Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật và con người

13/11/201017:58(Xem: 6030)
Đức Phật và con người

ĐỨC PHẬT VÀ CON NGƯỜI

Nếu đạo Phật phát xuất từ sự sống con người để nhằm đáp ứng những nguyện vọng thâm sâu nhất của con người, thì đức Phật chính thực là người yêu của nhân loại.

Ngài tượng trưng cho những tinh hoa đúc kết nên bởi những phần cao khiết nhất và sáng mạnh nhất của con người và bởi vì Ngài đích thực là một con người nên Ngài đã hiểu con người một cách thấu triệt. Dạy đạo giải thoát cho chúng ta Ngài là một bậc Thầy, nhưng nhìn chúng ta, Ngài có ánh mắt từ hòa và thân mật của một người bạn sống giữa xã hội loài người, hiểu biết con người, và thắm thiết tình người.

Cho nên cái ý tưởng cho rằng Ngài là một nhân vật thần linh vạn năng từ một cõi trời xa hiện về để ban phúc trừ họa là một ý tưởng sai lạc. Thần linh không hiểu được con người, không biết được ý nguyện và tâm lý con người. Ta mến yêu đức Phật vì bản thân Ngài là một thực thể đúc kết bằng những yếu tố nhân bản và vì trí tuệ, đức độ và giáo lý Ngài là những châu ngọc đúc kết bằng những chất liệu con người. Ta mến yêu đức Phật bởi vì ta có thể thấy ở Ngài hình ảnh của chúng ta. Cũng bởi vì vậy cho nên trong suốt hai ngàn năm trăm năm lịch sử, đạo Phật một nguồn sống tràn đầy tính chất nhân bản. Đức Phật là người khơi mở nguồn sống ấy, khơi mở chứ không phải là hóa hiện và tạo dựng. Con người khổ đau vì con người sống xa bản tính, sống ngược bản tính. Con người không ý thức được thực thể của chính mình, không hiểu được mình là gì. Nói tóm lại con người không có được một nhận thức rõ rệt về hiện hữu và bản chất của hiện hữu. Đức Phật đã khám phá trên bước đường tri hành những phương pháp giúp Ngài đi đến sự trực nhận giá trị và bản chất của hiện hữu. Tiếp xúc thẳng với dòng sinh lực mầu nhiệm ấy, tâm linh Ngài đột nhiên trở thành cao cả, sáng tỏ, nhân cách Ngài trở thành siêu việt, vĩ đại. Và trên lịch sử, bỗng nhiên nhân loại trông thấy dòng sinh lực nhiệm mầu kia hiển lộ sung mãn và linh hoạt nơi con ngườiđức Phật. Bỗng nhiên bản thân của đức Phật trở thành một hiện tượng sinh hoạt linh diệu và dòng đạo pháp được khơi mở từ con người của Ngài. Một ngàn hai trăm năm mươi vị Tăng sĩ bao quanh Ngài, nhìn vào nhân cách Ngài, nương vào đạo phong Ngài, tiếp nhận sức sống mãnh liệt của tâm linh Ngài để mà sinh hoạt, để mà xây dựng nếp sống của chính mình. Bài thuyết pháp hùng hồn hơn hết, tha thiết hơn hết là sự sống của chính đức Phật. Người đương thời nương vào nhân cách của đức Phật mà sống, mà tu tập, mà chứng ngộ. Hàng trăm năm sau, dư ảnh của nhân cách ấy vẫn còn hướng dẫn được hàng vạn người sống theo nguồn đạo từ bi. Người ta có thể không cần nghe một bài kinh, dự một buổi thuyết pháp : Người ta chỉ cần nghe nói đến nhân cách của đức Phật là có thể phát tâm sống được đời sống Phật tử rồi.

Thế cho sự xuất hiện của đức Phật quan trọng hơn là chính sự xuất hiện của Tam Tạng giáo điển. Đọc thuộc ba tạng kinh điển chưa chắc đã bằng được sống một vài giờ bên cạnh Ngài. Chỉ cần được nhìn hình dáng Ngài, được tiếp nhận cái nhìn của Ngài trong chốc lát, được nghe Ngài nói một vài lời ngắn ngủi, ta có thể thấm nhuần được một cách sâu xa trong biển đạo pháp của Ngài hơn là đọc tụng nhiều lần những kinh điển lưu truyền. Như vậy có nghĩa rằng bản chất của đạo Phật nằm trong sự sinh hoạt theo chính pháp, thể hiện nơi những con người sinh hoạt theo chính pháp. Cho nên ở thời nào có xuất hiện cao tăng nhiều nhất, thời nào sinh hoạt chính pháp được thể hiện trong quần chúng nhiều nhất là thời ấy Phật giáo hưng thịnh nhất.

Tam Tạng giáo điển có giá trị như những ghi chép đạo pháp. Mà đã là ghi chép thì chỉ là ghi chép mà thôi. Không bao giờ ta có thể ghi chép được bản thân của đạo pháp; người ta chỉ ghi chép được những mảnh rời rạc và cứng đọng của đạo pháp mà thôi.

Bởi vậy, người nào muốn hiểu được đạo pháp một cách thấm thiết thì người ấy phải thể nhập đạo pháp, phải tiếp nhận cho được sinh khí đạo pháp, phải thực hiện đạo pháp. Tam Tạng giáo điển chỉ là những phương tiện giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ là những công án cần thiết cho sự suy tư và thể nhập.

