Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo nhập môn

14/02/201215:00(Xem: 6665)
Phật Giáo nhập môn

PHẬT GIÁO NHẬP MÔN
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012


PhatGiaoNhapMon-bia-med
Hình bìa ấn bản tiếng Việt: Nhà xuất bản Phương Đông 2012

PhatGiaoNhapMon
Hình bìa quyểnsách
"PhậtGiáo Nhập Môn"
Thựctập thiền định - Cải thiện chính mình - Mở rộng trái tim
tácgiả Fabrice Midal

Lời Tựa

(của Tác Giả Fabrice Midal)


Fabrice_Midal

Một số người Tây Phương nhờ Phật Giáo đã tìm thấy đượcmột sự thăng bằng và một ý nghĩa nào đó cho cuộc sống của mình, và số người nàyngày càng đông hơn. Trước hết là vì Phật Giáo đã giúp cho họ biết phải làm gì (một câu rất giản dịnhưng thật sâu sắc: chúng ta sống nhưng không biết tại sao chúng ta lại đang sốngvà sống để làm gì đây? Phật giáo giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của từng hànhđộng của mình, nhìn lại từng hành vi của mình và giúp mình biết hành xử như thếnào trong từng cảnh huống). Phật Giáo không hề đưa ra những lời hứahẹn hão huyền mà chỉ vạch ra một con đường giúp mỗi người trong chúng ta loại bỏđược những hành động đã biến thành thói quen trong cuộc sống thường nhật (giận dữ, thèmkhát, hy vọng, ước mơ, tính toán, mưu mô, ăn nói huyên thiên, vui mừng, hớn hở,đau buồn, ganh tị, lo sợ, v.v...), chúng luôn trói buộc khiến chúngta không thể nào sống một cách thật sự được.

Phật Giáo khuyên chúngta nên xem trọng sự hiện hữu của chính mình và phải biết sống như thế nào chophù hợp với những cảm nhận thật sâu kín trong nội tâm của mình, và đấy cũng lànhững gì thật thiết yếu.

Đối với Phật Giáo không có gì là sẵn có cả. Chúng tacó đủ khả năng phấn đấu để vượt lên trên hận thù và hung bạo cũng như mọi sựbám víu và mọi niềm thất vọng để xây dựng một thế giới an bình hơn (tác giả nêu lên mụcđích của Phật Giáo thật giản dị và cũng hết sức khéo léo. Phật Giáo giúp chúngta biết vững tin nơi khả năng của chính mình và nhất là không nên cứ chỉ chắptay để cầu xin thêm mãi. Con người quả là tham lam, từ vật chất cho đến cả tâmlinh. Phật Giáo giúp chúng ta quay về với hiện thực, với khả năng sẵn có củamình và với trách nhiệm của mình đối với thế giới và cả con người nói chung).

Phật Giáo biểu dương cho một tính khí anh hùng nhằm mụcđích giúp chúng ta khắc phục sự sợ hãi và để đương đầu với mọi hiểm nguy. Thậtthế, sống giữa một thời đại không còn bảo tồn được những lý tưởng cao đẹp nữathì quả thật những lời khích lệ của Phật Giáo là những gì có thể làm bùng cháybầu nhiệt huyết của chúng ta. Thế nhưng Phật Giáo thì cũng lại chỉ là một thứ gìđó thật đơn giản. Đấy là một nghệ thuật sống mà ngày nay thế giới Tây Phương hầunhư đã đánh mất, một nghệ thuật sống bắt nguồn từ việc luyện tập thiền định, tứclà một phương pháp cụ thể giúp biến cải chính mình hầu hòa nhập với thực tại vàsự sống.

Thế nhưng phải trình bày Phật Giáo như thế nào để cóthể chứng tỏ rằng đấy là một con đường đích thật?

Công việc này không phải là đơn giản bởi vì Phật Giáođại diện cho cả một lục địa gồm nhiều quốc gia rất khác biệt nhau. Chính vì thếmà Phật Giáo cũng đã trở nên thật đa dạng và phức tạp. Dòng lịch sử liên tục củaPhật Giáo, kể từ khi được hình thành tại Ấn Độ và bành trướng sang hầu hết cácquốc gia khác ở Á Châu, cho đến khi truyền vào thế giới Tây Phương vào thế kỷXX, đã kéo dài tất cả gần hai ngàn năm trăm năm. Trên dòng lịch sử dài đằng đẵngđó nhiều học phái khác nhau cũng đã được hình thành.

