Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Tạp chí Newsweek

25/10/201102:25(Xem: 6050)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Tạp chí Newsweek

newsweekpapers_1ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jerry Guo
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 20/09/2011

Từ vụ bộc khởi năm 2008 ở Tây Tạng, khu vực đã bị cô lập với các phóng viên Tây Phương, làm cho những người bên ngoài không thể biết những điều kiện ở đấy. Tuần rồi, tại nơi thường trú ở Hy Mã Lạp Sơn,McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi lại với phóng viên tạp chíNewsweek, Jerry Guo để đàm luận những gì đang xảy ra ở Tây Tạng, chính sách củaBắc Kinh, và chuyển động ở Tây Tạng. Trích:

TINH THẦN CỦANGƯỜI TÂY TẠNG RẤT MẠNH MẼ

JERRY: Sự phát triển kinh tế ở Tây Tạng có giúp người Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Chắc chắn họ đã đem một số lợi ích nào đấy đến những khu vực Tây Tạng. Nhưng một số nhàkinh tế phương Tây, sau khi họ nghiên cứu những điều kiện bên trong Tây Tạng, nói rằng lợi ích cho người Hoa chứ không phải người Tạng. Những việc xây dựng đường xá, hệ thống đường sắt, phi trường - đây là những lợi lạc rất căn bản. Nhưng việc sử dụng tích cực hay tiêu cực là một quyết định của chính trị.

JERRY: Chính quyền Bắc Kinh đã trợ cấp cho người Tây Tạng với "những ngôi nhà thoải mái" đến mức 500 triệu đô la. Trên bề mặt điều ấy giống như là một sự phát triển tốt.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Đấy là một chương trình rất nhiều tranh cải. Ba năm trước đây, một tu sĩ Tây Tạng, ngườiđã thăm lại nơi chôn rau cắt rốn của ông gần Lhasa tham dự một sự kiện công cộngnơi người thôn trưởng đã đề cập vấn đề đảng và chính quyền đã hộ trợ khổng lồ,ông đã thăm nhà thôn trưởng và hỏi trong riêng tư về những điều kiện. Sau đó người thôn trưởng đã nói, tiền bạc nhận từ chính quyền không đủ vì thế họ phải mượn. Rồi thì mọi người đã trở nên lo lắng về việc trả nợ. Ở đây [McLeodGanj] chúng tôi đã tiếp nhận hơn 100.000 người Tây Tạng. Một số đến và trởlại, và họ đến từ mọi nơi ở Tây Tạng. Mọingười phàn nàn và thường khóc về những điều kiện ở đấy.

JERRY: TrungQuốc đang theo đuổi những chương trình xã hội rộng lớn nhất đến ngày hôm nay -bắt buộc định cư hơn một triệu người du mục Tây Tạng - cho rằng để bảo vệ môitrường. Ngài nghĩ gì về điều này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Hàng nghìn năm nay những người du mục có mộttương lai nào đấy phù hợp với cung cách sống của họ. Khởi đầu họ đã nhận trợ cấp nhà cửa và họ vuimừng, nhưng một khi họ đã sử dụng tiền nhận được hết rồi, thì họ sẽ không cócách để kiếm ra tiền nữa. Họ không cókinh nghiệm trong việc xây dựng đời sống như thế nào, vì thế bây giờ họ đang đốidiện vô vàn những khó khăn.

JERRY: Ngài chắcphải để tâm đến vụ động đất rung chuyển đông bộ Tây Tạng vào tháng Tư này. Ngài có nghĩ rằng điều này có làm cho nhiềungười Hoa thông cảm hơn đến cuộc vận độngcủa người Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Những tu sĩ đã tìm kiếm trong đống đổ nát vàthấy một người. Họ sắp kéo người ấy ra,nhưng quân đội đến và xua đuổi những tu sĩ đi nơi khác. Sau đó họ đã đưa người ấy ra và chụphình. Điều ấy thật là bất hạnh. Nhưng tôi nghĩ nhiệt tình của người Hoa trongviệc hổ trợ và tái xây dựng thật là chân thành. Bây giờ họ đã có cơ hội để thấy những khu vực của Tây Tạng, những nơikhông phát triển nhiều và rất nghèo nàn. Nhưng mọi thứ tùy thuộc trong chính sách của chính quyền.

