Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật: Tôn giáo của hòa bình

07/01/201205:35(Xem: 7593)
Đạo Phật: Tôn giáo của hòa bình

ĐẠO PHẬT: TÔN GIÁO CỦA HÒA BÌNH

Nguyên bản: BUDDHISM: THE TRULY PEACEFUL RELIGION
của D.M. MURDOCK
Việt dịch: Nhóm Phiên Dịch Hoa Đàm

ducphatthichcaTrong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng. Những môn phái này đều có một điểm chung mà họ muốn nhấn mạnh, đó là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Chính phẩm chất đó khẳng định sự khác biệt của các tông phái. Tùy theo định nghĩa của từng môn phái, đạo Phật có mặt trên cuộc đời này cách đây hơn 2,500 năm, một số môn đồ còn khẳng định nó ra đời cách đây 15,000 năm, được hình thành trước thời đại của Phật rất lâu, mà người ta gọi đó là thời kỳ của Siddhartha Gautama và Sakyamuni. Hơn một thiên niên kỷ qua, đạo Phật đã phát triển thành một hệ thống đầy màu sắc được miêu tả là “khó có thể tưởng tượng được”. Trong khi đạo Phật chính thống không thiếu những khuyết điểm – kể cả phân biệt giới tính – và cũng giống những phong trào khác với một quá khứ đẫm máu ở một vài quốc gia, thì rõ ràng là, so với những tôn giáo khác, đạo Phật mang tính hòa bình thật sự và ít bị chỉ trích là đượm màubạo lực.

Đạo Phật là vô thần?


Vì đạo Phật nhấn mạnh vào việc giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan thông qua sự giác ngộ của bản ngã nhiều hơn là đặt lòng tin vào thánh thần hoặc vào một đấng siêu nhiên, đạo Phật được miêu tả như “vô thần” và Phật là một con người vô thần. Thật ra khi giảng dạy về những lời răncủa Phật, một số môn đồ đã gạch bỏ tính siêu nhiên, phép lạ và sự kỳ diệu ra khỏi đạo Phật, như trong đạo Phật của người Tây Tạng. Thật ra, đạo Phật truyền thống được truyền miệng trong dân gian thường nhắc nhở rất nhiều về phép thuật, về sự bí ẩn cũng như về những khía cạnh thiêng liêng trong từng bài giảng mà mỗi bản ngã con người nếu được giác ngộ đều có thể lên đến cõi Phật. Nói chung việc lên đến cõi Phật, việc chết đi và đầu thai, việc có kiếp trước – kiếp này – và kiếp sau đều mang tính chất như có thần thánh, và Phật là một đấng thiêng liêng có nhiều kiếp luân hồi khác nhau, hoàn toàn giống với những điều mang tính siêu nhiên mà chúng ta có thể tìm thấy trong thần thoại của người Hy Lạp, người La Mã và người Ai Cập cổ đại. Chính vì lý do này, không ai có thể khẳng định đạo Phật là “vô thần” được, mặc dù môn phái Thiền rất hiện thực, rất gần gũi với cuộc sống của con người.


Đạo Phật đang phát triển khắp thế giới


Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nayđạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới. Đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh nếu so sánh với sự cuồngtín của những tôn giáo khác, hoặc tính cực đoan của những tư tưởng cố chấp, muốn đưa căm thù, bạo lực và giết chóc vào tôn giáo. Ví dụ ở đất nước Hoa Kỳ, trái với các tôn giáo thường xuyên lên tiếng ồn ào và quảngcáo rùm beng như Thiên chúa giáo, Hồi giáo hoặc Do Thái giáo, Phật giáoim lìm và lặng lẽ đến mức hầu như chúng ta không biết rằng số người theo đạo Phật còn nhiều hơn số người theo đạo Hồi hoặc đạo Hindus. Với thêm 6 triệu phật tử là người Hoa Kỳ, đạo Phật trở thành tôn giáo lớn nhất thứ tư trên thế giới tại vùng đất Hợp Chủng Quốc này. Hàng trăm đềnthờ, tu viện, trường học, và các khu cộng đồng lần lượt mọc lên ở khắp nơi. Gần đây Phật tử người Miến Điện cũng đã xây dựng đền thờ đầu tiên của họ ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Nhận biết đạo Phật đang phát triển âm thầm nhưng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, những người nghiên cứu về tôngiáo nhận xét không chỉ có đạo Phật dành cho người châu Á mà còn có đạoPhật dành riêng cho người Hoa Kỳ cũng đang xuất hiện. Các trung tâm giảng dạy về kinh Phật và các cộng đồng cầu nguyện đang lan rộng khắp các tiểu bang, trong khi đó những người đề xướng ra đạo Phật cho người Hoa Kỳ chịu khó viết lại kinh kệ bằng các thuật ngữ hiện nay của phương Tây.


