Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu phước bố thí

02/08/201204:47(Xem: 14013)
Tìm hiểu phước bố thí

Tìm Hiểu Phước Bố Thí_Hòa Thượng Hộ Pháp-1

pdf-icon
Tìm Hiểu Phước Bố Thí_Hòa Thượng Hộ Pháp
 


TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Dhammarakkhita Bhikkhu
(Tỳ khưu Hộ Pháp)


TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp


Mục Lục

Lễ Bái Tam Bảo

Lời Nói Đầu

Phước Thiện (Puññakusala)

Phước Thiện Bố Thí

Những Nhân Vật Xuất Sắc Về Hạnh Bố Thí

Những Tích Bố Thí

Phước Bố Thí Cho Quả Kiếp Hiện Tại

Bố Thí Và Hồi Hướng

Bố Thí - Phát Nguyện

Bố Thí - Kết Quả

Bố Thí Mong Cầu Siêu Tam Giới

Nghiệp Lực

Bố Thí - Bố Thí Ba-la-mật

Đoạn kết

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác ấy.

Đức Phật dạy:

Annado balado hoti,

Vatthado hoti vaṇṇado.
Yānado sukhado hoti,
Dīpado hoti cakkhudo.
So ca sabbadado hoti.
Yo dadati upassayaṃ,
Amataṃdado ca so hoti,
Yo dhammamānusāsati".

(Bộ Saṃyuttanikāya - Sāgathavagga, kinh Kiṃ Dadasutta.)


Đức Phật trả lời câu hỏi của chư thiên trong bài kinh Kim Dadasutta (thuộc Kinh Tương Ưng Bộ) như sau:

"Bố thí những vật thực,

Là bố thí sức mạnh.
Bố thí những y phục,
Là bố thí sắc đẹp.
Thí phương tiện đi lại,
Là thí sự an lạc.
Bố thí đèn thắp sáng,
Là bố thí đôi mắt.
Người bố thí chỗ ở,
Là bố thí tất cả.
Bậc giảng dạy chánh pháp,
Là thí pháp bất tử".
Con hết lòng thành kính
Đảnh lễ ngôi Tam bảo:
Phật bảo, Pháp, Tăng bảo
Cùng các bậc Thầy Tổ.

Con biên soạn tập sách:
"Tìm Hiểu Phước Bố Thí".





Ty Khuu Ho Phap-3Hòa Thượng Hộ Pháp



TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp



Lời Nói Đầu

Đức Phật thí dụ về phước bố thí:

Một căn nhà bị cháy, chủ nhân đem ra được khỏi nhà đồ vật nào, đồ vật ấy hữu dụng đối với chủ nhân; những đồ vật còn lại trong nhà bị thiêu hủy, chẳng ích lợi gì cho chủ nhân cả. Cũng như vậy, sắc thânnày cũng ví như một căn nhà luôn luôn bị thiêu hủy do bởi 11 thứ lửa (tham, sân, si, sanh, già, chết, sầu não, than khóc, khổ thân, khổ tâm, thống khổ)không ngừng nghỉ, bậc Thiện trí biết vậy, nên sử dụng của cải nào đem ra bố thí, của cải ấy là nhân tạo nên phước thiện, thuộc của riêng mình, hỗ trợ cho thí chủ được sự an lạc trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai. Nếu phước thiện bố thí ấy trở thành pháp hạnh bố thí ba la mật, thì hỗ trợ cho các ba la mật khác được thành tựu, để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và cuối cùng đạt đến cứu cánh Niết Bàn, giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, nhờ pháp hạnh bố thí ba la mật làm nền tảng.

Thật ra, tất cả của cải trong thế gian này đều là của chung, song người nào có phước, thì người ấy được thừa hưởng một phần của cải ấy; đó là thừa hưởng quảcủa phước thiện mà chính mình đã tạo trong kiếp hiện tại và những kiếp quá khứ; thời gian được thừa hưởng lâu hay mau hoàn toàn tùy thuộc vào nhânphước thiện. Bậc Thiện trí hiểu biết rõ, của cải mà mình đang thừa hưởng có tính chất tạm thời, không bền vững, nếu sử dụng cho mình thì hết, để lâu ngày thì bị hư. Cho nên, bậc Thiện trí sử dụng của cải ấy đem bố thí để tạo nên phước thiệnlà thứ báu vật của riêng mình, không một ai có thể chiếm đoạt được, có tính chất bền vững lâu dài, theo mình như bóng theo hình, mọi nơi, mọi kiếp cho quả báu an lạc.

Tạo phước thiện bố thí được thuận lợi chỉ có con người ở cõi Nam thiện bộ châu (trái đất) này; còn con người ở 3 châu khác (Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu lưu châu), hoặc các hạng chư thiên ở cõi trời dục giới, chư phạm thiên ở cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới đang hưởng quả an lạc của thiện nghiệp do mình đã tạo, nên không có cơ hội tạo phước thiện bố thí; và các chúng sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh) đang chịu khổ cực của ác nghiệp do mình đã tạo, lại càng không có cơ hội tạo phước thiện bố thí.