JERRY: Ngài cólạc quan về những lãnh đạo thế hệ tới của Trung Cộng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Khi Hồ Cẩm Đào nắm quyền, có một lànsóng hy vọng. Sự hy vọng ấy đã qua rồi. Bây giờ thế hệ thứ tư đang đến. Trong quan điểm của tôi, sự nhấn mạnh của ôngHồ về một xã hội hòa hiệp là rất quan trọng. Nhưng hòa hiệp và ổn định bây giờ tùy thuộc trên súng đạn và đưa ngườivào trại giam. Đấy là một phương phápsai lầm. Vì thế tôi hy vọng giới lãnh đạothế hệ tới sẽ hoàn thành khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào. Nhiều đảng viên vô thần bên ngoài nhưng sâubên trong là Phật Giáo. Đây là một tháiđộ che dấu đạo đức. Một vài cán bộ cao cấpcó hình của tôi trong điện thoại cầm tay của họ. Họ phê phán tôi, nhưng bên trong họ là nhữngngười bình thường.

JERRY: Vậy thìcó bất cứ người cán bộ nào đã chuyển tải đến ngài sự hổ trợ của họ có lẻ âm thầmphía sau của họ không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Điều ấy là tối mật [cười]. Điều này đã xảy ra với những cán bộ trong nhữngphái đoàn của Trung Cộng.

JERRY: Có phảikhông có sự thay đổi ở Tây Tạng có nghĩa là sự suy tàn của cuối cùng của cuộc vậnđộng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi không nghĩ như vậy. Sáu mươi năm kinh nghiệm nói rằng không dễđàng làm sút giảm tinh thần của người Tây Tạng. Tâm linh Tây Tạng là rất mạnh mẽ.

ẨnTâm Lộ ngày 15/10/2011

Like The Daily Beast on Facebookand follow us on Twitterforupdates all day long.
For inquiries, please contact The Daily Beastat[email protected].
http://www.thedailybeast.com/newsweek/2010/04/30/the-tibetan-spirit-is-strong.html

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma & Melinda Liu and Sudip Mazumdar
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 06/10/2011

dalalama-0342010Nhưtin tức đưa tin về việc đông đảo quân đội Trung Cộng được di chuyển vào Tây Tạng,và hàng trăm người bị bắt. Tổng lý Ôn Gia Bảo đã nói với Thủ tướng AnhQuốc Gordon Brown rằng ông ta muốn nói chuyện với lãnh đạo lưu vong Tây Tạng, ĐứcĐạt Lai Lạt Ma nếu ngài từ bỏ bạo động và từ bỏ ý tưởng Tây Tạng độc lập - nhữngđiều kiện mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp trong những lời tuyên bố trước đây. Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng dài 45phút với phóng viên của tờ Newsweek Melinda Liu và Sudip Mazumdar tại đại bảndoanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Mađã nói về thiện chí của ngài trong việc bàn thảo với Bắc Kinh, những lo ngại củangài về tương lai và việc một có cán bộ nhà nước ở Trung Quốc đã gởi đến ngàinhững thông điệp riêng tư thông cảm. Trích:

PHỎNGVẤN

NEWSWEEK: Ngài cónghĩ rằng chính quyền Trung Cộng vẫn hy vọng những rắc rối của họ trong vấn đềTây Tạng sẽ biến mất sau khi ngài không còn nữa chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi không biết. Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm rằngsự đấu tranh của Tây Tạng sẽ chết, và sẽ không có hy vọng cho Tây Tạng, sau khiĐạt Lai Lạt Ma qua đời. Cả bên trong lẫnbên ngoài Tây Tạng, thế hệ già có thể biến mất, nhưng những thế hệ trẻ lớn lênmang cùng một tâm linh. Đôi khi ngay cảmạnh hơn. Vì thế sau khi tôi chết, mộtthế hệ trẻ hơn sẽ đứng lên nối tiếp. TRÍCH:

