Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật Tìm Cách Giải Thích Khổ Đau Trong Cuộc Sống

13/07/201219:16(Xem: 3164)
Đạo Phật Tìm Cách Giải Thích Khổ Đau Trong Cuộc Sống
ĐẠO PHẬT TÌM CÁCH
GIẢI THÍCH KHỔ ĐAU TRONG CUỘC SỐNG
Tác giả: Tawachai Onsanit
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

New Delhi, India-- Một số người xem Đạo Phật như bi quan. Họ gọi đấy là "tôn giáo của khốn khó", bởi vì chữ chữ "khổ đau" và "không toại ý", là điều Đức Phật đã dạy trong Bốn Chân Lý Cao Quý, bám vào tâm tư họ.

Một cách thực tế, Đạo Phật không phải bi quan cũng không phải lạc quan. Đạo Phật là thực tế, một phương pháp để thấy mọi thứ như chúng thật sự là. Đức Phật đã dạy chúng ta về cuộc đời từ lúc chúng ta sinh ra đến lúc chết. Nó bao gồm nhiều lãnh vực của đời sống, chẳng hạn như để sống một cách thông tuệ, và hạnh phúc như thế nào, chiếm lấy lòng bạn hữu như thế nào, hoàn thành mục tiêu như thế nào, và ngay cả chết một cách an bình như thế nào.

Tại sao Đạo Phật luôn luôn nói về khổ đau? Đấy là sự thật của cuộc đời mà tất cả chúng ta phải chấp nhận và nhận ra nhằm để chạy chửa nó. Đức Phật đã không chỉ nói về khổ đau mà thôi, nhưng cũng nói về việc vượt thắng khổ đau như thế nào. Đấy là hạnh phúc trong đời sống.

Hãy để tôi chia sẻ với quý vị về những bí mật của hạnh phúc. Có ba bước để thực hiện.

Bước thứ nhất là hạnh phúchay vui sướng với bất cứ điều gì chúng ta làm.

Abraham Lincoln đã nói, "Cha tôi đã dạy tôi làm việc; nhưng ông đã không dạy tôi yêu nó". Hầu hết chúng ta không vui sướng với những gì chúng ta có và làm, đặc biệt việc làm của chúng ta. Đôi khi chúng ta tùy thuộc vào những cảm xúc chúng ta thích hay không thích quá nhiều. Chúng ta làm những việc bởi vì chúng ta cảm thấy tốt lành hay thích nó. Rất nhiều lúc chúng ta bối rối và đau khổ nếu ai đó gây áp lực bắt chúng ta làm việc. Rắc rối là chúng ta sẽ yêu thương và hay hạnh phúc như thế nào với những việc chúng ta làm.

Trong Đạo Phật, "Kuttukammayatachandha" có nghĩa là sự tự nguyện để làm mọi việc. nếu chúng ta không vui thích bất cứ điều gì chúng ta đang làm, hãy tưởng tượng điểu gì sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ làm việc mấy giờ một ngày và không vui thích với nó. Thay vì thế, chúng ta sẽ ghét bỏ và khổ đau, là điều tôi nghĩ không lành mạnh cho thân thể và tinh thần.

Tại sao chúng ta không tự rèn luyện mình để đón nhận niềm vui thích? Có câu rằng, "Nếu bạn không có những thứ bạn thích, thì bạn phải thích những thứ mà bạn có".

Chúng ta phải rèn luyện chính mình để yêu thương và thấy phía tích cực những thứ đến với chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời như một bài học. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ rằng đấy là một ngày tuyệt vời mà tôi vẫn còn sống. Tôi có một cơ hội để hành động một cách tốt đẹp và hưởng thụ một ngày nữa. Khi bạn ăn điểm tâm, hãy vui sướng với nó, và hãy cố gắng trong một cách tốt nhất mà bạn có thể để áp dụng điều ấy trong mỗi giây phút trong ngày. Đây là bước thứ nhất để hạnh phúc.

Bước thứ hai là chánh niệm.

