Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo & phương Tây mối quan hệ chưa rõ rệt

02/03/201222:15(Xem: 3694)
Phật giáo & phương Tây mối quan hệ chưa rõ rệt
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Phật giáo & phương Tây
mối quan hệ chưa rõ rệt

Hoàng Phong lược dịch

files.php?file=013___PGQT___Phat_Giao_Va_Phuong_Tay__R__3_193071433Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.

Vào cuối thế kỷ XVII, nhà truyềngiáo Alexandre de Rhôdes đã viết như sau trong quyển sách của ông mang tên “Cathechimus in Octo Dies Divisus” (Sách giảng dạy giáo lý phân chiara trong tám ngày): “Khi người ta hạ một gốc cây đốn mạt và vô bổ, những cành còn dính trên thân cây rồi cũng phải rơi xuống; Tương tự như thế, khi tên độc ác và lường gạt Thích Ca (tức là Phật) bị đánh bại, những sóng chế tín ngưỡng tôn thờ ảnh tượng xuất phát từ đó cũng sẽ bị hủy diệt”.

Vào năm 1949, một tác giả khác là ông Alfred Foucher viết một quyển sách về cuộc đời của Phật và quyển sách này vẫn còn giữ một phần giá trị nào đó; Trong quyển sách ấy tác giả đã viết thêm vào như sau: “Trừ một vài người đặc biệt hiếu kỳ về những thử nghiệm có tính cách du nhập ngoại lai, Phật giáo chỉ đón nhận được rất ít tín đồ trên xứ sở chúng ta”.

Dần dà Phật giáo được biết đến một cách cặn kẽ hơn và đã làm điêu đứng căn bản của cả nền tư tưởng phương Tây, từ đó sinh ra nhiều hiềm khích. Không những Phật giáo trước đây đã từng bị đối xử như một tín ngưỡng tôn thờ ảnh tượng, một thứ tôn giáo giả mạo, hơn thế nữa, Phật giáo còn bị đánh giá như nền tư tưởng nguy hiểm, chủ trương sự hủy diệt thật khó hiểu.

Trong khi Phật giáo bị xem như chủ nghĩahư vô, thì cùng lúc Tây phương lại phải đương đầu với sự băng hoại của cả hệ thống và giá trị đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ. Quả thật rất ít người có thể tin được rằng Phật giáo sau này sẽ hội nhập vào Tây phương. Trên thực tế, ngày nay rất nhiều những khái niệm Phật giáo đã đithẳng vào ngôn ngữ hàng ngày của người dân, chẳng hạn như những chữ, sựkhẩn thiết về lòng từ bi (I'exigence de compassion), hiện tượng vô thường (I'impermanence) (chữ này là đặc thù của Phật giáo), nghiệp (karma) và khái niệm về sự tương liên của tất cả mọi hiện tượng (la notion d'interdé-pendance).

Tính cách toàn cầu

Trênthực tế, từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là trên lãnh thổ nước Pháp, Phật giáo đã bắt đầu được kính nể. Tôn giáo này được nhìn nhận như một tôn giáo không thờ trời, báo hiệu sự phát sinh của cả một kế hoạch có mục đích thế tục hóa, tách nhà nước ra khỏi nhà thờ, giúp chống lại sự đô hộcủa Thiên Chúa giáo, ông Jules Ferry đã từng kinh ngạc và thán phục tính cách “thế tục” của Phật giáo và đã quyết định đưa Phật giáo vào cácgiờ giảng dạy về luân lý trong các trường học của nước Cộng hòa Pháp.

Nền luân lý nghiêm khắc của Phật giáo, không có sự hiện diện của trời như “một kẻ ban thưởng và báo thù” được ông Jules Ferry xem như một bằng chứng cụ thể cho thấy rằng không cần cósự hiện hữu của Trời, con người cũng có thể trở thành lương thiện được.Đạo đức thế tục là gì? Ông Jules Ferry đã trả lời như sau: “Nền đạo đứcthế tục chính là thế này đây, chính nó đã được chứng minh bằng sự kiện.Hai trăm triệu người đã noi theo nền đạo đức đó từ hai mươi ba thế kỷ nay”.