NEWSWEEK: Nếu TổngLý Ôn Gia Bảo hay Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào đang ngồi trong phòng này trước mặt ngài,ngài sẽ nói gì với họ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi luôn luôn thích trích dẫn lời của Đặng TiểuBính, Xin hãy tìm sự thật từ những sự kiện. Điều này rất quan trọng. Tôi sẽkhuyến nghị họ khảo sát xem những gì thật sự xảy ra trong tâm tư ngườiTây Tạngvà những gì đang xảy ra trong thực địa. Đây là những gì tôi muốn nói với Tổng Lý Ôn Gia Bảo, nếu ông ta đếnđây. Dĩ nhiên, tôi rất có lòng tôn trọngcả hai, đặc biệt với Ôn Gia Bảo. Ông tadường như rất tế nhị. Tôi cũng sẽ hỏiông, "Xin hãy chứng minh những sựbuộc tội gần đây của ông [rằng Đạt Lai Lạt Ma chủ mưu cho sự bất ổn ở Tây Tạng.]"[Cười]

NEWSWEEK: Ngài đã cólại những đường dây liên lạc với những giới lãnh đạo Bắc Kinh rồi chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Không phải là những đường dây quan trọng. Những đường dây thông thường vẫn ở đấy.

NEWSWEEK: Những kỷthuật mới - điện thoại cầm tay, máy chụp hình digital, e-mail,v.v...- làm chogiới thẩm quyền kiếm soát khó hơn sự bất ổn?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Ô, vâng.

NEWSWEEK: Có phảichúng làm điều này không thể?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Bây giờ giới cầm quyền đang cố gắng để kiểmsoát những thứ ấy bằng việc ngừng sự phục vụ những thứ này. Nhưng thật sự rất khó khăn để kiểm soát mọithứ.

NEWSWEEK: Có nhữnggì khác biệt giữa những gì đang xảy ra bây giờ và sự rối loạn vào cuối nhữngnăm 80 tại Lhasa?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vào lúc ấy chủ yếu ở những khu vựcLhasa. Và, vâng, nó là một nhân tố mà nhữnghình ảnh có thể được thấy ở những nơi khác. Nhưng chủ yếu là sự phẩn uất lan rộng của người Tây Tạng. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên việc không hài lòng phổbiến ở những vùng xa với Lhasa. Bây giờtoàn bộ người Tây Tạng đã có những cảm giác mạnh mẽ. Nếu nhà đương cục Hoa Lục thật sự đối xử vớingười Tây Tạng như anh chị em và như bình đẳng, cho họ niểm tin, thế thì điềunày đã không xảy ra.

NEWSWEEK: Ngay cảnhững người Tây Tạng được ưu đãi trong những trường đại học ưu tiên cho ngườithiểu số ở những thành phố của Hoa Lục như Bắc Kinh và Lan Châu cũng đã tổ chứcnhững buổi cầu nguyện ban đêm và phản đối một cách hòa bình. Tại sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng, vâng - nếu họ không hài lòng ông có thểtưởng tượng những người du mục như thế nào. Thỉnh thoảng tôi đã gặp những người Tây Tạng giàu có, kinh tế khả quan,có nhà cửa tiện nghi. Tôi gặp một ngườinhư vậy, đầu tiên nói với tôi là ông ta không có gì lo lắng. Sau đó ông thú nhận, ông cảm thấy đau khổ, vàrồi ông ta đã bắt đầu khóc. Khi ngườiTây Tạng cảm thấy một loại phân biệt vi tế nào đấy bởi những người Hoa.