Tôi đã từng viết khoảng mười quyển sách nói về PhậtGiáo, lịch sử Phật Giáo, các học phái Phật Giáo của Ấn Độ cũng như của Tây Tạng,và tôi cũng đã từng phân tích vai trò của huyền thoại cũng như nghệ thuật ảnhtượng trong Phật Giáo. Tôi hiểu rằng tôi đang đứng trước một sự thách đố lớnlao, đấy là kỳ vọng làm thế nào giúp cho nhiều người Tây Phương có thể hiểu đượcPhật Giáo một cách đúng đắn, để họ có thể mang ra ứng dụng vào cuộc sống thườngnhật của mình. Tôi quyết định hy sinh tất cả đời mình cho mục đích đó, tức cónghĩa là sẽ phải cố gắng giảng dạy cách luyện tập thiền định như thế nào để tấtcả mọi người ai ai cũng đều có thể thấu triệt được.

Thế nhưng phải thú nhận rằng chưa bao giờ tôi dám nghĩđến việc phải viết một quyển sách về "Phật Giáo Nhập Môn" sao cho thậtgiản dị để mọi người đều có thể hiểu được. Tôi rất lo ngại vì e rằng công việcđó sẽ làm cho Phật Giáo bị đơn giản hóa và biến thể đi chăng?

Vị giám đốc nhà xuất bản là ông Michel Grancher đã nhiềulần khuyên tôi không nên bó tay trước những thử thách ấy. Lời khích lệ của ôngđã khiến tôi phải suy nghĩ nhiều.

Thế rồi một giải pháp chợt đến với tôi. Trong nhữnglúc hành thiền, hoặc ngồi cạnh một vị thầy hay chiêm ngưỡng một tác phẩm điêukhắc (một pho tượngPhật chẳng hạn)thì người ta cũng có thể tiếp xúc được với Đức Phậtmột cách thật xác thực, xác thực hơn cả những lúc vùi đầu vào các pho sách lýthuyết, hoặc các tập luận giải hay các tư liệu lịch sử. Do đó tôi quyết định sẽkhông trình bày Phật Giáo qua các khía cạnh bao quát, cũng không triển khai cáckhái niệm căn bản về giáo lý, kể cả các nét chính yếu về lịch sử phát triển củaPhật Giáo. Nội dung của quyển sách này vì thế cũng sẽ không nhằm vào mục đíchtóm lược một cách khái quát các khái niệm căn bản trong Phật Giáo, mà chỉ nhấtthiết giải thích một số thắc mắc mà quý vị có thể có đối với tín ngưỡng này, dùđấy chỉ là những thắc mắc thật đơn giản. Tóm lại chủ đích của quyển sách là làmthế nào để Phật Giáo có thể tác động đến quý vị, vấn an và giúp đỡ quý vị, hầugiúp quý vị tìm thấy cho mình một chút cảm ứng thiêng liêng nào đó.

Tóm lại là tôi không có ý định đưa ra thêm một bản đúckết về giáo lý Phật Giáo vì công việc này đã được quá nhiều tác giả khác thựchiện, mà đúng hơn là chỉ muốn giúp quý vị tìm thấy một chút hương vị ngọt ngàotừ tín ngưỡng Phật Giáo. Đức Phật chính là sự thật trong từng giây phút của thựctại, là sự yên lặng sâu kín nơi con tim của chính quý vị, là một tình thươngyêu tinh khiết nhất, một bầu không gian đang mở rộng... Đức Phật đang ngự tạinơi này, và đang hiện hữu trong lòng đôi bàn tay của chính chúng ta hôm nay.

*

Tôi tu tập kể đến naycũng đã hơn hai mươi năm. Và khi mới bắt đầu đứng ra để thuyết giảng thì tôicũng đã ý thức ngay rằng nếu muốn dương cao ngọn cờ Phật Giáo (trong thế giới TâyPhương)thì nhất thiết phải kiến tạo được một Phật Giáo với các đườngnét phản ảnh phong cách Tây Phương, có nghĩa là một hình thức Phật Giáo tương đốiđơn giản, tránh bớt một số các hình thức lễ lạc cúng bái đậm màu tín ngưỡng ÁĐông. Tuy nhiên và dù sao đi nữa thì cũng phải giữ cho được sự trung thực vàchiều sâu của tín ngưỡng đó và đồng thời thì cũng phải phản ảnh được các đườngnét cá biệt của thời đại tân tiến trong thế giới phương Tây ngày nay.

