Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin Cứu Ðộ Mẹ Ðất

25/01/201111:15(Xem: 13160)
Xin Cứu Ðộ Mẹ Ðất

Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu
xincuudomedat_thichtrisieuSách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.

Mục Lục

Part I
Lời nói đầu
I/ Mẹ Đất
II/ Mẹ Đất đang bị tàn hoại
1. Màng ozone bị thủng lỗ
2. Bầu khí quyển tăng nhiệt
3. Rùng cây bị đốn phá
4. Đất mầu thành đất muối
5. Sông biển thành cống rãnh
Part II

III/ Mẹ Đất bệnh thì chúng sinh bệnh
1. Xã hội nô lệ hóa
2. Tỵ nạn thiên nhiên
3. Không khí, nước và thức ăn ô nhiễm
IV/ Nguyên nhân Mẹ Đất bệnh
1. Sự u mê, tham lam, ích kỷ
2. Gương xưa châu Đại Dương
V/ Xin cứu độ Mẹ Đất
1. Phật pháp bất ly thế gian pháp
2. Sống đời tỉnh thức
3. Hiếu sinh và tình thương nhân loại
4. Thiểu dục tri túc
5. Thông điệp

Lời nói đầu

Từ nay cho đến năm 2000, có nhiều người đang chờ đợi một tai họa lớn lao khủng khiếp sẽ xảy đến trên Trái Đất, vì có nhiều sấm ký thuộc vài tôn giáo khác nhau đã nói đến cuộc thay đời đổi thế. Như trong đạo Chúa, sách thánh kinh Khải Huyền (Apocalypse) có nói đến ngày tận thế, tức cuộc chiến đấu cuối cùng giữa hai mãnh lực thiện và ác, giữa Thiên Chúa và quỷ Satan. Trong cuộc chiến này, nhân loại trên địa cầu sẽ bị tàn sát và tiêu diệt gần hết bởi chiến tranh, thiên tai, bão lụt, hạn hán, cướp bóc v.v... Sấm Trạng Trình cũng có nói đến việc chết bảy còn ba, chết hai còn một lúc đó thiên hạ mới được thái bình. Một số tín đồ của Đạo Cao Đài, Hòa Hảo, theo sấm ký của Huỳnh Giáo Chủ và các bậc tôn sư của họ, cũng đã lo chuẩn bị tu nhân tích đức, làm lành lánh ác để đón chờ ngày tận thế và hội Long Hoa. Ngoài ra còn nhiều đạo giáo khác cũng đang sửa soạn cho cuộc đổi đời, như phong trào New-Age (Kỷ nguyên mới) của Mỹ, họ ca ngợi và rao giảng tình thương cùng những sự tu tập mới lạ, hầu có thể tiếp nối thích ứng với kỷ nguyên mới, tức kỷ nguyên Bảo Bình (Ere du Verseau) bắt đầu từ năm 2000 trở đi. Theo họ, con người trong kỷ nguyên mới này sẽ có đời sống đạo đức, tâm linh rất cao, không còn bám víu vào những chủ nghĩa duy vật, không còn đam mê vật chất, biết sống an vui hạnh phúc trong tình thương chân thật. Ở cuối kỷ nguyên Song Ngư (Ere du Poisson), con người mặc dù có tiến bộ về khoa học, nhưng trình độ tâm linh còn nghèo nàn, ấu trỉ và thoái hóa ! Chỉ biết lấy, nhận mà không biết cho và chia xẻ. Chỉ biết vơ vét làm giàu cho mình, còn kẻ khác nghèo đói thì mặc kệ. Chỉ biết hưởng thụ khoái lạc vật chất nhất thời mà không ý thức được hậu quả tai hại về sau.

Riêng trong đạo Phật của chúng ta không thấy nói gì về sự biến chuyển của cuối thế kỷ 20. Thiết nghĩ không cần phải có sấm ký của Phật hay Tổ để lại mới nhận ra được rằng quả đất đang lâm nguy. Chỉ cần thấy nhân là có thể đoán biết quả sẽ ra sao ? Nhưng chúng ta đâu có để ý thực tại, còn mải mê tầm chương trích cú, dịch kinh giảng luận, đi tìm chân lý trong kinh sách, trong khi đó kinh sách không phải là chân lý mà chỉ là những ngón tay chỉ mặt trăng. Chân lý cần được tìm thấy trong thực tại sống động, vậy mà chúng ta vẫn còn cố gắng bám víu vào những hình thức cũ xa xưa. Chúng ta chỉ hạn cuộc Đạo Phật của mình trong việc xây chùa, đắp tượng, hay việc ăn chay, tụng kinh, niệm Phật. Phải chăng vì thế mà Phật Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại không hấp dẫn thu hút và truyền bá được cho người Tây Phương ?

Chúng ta vẫn thường nói những câu như: Phật Pháp bất ly thế gian pháp, hay Phật tại thế gian bất ly thế gian giác v.v... Như vậy chúng ta phải hành động ra sao ?

Nếu tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội thoái hóa, Phật tử làm ăn thất nghiệp, hao hụt thì lấy tiền đâu ra cúng chùa ? Nếu ngày mai cả vùng tiểu bang California bị động đất mạnh và sụp xuống biển thì mấy chục ngôi chùa sẽ dời đi đâu ? Hay là chùa ai sụp thì cứ sụp, chùa tôi đã có Phật độ lo chi!

Đạo Phật là đạo tỉnh thức. Đã đến lúc chúng ta cần tỉnh thức lớn, không những chỉ tỉnh thức cuộc đời là bể khổ mà cần tỉnh thức thêm rằng quả Đất của chúng ta ở đang lâm nguy và mong rằng tất cả Phật tử cùng nhau đóng góp vào việc cứu độ Trái Đất.

Kundreul Ling, đầu Xuân 1993

Thích Trí Siêu

WP: Diệu Hỷ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2014(Xem: 8358)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 12071)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 30417)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 12582)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 20250)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8602)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 11312)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 14620)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
10/02/2014(Xem: 23010)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 21072)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]