Có câu nói rằng, "Đèn bật sáng, nhưng không có ai ở nhà." Tất cả chúng ta đang ở trong kỷ nguyên của kỷ thuật thông tin và có vô số những khí cụ thuận tiện để làm cuộc sống dễ dàng. Đôi khi chúng ta ngay cả không tỉnh thức về việc thực hiện mọi thứ và chúng ta biểu hiện như một người máy. Chúng ta sống bằng những thói quen cũ kỷ và không chánh niệm.

Khi chúng ta đang ăn, hãy chắc là chúng ta đang thưởng thức thức ăn của chúng ta, đừng nghĩ ngợi hay dự tính gì cả. Chúng ta phải thay đổi thói quen cũ kỷ của chúng ta, đặc biệt thói quen tự nhiên mà trong ấy chúng ta làm việc trong đời sống một cách tự động.

Nếu đang bước đi, bạn có biết là bạn đang bước đi không. Trong một cách thực tế bạn phải biết mỗi thời khắc, cho dù nó là tốt hay xấu. Nếu bạn giận dữ, hãy biết là bạn đang giận dữ; nếu bạn đang vui vẻ, hãy biết là bạn đang vui vẻ. Bất cứ điều gì bạn làm - ngồi, đứng, tắm, uống cà phê, nói chuyện, và v.v... - hãy thêm sự biết hay chánh niệm. Tâm bạn ở nơi nào? Nó vắng mặt chứ? Nhằm để đạt được hạnh phúc, bạn phải đem tâm trở lại ở đây và bây giờ, và phải chánh niệm mỗi thời khắc trong đời sống. Tâm và thân chúng ta là cùng với nhau, vì thế hãy cố gắng đừng để tâm chúng ta lang thang thường xuyên. Trong phương pháp của Đức Phật, hành động chánh niệm là tập luyện quan trọng nhất. Tất cả những giáo huấn của Đức Phật có thể tóm tắt trong chánh niệm. Hãy chánh niệm, rồi thì chúng ta thực tập tất cả những lời dạy của Đức Phật.

Bước thứ ba là tập trung.

Trong những quốc gia Phật Giáo, có nhiều tượng Phật. Một trong những bức tượng mà tư thế rất nổi tiếng là tư thế thiền định (Samadhi posture). Trong Pali, chúng tôi gọi là "tư thế tam muội", có nghĩa là tập trung. Khi Phật tử thấy bức tượng này, điều ấy nhắc nhở họ rằng, bạn nên tập trung và chánh niệm trên bất cứ điều gì bạn làm. Khi bạn ngủ hay khi bạn ăn, tập trung trên việc ăn hay tâm tư với sự ăn.

Bạn có quán sát chính mình làm những việc không? Bạn thật sự có thể tập trung hay định tâm không? Nó khó đấy chứ, đúng không? Đôi khi chúng ta làm nhiều chuyện trong cùng một lúc. Chúng ta cho là chúng ta thông minh, nên chúng ta có thể làm nhiều thứ như vậy chẳng hạn như xem truyền hình và gọi điện thoại cho người nào đấy. Có một phẩm chất để làm như thế chứ? Tôi nghĩ đấy không phải là một thói quen tốt thế ấy, đặc biệt khi chúng ta lái xe và gởi tin nhắn hay lái xe và nói chuyện. Nó có thể tạo nên các rắc rối. Tập trung là một chìa khóa khác đối với hạnh phúc và thành công trong đời sống.

Đây là những bí mật cho hạnh phúc; thích thú, chánh niệm và tập trung. Nếu bạn tuân theo những bước này từng giờ và từng ngày, sự thực tập của bạn sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhưng bạn phải bắt đầu ngay từ bây giờ để thay đổi và bắt đầu một phong thái mới.

Hãy thích thú với hành trình đến hạnh phúc.

Nguyên tác: Buddhism seeks to explain suffering in life
Ẩn Tâm Lộ ngày 10-5-2012
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,10848,0,0,1,0

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2011(Xem: 3445)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4431)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5372)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 9452)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 17786)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 8536)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7063)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 11424)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 4966)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
17/03/2011(Xem: 3443)
Phật giáo là một phương cách sống và cũng là một quan điểm. Hai yếu tố này đã tạo thành một đạo Phật độc nhất trên thế gian. Vậy, phương cách sống của Phật giáo là gì và bằng cách nào để Phật giáo hội nhập vào giới hiện đại?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567