Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá Thư Tu Sĩ Phật Giáo

01/09/201200:58(Xem: 3592)
Lá Thư Tu Sĩ Phật Giáo
LÁ THƯ TU SĨ PHẬT GIÁO
Cư Sĩ Nguyên Giác

Thêm một Lá Thư về Thuyết Tiến Hóa từ giới tu sĩ xuất hiện vào tuần lễ cuối tháng 8-2012. Lần này là từ các tăng ni Hoa Kỳ.

Tiến hóa hay là sáng tạo? Có phải các chủng loại trên địa cầu đã tiến hóa qua các dạng đời sống khác nhau, hay có phải con người là sản phẩm của một đấng Thượng Đế tạo ra theo mô hình của ngài? Cuộc tranh cãi có thể vẫn sôi động, nhưng đối với các khoa học gia thì họ không bàn cãi nữa: các sách giáo khoa về khoa học không còn chỗ cho thuyết Sáng Thế, và cũng không công nhận thuyết Thiết Kế Thông Minh (Intelligent Design), một biến thể của thuyết Sáng Thế (xem Tự Điển Bách Khoa Wikipedia: Objections to evolution,

http://en.wikipedia.org/wiki/Objections_to_evolution#cite_ref-aaas_5-0).

Tuy nhiên, vẫn luôn luôn có những chống đối từ nhiều người tin từng chữ vào một số cổ thư tôn giáo. Và trong khi Bộ Giáo Dục Mỹ đã dạy thuyết Tiến Hóa trong các trường công lập, vẫn có tiểu bang yêu cầu sách giáo khoa về khoa học liên hệ tới thuyết Tiến Hóa phải dán một sticker (tem, giấy ghi chú) ngoàì bìa sách ghi câu disclaimer (cảnh báo về mức độ chính xác) đối với thuyết Tiến Hóa. Thực tế, dạy thuyết Tiến Hóa vẫn không xóa được niềm tin của nhiều tín đồ các tôn giáo nhất thần, như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo...

Thậm chí, tới như Hoa Kỳ ghi rõ trong Hiến Pháp rằng tôn giáo và nhà nước phải cách biệt, nhưng rồi Tổng Thống Barack Obama và ứng cử viên đối thủ là Mitt Romney phảỉ xuất hiện trên cùng một ấn bản tạp chí Cathedral Age của thánh đường Washington National Cathedral để tuyên xưng đức tin Ky Tô Giáo, như dường rằng một Tổng Thống Hoa Kỳ không có quyền là người vô thần, là người Phật Tử, là Lão Giáo (tất nhiên, khỏi cần nhắc tới Hồi Giáo, nơi đầy những khả nghi thánh chiến), vân vân...

Chính trong bối cảnh tranh cử như thế, hiện tượng các tu sĩ Phật Giáo tham dự vào Dự Án Lá Thư Tu Sĩ (The Clergy Letter Project, xem link: http://www.theclergyletterproject.org) trong những ngày cuối tháng 8-2012 cho thấy một tiếng nói mới trong cuộc tranh luận.

Trên nguyên tắc, các tu sĩ Phật Giáo giữ hạnh vô tranh, nghĩa là không tranh cãi. Do vậy, trong lá thư tu sĩ Phật Giáo ủng hộ dạy thuyết Tiến Hóa, có tên là Buddhist Clergy Letter, tính tới ngày 29-8-2012 chỉ mới có 19 tăng ni (trong đó có 2 vị ni), đọc theo tên họ thì toàn là người Mỹ, chưa thấy tăng ni gốc Châu Á nào (danh sách ở đây: http://www.theclergyletterproject.org/Buddhist_Clergy/Signatures.html). Và để ký tên vào Lá Thư Tu Sĩ nầy, xin email về địa chỉ [email protected]ghi rõ Pháp danh, Tu viện (optional), tên Thành phố, (Tiểu bang), Quốc gia.

lathutusi-content

Còn thư ủng hộ dạy thuyết Tiến Hóa của các tu sĩ Thiên Chúa Giáo (Christian Clergy Letter) đã có 12,816 chữ ký, của các giáo sĩ Do Thái Giáo có 494 chữ ký, của các tu sĩ Unitarian Universalists (một hệ phái mới của Cơ Đốc Giáo) có 258 chữ ký.

