Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1 Phía sau thân xác và giới tính là sự thèm khát...

07/12/201015:53(Xem: 4276)
1 Phía sau thân xác và giới tính là sự thèm khát...

1
Phía sau thân xác và giới tính
là sự thèm khát...

Phippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ

Phật giáo không áp đặt một quyluật nào cho xã hội con người, không hề làm luật cũng không thiết đặt một nềnluân lý mang tính cách tập thể nào cả. Phật giáo hướng vào cá nhân con người, khuyêncon người nên chọn cho mình cách sống như thế nào và cách tu tập ra sao để diệttrừ khổ đau và tự giải thoát khỏi những trói buộc của sự hiện hữu. Vì thế nhữnglời giáo huấn của Đức Phật (thế kỷ thứ V trước Giê-su) có nói đến tính dục, đấylà những lời khuyên bảo mang tính cách cá nhân, tuyệt nhiên không phải những phánlệnh áp đặt cho toàn thể xã hội con người.

Theo giáo lý của Phậtgiáo cổ truyền (nguyên thủy), tính dục cũng như tất cả những gì liên hệ đến thânxác và lạc thú phát sinh từ giác cảm đều được nhìn dưới khía cạnh của sự thèmkhát và bám víu phát sinh từ sự ham muốn, khổ đau sẽ phát sinh từ những thứ xúccảm ấy không tránh khỏi được. Tính dục thường được nêu lên như là một mối nguyhiểm hoặc như mặt đất trơn trợt xô con người rơi vào sự đày đọa của dục vọng vàkhổ đau.

Quyluật vô thường

Đức Phật nêu lên khái niệm về Bốn Sự thật Cao quý (Tứ DiệuĐế) làm nền tảng cho giáo lý của Ngài, giáo lý đó nhấn mạnh trước hết đến bản chấtcủa khổ đau bàng bạc khắp nơi và không thể nào tránh khỏi (sự thật thứ nhất).Sau đó Ngài giải thích nguồn gốc làm phát sinh ra khổ đau (sự thật thứ hai), đấylà sự thèm khát, trong đó có sự ham muốn quá độ các lạc thú tính dục, mong muốntìm được mãi những lạc thú ấy, kể cả sự ham muốn tìm thấy sự hủy-diệt và sựphi-hiện-hữu [tức mong muốn loại bỏ những gì mìnhkhông thích và những gì tệ hại có thể xảy ra]. Tại sao Phật giáo lại kếtán sự thèm khát ? Vì Phật giáo xem đó là sản phẩm của vô minh - có nghĩa làkhông hiểu mình và bản chất của sự hiện hữu của chính mình là gì. Tác động củavô minh mang lại một thứ cảm tính về một "cái ngã" tự tại, cảm tínhđó được củng cố vững chắc thêm dựa vào các kỷ niệm, thói quen, những thứ tình cảmquen thuộc thường xảy ra trong tâm thức và nhất là sự bám víu vào thân xác củamình. Thế nhưng tất cả những thứ ấy thật phù du, vì thế để cưỡng lại sự phù du ấyta càng tìm cách củng cố thêm cảm tính về "cái tôi" trường tồn bằng cáchgia tăng thêm các cảm nhận lạc thú và luôn phóng nhìn vào tương lai. Tiếc thay cáchkéo dài và bảo vệ "cái tôi" ấy chỉ hoài công, bởi vì không thể nàotránh né được quy luật của vô thường. Già nua, bệnh tật và cái chết cho thấy vôthường lúc nào cũng hiển nhiên ra đó.

Tính dục liên hệ trực tiếp đến sự cảm nhận của thân xác.Thế nhưng thân xác lại là sản phẩm phát sinh từ nghiệptrong quá khứ, tứclà hậu quả phát sinh từ các hành động của mình từ trước. Thân xác thường được vínhư một cỗ xe quý giá, một phương tiện đưa đến giác ngộ, thế nhưng thân xác cũngđược mô tả như một gánh nặng hay nguyên nhân làm phát sinh dâm dục và mọi thứ lolắng khác, cản trở đời sống tâm linh của chính mình. Vậy hai cách hình dung ấy cómâu thuẫn với nhau hay không ? Hoàn toàn không ! Bởi vì mọi khó khăn đều phát sinhtừ sự bám víu do chính mình tạo ra cho thân xác nhưng tuyệt nhiên không phảithân xác tự tạo ra những khó khăn ấy cho nó. Thân xác nhờ có ngũ giác nhận biếtđược sự tiếp xúc phát sinh từ sự cảm nhận, dù đấy là sự cảm nhận thích thú, khóchịu hay trung hòa, vì thế tự nó thân xác chỉ đơn giản là một cửa ngõ tiếp nhậncác thứ giác cảm. Trong số đó giác cảm tính dục là một trong những thứ giác cảmthích thú nhất mà thân xác có thể mang lại cho ta. Sự kiện cảm nhận thích thúkhông có gì tệ hại cả..., nếu như sự cảm nhận ấy không gây ra bám víu và thèmkhát quá đáng : tức muốn được thích thú nhiều hơn nữa. Vì thế mọi thứ khó khănxảy ra là do phản ứngcủa ta đối vớisự thích thú, nhưng tuyệt nhiên không phải do chính sự thích thú, tóm lại sự thèm khátthích thú và muốn tiếp tục được cảm nhậnsự thích thúmới chính là nguyên nhân của khổ đau. Sự thèm khát và ham muốn đó làm phát sinhmột loạt đủ mọi thứ dục vọng - chiếm giữ, ghen tuông , tức giận, oán hờn -chúng thay nhau hành hạ ta và khiến ta bị mù quáng. Đấy là các thứ dục vọng gâyra tội lỗi. Thế nhưng tội lỗi phát sinh từ đâu ? Từ trong tâm thức của chính mình.

