Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hát lên lời thương yêu

21/02/201116:18(Xem: 8315)
Hát lên lời thương yêu

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 13x19 cm
Độ dày: 144 trang

424

LỜI NÓI ĐẦU

Hát lên lời thương yêu là nhan đề một bài viết ngắn được viết cách đây hơn 5 năm, gửi đăng trên tập san Đạo Uyển số ra năm 2000. Người viết đã nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ bạn đọc sau khi bài viết được đăng tải. Nhiều người nói rằng, họ có thể dễ dàng cảm nhận được những điều nêu trong bài viết, cho dù họ chưa từng nói ra hoặc thậm chí chưa từng nghĩ đến. Bài viết đã ít nhiều giúp họ nhận ra được một sự thật bao quát trong cuộc sống và cũng đồng thời vạch ra một hướng đi tốt đẹp, khả quan hơn cho đời sống.

Nhưng khuôn khổ của một bài viết ngắn như thế quả thật không đủ cho một đề tài quá rộng. Vì vậy, từ đó đến nay người viết vẫn luôn ấp ủ một ước mơ là sẽ có dịp trở lại với đề tài này một cách sâu rộng hơn, ít nhất cũng là để có thể nói lên được nhiều hơn những gì mà bản thân đã từng trải nghiệm trong cuộc sống. Tập sách này đã ra đời như một sự chín mùi của niềm mơ ước đó.

Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách. Sự thật này mỗi người chúng ta đều có thể tự mình hiểu được và cảm nhận qua thực tế đời sống, nhưng làm thế nào để phát khởi lòng thương yêu một cách đúng nghĩa và thực sự có thể mang lại hạnh phúc cho đời sống lại là một vấn đề không hoàn toàn đơn giản. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết sáng suốt kèm theo sự học hỏi và rèn luyện trong suốt quá trình sống, mà trong đó mỗi một kinh nghiệm sống cá nhân đều là những bài học quý giá không gì thay thế được.

Cuộc sống ngắn ngủi đang từng ngày qua đi, và sự thật bao trùm quanh ta mỗi ngày vẫn là vô vàn những khổ đau trong đời sống. Chúng ta hoàn toàn không bi quan khi nhìn thẳng vào sự thật ấy, bởi vì ngay cả những ai may mắn nhất trong cuộc đời này cũng không thể tránh khỏi được khổ đau. Giàu sang, địa vị, quyền thế... tất cả đều không giúp ích được gì cho mỗi chúng ta khi đối mặt với sự già nua, bệnh tật, chết chóc... Những người thân của ta lần lượt ra đi trong sự tiếc nuối của người ở lại, và bản thân chúng ta cũng có thể phải lìa bỏ cuộc sống này bất cứ lúc nào. Tuổi thanh xuân và sức khỏe của mỗi chúng ta cũng dần ra đi theo thời gian, trong khi quanh ta là vô số bệnh tật luôn rình rập, sẵn sàng tấn công làm ta gục ngã... Thêm vào đó, có biết bao hoàn cảnh, sự việc trái ý vẫn thường xuyên làm cho ta phải khổ đau, bất mãn... Chúng ta hoàn toàn bất lực không sao tránh né được những khổ đau trong đời sống, và chỉ có một chọn lựa duy nhất là chấp nhận chúng mà thôi.

Dù vậy, trí tuệ sáng suốt và sức mạnh tinh thần của mỗi chúng ta được thể hiện chính ngay trong sự chọn lựa duy nhất này, qua phương thức mà chúng ta chấp nhận và vượt qua những khổ đau của đời sống. Và điều tích cực nhất mà chúng ta có thể làm được là cố gắng đạt đến một nhận thức đúng về bản chất của khổ đau, nhận biết những nguyên nhân sinh khởi cũng như phương thức diệt trừ đau khổ, để từ đó có thể thực hiện những phương thức này ngay trong cuộc sống hằng ngày nhằm đạt được sự thanh thản, an vui và hạnh phúc chân thật trong đời sống. Đây cũng chính là mục đích nhắm đến của hết thảy những phương thức tu tập và nỗ lực rèn luyện tinh thần.

Khi quán chiếu thực tế đời sống, chúng ta sẽ có thể thấy rõ rằng sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ... và từ đó tất yếu sẽ dẫn đến những tâm trạng bất an, lo lắng, nghi ngờ, bất mãn... Những tâm trạng này luôn đối nghịch với hạnh phúc, xét trong ý nghĩa là chúng không bao giờ có thể hiện diện đồng thời với một tâm trạng thanh thản và an vui, mà thanh thản và an vui lại là những điều kiện tất yếu để có được một đời sống hạnh phúc. Vì thế, một khi lòng thương yêu được phát khởi, chúng ta sẽ có thể trừ bỏ được những cảm xúc tiêu cực, ngăn ngừa được sự sinh khởi và phát triển của chúng ngay từ khi vừa mới hình thành, và nuôi dưỡng được những tình cảm tốt đẹp để làm tiền đề cho sự chuyển biến tích cực của một đời sống an vui và hạnh phúc.

Vì thế, hát lên lời thương yêu chính là thông điệp tự muôn đời của những tâm hồn lớn luôn hướng về sự an vui hạnh phúc của toàn nhân loại. Cho dù đó là đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở phương Đông hay đức chúa Jésu Christ ở phương Tây, là thánh Mahatma Gandhi nhẫn nhục trầm lặng đã qua đời hay đức Đạt-lai Lạt-ma năng động tích cực – người đã từng nhận giải Nobel hòa bình – đang từng ngày thuyết giảng không mỏi mệt khắp nơi trên thế giới... tất cả các vị đều đã và đang khuyến khích chúng ta hát lên lời thương yêu trong cuộc sống.

Trong ý nghĩa đó, hát lên lời thương yêu luôn là khúc nhạc dạo đầu xua tan bóng đêm u tối của những khổ đau đang tràn ngập, và hát lên lời thương yêu cũng là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta, để cùng nhau hướng đến một đời sống ngày càng tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Tập sách mỏng này chắc chắn không sao nói hết được những gì liên quan đến một chủ đề lớn lao đến thế, nhưng hy vọng sẽ có thể gợi mở được đôi điều với những tâm hồn đồng cảm để cùng nhau hát lên lời thương yêu giữa những bộn bề của cuộc sống hôm nay. Trên tinh thần đó, người viết mong rằng sẽ nhận được sự cảm thông và tha thứ của bạn đọc gần xa về những sai sót chắc chắn không sao tránh khỏi, và cũng chân thành biết ơn về những ý kiến đóng góp xây dựng xoay quanh chủ đề này.

Trân trọng
Mùa xuân, 2006
Nguyên Minh

Source: rongmotamhon



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 3609)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 3455)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4443)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5376)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 9469)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 17834)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 8552)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7084)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 11456)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 4971)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567