Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tiến trình tu tập đưa đến giải thoát, không tranh chấp

12/11/201016:37(Xem: 11527)
6. Tiến trình tu tập đưa đến giải thoát, không tranh chấp


6. TIẾN TRÌNH TU TẬP ĐƯA ĐẾN GIẢI THOÁT, KHÔNG TRANH CHẤP

Nguồn gốc của tranh chấp là tưởng và hý luận. Chỉ có nhiếp phục tưởng và hý luận mới đưa đến không tranh chấp và giác ngộ. (Trích kinh Mật Hoàn, số 28, Trung Bộ I).

Đức Phật có nhiều lời tuyên bố, mới xem qua như là một tuyên bố thường tình, nhưng suy nghiệm kỹ sẽ vô cùng sâu sắc và có những tác động làm chúng ta choáng váng không ngờ... như khi được du sĩ ngoại đạo Dandapani hỏi: "Sa môn Gotama có quan điểm giảng thuyết những gì?" Thế Tôn đã trả lời: "Theo lời Ta dạy, trong thế giới với chư thiên, Ma và phạm thiên, với các chúng sa môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, không có tranh luận với một ai ở đời" (trang 109B). Một thời khác Ngài tuyên bố: "Vị đạo sư thuyết pháp không có tranh luận với một ai ở đời" (Tương Ưng III, 165) Rồi Ngài truy nguồn gốc các tranh chấp: "Các tưởng sẽ không có ám ảnh vị Bà-la-môn (tu hành) sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu". Từ các tưởng khởi lên các hý luận vọng tưởng, từ hý luận khởi lên các sự tranh chấp đấu tranh . Một khi con người đã làm chủ được các dục, không bị các phiền não chi phối, không phân vân, không có hối hận, không có tham ái đối với hữu và phi hữu, thời một con người như vậy được xem như hoàn toàn thoát khỏi các chi phồi của tưỏng. Và chính từ đây chấm dứt các tranh chấp, chống đối. Đến đây Đức Phật lại nói lên phương pháp đối trị các hý luận (papanca). Những hý luận có thể do bất cứ nhân duyên gì khởi lên, thời vị hành giả cần phải "không đón mừng, không hoan hỷ, không chấp thủ". Nếu đối với các hý luận có một thái độ không chấp thủ như vậy, thời 7 tùy miên: tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu tham và vô minh tùy miên đều được đoạn tận, và với sự đoạn tận của những pháp này, cũng sẽ đưa đến đoạn tận "chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ và như vậy mọi bất thiện pháp đều được đoạn tận, không còn dư tàn".

Lời giảng của Thế Tôn được chấm dứt ở nơi đây, rồi Ngài đi vào tịnh xá, và lời giảng của thế Tôn được tôn giả Mahà Kaccàna giải thích và phân tích như sau, theo lời yêu cầu của các Tỷ-kheo: "Do nhân 6 căn mắt tai lưỡi thân và ý với 6 trần sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp nên 6 thức khởi lên. Do có xúc nên khởi lên các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm (Vitakkti), thời có hý luận (papanceti). Do hý luận là nhân, một số hý luận vọng tưởng (papancasanasankha) hiện hữu cho một người trong các pháp". Do 6 căn nhận thức quá khứ, vị lai, hiện tại. Sự kiện này xảy ra khi nào có 6 căn, khi nào có 6 trần, khi nào có 6 thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra khi có sự thi thiết của xúc thời có sự thi thiết của thọ. Khi nào có sự thi thiết của thọ thời có sự thi thiết của tưởng. Khi nào có sự thi thiết của tưởng thời có sự thi thiết suy tầm. Khi nào có sự thi thiết của suy tầm, thời một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.

Sự kiện này không xảy ra khi nào không có 6 căn, không có 6 trần, không có 6 thức, thời không có sự thi thiết của xúc. Khi nào không có sự thi thiết của xúc thời có sự thi thiết của thọ. Khi nào không có sự thi thiết của thọ thời không có sự thi thiết của tưởng. Khi nào không có sự thi thiết của tưởng thời không có sự thi thiết suy tầm.

Khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời có sự hiện hành của một số hý luận vọng tưởng được Nhưng nếu các hý luận vọng tưởng khởi nên, vì nhân duyên này hay nhân duyên khác, thời Đức Phật dạy cho cách đối trị, là đối với những hý luận ấy "không có gì đáng cho chúng ta hoan hỷ, không có gì đáng cho chúng ta chấp thủ" và khi đã không có chấp thủ các hý luận, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên. Từ sự đoạn tận 7 tùy miên này, đưa đến sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Và chính ở đây, tất cả bất thiện pháp được đoạn trừ, và như vậy vị ấy được xem như đã giải thoát giác ngộ.

Bài dạy này của Đức Phật, xem các tưởng, các hý luận là nguyên nhân căn bản của các đấu tranh, tranh chấp cũng chỉ đích danh đây là nguồn gốc của chiến tranh và muốn xây dựng hòa bình cũng không có thể để cho các lý luận, các vọng tưởng chi phối con người, Hãy chặn đứng các vọng tưởng, hãy chấm dứt các lý luận, mới hy vọng xây dựng một xã hội an bình giàu tình người tốt đẹp.

