy căn bệnh được gọi là chủ nghĩa quốc gia, sự tôn thờ một lá cờ, và căn bệnh của tôn giáo có tổ chức. Tất cả những điều này là những nguyên nhân của chiến tranh, nếu bạn như một cá thể, phụ thuộc vào bất kỳ những tổ chức tôn giáo nào, nếu bạn thèm khát quyền hành, nếu bạn ganh tị, chắc chắn bạn sẽ sản sinh một xã hội mà sẽ có kết quả là hủy diệt. Vì vậy lại nữa, điều đó phụ thuộc vào bạn và không phải vào những người lãnh đạo, không phải vào Stalin, Churchill, và những người còn lại của họ. Nó phụ thuộc vào bạn và tôi, nhưng dường như chúng ta không nhận ra điều đó. Nếu một lần chúng ta thực sự cảm thấy trách nhiệm của những hành động riêng của chúng ta; chúng ta có thể kết thúc tất cả những chiến tranh, sự đau khổ kinh hoàng này mau lẹ làm sao! Nhưng bạn thấy, chúng ta dửng dưng. Chúng ta có ba bữa ăn một ngày, chúng ta có việc làm của chúng ta, chúng ta có những tài khoản ngân hàng của chúng ta, nhiều hay ít, và chúng ta nói, ‘Vì Chúa, đừng quấy rầy chúng tôi, hãy để cho chúng tôi được yên ổn.’ Chúng ta càng ở trên cao nhiều bao nhiêu, chúng ta càng muốn an toàn, vĩnh cửu, bình an nhiều bấy nhiêu, chúng ta càng muốn không bị đụng chạm đến nhiều bấy nhiêu, để duy trì những sự việc được cố định như hiện nay chúng là; nhưng chúng không thể được duy trì như hiện nay chúng là bởi vì không có gì cố định cả. Mọi thứ đều đang phân rã. Chúng ta không muốn đối diện những sự việc này; chúng ta không muốn đối diện sự kiện rằng bạn và tôi phải chịu trách nhiệm cho những chiến tranh. Bạn và tôi có lẽ nói về hòa bình, tổ chức những hội nghị, ngồi quanh một cái bàn và thảo luận, nhưng phía bên trong, thuộc tâm lý, chúng ta muốn quyền hành, địa vị, chúng ta bị thúc đẩy bởi tham lam. Chúng ta có mưu đồ, chúng ta là những người thuộc quốc gia, chúng ta bị trói buộc bởi những niềm tin, bởi những giáo điều, vì nó chúng ta sẵn lòng chết và tàn sát lẫn nhau. Liệu bạn nghĩ những con người như thế, bạn và tôi, có thể có hòa bình trong thế giới? Muốn có hòa bình, chúng ta phải an lạc; sống an lạc có nghĩa không tạo ra sự hận thù. Hòa bình không là một lý tưởng. Đối với tôi, một lý tưởng chỉ là một tẩu thoát, một trốn tránh . . . Nhưng muốn có hòa bình, chúng ta sẽ phải thương yêu, chúng ta sẽ phải bắt đầu, không phải sống một sống lý tưởng, nhưng thấy những sự việc như chúng là và hành động vào chúng, thay đổi chúng. Chừng nào mỗi người chúng ta còn đang tìm kiếm sự an toàn thuộc tâm lý, sự an toàn thuộc thân thể chúng ta cần – lương thực, quần áo, và chỗ ở – bị hủy diệt. Chúng ta đang tìm kiếm sự an toàn thuộc tâm lý, mà không tồn tại; và chúng ta tìm kiếm nó, nếu chúng ta có thể, qua quyền hành, qua địa vị, qua chức tước, tên tuổi – tất cả điều đó đang hủy diệt sự an toàn thuộc thân thể. Đây là một sự kiện rõ ràng, nếu bạn quan sát nó.

Bangalore, nói chuyện trước công chúng lần thứ hai

Ngày 11 tháng 7 năm 1948

Tuyển tập những Lời giảng



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 5436)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 5208)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 12444)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 4387)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3569)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3456)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 6438)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8180)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 9822)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10156)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]