Người xưa nói rằng tri đạo tức là học đạo, kiến đạo, tu đạo và chứng đạo. Chữ triđã có một phạm vi rộng rãi thế ấy thì để đi đến kết quả của sự học đạo, ta phải có những điều kiện tâm lý cần thiết như thành khẩn, vô tư ý, không cố chấp, không hình thức và sẵn sàng thể nhập.

Có được nhận định như thế thì ta mới đến gần được đức Phật. Nếu không, càng học hỏi, càng phân tích, càng nghiên tầm ta càng đi xa đạo Phật. Phải nhận định rằng đức Phật và những thế hệ Phật tử nối tiếp Ngài là những thực hiện linh động của dòng sinh hoạt đạo pháp. Nhìn vào dòng sinh hoạt ấy, thể nhập dòng sinh hoạt ấy, và xem xét lại những ghi chép của kinh điển ta có thể thực chứngđược những nguyên lý Phật học. Thực chứng được những nguyên lý ấy rồi, ta mới xây dựng cho ta và cho những con người của xã hội ta, của thời đại ta một quan niệm nhân sinh có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tiến bộ hướng thượng của con người thời đại. Có hai điều lầm lỗi to lớn có thể làm ngưng đọng giòng sinh hoạt đạo pháp và cũng có thể làm tàng ẩn và mai một bản lai diện mục (mặt mũi xưa nay) của chân lý : đó là đặt đạo Phật dưới sự nghiên cứu của mình như một đối tượng cứng nhắc bất biến, và bảo thủ những hình thức sinh hoạt không còn thể hiện được bản chất của đạo pháp.

Như chúng ta đã biết, đạo Phật là một thực tại linh động ta cần thể nhập nó để hiểu biết nó và như vậy ta không thể coi nó như một đối tượng cứng nhắc và bất biến. Nếu ta đặt nó dưới kính hiển vi của sự phân tích, ta sẽ mất nó; hoặc giả ta chỉ còn nắm được những cái xác khô cứng của nó. Trong kinh có câu chuyện một ông vua sai quần thần chẻ vụn một cây đàn để tìm những tiếng đàn. Kinh điển đạo Phật cũng thế, những hình thái sinh hoạt của đạo Phật cũng thế. Ta không thể chẻ những thứ ấy ra để tìm đạo pháp. Ta phải linh động để tiếp nhận đạo pháp qua những thứ ấy, bằng thể nhập, bằng thực hiện, bằng cảm thông.

Xã hội luôn luôn chuyển biến vì các cơ cấu xã hội luôn luôn chuyển biến. Các yếu tố tạo nên những sinh hoạt xã hội như văn hóa, kinh tế, chính trị, nhân chủng không phải ở đâu cũng như ở đâu, thời nào cũng như thời nào. Mà các cơ cấu xã hội đã biến chuyển thì những hình thức sinh hoạt cũng phải biến chuyển. Một xã hội mới cần có những tương quan sinh hoạt mới. Giữ mãi những hình thức sinh hoạt không còn đáp ứng được với nhu cầu sinh hoạt mới tức là làm một công việc vụng dại. Những hình thức sinh hoạt của đạo pháp là để thực hiện bản chất của đạo pháp. Xã hội đã thay đổi vì những hình thức sinh hoạt cũ không phù hợp với xã hội nữa, do đó không thể thực hiện được bản chất của đạo pháp nữa. Phải có những hình thức sinh hoạt mới, một mặt đáp ứng với nhu cầu của xã hội mới, một mặt thể hiện được những nguyên lý căn bản của đạo pháp. Nếu cố chấp bảo thủ mãi những hình thức sinh hoạt cũ tức là vô tình (hay cố ý ?) muốn cho xã hội lùi lại và làm cho đạo pháp khô héo trong những cái xác cũ, những cái xác có thể rất cổ kính và sơn phết rất đẹp đẽ. Đạo pháp cần có những hình thức sinh hoạt mới để được thể hiện trong xã hội mới; khi ta cố thủ những hình thức cũ, kết tội những hình thức mới thì ta chận đường không cho đạo pháp thể hiện và như thế là ta có thể làm ngưng đọng giòng sinh hoạt đạo pháp.

Ở một hình thái sinh hoạt xã hội mà đạo pháp chỉ còn là nguồn an ủi của một thế hệ luống tuổi muốn sống những ngày còn lại của đời mình một cách yên ổn, một phương tiện của một số người vin vào để lăng xăng danh lợi, đạo pháp làm sao thể hiện trọn vẹn ?

Ở những hình thức sinh hoạt mà những thế hệ trẻ tuổi không tìm thấy một lối đi sáng của tương lai, không tìm thấy một chất liệu để đốt lên ngọn lửa lý tưởng trong tâm hồn mà chỉ thấy một chỗ trú ẩn tuy an lành nhưng tạm thời - để chui về trong cơn phong ba bão táp, thì ta có thể nói rằng đạo pháp đã được hiển lộ và thực hiện toàn vẹn hay chưa ?

Nhận thức chứa đầy đau xót, nhưng có thể là khởi điểm cho những cố gắng mới, nỗ lực mới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/03/2014(Xem: 26176)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 10975)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 18664)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 7626)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 9258)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 11486)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
10/02/2014(Xem: 17758)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 19016)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
30/01/2014(Xem: 14236)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 9991)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567