Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường

25/03/201214:20(Xem: 4699)
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường
PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Phúc Nguyên

phatgiaovamoitruong-phucnguyen-contentKhông phải đến thời điểm này, vấn đề môi trường mới được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết của toàn nhân loại.

Những hậu quả của việc tàn phá môi trường đang đưa cuộc sống của loài người đến gần hơn với những hiểm họa của sự diệt vong. Không phải ngẫu nhiên mà những cơn bão lũ, những trận động đất, sóng thần, lốc xoáy đều để lại những hậu quả khôn lường, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn con người. Những điều đó, buộc con người phải thay đổi nhận thức và quan điểm về vấn đề môi trường, các quốc gia, các tổ chức và toàn xã hội đang nỗ lực để tìm ra những giải pháp thích hợp đối phó với vấn đề môi trường. Phật giáo cũng không nằm ngoài số đó khi thực hiện và đưa ra những giải pháp của mình để góp phần cải thiện vấn đề môi trường.

Tác nhân gây nên những vấn đề môi trường hiện nay không ai khác chính là con người. Sự bùng nổ của các ngành công nghiệp, sức ép về dân số, sự đô thị hóa nhanh chóng, vấn đề biến đổi khí hậu, mất cân bằng về sinh thái, khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên tự nhiên… do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra đã làm thay đổi cuộc sống của chính con người. Do đó, việc giải quyết vấn đề môi trường cũng phải bắt đầu từ chính con người. Vấn đề này đã được Phật giáo đề cập và khuyến khích tín đồ, Phật tử thực hành từ khi Đức Phật còn tại thế. Đối với Phật giáo đồ, con đường giác ngộ thành Phật phải trải qua nhiều thử thách và một trong những điều kiện tiên quyết đối với người Phật tử là tâm từ bi đối với mọi chúng sinh.

Tất cả mọi loài sinh ra đều mang trong mình sự sống và vì vậy, đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Đức Phật giáo hóa cho hàng đệ tử về ngũ giới cấm, một trong số đó là vấn đề cấm sát sinh. Ngoài nội dung giáo dục mang tư tưởng nhân đạo, tôn trọng sự sống muôn loài, thì giới cấm sát sinh trong đạo Phật cũng giúp việc giải quyết vấn đề môi trường, đó là bởi vì việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người. Những người sống bằng việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên biển, những người cấy trồng, sản xuất nông nghiệp nếu chỉ khai thác tự nhiên bằng cách tận thu và tận diệt mà không để những tài nguyên đó có thời gian tái tạo sẽ làm kiệt quệ tài nguyên, khoáng sản. Đó là chưa kể việc khai thác những tài nguyên khó tái tạo được như than, dầu mỏ… sẽ làm cho các vấn đề môi trường thêm nghiêm trọng.

Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau, sự sinh tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Chân lý đó của Đức Phật hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn tự nhiên. Trong chuỗi tự nhiên đó, loài này là nguồn sống của loài kia và vì vậy, nếu một mắt xích trong chuỗi đó bị cắt đứt sẽ làm đảo lộn, thay đổi và dẫn đến tiêu vong.

Đề ra giới cấm sát sinh, Đức Phật đang giáo hóa để hàng đệ tử của mình thực thi giáo lý từ bi nhưng cũng là trở về với quy luật tự nhiên, hạn chế can thiệp vào tự nhiên để thỏa mãn mục đích của mình, đó cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính con người.

Trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay, con người đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều đó cho phép con người lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên mà trước đây chưa thể giải thích được. Điều đó cũng khiến cho con người cho rằng mình đã chế ngự được tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục tùng và vì thế con người cũng làm nhiều việc trái với tự nhiên, khai thác, bóc lột tự nhiên một cách thái quá làm ảnh hưởng, tác động đến chính cuộc sống của mình. Đức Phật đã chỉ ra rằng, tất cả những việc làm đó đều bắt nguồn từ tam độc tham, sân, si của mỗi con người.