Giờ đây chúng ta có thể thấy đạo Phật đang chuyển mình và lan rộng khắp nơi trên thế giới. Ví dụ như ở Ấn Độ, nơi được cho là cái nôi của đạo Phật nhưng cách đây nhiều thế kỷ, đạo Phật từng bị xua đuổi bởi đạo Hồi và đạo Hindu, từng bị bóp chết và dập tắt, nhưng ngày nay đạo Phật quay trở lại với Ấn Độ, chậm chạp nhưng chắc chắn, dưới sự dẫn dắt về tinh thần của vị thủ lãnh người Tây Tạng là đức Đạt lai Lạt ma trong nhiều thập kỷ qua. Phật tử Ấn Độ cũng đang lên tiếng yêu cầu khá ồn ào là họ mong muốn được nắm giữ thành phố Bồ Đề Đạo Tràng, nơi được cho là Phật đã từng đến đây và giác ngộ dưới cây bồ đề thiêng liêng. Ngoài ra, kể từtháng 2 năm 2010, tất cả thánh tích được cho là của Phật từ khắp nơi trên thế giới sẽ được phật tử đưa tới thành phố Chennai của Ấn Độ để trưng bày tại đây. Đây là một phần của chương trình mang tên Trở về Thánh tích Maitreya mà phật tử khắp nơi trên thế giới đều ủng hộ. Trong thời gian này, tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều phật tử tự thành lập chùa chiền và tự quản lý lấy. Đó cũng là một biện pháp linh hoạt nhằm đáp ứngnhu cầu tâm linh của con số phật tử đang ngày càng tăng lên. Sự phát triển trên có thể được nhìn thấy rõ ràng qua các phong trào hoạt động tích cực và tiến bộ cho giới phật tử trên đất Hoa Kỳ trong tương lai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11057)
Bạo lực hung tàn sẽ không bao giờ chế ngự được niềm khao khát căn bản nhất của con người là có được tự do. Hằng ngàn người đã xuống đường nơi những thành phố Ðông Âu trong những thập niên qua, niềm cương quyết không hề lay chuyển của dân tôi nơi quê nhà Tây Tạng, . . .
09/04/2013(Xem: 5517)
Sau sự kiện Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO và sự kiện tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, báo điện tử: w.w.w.tuoitre.com.vn có mở diễn đàn công khai thảo luận với chủ đề: “Vươn ra biển lớn”. Trong đó tôi tâm đắc nhất là bài “Tầm vóc truyền trưởng, tầm vóc dân tộc” của Luật sư Lê Công Định và bài “Phải biết tự ty dân tôc” của Lưu Đình Long.
09/04/2013(Xem: 7196)
Suốt 45 năm đi qua các nẻo đường của vùng Bắc Ấn Độ, với đôi chân trần, “bay[1], một bát”, Đức Phật tế độ cho nhiều người vượt qua trầm luân khổ hải để đến bờ bến an vui. Nhờ giáo pháp của Ngài, những người hữu duyên đã tìm ra chân lý tối thượng, giải thoát, Niết-bàn.
09/04/2013(Xem: 12153)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 13474)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4196)
Có biết bao là sự biến cố giữa cuộc đời và cũng có biết bao sự khổ đau giữa cuộc sống trầm luân sanh tử, vì do những cái giả tạm không thực mà tạo nên. Nếu giáo dục được hiểu là suối nguồn văn hĩa và văn minh của nhân loại, thì đâu sẽ là một nền giáo dục đích thực để có thể đưa đến chấm dứt khổ đau trầm luân cho lồi người ?.
08/04/2013(Xem: 19378)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 7620)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
05/04/2013(Xem: 21589)
Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp.
05/04/2013(Xem: 7508)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]