Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiện đại hóa

13/11/201018:04(Xem: 6667)
Hiện đại hóa

HIỆN ĐẠI HÓA

Trong những chương trên, chúng tôi đã cố trình bày một cách giản lược những nét chính về bản chất và phương pháp của đạo Phật - như những khám phá cần thiết tối thiểu của một cá nhân về nền đạo lý ấy cho chính bản thân mình. Trong chương cuối này chúng tôi muốn nói về sự cần thiết của công việc hiện đại hóa đạo Phật đứng trên lập trường văn hóa và xã hội.

Thế kỷ của chúng ta là thế kỷ mà trong đó mọi giá trị tinh thần cổ điển đều bị ngờ vực, đều bị đem ra khảo sát lại. Tâm trạng của người trí thức thời đại là một tâm trạng nghi nan, nghi nan tất cả những gì được phơi bày dưới những hình thái tuyên truyền tân tiến nhất, tài tình nhất, và có vẻ như là hay ho và hợp thời nhất. Sự nghi nan ấy bao trùm tất cả những giá trị tinh thần cổ điển tự ngàn xưa được coi là nề nếp bất di bất dịch của đạo làm người. Nhân loại hôm nay đòi làm một cuộc "phán xét cuối cùng" để củ soát và định đoạt lại mọi giá trị tinh thần và văn hóa, cận kim cũng như cổ điển.

Bởi vì những hình thái sinh hoạt của các tinh thần cũ đã bị nứt rạn. Nứt rạn vì không nắm được bản chất thiết yếu của văn hóa mà chỉ khăng khăng nắm giữ những hình thái khô cứng của xã hội cũ, trong khi đó những cơ cấu sinh hoạt của xã hội ngày nay đã theo luật vô thường mà biến thiên đến tận gốc. Kẹt trong khuôn khổ hình thức, bản chất văn hóa không được thể hiện và do đó hình thức phải đi đến khô cứng và nứt rạn. Phật giáo ở các nước Á châu cũng đang lâm vào tình trạng đó.

Trong khúc quanh quan trọng này của lịch sử, những dòng sinh hoạt văn hóa nào muốn sống còn sau cơn bão tố nhân loại cần phải thực hiện một sự thoát xác, để trút bỏ gông cùm hình thức để tự biến thành trẻ trung hùng mạnh, tạo dựng được một sức sống mới mà gốc rễ bắt bén được vào tâm hồn và hoài vọng của những con người đại diện cho xã hội mới. Văn hóa Khổng Mạnh chẳng hạn, với giáo lý trung quân ái quốc xưa cũ, với những quan niệm luân lý quá thời, đã thiếu điều kiện để tự thực hiện một cuộc thoát xác vì bản chất văn hóa đã khô cứng theo với hình thái sinh hoạt. Những dòng văn hóa nào bắt nguồn từ những khởi điểm nhận thức mê tín, phản khoa học, ngày nay cũng không còn điều kiện để thực hiện sự thoát xác nữa. Chỉ có những dòng sinh hoạt văn hóa nào bắt nguồn từ những nhận thức chân xác về thực tại và còn hàm chứa một nội dung để có thể tiếp tục phụng sự con người thì mới có những triển vọng thoát xác mà thôi. Nhưng nếu những dòng sinh hoạt ấy cứ tiếp tục khô héo và nghèo nàn dần đi trong những chiếc vỏ cứng thiếu sinh khí thì chúng cũng phải chịu chung số phận biến diệt và sẽ không còn có mặt trong sinh hoạt xã hội ngày mai nữa. Đạo Phật, như chúng ta đã biết, bắt nguồn từ những nhận thức chân xác và tiến bộ nhất của nhân loại và bao hàm một nội dung văn hóa vô cùng phong phú và hàm xúc. Đạo Phật có rất nhiều điều kiện để thực hiện một cuộc thoát xác trong ngày hôm nay cũng như đã thực hiện được một cách viên mãn những cuộc thoát xác trong 2500 năm lịch sử đã qua. Nếu không có những cuộc thoát xác của Đại chúng Bộ, của Long Thọ và của Vô Trước chẳng hạn, Phật giáo đã không biến thành một sức mạnh tràn lan khắp lục địa Á châu như ta đã thấy. Mỗi lần xã hội biến thiên với những cơ cấu sinh hoạt của nó, là mỗi lần đạo Phật phải chuyển mình vươn tới những hình thái sinh hoạt mới để thực hiện những nguyên lý linh động của mình. Sau mỗi lần lột xác như thế, đạo Phật biến thành trẻ trung và lấy ngay lại được phong độ và khí lực của thời nguyên thỉ.