Thực tế cho thấy những cá nhân hay phe nhóm vì lòng tham vô bờ của mình đã khiến họ trở nên mù quáng và tàn ác. Họ sẵn sàng sát hại, gây chiến tranh, làm cho nghèo đói, bệnh tật lan tràn, tiêu hủy mạng sống của con người, của các loài và môi sinh cũng từ đó ngày càng hư hoại thêm. Hoặc để thu được những nguồn lợi trước mắt, song song với việc khai thác tài nguyên bừa bãi, họ còn xả chất độc hại vào lòng đất, vào sông ngòi, vào không khí, làm ô nhiễm môi sinh, tác hại đến sức khỏe và gây bệnh tật cho nhiều người. Đức Phật giáo hóa đệ tử đưa những giáo lý của Phật giáo vào ngay cuộc sống hiện tại, không tham lam, không tàn ác, không mù quáng làm những việc tác hại đến muôn loài, qua cách sống thiểu dục, tránh những ham muốn làm ảnh hưởng đến muôn loài. Đó là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, không vì làm lợi cho riêng mình mà gây tổn hại đến người khác, đến các sinh vật khác, sống hài hòa với thiên nhiên, không phá hủy môi sinh, không khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, chỉ khai thác những gì thiết yếu và khai thác có mức độ để tự nhiên có thời gian tái tạo, để những thế hệ kế tiếp của mình có thể tiếp tục được khai thác và hưởng lợi từ tự nhiên.

Khẳng định tinh thần Phật dạy về nếp sống hài hòa với thiên nhiên, những ngôi tự viện của Phật giáo cũng thường được xây cất trên đồi núi, hay trong khu rừng. Những ngôi tự viên với cây cối xanh tươi, rợp bóng mát, tỏa không khí trong lành và nếp sống an bình, yên tĩnh đang trở thành những điểm thu hút tăng ni, tín đồ cũng như khách thập phương thường tìm đến để hưởng được chốn tu tập lý tưởng và tìm thấy sự thanh thản cho tâm hồn và khỏe mạnh cho thân thể.

Cũng theo giáo luật của Phật giáo, hàng năm, chúng đệ tử xuất gia có ba tháng an cư kiết hạ để tập trung tu học giáo lý, kiểm chứng lại quá trình tu tập của mỗi tăng ni. Truyền thống đó của Phật giáo xuất phát từ tư tưởng từ bi của Đức Phật, ba tháng an cư của tăng đoàn cũng trùng vào mùa mưa của nước Ấn Độ xưa, việc hạn chế đi lại vào ba tháng mùa mưa cũng là để tránh vô tình sát hại những sinh linh nhỏ bé như các loại sâu bọ, côn trùng. Đó vừa là minh chứng về tinh thần bác ái mà đạo Phật chủ trương, vừa là hành động tích cực thể hiện tình yêu thiên nhiên và thái độ có trách nhiệm đối với môi trường của mỗi người con Phật.

Còn theo truyền thống của Phật giáo Bắc tông, vấn đề ăn chay của tăng ni, Phật tử cũng là một giải pháp hữu ích đối với vấn đề môi trường. Ngoài những tác dụng với con người về mặt sức khỏe đã được chứng minh, việc thực hành ăn chay cũng đem lại những tác dụng thiết thực cho vấn đề môi trường, giúp cải tạo và cân bằng môi trường sống. Việc hạn chế và không sử dụng những sản phẩm từ động vật sẽ giúp một số loài tránh khỏi nguy cơ diệt chủng, vĩnh viễn không còn tồn tại trên thế giới. Việc chủ trương ăn chay do Phật giáo Bắc tông khởi xướng không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người phát tâm thực hiện, tạo chuyển biến trong suy nghĩ của mọi người về vấn đề môi trường và việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Trong những phương pháp bảo vệ môi trường thiết thực thì ăn chay là phương pháp đứng đầu. Việc ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay, đó còn là cách hiệu quả và khả thi nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Chúng ta có thói quen ăn thịt từ lâu nên việc thay đổi là rất khó, do đó, người Phật tử bằng nhận thức và sự giác ngộ của mình, một cách thật nhẹ nhàng thực hiện việc ăn chay. Hiểu lợi ích của việc ăn chay để làm tăng niềm tin trong bản thân, để đủ lý lẽ và nghị lực cho việc ăn chay cũng chính là cách tốt nhất để người Phật tử thực hiện giáo lý của Đức Phật đồng thời đem lại những lợi ích cho việc bảo vệ môi trường, bảo đảm tương lai tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Với Phật giáo Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Ngày nay, Phật giáo đang tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó, môi trường và việc bảo vệ môi trường cũng là vấn đề rất được quan tâm và chú trọng. Bằng những cách thức và phương pháp của mình, Phật giáo Việt Nam đang từng ngày vận động, tuyên truyền trong tăng ni, Phật tử những vấn đề về môi trường đang đặt ra trong thời hiện đại mà con người đang gặp phải cũng như việc phải bảo vệ môi trường như chính bảo vệ cuộc sống của mình.