Trong lá thư của quý Tăng Ni về giảng dạy thuyết Tiến Hóa, đã dẫn một câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma:

Nếu phân tích khoa học có kết luận nào cho thấy luận cứ nào trong Đạo Phật là sai, thì chúng ta phải chấp nhận các khám phá của khoa học, và phải rời bỏ luận cứ đó, hay phải xem luận cứ đó chỉ như là một ẩn dụ.”

Câu nói trên của Đức Đạt Lai Lạt Ma có tính tuyệt vời ở chỗ: giáo lý Nhà Phật y hệt như khoa học, sẵn sàng biến đổi theo sự thật khả nghiệm, chứ không nhắm mắt tin vào từng chữ bất di bất dịch.

Mục đích của 4 lá thư từ tu sĩ của 4 hệ thống tôn giáo lớn tại Hoa Kỳ đã cho thấy rằng, niềm tin tôn giáo phù hợp với các tiến bộ khoa học, chứ không phải những gì trái nghịch.

Lá thư từ các tu sĩ Phật Giáo, The Buddhist Clergy Letter, viết như sau:

Truyền thống Phật Giáo chủ yếu là một tôn giáo thuận lý. Các giáo lý Phật Giáo lúc sơ thời nhằm giúp tất cả chúng sinh sống một đời sống phẩm hạnh phù hợp với thực tại. Trong khi khoa học cụ thể về Tiến Hóa không dạy minh bạch trong tôn giáo của chúng tôi, nó vẫn ẩn tàng trong giáo lý về duyên khởi, trong đó mô tả rằng tất cả các pháp đều tương liên và tương tác lẫn nhau để hình thành và phát triển. Tương tự như thế, một thượng đế sáng tạo không dựa vào một câu chuyện sáng thế. Các chuyện cổ Ấn Độ về những kiếp tái sinh của Đức Phật từ thú tới người đã được sẵn sàng hiểu không chỉ như một lịch sử thực tế, nhưng như một ẩn dụ mô tả bản chất diễn tiến của đời sống. Thực sự, khái niệm về Đức Phật tự thân đã được hiểu minh bạch nhất như một biểu tượng cho khả thể tiến hóa của nhân loại. Vì tất cả các lý do đó, chúng tôi khuyến cáo các hội đồng học khu hãy xác định quyết định giảng dạy môn khoa học Tiến Hóa. Chúng tôi hiểu vai trò các trường công lập là để giáo dục học sinh các nguyên lý khoa học đã thiết định và trong các môn kiến thức tổng quát khác.”

Chú ý, lá thư trên không dùng chữ quen gọi là “thuyết tiến hóa,” mà viết là “khoa học về tiến hóa.” Lá thư tuyệt vời trên đã phổ biến ngày 29-8-0212 với 19 chữ ký tăng ni.

Lá thư hiện đang mời gọi thêm quý tăng ni tại Hoa Kỳ ký tên, xin vào:

http://www.theclergyletterproject.org/Buddhist_Clergy/BuddhistClergyLtr.html

 

Bài viết liên quan đến chủ đề:
NGUỒN GỐC CON NGƯỜI: THUYẾT TIẾN HÓA Trần Chung Ngọc
LỊCH SỬ THUYẾT TIẾN HÓA - Gs Bùi Tấn Anh - Phạm Thị Nga
HỌC THUYẾT DARWIN, PHẬT GIÁO VÀ THIÊN CHÚA GIÁO - Tiến sĩ Amarasiri Weeraratne - Thích Nữ Liên Hòa dịch
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT VỀ ĐẤNG SÁNG THẾ Thích nữ Tịnh Quang


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 12756)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4009)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4013)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4983)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5912)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10611)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20559)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9711)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7699)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 12559)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]