Trong kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống (Trường Bộ kinh) đức Phật xác nhận cho các ngoại đạo rõ là Ngài thuyết pháp không phải để dành lấy đệ tử của người khác, không phải để ngoại đạo từ bỏ kinh tạng của họ, không phải vì muốn xác tín cho các ngoại đạo đối với các pháp bất thiện mà truyền thống từ xưa đã xem là bất thiện, không phải vì muốn cho ngoại đạo từ bỏ những thiện pháp mà truyền thống tổ sư đã xem là thiện pháp. Đức Phật xác nhận rất rõ ràng với các ngoại đạo mục đích thuyêt pháp của Ngài là: "Có nhửng bất thiện không được từ bỏ làm cho cấu uế, đưa đến tái sanh, đem lại đau khổ, đem già bệnh chết cho tương lai; những pháp ấy ta thuyết pháp để diệt trừ chúng. Nếu các ngươi thực hành đúng theo lời giảng dạy, các pháp thanh tịnh được tăng trưởng, và các ngươi sẽ tự chứng ngộ đạt đến an trú ngay trong hiện tại, trí tuệ cụ túc viên mãn" (Trường Bộ III, 57)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4578)
Để tránh việc đơn giản hóa, tôi đề nghị mỗi tôn giáo lớn trên thế giới nên bao gồm hai khía cạnh chánh: thứ nhất là Tình thương đại đồng, và thứ hai là tình thương đoàn thể trên hết tất cả tông phái, hoặc chỉ cho mình là trọng tâm.
09/04/2013(Xem: 4387)
Cứ mỗi năm Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức lại tài trợ cho tôi viết một quyển sách, ngoài những giúp đỡ khác cho tờ báo Viên Giác, lễ lộc cũng như những chi phí phụ của chùa.
09/04/2013(Xem: 5137)
Kính thưa quý thầy cô trong phái đoàn cùng các anh chị em trong trường Đại Học Vinh quý mến.
09/04/2013(Xem: 6033)
Được tin Đức Phật về thăm nhà, vua Tịnh Phạn mừng biết bao nhiêu. Không chỉ vì nỗi nhớ thương khôn nguôi người con trai yêu quý đã cách xa bao năm nay được gặp lại, mà đức vua còn nôn nóng gặp con vì nghe nói Thái tử đã thành Phật.
09/04/2013(Xem: 5464)
Nói tới đời sống, không ai trong chúng ta nông cạn mà cho rằng, đời sống chỉ có tinh thần, hay đời sống chỉ có vật chất. Bởi trong mỗi hữu tình chúng sanh đầy đủ cả yếu tố tinh thần và đầy đủ cả mọi yếu tố vật chất. Trong con người (nói riêng) có đủ mọi yếu tố của trời, đất, vũ trụ, Phật và chúng sanh. Cho nên con người có khả năng chọn và mở một hướng đi cho mình, một lẽ sống cho mình, mà không cần phải trách trời đất quỷ thần, hay đổ lỗi cho bất cứ ai. Đạo Nho nói : “Quân tử bất oán thiên, bất vưu nhơn”. Đạo Phật nói: “Mọi cuộc sống thế nào đều do chính mình đã gây tạo”.
09/04/2013(Xem: 4996)
P. Cornu : Đó là con đường tâm linh nhắm mục đích tự giải thoát khỏi vô minh và lầm lẫn, nguồn gốc đưa đến khổ đau, và giúp đạt được Giác ngộ, tức một thể dạng lột trần được mọi ảo giác, và từ thể dạng đó sự thực tối thượng sẽ hiển hiện.
09/04/2013(Xem: 5436)
Những người có được một số hiểu biết và kỹ năng vượt trội hơn người khác, được gọi là có đẳng cấp “pro”, làm thần tượng cho giới trẻ, những người đam mê trong nghề nghiệp như ca sĩ, diễn viên điện ảnh, người mẫu, huấn luyện viên, cầu thủ bóng đá…
09/04/2013(Xem: 4653)
Người ta nói Phật giáo mất dấu ở Ấn Độ là do người Hồi giáo, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ mười hai đã phá hoại, san bằng những thánh tích và giết sạch những tu sĩ Phật giáo. Nhưng với người viết bài này, Phật giáo Ấn Độ không đơn thuần suy vong bởi những phá hoại ấy mà do chính những người vẫn hàng ngày thờ lạy Đức Phật…
09/04/2013(Xem: 4376)
Tác phẩm "Thuần Hoá Tâm Hồn" hay "Cẩm Nang Ðạo Ðức Hằng Ngày của Người Phật Tử" do Tỷ-kheo-ni Thupten Chodron biên soạn mang tựa đề "Taming the Monkey Mind" đã được đánh giá là quyển sách dành cho tất cả mọi người muốn hiểu sâu sắc tâm hồn của mình.
09/04/2013(Xem: 7506)
Trong cuộc sống vốn dĩ mang tính chất vô thường biến đổi nầy, chẳng có gì mang tính chất nhất định cả. Vì vậy chư Phật và chư Tổ Sư đã vì đời mà khuyên nhủ chúng ta rằng: "Không có gì là thực tướng. Tất cả chỉ là mộng huyễn mà thôi".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]