Điểm then chốt trong giáo lý Phật giáo là thân xác gánh chịusự kiểm soát của tâm thức. Thân xác và lạc thú tính dục không giữ một vai tròchủ động nào cả. Chính sự bám víu của tâm thức là nguyên nhân làm bùng lên đủ mọithứ dục vọng, và dục vọng là nguyên nhân của khổ đau. Sự thèm khát là động cơchủ yếu tạo ra các phản ứng trong tâm thức. Dù cho chữ "ham muốn" (thèm khát, khát vọng, ướcmong : désir - desire) trong ngôn ngữ Tây phương phản ảnh khá trung thực ýnghĩa của chữ Phạn "râga", thếnhưng cũng cần phải hiểu đối với Phật giáo chữ "râga" (ham muốn, thèm khát) không hề mang sắc thái tích cực nhưtrường hợp của chữ "ham muốn" (désir - desire ) trong ngôn ngữ Tâyphương. Kinh sách định nghĩa chữ "râga"như sau : " Đấy là sự ham-muốn-bám-víu,có nghĩa vừa là sự bám-víucực mạnh vàosự hiện hữu và các vật thể chiếm hữu khác vừa là sự thèm-muốndo tất cả các thứ ấy tạo ra. Tác động của nó làm phátsinh mọi thứ khổ đau". Cách định nghĩa trên đây cho thấy tính cách cảnhgiác khía cạnh tiêu cực trong ý nghĩa của chữ ham-muốn. Thế nhưng trong tư tưởngTây phương, ham-muốn (désir - desire) được hiểu như một trạng thái căng thẳngthúc đẩy con người hành động, trạng thái ấy trên một khía cạnh nào đó có thểmang lại sự sáng tạo và những phẩm tính thượng thặng, chẳng hạn như sự "mong-muốn của Trời" hay của người nghệsĩ khi sáng tạo, nhưng đồng thời ham-muốn(désir - desire) cũng có nghĩa là một động lực xô ta vào khổ đau của dục vọng.Vì thế ý nghĩa của chữ ham-muốntrongngôn ngữ Tây phương không được minh bạch, thí dụ như "ham muốn tình yêu" có thể hiểu như một sự khích lệ, dù rằng hậuquả do sự ham-muốnđó mang lại lắmkhi chỉ là sự tàn phá. Giáo lý Phật giáo luôn chú trọng đến phương pháp phân tíchvà cho rằng ham-muốn-bám-víuchỉ là mộtthứ nọc độc của tâm thức, tuy nhiên Phật giáo rất cẩn thận và cũng nghĩ đến mộttrường hợp khác là ham-muốn-khát-vọngtức là một yếu tố tâm thần tương tợ với ý nghĩa ham-muốn-thúc-đẩycủa người Tây phương.

Tính dục tự nó không có gì để chê trách, chính tâm thức mớilà những gì phải lên án khi nó bị lạc thú làm mù quáng và biến nó thành một mảnhđất thuận lợi giúp các thứ nọc độc tâm thần phát sinh. Tính dục là một thể dạngtrao đổi giữa hai con người mang lại cơ hội thuận lợi giúp cho họ đón nhận nhau,chỉ khi nào có sự chiếm hữu, thèm khát quá đáng và ham muốn thỏa mãn xen vào thìkhi đó tính dục mới trở thành ích kỷ và làm phát sinh ra khổ đau. Đấy là thông điệpchính yếu của Phật giáo. Phật giáo không quan tâm đến việc nối dõi tông đường hayhôn phối vì đấy chỉ là các thể dạng trói buộc trong cuộc sống, các mối tương giaogiữa con người và sự khống chế của sinh lý.