Cho nên những con người tự nhận có trách nhiệm về sự sinh tồn của đạo Phật, phải ý thức được vấn đề một cách nghiêm trọng. Đừng vô tình hay hữu ý vu cáo cho đạo Phật, biến đạo Phật thành một phương tiện. Đừng dán sau lưng đức Phật những nhãn hiệu để thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu và thị dục của mình. Đừng đóng khung lại ngàn đời những nguyên lý linh động không bao giờ chịu đựng được khuôn kho�. Phải hiểu thế nào là bất biến và tùy duyên. Đừng tự giam mình trong thế giới chủ quan, đừng bưng bít nhận thức. Phải hiểu thế nào là cuộc đời hôm nay, con người hôm nay, với những nhu cầu trí tuệ, tình cảm, xã hội của nó. Phải cảm thông những nỗi niềm đau khổ thắc mắc của nó, phải hiểu thấu hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt của nó để mà phụng sự nó. Vì đạo Phật ra đời là để phụng sự con người. Rời con người, đạo Phật mất sứ mạng.

Sống trong xã hội, cảm thông những khổ đau của xã hội, ta mới thấy sáng tỏ nơi trí tuệ ta những nguyên lý và phương pháp mà đức Phật dạy. Phải sốngta mới hiểu. Giáo lý và cuộc đời cũng ví như hai tảng đá, chạm nhau thì phát sinh ra lửa : ngọn lửa thiêng đó chính là con đường, là nguyên lý linh động. Đem giáo lý sống trong cuộc đời ta mới trực nhận được những nguyên lý linh động ấy. Giáo lý đặt xa cuộc đời thì chỉ là giáo lý mà không phải là sự thực hiện đạo Phật. Mà đạo Phật không phải chỉ là giáo lý : đạo Phật là sự thực hiện giáo lý, là kết quả của sự thực hiện giáo lý trong bản thân cuộc đời.

Có những giai đoạn mà trong đó đạo Phật gần như vắng mặt trong cuộc đời. Ở mọi cơ cấu sinh hoạt của xã hội như giáo dục, kinh tế, văn học, nghệ thuật… đạo Phật đã vắng mặt. Đạo Phật đã lùi về một góc riêng biệt của xã hội, một cái góc khác ấm cúng và riêng tư cho một số các vị tăng sĩ và một số quần chúng đệ tử chỉ chuyên lo cầu nguyện cúng tế. Phận sự gần nhất là giáo dục và vun bón niềm tin cho một xã hội thác loạn, đạo Phật (của hầu hết các nước Đông Nam Á) cũng đã hầu như buông thả, bất lực. Bởi vì đạo Phật đã tự làm nghèo mình về nội dung Phật chất. Đạo Phật hầu như không còn muốn hiện diện trong lòng cuộc đời nữa mà chỉ muốn đứng bên cạnh cuộc đời. Trong những giai đoạn như thế, người Phật tử có nhiệt tâm thường có mặc cảm rằng đạo Phật bị xã hội bỏ quên : mặc cảm đó thôi thúc họ làm một cái gì để chứng minh sự có mặt của đạo Phật trong xã hội. Họ lo tổ chức những cuộc lễ thật lớn và huy động quần chúng tham dự đông đảo. Nhưng những tổ chức rầm rộ ấy chỉ có tác dụng nhất thời và giây phút ấy càng rầm rộ bao nhiêu thì những giây phút kế tiếp lại càng ảm đạm bấy nhiêu. Thật giống như người đi gom hết giấy vụn thành một đống to để đốt lên cho sáng, đống giấy chỉ cháy bùng lên một lát rồi lưu lại tro tàn nguội lạnh. Đạo Phật không nhờ thế mà lấy lại sinh khí.

