Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đầu thế kỷ XXI nhớ ngày Đức Phật Đản Sinh

28/04/201113:33(Xem: 5907)
Đầu thế kỷ XXI nhớ ngày Đức Phật Đản Sinh
phat dan sanh2
ĐẦU THẾ KỶ XXI

NHỚ NGÀY ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Nguyễn Tường Bách

Một điều tra xã hội học mới nhất tại Đức cho thấy, tình trạng bạo lực trong tuổi học sinh đang gia tăng một cách đáng sợ. Ngày nay trường học là nơi mà cảnh bạo lực giữa người và người diễn ra hàng ngày và mức độ tàn bạo đã lên đến mức báo động.

Thông tin này tuy làm người ta lo ngại nhưng không có gì bất ngờ. Đó cũng là tình hình chung của các nước Phương Tây trong thế kỷ này. Chúng ta đang ở trong một thời đại mà lòng nhẫn tâm, hành vi bạo lực trong xã hội đã phát triển lên một mức độ khủng khiếp. Từ tuổi thơ ấu trong vườn trẻ, những mầm non của tương lai đã lâm vào cảnh cạnh tranh lẫn nhau, đã chịu áp lực của cô giáo, của cha mẹ, của thời gian. Trong tuổi thanh thiếu niên, con người đã bắt đầu học thói nhẫn tâm của sự thành công, của sự tuyển lọc, của quy ước xã hội. Đó cũng là thời điểm của những cảnh bạo lực trong xã hội, trong tin tức hàng ngày, phim ảnh từ những cuộc chiến tác động mãnh liệt và để lại dấu ấn không thể xoá nhoà trong tâm trí trẻ thơ. Thanh niên lớn lên, hít thở không khí lạnh lùng và tàn bạo giữa người với người, con người bị quy định bởi nền “văn hoá” đó và cho đó là quy luật hiển nhiên của cuộc sống.

Những điều trên thật ra không có gì mới trong xã hội hiện đại của loài người. Thế nhưng đến thế kỷ XXI, tình trạng bạo lực giữa người với người xem ra đã đạt quy mô toàn cầu và bước qua một mức độ khác hẳn. Như chúng ta đều biết, từ trước Công nguyên đến nay đã diễn ra vô số cuộc thảm sát và chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, như ở Trung Quốc, châu Âu, Trung Đông, Nga, Campuchia, Việt Nam…Dù mọi cuộc chiến tranh và hành vi tàn bạo đều gây đau khổ nhưng dù sao quy mô của chúng cũng còn được giới hạn một cách cục bộ, trong một số quốc gia nhất định. Bước qua thế kỷ XXI, cùng với khuynh hướng toàn cầu hoá của chính trị và kinh tế, các mâu thuẫn quốc tế và hậu quả của chúng là bạo lực, cũng đã mang tính chất liên quốc gia.

Nếu trong quá khứ, nguyên nhân của các cuộc thảm sát và chiến tranh phần lớn là do các tranh chấp về quyền lực và lãnh thổ thì thế kỷ XXI dường như cho thấy, mầm mống của mọi mâu thuẫn là sự tranh chấp về văn hoá và ý thức hệ của hai tôn giáo lớn: Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Nằm trong ảnh hưởng của ý thức hệ này là, một bên là các quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự, bên kia là nhiều nước nghèo nhưng với số lượng quần chúng to lớn và sẵn sàng hy sinh. Cả hai bên đều có ảnh hưởng trên mặt toàn cầu và cả hai đều không thể nhượng bộ nhau. Đó chính là hiểm hoạ trong thế kỷ này của chúng ta.

Tại sao cả hai ý thức hệ ấy không thể nhượng bộ? Điều tưởng như bất ngờ nhưng hoàn toàn dễ hiểu là, cả hai đều theo chủ nghĩa độc thân. Theo đó, chỉ có một Thượng đế và tất cả mọi người phải quy phục vị Thượng đế của tôi. Cũng từ một vùng đất hết sức nhỏ bé tại Trung Đông mà lịch sử đã sản sinh ba nên tôn giáo có chủ trương độc thần, nếu ta kể thêm Do Thái giáo. Cũng từ đó, suốt gần 15 thế kỷ qua, vô số cuộc chiến tranh nhân danh tôn giáo đã xảy ra và ngày nay mức độ thù hận giữa người và người lên đến mức độ đáng sợ. Cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu cách đây hơn một năm là đỉnh cao tạm thời của lòng thù hận đó. Và mới đây, người ta không thể hiểu được những hành vi tàn bạo và sỉ nhục đối với tù nhân Hồi giáo, nếu ta không nhớ lại nguyên nhân sâu xa nhất của cuộc chiến tranh là sự kỳ thị tôn giáo. Những sự tra tấn dã man đó đều là biểu hiện muốn chà đạp tâm thức tôn giáo của người theo đạo Hồi, được thực hiện một cách cố ý của binh sĩ Mỹ và lãnh đạo của họ.

