Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo.

08/04/201318:19(Xem: 15896)
Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo.

thich nu huong nhu 4

Vài nét về Tâm lý học phổ thông

và Tâm lý học Phật giáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NS Thích Nữ Hương Nhũ

---o0o---

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”. Thực ra tâm lý kh6ng chỉ là ý muốn nhu cầu, thị hiếu và cách ứng xử của mọi người, mà nó còn bao hàm vô vàn các hiện tượng khác nữa. Tâm lý con người luôn gắn liền với từng hành vi cử chỉ. Bất cứ một lời nói cử chỉ hay hành động nào của con người từ đơn giản đến phức tạp nhất cũng đều có mặt tâm lý cả.

Theo sách tâm lý dùng trong trường Sư Phạm đã khẳng định : “Tâm lý là đời sống tinh thần của con người”..Các nhà tâm lý học luôn luôn có ý định tìm hiểu cái “đời sống tinh thần” ấy qua các công trình nghiên cứu và trắc đạt. “Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ngành Tâm lý học tin tưởng vào các kết quả thực nghiệm về tâm lý con người nhằm quan tâm mọi vấn đề trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ của thế gian.

Tâm lý học Phật Giáo có một sự liên hệ chặt chẽ với tâm lý học phổ thông qua sự phân tích các vấn đề tâm thức vô cùng tinh tế. Nhưng niềm ưu tư của Phật Giáo là chữa bệnh hơn là phân tích. Điểm trọng yếu là kết quả thiết thực đối với con người chứ không phải chỉ suy cứu suông có tính cách triết học. Tâm lý học Phật Giáo được xây dựng trên chân lý vĩnh hằng của Dukkha, một trạng thái bất toại nguyện của chúng sanh hữu tình mà Đức Phật đã tuyên bố:

“Chỉ có một điều, Như Lai dạy, đau khổ và chấm dứt đau khổ phải đạt đến “Như vậy, Tâm lý học Phật Giáo cũng không ngoài mục đích diệt khổ cho con người. Đức Phật đặt nặng sự chú ý vào tâm và những hiện tượng tâm linh là vì đời sống nội tâm có một vai trò quyết định làm phát khởi hành động của con người. An lạc hay đau khổ đều do cái tâm mà thôi. Tâm lý học Phật Giáo hướng dẫn ta vào đường lối phân biệt và khảo sát nhằm khuyến khích mỗi người tự phát triển năng lực và phẩm chất nội tâm.

Tìm hiểu Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật Giáo là hấp dẫn và hữu ích. Dù người viết chưa nghiên cứu một cách tường tận các vấn đề tâm thức cũng như chưa có sự chứng đạt tâm linh nào để có thể thấy sâu vào bên trong những sinh hoạt nội tâm bằng trí tuệ minh sát, nhưng với tinh thần của một sinh viên tập làm một đề tài khoa học người viết quyết định chọn vấn đề Tâm lý học trong khảo luận tốt nghiệp này.

Bài viết sẽ giới thiệu vài nét về Tâm lý học Phật Giáo để thấy rõ hơn rằng Tâm lý học Phật Giáo có liên hệ với tâm lý học phổ thông, nhưng có những điểm khác biệt căn bản về nguyên lý của sự tư duy, quan niệm về cấp độ nhận thức; Người viết sẽ trình bày về các yếu tố cấu hợp thành phần tâm linh và so sánh với Tâm lý học phổ thông do tầm quan trọng của chúng ta đối với cơ chế hoạt động tâm lý con người. Sau hết xin được khẳng định: Sự an lạc nội tâm và hướng dẫn được nội tâm chỉ có thể đạt được qua công trình tự quán chiếu dựa trên đức hạnh trong sạch và Thiền tập.

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, con xin thành kính ghi ân:

Thượng Toạ Thích Chơn Thiện.Tiến sĩ Phật học.

Giáo Sư Trần Tuấn Lộ Tiến sĩ Tâm lý học

Đã khích lệ và tận tình hướng dẫn con trong quá trình thực hiện đề tài.

Trân trọng ghi ân Giáo sư Minh Chi và các tác giả của những tác phẩm đã cung cấp tư liệu cho luận văn tốt nghiệp.

NS Thích Nữ Hương Nhũ

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Vi tính: Đồng Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6583)
Suốt 45 năm đi qua các nẻo đường của vùng Bắc Ấn Độ, với đôi chân trần, “bay[1], một bát”, Đức Phật tế độ cho nhiều người vượt qua trầm luân khổ hải để đến bờ bến an vui. Nhờ giáo pháp của Ngài, những người hữu duyên đã tìm ra chân lý tối thượng, giải thoát, Niết-bàn.
09/04/2013(Xem: 9908)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 10483)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 3313)
Có biết bao là sự biến cố giữa cuộc đời và cũng có biết bao sự khổ đau giữa cuộc sống trầm luân sanh tử, vì do những cái giả tạm không thực mà tạo nên. Nếu giáo dục được hiểu là suối nguồn văn hĩa và văn minh của nhân loại, thì đâu sẽ là một nền giáo dục đích thực để có thể đưa đến chấm dứt khổ đau trầm luân cho lồi người ?.
08/04/2013(Xem: 6763)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
05/04/2013(Xem: 16659)
Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp.
05/04/2013(Xem: 6639)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
05/04/2013(Xem: 5100)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
01/04/2013(Xem: 6442)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 3115)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567