Dưới nhãn quan Phật giáo, hôn nhân không mang tính cáchthiêng liêng, không cần đến các lễ nghi ban phép lành. Giáo lý nhà Phật chỉ đòihỏi phải có sự tương kính, hy sinh cho nhau và tránh mọi hung bạo. Phật giáo khônghề xem thân xác và thế giới này là những gì xấu xa, Đức Phật chủ trương con đườngtrung đạo bác bỏ mọi hình thức khổ hạnh và hành xác có nghĩa là giữ đúng vị thếgiữa hai thái cực, một bên là đời sống thế tục một bên là sự khắc nghiệt của khổhạnh, sự khắc nghiệt ấy chỉ đày đọa thêm cho thân xác nhưng không mang lại một sựgiải thoát nào. Ý thức được bổn phận của mình tức là cách giữ gìn đạo đức tínhdục, hôn nhân không phải là một sự chiếm đoạt. Đối với những người chưa thấutriệt đạo lý, đời sống tính dục sẽ biến thành động cơ chính yếu thúc đẩy sự vậnhành của khổ đau trong chu kỳ hiện hữu (thế giới ta-bà), đấy là điều mà Phật giáochủ trương phải ra thoát. Dựa trên quan điểm đó người Phật giáo tại gia phải biếtkính trọng mình và người khác và người tu hành khi đã xa lánh cuộc sống thế tụcphải tuyệt đối tránh các hành vi tính dục. Thế nhưng Phật giáo Đại thừa có vẻ cởimở hơn so với sự khắt khe của Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông). Trong học pháiTan-tra thừa tính dục được chuyển thành một hình thức tập luyện Du-già và được xemnhư một phương pháp mang lại Giác ngộ. Nói chung Phật giáo giữ một thái độ rấtphóng khoáng đối với vấn đề tính dục.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5386)
Cuốn sách này là kết quả ủa ba ngày hội luận giữa đức Đạt lai lạt ma cùng tám bác sĩ tâm thần và học giả Hoa Kỳ về ngành tâm lý. Cuộc hội luận diễn ra vào tháng 10 năm 1989 tại NewPort Beach, California.
09/04/2013(Xem: 12816)
Thuốc Phật dược,Tiên đơn,Thần Thánh vị Nhiều danh y, dược sĩ thuở nghìn xưa Đã ra tay,chữa trị cứu nhiều người Được thoát khỏi,tay tử thần sắp đến.
09/04/2013(Xem: 4514)
Khi những làn sóng phát triển tột đỉnh của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng phát triển, sự đòi hỏi về trí thức và nhu cầu sống của con người ngày càng trở nên gia tăng, đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên ngày nay.
09/04/2013(Xem: 4250)
Stepping into the threshold of the third millennium, amounts to the millennium of warm welcome to supreme invention and development of modern science and technology, to modernization of new human attitude and knowledge, and to reformation of Buddhist clergies’ role for skilful adaptation to the new age.
09/04/2013(Xem: 6166)
Thiền sư Ajahn Brahmavamso là vị trụ trì tu viện Bodhinyana (Giác Minh), bang Tây Úc, Australia. Ngài cũng là vị cố vấn tinh thần của Hội Phật giáo Tây Úc. Ngài đã từng tu học tại Thái Lan, trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dưới sự hướng dẫn của ngài Thiền sư Ajahn Chah.
09/04/2013(Xem: 5448)
Mục đích của đời sống là gì? Đó là câu hỏi quan trọng mà tôi nghĩ mỗi người trong chúng ta, dù trí thức hay bình dân, giàu nghèo sang hèn vẫn thường nghĩ tới. Theo tôi, sống ở đời ai cũng mong có được hạnh phúc.
09/04/2013(Xem: 4418)
Tôi nghĩ rằng mọi người ai cũng ước mong sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Tôi cũng tin mục đích của đời sống là thành đạt nguồn hạnh phúc này. Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều có khả năng tu tập, kiềm chế giữ tâm thanh tịnh giống nhau để có hạnh phúc và an lạc.
09/04/2013(Xem: 6721)
Sự tuần hoàn của hoàn vũ cứ hết Xuân đến Hạ, rồi hết Thu sang Đông, mở đầu bằng mùa Xuân tươi đẹp nhưng lại kết thúc bằng mùa Đông giá lạnh. Sự vận hành của vũ trụ cũng trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại và không; hai giai đoạn đầu là hình thành, . . .
09/04/2013(Xem: 5688)
Thời hậu hiện đại là một minh chứng cho sự phát triển tột đỉnh trong lãnh vực khoa học kỹ thuật, nhưng sự suy thoái về tư cách và đạo đức cũng theo đó len lỏi vào. Quan điểm này đã được học giả nổi tiếng P.A. Payutto phát biểu rất thuyết phục rằng.
09/04/2013(Xem: 5438)
Trong hơn 40 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực để xây dựng một đường hướng giáo dục cho chư Tăng Ni và Phật tử Việt Nam dựa trên những lời dạy của Đức Phật. Con đường đã được mở ra và đã được vận dụng ít nhiều, tạo nên những hiệu quả thiết thực trong bối cảnh lịch sử văn hóa dân tộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]