Nếu muốn đạt được mụcđích đó thì chắc hẳn là phải nhờ vào sức mạnh của thi phú với tất cả ý nghĩa rộnglớn của nó (cóthể hiểu là sự rung động thật tinh khiết của xúc cảm con người). Thậtthế đối với chúng ta, những người Tây Phương, thi phú là con đường hiển nhiênnhất giúp chúng ta hội nhập với hiện thực và thể dạng cụ thể nhất của sự tư do (thi phú là mộtcách bộc lộ những xúc cảm sâu kín trong lòng mình vượt lên trên những lề lối,quy ước và công thức thường tình, nhằm nối kết mình với một "góc cạnh"nào đó của hiện thực chung quanh. Nếu nhìn dưới khía cạnh ấy thì con người TâyPhương cũng như con người Á Đông không khác nhau lắm. Thật thế trên dòng lịch sửPhật Giáo Á Châu cũng đã từng có không biết bao nhiêu thi hào Phật Giáo đã sử dụngthi phú để mang những con người Đông Phương đến gần hơn với giáo lý của Đức Phật.Trong thế giới Á Đông thi phú - kể cả hội họa, âm nhạc và thư pháp - cũnglà những nguồn cảm ứng lớn lao giúp được nhiều người vượt thoát khỏi những gì"tầm thường" nơi con người của họ để mở rộng con tim mình hầu giúp họcó thể hòa nhập với sự trong sáng và tinh khiết của thực tại. Thế nhưng tiếcthay một số người, cả Tây Phương lẫn Đông Phương, lại quá đỗi "thực tế"và "khô cằn", đã khép kín con tim của mình lại để đè nén và quên đinhững xúc cảm thật mong manh trong chính con người của họ. Thi phú - hay nghệthuật nói chung - sẽ không thể tạo được một tác động nhỏ nhoi nào đối với họ.Vì thế con tim của những ai biết rung động với những vần thơ trong lòng mìnhthì cũng nên cố gắng hát lên và hát lên nữa để đánh thức những xúc cảm đang bịbóp ngạt trong đáy lòng của một số người khác hầu cho tất cả chúng ta có thểcùng nắm tay nhau bước theo vết chân của Đức Phật).

Tôi luôn tôn trọng cácnguyên tắc căn bản của những khuynh hướng phi tôn giáo trong xã hội, cũng nhưluôn cố gắng giữ thái độ thận trọng đối với các tổ chức tôn giáo hiện hành, kểcả đối với Phật Giáo.

Một số tác giả lại chọncác phương cách khác hơn để trình bày về Phật Giao. Thiết nghĩ cũng nên nói thẳngra điều ấy (mộtsố học giả Phật Giáo hoặc không phải là Phật Giáo viết về Phật Giáo theo sự hiểubiết của họ nhắm vào những chủ đích riêng tư của họ. Thật thế cũng không phảilà hiếm các học giả và triết gia Tây Phương viết về Phật Giáo, thế nhưng đấycũng chỉ là cách để phô trương sự uyên bác của mình mà thôi). Tôikhông hề có tham vọng tự cho rằng mình đã nói lên "sự thật", mà đơngiản chỉ nêu lên con đường giúp mọi người tìm hiểu và để sống với Phật Giáo.

Tôi cố gắng trình bàykhá đầy đủ các khuynh hướng chủ yếu của Phật Giáo trong toàn bộ quyển sách, thếnhưng cũng xin đặc biệt nhấn mạnh hơn đến Phật Giáo Tây Tạng và thiền học Zen.Riêng ở Á Châu, và nếu căn cứ trên con số tín đồ thì hai học phái này chỉ giữ mộtvai trò thứ yếu, thế nhưng đối với hầu hết người Tây Phương (theo Phật Giáo),mà trong số này có cả cá nhân tôi, thì tất cả chúng tôi lại đều đã nhờ vào haihọc phái trên đây để biết đến Phật Giáo và để trở thành những người Phật Giáo.