Trong lúc nước Đức còn câu nệ vào kinh sách Phệ-đà như là một tài liệu chung cho Ấn và Đức quốc, thì nền Ấn họccủa Pháp đã tìm thấy trong thông điệp của Phật niềm khát vọng nhắm vào sự an vui của cả nhân loại một niềm khát vọng rất gần gũi với sứ mạng của nước Pháp. Các nhà nghệ sĩ như Van Gogh và Gauguin đã tìm thấy nơi Đức Thích Ca Mâu Ni một bằng chứng về sự hoàn thiện tâm linh, chứng tỏ tính cách toàn cầu của một thể dạng thiêng liêng mà họ từng khát vọng.

Các vị thầy đầu tiên

Khởi sự từ những năm 1950, có các vị thầy thuộc thiền phái Zen, tiếp theo đó vào những năm 1960 là các vị thầy Tây Tạng, họ tiếp tục đến với phương Tây và đã truyền lại một cách thật tài tình những gì họ được thụ hưởng từ trước. Sự chung đụng ấy đã đánh dấu sự cáo chung của những huyễn tưởng mang tính cách thuần túy vănchương về Phật giáo, những huyễn tưởng đó đã chấm dứt, chúng không còn là những ước mơ mà đã trở thành phương pháp tu tập có thể thực hiện được, giúp mọi người noi theo.

Tình trạng Phật giáo ngày nay

Hiệphội Phật giáo Pháp và Bộ Nội vụ ước tính có khoảng 600.000 Phật tử trênđất Pháp: Một nửa là những người Á châu, nửa còn lại là những người Pháp chính thống. Đồng thời, người ta cũng ước tính có năm triệu người Pháp xem Phật giáo như một tôn giáo mà họ cảm thấy gần gũi nhất. Vì những lý do lịch sử của nước Pháp, Phật giáo đã thiết lập một cách vững chắc nhất trên phần đất này với hàng trăm trung tâm thiền định. Ngôi chùa Tây Tạng lớn nhất Âu châu tọa lạc ở vùng Bourgogne (Pháp quốc), và đạo tràng chính của thiền phái Zen cũng tọa lạc ở vùng Touraine (Pháp quốc).

Nhưng thật ra thì bộ mặt bên ngoài này đã che giấu những đe dọa trầm trọng. Thời kỳ tiên phong đã chấm dứt. Phật giáo đã được biết đến một cách tường tận, nhưng sự thành công của tôn giáo đó đã mở ra những hiểm nguy mới mà chính các vị thầy cũng đã đưa ra những lời cảnh cáo. Ba vấn đề sau đây cần được đặc biệt quan tâm.

Phật giáo bị thu gọn như một bát thuốc sắc

Phật giáo ngày càng được giảng dạy như một phương pháp trị liệu cầu kỳ và đã được khử trùng cẩn thận. Phật giáotrở thành một bài diễn văn đầy thiện cảm nhưng vô trách nhiệm. Loại Phật giáo theo kiểu “bát thuốc sắc” như thế nhắm vào việc xoa dịu những kẻ đã gởi mình vào đó. Nếu ý nghĩa tâm linh của Phật giáo chưa bị gạt bỏmột cách đơn giản, thì vị trí của nó cũng thụt hẳn vào bối cảnh phía sau. Một số các vị giảng sư đã trình bày Phật giáo như một đường hướng chỉ đạo cho sự sống, một phương thức hữu hiệu giúp ích trong công việc làm ăn, giúp đời sống tình dục nẩy nở toàn vẹn hơn, giúp tài khoản ngân hàng đầy ắp hơn.

Trong khi ấy, lời giảng huấn của Đức Phật lại nhấn mạnh về sự thật của khổ đau. Phủ nhận sự thật đó, hoặc tìmcách thương lượng với khổ đau sẽ không còn đúng chút nào với những lời giáo huấn của Đức Phật.

Sự vinh quang của Phật giáo và công việc kinh doanh

Khiđưa Phật giáo vào Tây phương, các vị thấy đã cảnh giác cho biết tệ trạng băng hoại của Phật giáo ngay trên xứ sở của họ và cho thấy cần thiết phải có cuộc cách mạng, dù rằng cách mạng trong mục đích bảo tồn lấy truyền thống mà họ đã được thừa hưởng. Tuy nhiên ngày nay, trong rấtnhiều học phái, người ta thấy khuynh hướng thụt lùi lại để trở thành thứ tín ngưỡng mang nặng giáo điều và đậm màu Tăng lữ. Cái cảm tính trựcthuộc vào thành phần Tăng đoàn lại lấn lướt và trở nên quan trọng hơn là lòng quyết tâm tu tập một cách sáng suốt.