Bằng những cố gắng khác, người Phật tử đã muốn tô điểm cho tổ chức Phật giáo một ít hình thái tân thời như ký nhi viện, bệnh viện, trường học, - mô phỏng hình thức tổ chức của một vài tông giáo Tây phương. Những cố gắng ấy được thúc đẩy do mặc cảm nói trên thì nhiều, do ý thức chuyển hiện đạo Phật vào thời đại thì ít. Đạo Phật không thể biểu lộ được sinh khí mình bằng những hoạt động xã hội căn cứ trên ý niệm tự ái tôn giáo. Không thoát xác được, đạo Phật mang những thứ trang sức ấy vào như mang những thứ trang sức không phù hợp với chính mình, và do đó lúng túng - cái lúng túng của một bà cụ già mặc áo tân thời.

Kỳ thực, vấn đề đặt ra cho đạo Phật là vấn đề hiện đại hóa (actualisation) mà không phải là vấn đề tân thời hóa (modernisation). Hiện đại hóa có nghĩa là một sự thoát xác, một sự cởi bỏ xiềng xích hình thức để giải phóng cho nội dung Phật chất (nội dung bản chất Phật giáo). Phải sống trong cuộc đời với một ý thức hệ sáng tỏ, đáp ứng được với xã hội, đưa đạo Phật vào ngự trong lòng người, đánh tan mọi nghi nan, thắc mắc, khổ đau, vượt được những tà thuyết và thái độ hiện đang dày xéo và hăm dọa tự do an lạc của con người. Phải dựng nên cho đạo Phật một hình thái sinh hoạt mới, hợp lý, làm hiển lộ được Phật chất và nắm giữ được những truyền thống tốt đẹp của đạo Phật trong lịch sử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11000)
Bạo lực hung tàn sẽ không bao giờ chế ngự được niềm khao khát căn bản nhất của con người là có được tự do. Hằng ngàn người đã xuống đường nơi những thành phố Ðông Âu trong những thập niên qua, niềm cương quyết không hề lay chuyển của dân tôi nơi quê nhà Tây Tạng, . . .
09/04/2013(Xem: 5476)
Sau sự kiện Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO và sự kiện tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, báo điện tử: w.w.w.tuoitre.com.vn có mở diễn đàn công khai thảo luận với chủ đề: “Vươn ra biển lớn”. Trong đó tôi tâm đắc nhất là bài “Tầm vóc truyền trưởng, tầm vóc dân tộc” của Luật sư Lê Công Định và bài “Phải biết tự ty dân tôc” của Lưu Đình Long.
09/04/2013(Xem: 7150)
Suốt 45 năm đi qua các nẻo đường của vùng Bắc Ấn Độ, với đôi chân trần, “bay[1], một bát”, Đức Phật tế độ cho nhiều người vượt qua trầm luân khổ hải để đến bờ bến an vui. Nhờ giáo pháp của Ngài, những người hữu duyên đã tìm ra chân lý tối thượng, giải thoát, Niết-bàn.
09/04/2013(Xem: 11574)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 13185)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4126)
Có biết bao là sự biến cố giữa cuộc đời và cũng có biết bao sự khổ đau giữa cuộc sống trầm luân sanh tử, vì do những cái giả tạm không thực mà tạo nên. Nếu giáo dục được hiểu là suối nguồn văn hĩa và văn minh của nhân loại, thì đâu sẽ là một nền giáo dục đích thực để có thể đưa đến chấm dứt khổ đau trầm luân cho lồi người ?.
08/04/2013(Xem: 19060)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 7566)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
05/04/2013(Xem: 20860)
Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp.
05/04/2013(Xem: 7437)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]