Để tránh bớt sự rườmrà, tôi không nêu lên các thuật ngữ tiếng Phạn, tiếng Pa-li, tiếng Nhật hay tiếngTây Tạng. Tuy nhiên nếu muốn tránh không dùng đến các chữ ấy thì lại không phảilà một việc dễ, bởi vì ngôn ngữ của chúng ta (ngôn ngữ Tây Phương)thiếu chínhxác và khó có thể diễn đạt được một cách trung thực tính cách phi thường củacác tư tưởng Phật Giáo, và hơn nữa thì các công trình dịch thuật (sang các ngôn ngữTây Phương)đã được thực hiện từ lâu nay lại thường quá sức vụng về (dù sao theo thiểný của người dịch thì các ngôn ngữ Tây Phương cũng cho thấy có một số thuật ngữthuộc các lãnh vực khoa học và triết học đôi khi cũng khá thích hợp để diễn tảmột số khái niệm Phật Giáo. Trong khi đó thì các thuật ngữ Phật Giáo bằng"tiếng Hán Việt" lại quá xưa và chịu ảnh hưởng quá sức nặng nề bởiHán ngữ, đôi khi thiếu tính cách khoa học cũng như các khía cạnh bao quát và trừutượng của triết học, do đó không diễn tả được một cách trung thực chiều sâu vàsự chính xác của nhiều khái niệm trong giáo lý Phật Giáo. Đó là chưa nói đến việcngày nay không mấy người biết rành tiếng Hán, và đây cũng là một trở ngại khôngnhỏ trong việc phổ biến Phật Pháp). Các cố gắng trên đây của tôi chẳngqua cũng chỉ là một cách để giúp quý vị tránh bớt các khó khăn trên phương diệnthuật ngữ, hầu giúp quý vị có thể cùng bước với tôi một cách dễ dàng hơn trêncon đường thật tuyệt vời của Phật Giáo.

Mỗi khi bị buộc phải sửdụng một thuật ngữ do tôi tự dịch từ tiếng Phạn thì tôi luôn ghi thêm tiếng Phạngốc vào giữa hai dấu ngoặc. Vì chưa có sự thống nhất nào về các từ dịch thuậtnên cách ghi thêm tiếng Phạn gốc giữa hai dấu ngoặc trên đây cũng có thể giúpcho một số người có ít nhiều kiến thức về loại ngôn ngữ Phật Giáo thông dụngnày có thể hiểu được đấy là gì.

Chỉ có một ngoại lệ duynhất, đấy là trường hợp của chữ Dharma(Đạo Pháp).Tôi sẽ không dịch từ này mà dùng thẳng tiếng Phạn để chỉ giáo huấn của Đức Phật(kinh sách tiếngViệt dịch chữ dharma là "'pháp". Từ này có gốc từ chữ"dhr-" tức có nghĩa là mang, cầm, nắm giữ.... Chữ dharma nói chung córất nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên hai ý nghĩa chính yếu nhất của chữ dharmalà: a) giáo huấn của Đức Phật, b) tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, dù đấy làhữu hình hay vô hình, vật chất hay tư duy, có nghĩa là tất cả những gì có thểhình dung được hay tưởng tượng được... Thông thường để tránh sự lầm lẫn giữahai nghĩa này người ta thường viết hoa - Dharma - khi dùng để chỉ giáo huấn củaĐức Phật còn gọi là "Đạo Pháp", và viết chữ thường không hoa - dharma- khi được sử dụng để chỉ định tất cả các hiện tượng trong vũ trụ, và kinh sáchtiếng Việt thì gọi đấy là "pháp". Tuy nhiên cũng cần ghi nhận làkhông phải tác giả Tây Phương nào cũng tuân thủ quy tắc về cách viết hoa haykhông hoa này). Trở thành một người Phật Giáo là cách bước theo Dharma, tức là ước mong được hòa nhập vớinó.

Vài lời giớithiệu của người dịch

Quyển sách "Phật Giáo Nhập Môn"của Fabrice Midal chỉ là một quyểnsách nhỏ mang tính cách khá đại cương với chủ đích dành cho các độc giả của thếgiới Tây Phương nơi mà Phật Giáo cũng chỉ mới đặt chân đến chưa đầy một thế kỷnay. Thế nhưng chúng ta không đọc quyển sách này với mục đích tìm hiểu về mộtPhật Giáo "non trẻ" của một lục địa "xa lạ" mà đúng hơn làđể nhìn lại về một tín ngưỡng Phật Giáo "lâu đời" đã bám rễ vào mảnhđất Á Châu "quen thuộc" của chúng ta đã từ ngàn năm.