Con người chúng ta có nhiều cơ hội tạo mọi phước thiện nhất là phước bố thí, không những đem lại sự lợi ích cho mình, mà còn hồi hướng đến cho thân bằng quyến thuộc: ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bà con, bạn bè... cùng các chúng sinh đang sống trong cảnh khổ, họ đang mong đợi, trông chờ phần phước thiện mà bà con mình hồi hướng. Khi họ hoan hỉ phần phước thiện ấy, ngay tức khắc, giải thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh cảnh thiện giới: cõi người, cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc.

Như vậy, con người chúng ta chớ nên bỏ lỡ cơ hội làm phước bố thí, bởi vì phước bố thí mà thí chủ đã tạo xong rồi, sẽ cho quả an lạc trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai, dầu tái sanh kiếp nào, là người hoặc chư thiên cũng hưởng được quả báu của phước bố thí ấy, được an lạc lâu dài. Thậm chí, dầu tái sanh làm loài súc sanh, thì loài súc sanh ấy cũng hưởng được quả báu ấy, kiếp súc sanh được an lạc hơn hẳn các loài súc sanh khác. Như chúng ta thường thấy có những con chó, con mèo, con ngựa, con voi... chúng được săn sóc chu đáo, có đầy đủ vật thực ngon lành, còn được trang sức đẹp đẽ nữa. Đó là do quả báu của phước bố thí ở tiền kiếp mà chúng đã tạo.

Con người chúng ta không nên dể duôi, nếu có cơ hội làm phước bố thí, thì đừng bỏ lỡ cơ hội tốt ấy.

Nên hiểu biết rõ rằng không phải bố thí lúc nào cũng được phước thiện cả đâu! Nếu không hiểu biết cách bố thí, thì không được phước. Cũng như người nông dân không hiểu biết về cách trồng trọt, gieo giống, mùa màng, thời tiết... gieo hạt giống trên đất khô, cằn cỗi, hạt giống không sao nảy mầm được, còn làm cho hạt giống bị hư, cây không mọc, thì mong gì có hoa và quả!

Vì vậy, thí chủ cần phải học cách bố thí thế nào để cho phát sanh phước thiện. Khi có được phước thiện, biết sử dụng để đem lại sự lợi ích cho mình và cho người khác, chúng sinh khác.

Tập sách nhỏ này giúp cho quý độc giả, chư vị thí chủ tìm hiểu về sự bố thí để phát sanh mọi phước thiện nhiều hoặc ít, bậc cao hoặc bậc thấp v.v....

Tập sách "Tìm Hiểu Phước Bố Thí" này, bần sư đã sưu tầm các tài liệu, trích dịch từ trong Tam tạng, Chú giải để giúp cho quý độc giả tìm hiểu về bố thí để tạo nên phước thiện.

Nhờ sự đóng góp của các đệ tử Vĩnh Cường đánh máy bản thảo, Rakkhitasìla antevàsika trình bày dàn trang và chư thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nên làm phước bố thí tịnh tài để lo việc ấn hành tập sách này; nhất là gia đình Trần Văn Cảnh – Trần Kim Duyên, gia đình cô Dhammanandā,....

Bần sư rất hoan hỉ sự đóng góp công và tịnh tài của quý vị để cho tập sách này được ra đời. Bần sư cầu nguyện ân đức Tam bảo cùng phước thiện pháp thí thanh cao này, hộ trì cho quý vị và toàn thể thân bằng quyến thuộc của quý vị được giàu sang phú quý, thân tâm thường an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp để tạo duyên lành trên con đường giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài; đồng thời hồi hướng đến những người ân nhân đã quá vãng, cầu mong cho họ hoan hỉ pháp thí này, để được giải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Xin hồi hướng phần phước pháp thí này đến tất cả chúng sinh, mong cho tất cả chúng sinh hoan hỉ phần phước thiện này để được giải thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Bần sư đã cố gắng hết sức mình để biên soạn tập sách này, song với khả năng có hạn, nên khó tránh khỏi những sai sót, kính mong chư bậc Thiện trí từ bi chỉ giáo, bần sư kính cẩn chấp nhận những lời phê bình xây dựng và xin chân thành tri ân sâu xa quý Ngài.


Tỳ khưu 
Hộ Pháp
Thiền viện 
Viên Không
Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành
Bà Rịa-Vũng Tàu
Pl: 2545/2001

pdf-icon
Tìm Hiểu Phước Bố Thí_Hòa Thượng Hộ Pháp




***

facebook

youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2011(Xem: 7288)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 6138)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 5484)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 5717)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 3806)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 5812)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
23/06/2011(Xem: 15131)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 10867)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 3584)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 3416)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567