Một tâm thức tôn giáo đã bị miệt thị, nhất là khi nó được quy định bởi một ý thức hệ độc thần, cuộc chiến này giữa hai ý thức hệ chỉ có thể trở nên tàn bạo hơn, khủng khiếp hơn. Như S.P.Hungtington trong tác phẩm The Clash of Civilizations (Sự xung đột giữa các nền văn minh) tiên đoán, thế kỷ XXI sẽ là thời đại của độc thần. Trong cuộc chạm trán này, nhiều người phương Tây tin rằng họ sẽ thắng, với lực lượng quân sự và kinh tế hùng hậu. Thủ tướng Ý Berlusconi đã nói thẳng: “Nền văn minh của chúng ta ưu việt hơn”. Có thể các nước phương Tây sẽ đè bẹp đối thủ, nhưng nhiều người đang quên một điều, đó là trong nội bộ của họ, trong trường học, trong gia đình, trong vườn trẻ, trong mỗi tế bào của chính xã hội họ…, lòng bạo lực đang gia tăng một cách khốc liệt. Con em của họ đang đối xử với nhau đúng như những điều họ đang làm với những người khác, tại một nơi họ nghĩ chẳng ai biết đến, trong sa mạc vắng người hay trong nhà tù kín đáo.

Trong bối cảnh tối tăm đó của thế giới, ta nhìn lại ngày Đản sinh của Đức Phật với một niềm mừng vui và kính ngưỡng to lớn. Lạ thay, Đức Phật ra đời trước các tôn giáo nọ cả ngàn năm nhưng Ngài không tuyên giảng Thượng đế thần linh, không nói đến độc thần, không chấp nhận uy quyền tâm linh, không đề cao việc tranh chấp đúng sai, không đi rao giảng và truyền đạo một cách bừa bãi. Ai vấn hỏi thì Ngài trả lời. Ai nói chuyện phù phiếm thì Ngài im lặng. Ai rút lui khỏi Tăng già thì Ngài chấp nhận. Thế gian có tranh chấp với Ngài nhưng Ngài không tranh chấp với thế gian. Ngài chỉ chăm chú vào một điều duy nhất: tuyên bố đời này là khổ và chỉ bày những phương pháp cách diệt khổ. Ngài nêu rõ, một trong những nguyên nhân của khổ là lòng sân hận.

“Đức Thế Tôn giới thiệu có bốn hạng người ở đời: (1) Hạng tự hành khổ mình, (2) Hạng hành khổ người, (3) Hạng tự hành khổ mình và hành khổ người, (4) Hạng không tự hành khổ mình và hành khổ người” (Trung Bộ kinh, bài 51, bản dịch của Hoà thượng Thích Chơn Thiện).

Thời đại của chúng ta là thời đại do hạng người thứ hai và thứ ba cầm quyền. Đó là những người sẵn sàng hành hạ người khác vì tham vọng về ý thức hệ, của cải và quyền lực của mình. Và hậu quả hiển nhiên là con cháu của họ cũng rơi vào lòng ham thích bạo lực, tìm niềm vui trong sự hành hạ người khác mà kết quả điều tra ở đầu bài này đã xác định.

Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần, không thể thấy niềm vui trong sự hành hạ. Với tính cách con người, có lẽ ta chưa có lòng từ bi bao la như các vị giác ngộ, nhưng hành vi của chúng ta không thể nhẫn tâm, tàn bạo, không thể chà đạp lên niềm tin và hạnh phúc của người khác. Hãy sống để người khác cùng sống. Hãy vui để người khác vui trong niềm tin và hạnh phúc của họ. Sống như thế là chúng ta bước vào phạm vi của hạng người thứ tư, hạng người không tự hành khổ mình và không hành khổ người.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, ngày Đản sinh Đức Phật lại trở về và thực sự có một ý nghĩa kỳ diệu.

(TC. Văn hóa Phật giáo số 16 15-5-2006)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 10996)
Bạo lực hung tàn sẽ không bao giờ chế ngự được niềm khao khát căn bản nhất của con người là có được tự do. Hằng ngàn người đã xuống đường nơi những thành phố Ðông Âu trong những thập niên qua, niềm cương quyết không hề lay chuyển của dân tôi nơi quê nhà Tây Tạng, . . .
09/04/2013(Xem: 5475)
Sau sự kiện Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO và sự kiện tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, báo điện tử: w.w.w.tuoitre.com.vn có mở diễn đàn công khai thảo luận với chủ đề: “Vươn ra biển lớn”. Trong đó tôi tâm đắc nhất là bài “Tầm vóc truyền trưởng, tầm vóc dân tộc” của Luật sư Lê Công Định và bài “Phải biết tự ty dân tôc” của Lưu Đình Long.
09/04/2013(Xem: 7147)
Suốt 45 năm đi qua các nẻo đường của vùng Bắc Ấn Độ, với đôi chân trần, “bay[1], một bát”, Đức Phật tế độ cho nhiều người vượt qua trầm luân khổ hải để đến bờ bến an vui. Nhờ giáo pháp của Ngài, những người hữu duyên đã tìm ra chân lý tối thượng, giải thoát, Niết-bàn.
09/04/2013(Xem: 11568)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 13153)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4117)
Có biết bao là sự biến cố giữa cuộc đời và cũng có biết bao sự khổ đau giữa cuộc sống trầm luân sanh tử, vì do những cái giả tạm không thực mà tạo nên. Nếu giáo dục được hiểu là suối nguồn văn hĩa và văn minh của nhân loại, thì đâu sẽ là một nền giáo dục đích thực để có thể đưa đến chấm dứt khổ đau trầm luân cho lồi người ?.
08/04/2013(Xem: 19040)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 7558)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
05/04/2013(Xem: 20851)
Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp.
05/04/2013(Xem: 7436)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]