Hiện nay người Tây Phương tu tập PhậtGiáo rập khuôn theo người Tây Tạng, người Nhật, người Thái Lan, người Tích Lanhay Miến Điện, thế nhưng khi đọc qua quyển sách này thì chúng ta cũng sẽ nhậnthấy được ngay mối âu lo của họ là làm thế nào để có thể thiết lập được một PhậtGiáo Tây Phương cho người Tây Phương. Thật thế tư tưởngPhật Giáo mang tính cách nhân loại và vượt lên trên mọiranh giới do con người thiết lập, thế nhưng tinhthầnPhật Giáo thì lại luôn tìm cách thích ứng với từng con người, trong mỗiđịa phương và qua từng thời đại, hầu có thể giúp đỡ được tất cả mọi con người.Tác giả Fabrice Midal cũng như một số các nhà sư Tây Phương khác, kể cả một sốnhà sư Tây Tạng đang quảng bá giáo lý của Đức Phật trong thế giới phương Tây, vẫnthường nêu lên mối quan tâm của họ về chủ trương trên đây. Một trong những vịtiêu biểu nhất cho khuynh hướng này là nhà sư Tây Tạng quá cố Chögyam Trungpa,và trường hợp của ông cũng đã được tác giả nêu lên trong Chương 10 của quyểnsách.

Trong khi các nhà sư Tây Phương vàcác nhà sư Tây Tạng hoằng Pháp trong thế giới Tây Phương luôn âu lo là phải làmthế nào để bảo tồn được sự tinh khiết và siêu việt trong giáo huấn của Đức Phậtnhằm để quảng bá trong một thời đại tân tiến, thì chúng ta những người Á Châunói chung lại chỉ đang tìm cách triển khai hoặc tạo thêm một số hình thức màumè nhằm " phục hồi", hay đúng hơn là để "cứu vãn" một tínngưỡng có sẵn từ lâu đời mà mình đang được thừa hưởng. Đấy là chưa nói đến mộtsố người còn tìm cách lợi dụng ảnh hưởng của tín ngưỡng đó đã từng ăn sâu vàodòng lịch sử của quê hương mình như là một công cụ để lợi dụng hay một chiêubài để mưu đồ nhằm nhắm đến một mục đích gì.

Sinh năm 1967 trong một gia đình DoThái Giáo, năm 20 tuổi Fabrice Midal may mắn gặp được một nhà sư Tây Tạng khácthường là Chögyam Trungpa (1939-1987). Ông Midal bèn cạo đầu đi tu theo PhậtGiáo Tây Tạng từ khi còn là sinh viên, và sau đó thì đỗ tiến sĩ triết học tại đạihọc Sorbonne (Paris). Tuy thấm nhuần các tư tưởng phóng khoáng, cấp tiến và"phi-giáo-điều" của vị thầy Chögyam Trungpa, ông cũng đã chịu ảnh hưởngrất nhiều từ các vị thầy Tây Tạng lừng danh khác mà ông đã được theo học, và đặcbiệt nhất là đã được nhà thần kinh học nổi tiếng Francisco Varela (1946-2001)là một trong các đệ tử thân cận của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, truyền thụ thêm cho ôngvề phép thiền định.

Người dịch cũng xin mạn phép đượcghép thêm trong bản chuyển ngữ một vài lời ghi chú nhỏ nhằm để giải thích haytriển khai thêm vài điều mà tác giả đã nêu ra hầu giúp người đọc theo dõinguyên bản rõ ràng hơn. Các lời ghi chú này được trình bày bằng chữ nghiêng vàđặt trong hai dấu ngoặc.

Bures-Sur-Yvette,17.07.12

Hoang Phong

Phiên bản Ebook PDF xem trên máy vi tính(1,766 kb): Phật Giáo Nhập Môn- Fabrice Midal Hoang Phong

Phiên bản Ebook ePubxem trên Ipad(655 kb): Phật Giáo Nhập Môn - Fabrice Midal Hoang Phong (sau khi download về máy nhà, unzip thành dạng ePub xong chuyển qua Ipad)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 9083)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 9718)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 12741)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 5284)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 24438)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13277)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 10107)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
24/04/2016(Xem: 31592)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15054)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11558)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567