Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Thurman

03/10/201107:53(Xem: 8851)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Thurman
Dalai_Lama (45)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI THURMAN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Robert Thurman
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 21/07/2011

THURMAN: Có phảicó điều gì đấy về Hoa Kỳ đã làm cho rất nhiều người tìm cầu và thực hành Đạo Phật?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi không biết. Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằngngười Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm chochính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lện hhọ tin tưởng.

Cũngthế, nền giáo dục của ông có khuynh hướng phát triển não bộ trong khi quên lãngtrái tim, vì thế ông có lòng khao khát cho những sự dạy dỗ để phát triển và làmmạnh trái tim thánh thiện. Ki Tô Giáocũng có những sự giáo dục kỳ diệu cho điều này, nhưng ông không biết những điềuấy đầy đủ, vì thế ông cảm thấy quan tâm đến Đạo Phật! [Cười] Có lẽ sự giáo huấn của chúng ta dường như íttôn giáo hơn và kỷ thuật hơn, như tâm lý học, vì thế chúng dễ cho những ngườithế tục sử dụng.

THURMAN: Một số người nói rằng người ta phải đi theonhững tôn giáo của nền văn hóa chính mình. Có phải là một ý tưởng tốt để tiếp nhận một tôn giáo hay một sự thực tậptâm linh khác lạ với nền văn hóa của chính mình?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi luôn luôn nói rằng mọi người không nên vộivả thay đổi tôn giáo. Có những giá trịthực sự trong việc tìm kiếm những nguồn gốc tâm linh mà quý vị cần trong tôngiáo vốn có thuộc nền văn hóa của chính quý vị. Thậm chí chủ nghĩa nhân bản thế tục cũng có những cội nguồn tâm linh tolớn; hầu như nó giống như là một tôn giáo đối với tôi. Tất cả mọi tôn giáo đều cố gắng để làm lợiích cho con ngươi, với cùng một thông điệp căn bản trong nhu cầu của từ ái vàbi mẫn, cho công lý và trung thực, cho toại nguyện. Do vậy chỉ đơn thuần thay đổi sự gia nhập tôngiáo hình thức thường sẽ không ích lợi gì nhiều. Trái lại, trong xã hội đa nguyên dân chủ, cósự tự do để tiếp nhận tôn giáo mình lựa chọn. Điều này thật là tốt đẹp. Điềunày làm cho những người tò mò như ông chạy quanh quẩn mung lung! [Cười]

THURMAN: ĐứcThánh Thiện đã nói rằng trong tương lai, khi Tây Tạng tự do, ngài sẽ thôi khônglà nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng. Có phải điều này là bởi vì ngài muốn giới thiệu nguyên tắc dân chủ về sựtách rời thế quyền và giáo quyền trong quốc gia của ngài không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi tin tưởng chắc chắn rằng thế chế dân chủlà cần thiết và rất quan trọng, và nếu tôi tiếp tục là nguyên thủ của chính quyền,có thể đấy là một trở ngại cho sự thực hành dân chủ. Cũng thế, nếu tôi tiếp tục, sau đó tôi sẽ phảigia nhập vào một đảng phái. Nếu Đạt LaiLạt Ma tham gia một đảng phái, điều ấy sẽ làm cho sự hoạt động của chính quyềntrở nên khó khăn.

Chođến bây giờ, sự liên hệ của tôi trong công cuộc đấu tranh vì tự do của Tây Tạngđã là một phần trong sự thực hành tâm linh của tôi, bởi vì những vấn đề về sự sốngcòn của giáo lý nhà Phật và tự do củaTây Tạng là liên quan vô cùng. Trong cuộcđấu tranh đặc thù này, không có vấn đề với nhiều sư thầy và sư cô, kể cả chínhtôi, tham gia. Nhưng khi đi đến những đảngphái chính trị dân chủ, tôi mong muốn các tu sĩ nam nữ không tham gia chúng -nhằm bảo đảm cho sự thực hành dân chủ thích đáng. Đạt Lai Lạt Ma không nên theo pheo nào, nênduy trì bên trên tất cả.

Sauhết, một cách cá nhân, tôi thật sự không muốn mang lấy một loại chức năng đảng phái nào đấy. Tôi không muốn đảm đương bất cứ vị thế công cộng nào.

THURMAN: Nhưng vềviệc phụng sự như Quốc vương Thụy Điển hay Nữ hoàng Anh Quốc - như một thể chếĐạt Lai Lạt Ma? Như một nguyên thủ nghilễ, phục vụ một vai trò thống nhất? Ngàicó quan tâm đến điều này không, nếu người ta thình cầu như thế?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: [Cười nồng nhiệt] Tôi không nghĩ như thế. Tôi không muốn là một tù nhân trong cung điện, sống trong một cung cáchgò bó như vậy -- rất gò bó! Dĩ nhiên, nếucó những hậu quả nghiêm trọng thật sự nếu tôi không chấp nhận, rồi thì dĩ nhiêntôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết. Nhưng một cách tổng quát, tôi thật sự mongước đến một sự tự do nào đấy. Có lẽ, chỉcó lẽ, là tôi thích trở thành một vị thầytâm linh thật sự, một lạt ma hoạt động!