NEWSWEEK: Ngài cólo lắng về khả năng của những vụ bạo động to lớn hơn sau khi ngài qua đời haykhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng, tôi lắng về việc ấy. Cho đến khi nào tôi vẫn còn sống, tôi hoàntoàn cống hiến cho tình thân hữu Hoa - Tạng. Bằng khác đi không có lợi ích gì. Quan trọng hơn nữa, di sản của nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng cuối cùngcó thể mang đến những giá trị sâu sắc hơn cho những hàng triệu người Hoa trẻ,những người bị lạc lõng trong khoảng không đạo đức. Dầu gì đi nữa thì Trung Hoa một cách truyềnthống là một quốc gia Phật Giáo.

NEWSWEEK: Ngài nghĩgiới lãnh đạo Bắc Kinh muốn ngài làm gì hơn nữa để minh chứng cho sự chân thànhcủa ngài? Ôn Gia Bảo muốn ngài chấp nhậnhai điều kiện - rằng ngài từ bỏ vấn đề độc lập của Tây Tạng và từ bỏ bạo động -trước khi đối thoại có thể xảy ra.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Năm vừa rồi ở thủ đô Hoa Sinh Tân của Hoa Kỳ,tôi đã có một cuộc gặp gở với một số học giả Trung Hoa, kể cả một số từ Hoa Lục,người ta hỏi tôi, "Điều gì bảo đảm rằng Tây Tạng sẽ không bị tách rời khỏiTrung Hoa mãi mãi về tương lai?" Tôi đã nói với họ rằng những tuyên bố của tôi sẽ không giúp ích gì, chữký của tôi không hổ trợ gì. Sự bảo đảmthật sự là đồng bào Tây Tạng phải được hài lòng. Cuối cùng họ phải cảm thấy rằng họ sẽ đạt đượcnhững lợi lạc lớn lao nếu duy trì trong Trung Hoa. Một khi cảm nhận ấy phát triển, đấy sẽ là mộtbảo đảm thật sự rằng Tây Tạng sẽ mãi mãi là một phần của Cộng Hòa Nhân DânTrung Hoa.

Chínhquyền Trung Cộng muốn tôi nói rằng trong nhiều thế kỷ Tây Tạng đã là một phần củaTrung Hoa. Ngay cả nếu tôi thực hiệntuyên bố ấy, nhiều người sẽ chỉ cười. Vàtuyên bố của tôi sẽ không thay đổi lịch sử quá khứ. Lịch sử là lịch sử.

Vìthế phương pháp của tôi là, đừng nói về quá khứ. Quá khứ là quá khứ, bất chấp Tây Tạng có là mộtphần của Trung Hoa hay không. Chúng tađang nhìn về tương lai. Tôi thật sự tinrằng một thực tế mới đã xuất hiện. Thờigian là khác biệt. Ngày nay những nhómthiểu số khác nhau và những quốc gia khác nhau đến với nhau qua những cảm nhậnchung. Hãy nhìn vào Liên Hiệp Âu Châu...thật là vĩ đại. Lợi ích gì cho những quốcgia nhỏ bé chiến đầu với nhau? Ngày naylợi lạc hơn nhiều để cho người Tây Tạng gia nhập [Trung Hoa]. Đấy là sự tin tưởng vững chắc của tôi.

NEWSWEEK: Ngài đãtừng nói rằng hai viên chức chính quyền đã gửi những thông điệp riêng tư hổ trợngài. Có phải có một số nổi bật nhữngviên chức chính quyền ở Tây Tạng hay những vùng khác của Hoa Lục đã biểu lộtình cảm riêng tư đối với ngài chứ gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng.

NEWSWEEK: Baonhiêu?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi không chắc, nhưng nhiều thường nhân ngườiHoa, hàng nghìn người đã từng đến đây. Và vài viên chức kỳ cựu đã gửi những thông điệp. Tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng sẽ có một sựthay đổi [trong thái độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh]. Bây giờ điều quan trọng là dư luận công cộngTrung Hoa phải được biết thực tế. Họ phảicó thêm tin tức về Tây Tạng.

