Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tiếng rống con sư tử

12/11/201016:43(Xem: 9332)
11. Tiếng rống con sư tử


11. TIẾNG RỐNG CON SƯ TỬ

Có khi đức Phật khuyên các vị Tỷ-kheo rống tiếng rống con sư tử trong khi thuyết pháp, tức đức Phật muốn nhấn mạnh một vấn đề mà các ngoại đạo đều hoảnghốt, lông tóc dựng ngược. Trong kinh số 11, Trung Bộ, này đức Phật khuyên bảo các Tỷ-kheo hãy rống tiếng rống con sư tử, tuyên bố dứt khoát rằng chỉ ở đây, trong giáo pháp đức Phật dạy, mới có Đệ nhất Sa môn tức là chứng quả Dự lưu; mới có đệ nhị Sa môn tức là chứng quả Nhất lai; mới có Đệ tam Sa môn tức là chứng quả Bất lai; mới có đệ tứ Sa môn tức là chứng quả A-la-hán; còn các ngoại đạo khác không có bốn hạng Sa môn như vậy.

Một lời tuyên bố như vậy tất nhiên đem lại những phản ứng của ngoại đạo: "Chư tôn giả có tin tưởng gì, có sức lực gì mà giám tuyên bố chỉ ở đây có bốn hạng Sa môn, ngoài ra không chỗ nào có bốn hạng Sa môn?" Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo trả lời như sau: "Chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, chúng tôi có lòng tin bậc Đạo sư, có lòng tin pháp, có sự thành tựu viên mãn các giới luật, có những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, được chúng tôi mến". Đến đây, các ngoại đạo có thể trả lời: "Chúng tôi cũng có lòng tin bậc Đạo sư, vị ấy là bậc Đạo sư của chúng tôi. Chúng tôi có lòng tin pháp, pháp ấy là pháp của chúng tôi, chúng tôi thành tựu viên mãn các giới luật, những giới luật ấy là giới luật của chúng tôi. Và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và cả những người xuất gia, được chúng tôi mến, được chúng tôi thương. Như vậy có sự sai biệt gì, có sự đặc biệt gì giữa quý vị và chúng tôi?"

Đến đây Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo phải đặt ra một số câu hỏi: - Cứu cánh là một hay đa diện, cứu cánh cho người có tham hay cho người không tham; cho người có sân hay người không sân; cho người có si hay người không si; cho người có ái hay người không ái; cho người có chấp thủ hay người không chấp thủ; cho người có trí hay người không trí; cho người thuận ứng nghịch ứng hay cho người không thuận ứng không nghịch ứng; cho người ưa hý luận hay người không ưa hý luận. Trước những câu hỏi dồn dập như vậy, các ngoại đạo phải tiếp tục trả lời: - Cứu cánh ấy là một, không phải đa diện, cứu cánh ấy là cha mẹ người không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, người có trí, không thuận ứng không nghịch ứng, không ưa, không thích hý luận.

Tiếp đến đức Phật nêu rõ những sa môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoan diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của hai loại tùy kiến: Hữu và Phi hữu, vị ấy sẽ không thành tựu được tám pháp đưa đến cứu cánh giải thoát.

Rồi đức Phật dạy có hai loại tri kiến: Hữu kiến và Phi hữu kiến. Những sa môn, Bà-la-môn nào chấp trước kiến, thân thiết hữu kiến, những vị ấy bị chướng ngại đối với phi hữu kiến, thân thiết phi hữu kiến, những vị ấy bị chướng ngại đối với hữu kiến. Những sa môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của hai loại kiến này, những vị này là những vị có tham, có sân và có si, có ai, có chấp thủ, ưa hý luận, thích hý luận; những vị ấy là những vị không giải thoát khỏi sanh già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Thế tôn nói những sa môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tâp khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của chúng, những vị này là những vị không tham, không sân và không si, không ái, không chấp thủ, không ưa hý luận, không thích hý luận; những vị ấy giải thoát khỏi sanh già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Thế Tôn tuyên bố những vị ấy giải thoát khỏi khổ đau.

Đề cập xong hai loại tà kiến, đức Phật phân tích bốn chấp thủ, tức là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. Có những sa môn, Bà-la-môn tuy tự xưng là liễu tri tất cả thủ, nhưng chỉ có khả năng hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không thể chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Ở đây đức Phật tuyên bố rõ ràng là trong một pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sư, sống tinh tấn với bậc Đạo sư, tịnh tín ấy được xem như là không hoàn toàn, nếu có tịnh tín đối với pháp, tịnh tín ấy được xem như là không hoàn toàn. Nếu có thành tựu viên mãn các giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn . Nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn. Vì sau như vậy? Thế Tôn tuyên bố: "Sự tình là như vậy, trong mợt pháp luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị , không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc Chánh Đảng Giác hiển thị."

Đến đây, đức Phật nêu rõ vị trị siêu đẳng của Như Lai, là bậc A-la- hán, Chánh Đẳng Giác, bậc liễu tri tất cả thủ, chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Ngài hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ và sự liễu tri về ngã luận thủ. Trong một pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sư, tịnh tín đối với pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn. Nếu có thành tựu viên mãn các giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao như vậy? Sự tình là như vậy, trong một pháp luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Đảng Giác hiển thị.

Rồi đức Phật truy nguyên, bốn chấp thủ này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi; xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi; thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi; hành lấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi. Khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi; vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động; nhờ không hoảng hốt, tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không trở lui lại trạng thái này nữa .

(Tiểu kinh Sư tử hống, Trung Bộ, kinh số 11).


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 6708)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
27/10/2010(Xem: 11573)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 8109)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 8167)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 8603)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 6860)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4200)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4206)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
30/09/2010(Xem: 3100)
Từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này cùng với những sinh vât khác, chúng ta cùng mọi sinh vật đã chỉ sống và sử dụng mọi thứ trên trái đất để tồn tại. Người ta có thể nghĩ rằng trái đất là một vật thể không có sự sống. Người ta không cần biết điều gì cuối cùng sẽ xãy ra với những gì chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
30/09/2010(Xem: 4618)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567