Tiếc thay, chỉ có quyết tâm tu tập một cách sáng suốt mới có đủ khả năng lột được mặt nạ và cả những hành vi đạo đức giả của những con người như chúng ta. Khái niệm về các vị đạo sưvà các vị thầy đã tạo ra những cung cách xử sự ngây thơ quá độ, xa lìa những truyền thống từ nghìn xưa. Phật giáo đã trở thành sản phẩm thương mại cần phải mở rộng thêm thị trường.

Một Đông phương lý tưởng hóa

Kết quả là người ta đang chứng kiến hiệntượng Đông phương được lý tưởng hóa, đưa đến sự lầm lẫn giữa đạo pháp của Đức Phật và những phong tục của các dân tộc Á châu. Cũng như tất cả các tôn giáo khác, ngược lại với những ảo giác đang lan truyền ngày nay, Phật giáo đã từng bị lợi dụng trong những mục đích chính trị, kể cảnhững tội ác. Nhiều thể chế Phật giáo đã tự đánh lạc hướng, trở thành những ý thức hệ hiếu chiến, chẳng hạn như việc bào chữa cho cuộc “thánh chiến tạo dựng một trật tự mới cho miền Đông Á châu” trong kỳ Đệ nhị Thếchiến vừa qua tại Nhật Bản.

Thiền sư Kodo Sawaki, thầy của thiền sư Deshimaru đã từng giải thích như sau: “Trong sự sinh hoạt của phần lớn các tập thể Tăng lữ, người ta an phận ngồi đọc hoặc tụng kinh một cách thật ngu xuẩn, đắm chìm trong trạng thái đờ đẫn và lười biếng; Các nhà sư tập trung tất cả sinh hoạt và tâm trí vào thực tại hời hợt (...). Các“vị sư”ấy đã khinh thường sự tu tập, chẳng bao giờ chịu thiền định và như thế họ sẽ chẳng bao giờ đạt được sự chứng ngộ.

Ngoàinhững công việc Phật sự thường nhật mà họ thực thi như một cái máy, họ chỉ biết tán gẫu với nhau qua những mẩu chuyện phù phiếm. Họ bị sa lầy trong thói quen thường ngày, sống như những người say rượu và chết như những người đang chìm đắm trong giấc mơ. Tất cả những gì họ đang đi tìm là cuộc sống an bình và không lo nghĩ. Phải chờ đến lúc nào đây để họ mởmắt ra .

Nêu lên những sự kiện trên đây quả thật là một việc quan trọng giúp chúng ta tránh sự lầm lẫn không phạm vào sự đồng hóa Phật giáo với một hình thức ưa chuộng những du nhập ngoại lai, giúp những người Tây phương như chúng ta nhận định một cách minh bạch vàkhông chấp nhận hệ thống Tăng lữ sai lầm.

Căn bệnh khủng hoảng của tình trạng phát triển quá nhanh

Phật giáo ngày nay đang phải đương đầu với căn bệnh khủng hoảng vì tăng trưởng quá nhanh. Trong từng vùng địa lý du nhập, Phật giáo đều dựa vào những tập quán địa phương, và do đó cũng có lý khi phân biệt thành nhiều thứ Phật giáo, như Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Tây Tạng hay Phật giáo Thái Lan. Vì vậy, trong cái hữu lýđó, cũng thật là hợp lý khi nhìn nhận sự phát sinh của một nền Phật giáo “Tây phương”. Hình như yếu tố ấy cũng là yếu tố không thể thiếu sótgiúp Phật giáo Tây phương trường tồn.

Sự khẩn thiết của lòng từ bi trong lòng Phật giáo không cho phép Phật giáo tự thỏa mãn khi lặp đi lặp lại phần giáo lý và bất chấp đến những biến đổi của thế giới ngày nay, những thiên tai vì khí hậu đổi thay, bất chấp nhân loại đang bị mất gốc, sự bành trướng của chủ nghĩa hư vô, sự khủng hoảng tâm thần, căn bệnh của thời đại tân tiến. Phải chăng tất cả những thứ đó đã tạo ra cái thực tạikhổ đau mà tất cả chúng ta đang phải đương đầu?

Trích dịch từ Tạp chí Le Monde des Religions, số ngoại lệ 5, phát hành tháng 6 - 2007, đặc diệt dành riêng cho chủ đề về Phật giáo...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 3964)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3098)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3009)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 5812)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 6952)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 7438)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 8380)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7322)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3501)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 52781)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567