Việt Nam chúng ta là đất nước đang phát triển, sự bùng nổ nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề thủ công, sản xuất đang tạo ra những vấn đề lớn về môi trường. Sự ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai… đang ảnh hưởng trực tiếp đời sống của người dân từ vùng nông thôn đến các đô thị, rất cần mọi tổ chức, cá nhân lên tiếng và có biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực. Giải pháp của Phật giáo Việt Nam là khuyến khích tín đồ sống gần gũi với môi trường, hòa mình với thiên nhiên, giảm thiểu các tác động trực tiếp đến môi trường. Thời gian gần đây, pháp môn tu thiền của Hòa thượng Thích Thanh Từ đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm không chỉ giới Phật tử mà còn cả nhiều tầng lớp nhân dân, thuộc nhiều thành phần xã hội tham gia, không chỉ với người lớn tuổi mà cả những lớp thanh, thiếu niên trẻ cũng rất hào hứng ứng dụng tu tập. Việc hòa mình hoàn toàn với thiên nhiên và tạm xa cuộc sống văn minh hiện đại không chỉ khiến những người tu tập thấy thanh thản, nhẹ nhàng mà còn góp phần làm giảm tải những tác động đến môi trường do cuộc sống ồn ào, vội vã mang lại, giảm thiểu việc sử dụng những thiết bị của cuộc sống hiện đại như xe cộ, điện thoại… sẽ góp phần mang lại một môi trường trong sạch cho mỗi người.

Những người đến với pháp môn tu thiền này còn được khuyến khích sống chậm, tập thiền trong mỗi sinh hoạt hàng ngày, đến gần hơn với thiên nhiên bằng cách dành thời gian để chăm sóc, bảo vệ cây cối, chim muông, hạn chế sử dụng các phương tiện của thời đại công nghệ số, thực hành ăn chay như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Tại các tự viện của Phật giáo cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu cho Phật tử với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường cũng được các chức sắc thuyết giảng, tuyên truyền cho các tín đồ, Phật tử như một nội dung quan trọng. Đến với những khóa tu này, tín đồ, Phật tử sẽ được lĩnh hội những kiến thức về bảo vệ môi trường theo quan điểm của Phật giáo, để từ đó có những ứng dụng, thực hành ngay trong cuộc sống thường ngày và khuyến khích những người khác cùng chung tay hành động vì môi trường.

Trong cuộc sống hiện đại, lối sống nhanh, sống gấp cũng đang kéo theo những hệ lụy cho tầng lớp thanh niên trong xã hội, việc tiếp nhận và hòa nhập quá nhanh chóng lối sống của phương Tây, không phù hợp với phong tục, truyền thống của người Việt đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hơn lúc nào hết, thanh niên cần một môi trường sống lành mạnh cả về thể chất, lẫn tinh thần, tránh xa những cám dỗ, những thú vui cá nhân, ích kỷ để hướng tới cách sống vị tha, biết yêu thương và chia sẻ cùng cộng đồng, xã hội. Vì vậy, chính những nền tảng văn hóa xã hội bền chặt của truyền thống phương Đông, những giá trị đạo đức tôn giáo, trong đó có Phật giáo, chứ không phải điều gì khác sẽ là phương thức hữu hiệu để dẫn dắt, định hướng và tạo ra một môi trường sống thực sự có ích cho thanh niên, những thế hệ tương lai của xã hội, của đất nước.

Chung tay cùng xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường cũng chính là để bảo vệ chính mình, Phật giáo Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để cùng cộng đồng xây dựng một xã hội an lành, con người được hưởng sự thanh bình, ấm no và hạnh phúc, xây dựng một cõi cực lạc thực sự tại thế gian./.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 12748)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4008)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4009)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4983)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5908)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10598)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20528)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9707)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7697)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 12556)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]