Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tiếng rống con sư tử

12/11/201016:43(Xem: 11054)
11. Tiếng rống con sư tử


11. TIẾNG RỐNG CON SƯ TỬ

Có khi đức Phật khuyên các vị Tỷ-kheo rống tiếng rống con sư tử trong khi thuyết pháp, tức đức Phật muốn nhấn mạnh một vấn đề mà các ngoại đạo đều hoảnghốt, lông tóc dựng ngược. Trong kinh số 11, Trung Bộ, này đức Phật khuyên bảo các Tỷ-kheo hãy rống tiếng rống con sư tử, tuyên bố dứt khoát rằng chỉ ở đây, trong giáo pháp đức Phật dạy, mới có Đệ nhất Sa môn tức là chứng quả Dự lưu; mới có đệ nhị Sa môn tức là chứng quả Nhất lai; mới có Đệ tam Sa môn tức là chứng quả Bất lai; mới có đệ tứ Sa môn tức là chứng quả A-la-hán; còn các ngoại đạo khác không có bốn hạng Sa môn như vậy.

Một lời tuyên bố như vậy tất nhiên đem lại những phản ứng của ngoại đạo: "Chư tôn giả có tin tưởng gì, có sức lực gì mà giám tuyên bố chỉ ở đây có bốn hạng Sa môn, ngoài ra không chỗ nào có bốn hạng Sa môn?" Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo trả lời như sau: "Chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, chúng tôi có lòng tin bậc Đạo sư, có lòng tin pháp, có sự thành tựu viên mãn các giới luật, có những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, được chúng tôi mến". Đến đây, các ngoại đạo có thể trả lời: "Chúng tôi cũng có lòng tin bậc Đạo sư, vị ấy là bậc Đạo sư của chúng tôi. Chúng tôi có lòng tin pháp, pháp ấy là pháp của chúng tôi, chúng tôi thành tựu viên mãn các giới luật, những giới luật ấy là giới luật của chúng tôi. Và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và cả những người xuất gia, được chúng tôi mến, được chúng tôi thương. Như vậy có sự sai biệt gì, có sự đặc biệt gì giữa quý vị và chúng tôi?"

Đến đây Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo phải đặt ra một số câu hỏi: - Cứu cánh là một hay đa diện, cứu cánh cho người có tham hay cho người không tham; cho người có sân hay người không sân; cho người có si hay người không si; cho người có ái hay người không ái; cho người có chấp thủ hay người không chấp thủ; cho người có trí hay người không trí; cho người thuận ứng nghịch ứng hay cho người không thuận ứng không nghịch ứng; cho người ưa hý luận hay người không ưa hý luận. Trước những câu hỏi dồn dập như vậy, các ngoại đạo phải tiếp tục trả lời: - Cứu cánh ấy là một, không phải đa diện, cứu cánh ấy là cha mẹ người không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, người có trí, không thuận ứng không nghịch ứng, không ưa, không thích hý luận.

Tiếp đến đức Phật nêu rõ những sa môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoan diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của hai loại tùy kiến: Hữu và Phi hữu, vị ấy sẽ không thành tựu được tám pháp đưa đến cứu cánh giải thoát.

Rồi đức Phật dạy có hai loại tri kiến: Hữu kiến và Phi hữu kiến. Những sa môn, Bà-la-môn nào chấp trước kiến, thân thiết hữu kiến, những vị ấy bị chướng ngại đối với phi hữu kiến, thân thiết phi hữu kiến, những vị ấy bị chướng ngại đối với hữu kiến. Những sa môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của hai loại kiến này, những vị này là những vị có tham, có sân và có si, có ai, có chấp thủ, ưa hý luận, thích hý luận; những vị ấy là những vị không giải thoát khỏi sanh già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Thế tôn nói những sa môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tâp khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của chúng, những vị này là những vị không tham, không sân và không si, không ái, không chấp thủ, không ưa hý luận, không thích hý luận; những vị ấy giải thoát khỏi sanh già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Thế Tôn tuyên bố những vị ấy giải thoát khỏi khổ đau.

Đề cập xong hai loại tà kiến, đức Phật phân tích bốn chấp thủ, tức là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. Có những sa môn, Bà-la-môn tuy tự xưng là liễu tri tất cả thủ, nhưng chỉ có khả năng hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không thể chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Ở đây đức Phật tuyên bố rõ ràng là trong một pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sư, sống tinh tấn với bậc Đạo sư, tịnh tín ấy được xem như là không hoàn toàn, nếu có tịnh tín đối với pháp, tịnh tín ấy được xem như là không hoàn toàn. Nếu có thành tựu viên mãn các giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn . Nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn. Vì sau như vậy? Thế Tôn tuyên bố: "Sự tình là như vậy, trong mợt pháp luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị , không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc Chánh Đảng Giác hiển thị."

Đến đây, đức Phật nêu rõ vị trị siêu đẳng của Như Lai, là bậc A-la- hán, Chánh Đẳng Giác, bậc liễu tri tất cả thủ, chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Ngài hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ và sự liễu tri về ngã luận thủ. Trong một pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sư, tịnh tín đối với pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn. Nếu có thành tựu viên mãn các giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao như vậy? Sự tình là như vậy, trong một pháp luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Đảng Giác hiển thị.

Rồi đức Phật truy nguyên, bốn chấp thủ này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi; xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi; thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi; hành lấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi. Khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi; vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động; nhờ không hoảng hốt, tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không trở lui lại trạng thái này nữa .

(Tiểu kinh Sư tử hống, Trung Bộ, kinh số 11).


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2011(Xem: 6664)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
05/01/2011(Xem: 3639)
Nền giáo dục của Đức Phật đứng trên lập trường nhân bản, nêu cao tinh thần tự giác của con người, đó là vấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình, biết điều hành được cuộc sống tâm lý và vật lý của chính mình để đạt đến giải thoát và giác ngộ, biết hướng con người thích ứng với môi trường sống trong xã hội tiến bộ, biết sáng suốt nhìn và biết sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội…
05/01/2011(Xem: 9523)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
05/01/2011(Xem: 3543)
Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe.
05/01/2011(Xem: 37251)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52919)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
03/01/2011(Xem: 4982)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thích và tin tưởng càng ngày càng lớn.
02/01/2011(Xem: 8615)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 10526)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
29/12/2010(Xem: 4399)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]