NEWSWEEK: Sẽ khókhăn chứ? Internet bị kiểm duyệt nghiêmnhặt ở Hoa Lục. Như một kết quả, ngườita hướng đến phát triển rất phân hóa, thường là những quan điểm dân tộc hẹp hòi.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng, vâng. Bà biết không, cho đến 1959, thái độ đối với người Hoa vẫn cảm tình, rấtgần gũi, điều gì đấy bình thường. Nhữngthương nhân người Hoa ở Lhasa thường được liên hệ với sự tôn trọng tình cảm. Nhưng, dĩ nhiên, cái tên Trung Cộng bị sợ hãiở Tây Tạng, do bởi những gì đã xảy ra ở Mongolia, và đến bộ phận cộng đồng PhậtGiáo ở Liên Bang Sô Viết. Sau đó ngườiTrung Cộng tác động đến chính họ; nhiều binh sĩ đến và thái độ của họ trở nêngây hấn hơn, khắc nghiệt hơn. Ngay cảvào lúc ấy, chúng tôi phàn nàn về những "người Trung Cộng xấu" này,nhưng chúng tôi không bao giờ nói "người Trung Hoa" xấu. Không bao giờ.

Trong20 năm qua, tôi đã từng gặp nhiều người Tây Tạng từ quê hương Tuyết Sơn đến -sinh viên, viên chức nhà nước và thương nhân. Họ biểu lộ thái độ rất bất mãn. Bây giờ, một số họ liên hệ đến người Hoa trong một thái độ xúc phạm. Ngay cả trong trại giam, cũng có một sự phânbiệt giữa những bạn tù người Hoa và Tạng. Điều này tôi nghĩ là rất tệ. Điềunày phải thay đổi. Không phải qua mức độcay nghiệt - điều ấy chỉ làm tình thế trở nên khó khăn hơn - mà bằng sự pháttriển lòng tin. Tôi nghĩ một vùng tự trịthật sự có thể khôi phục lại lòng tin. Như tôi quan tâm đến nay, tôi hoàn toàn cống hiến cho mục tiêu này. Điều này không chỉ là chủ trương. Khuynh hướng của tôi là tạo nên một xã hội hạnhphúc với lòng hữu nghị chân thành. Tìnhthân hữu Hoa - Tạng là rất cần yếu.

NEWSWEEK: Một sốhình ảnh tai biến gần đây là sinh động và đáng ngại. Ngài đã thấy chứ? Phản ứng của ngài là thế nào? Chúng tôi nghe ngài đã rơi lệ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng, tôi đã khóc một lần. Một thuận lợi thuộc văn hóa Phật Giáo Tây Tạnglà tại trình độ trí năng có nhiều rối loạn, nhiều băn khoăn và lo lắng, nhưng ởtrình độ cảm xúc sâu hơn có sự tĩnh lặng. Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tin và từ bi. Tôi nhận lấy cảm giác tiêu cực của họ và bantặng họ cảm giác tích cực. Tôi làm nhưthế mỗi ngày. Đây là sự thực tập hổ trợvô cùng trong việc giữ trình độ cảm xúc ổn định và vững vàng. Vì thế, trong vài ngày nay, mặc dù nhiều bănkhoăn và lo lắng, nhưng không có sự quấy rầy nào trong giấc ngủ của tôi. [Cười]

Like The Daily Beaston Facebookand follow us on Twitterforupdates all day long.
MelindaLiu Bejiing trưởng văn phòng cho Newsweek và The Daily Beast, một phóng viên kỳcựu nước ngoài, và đã nhận của một số giải thưởng, bao gồm cả giải thưởng Báochí Shorenstein năm 2006, ghi nhận báo cáo của bà trên tuyến châu Á.
Forinquiries, please contact The Daily Beast at[email protected].
http://www.thedailybeast.com/newsweek/2008/03/19/fears-and-tears.html
Ẩn Tâm Lộ ngày13/10/2011
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 12744)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4008)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4008)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4981)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5905)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10588)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20521)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9705)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7692)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 12544)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]