THURMAN: Ngài từngnói rằng ngài có một "trái tim tương đối khá hơn bây giờ" qua việc lưu vong. Lưu vong đã làm gì cho ngài?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Khi chúng ta gặp một thảm họa thật sự trong đời,chúng ta có thể phản ứng trong hai cách - hoặc là dánh mất hy vọng và rơi vàonhững thói quen tự phá hoại mình, hay bằng việc sử dụng thử thách để tìm sức mạnhnội tại. Cảm ơn những lời dạy của Đức Phật,tôi đã có thể thực hiện trong phương cách thứ hai này. Tôi đã tìm thấy một sự cảm kích to lớn hơnnhiều đối với Đạo Phật vởi vì tôi không thể cho là đương nhiên ở đây, trong sựlưu vong. Chúng tôi đã thực hiện một nổlực lớn duy trì mọi trình độ của nền giáo dục Phật Giáo; nó đã hổ trợ chúng tôicó một loại phục hưng thực sự.

THURMAN: Trong cuộc xung đột ở Tích Lan giữa đa số PhậtGiáo và những kẻ ly khai Hổ Tamil - một cuộc xung đột đã cướp đi hàng nghìnsinh mạng từ khi nó bắt đầu 14 năm trước - nhiều người đã tìm những phương phápđể biện hộ cho việc tiếp tục liên hệ của những Phật tử, kể cả tu sĩ Phật Giáo,trong cuộc bạo động. Một cách căn bản, sựtranh cải là loại chủ nghĩa hòabình nào mà ngài hổ trợ không hoạt độngtrong hiện thực của thế giới, và điều đó cho phép kẻ thù tàn phá những đền đàivà chùa viện Phật Giáo và giết hại Phật tử mà không đánh trả lại đơn giản làkhông thể chịu đựng được.

Sự đánh mất nonsông của ngài với Trung Hoa đã được sử dụng như một thí dụ về việc không hiệuquả của bất bạo động và bao dung. Khinào là vấn đề gì đấy đáng giá để chiến đấu?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Điều này khó để giải thích. Trong trường hợp riêng của chúng tôi, chúngtôi không xem sự mất mát một tu viện hay một đền đài là chấm dứt toàn bộ đời sống. Nếu một tu viện bị phá hủy, đôi khi nó xảyra. Do thế, chúng tôi không cần đáp ứng với sự bạo động kinh khiếp. Mặc dù dưới những hoàn cảnh nào đấy, phươngpháp bạo động - bất cứ phương pháp nào - có thể biện hộ được, tuy thế, một khichúng ta thực hiện bạo động, rồi thì phản ứng bạo động sẽ đáp trả lại. Cũng thế, nếu chúng ta dùng đến những phươngpháp bạo động bởi vì đối phương đã tàn phá tu viện của chúng ta, thí dụ thế, rồithì chúng ta sẽ mất không chỉ tu viện của chúng ta, mà cũng đánh mất cả sự thựchành Phật Pháp đặc biệt của chúng ta về buông xả, từ ái, và bi mẫn.

Tuythế, nếu tình cảnh là tệ hại như thế là chỉ có một đạo sư hay hành giả chânthành sống sót, một người mà cái chết của họ sẽ làm cho toàn bộ Tây Tạng mất điniềm hy vọng trong việc giữ gìn lối sống của Phật Pháp, thế thì có thể hiểu đượcrằng nhằm để bảo vệ người ấy, nó có thể biện hộ được cho một hay 10 kẻ thù bịloại trừ -- nếu không có cách nào khác. Tôi có thể biện hộ cho bạo động chỉ trong trường hợp cực độ này, để bảovệ kiến thức sống cuối cùng của chính Phật Giáo.

Đốivới người Tây Tạng, sức mạnh thật sự của cuộc đấu tranh của chúng tôi là chânthật - không phải kích cở, tiền bạc, hay chuyên môn. Trung Hoa là lớn hơn, giàu hơn nhiều, sức mạnhquân sự quá hùng hậu, và có nhiều thiện nghệ hơn trong ngoại giao. Họ hơn chúng tôi về mọi lĩnh vực. Nhưng họ không có công lý. Chúng tôi đã đặttoàn bộ niềm tin của chúng tôi trong sự thật và trong công lý. Chúng tôi không có gì khác, trong nguyên tắcvà trong thực hành.

Chúngtôi luôn luôn là một quốc gia khác biệt với người Hoa. Từ xa xưa chúng tôi đã chiến đầu những cuộcchiến tranh với họ. Từ khi chúng tôi trởthành những người Phật tử, chúng tôi đã sống trong hòa bình với họ. Chúng tôi không xâm lược họ. Chúng tôi không muốn họ xâm lăng chúngtôi. Chúng tôi chưa bao giờ tuyền bố chiếntranh với Trung Hoa. Chúng tôi chỉ yêu cầuhọ để cho chúng tôi sống trong hòa bình, để cho chúng tôi có sự tự do tựnhiên. Chúng tôi luôn luôn duy trì chínhsách của chúng tôi là bất bạo động, bất kể họ làm gì. Tôi chỉ đào thoát khỏi Tây Tạng bởi vì tôi sợđồng bào tôi sẽ sử dụng sự bạo động tuyệt vọng nếu người Trung Cộng bắt tôi nhưmột tù nhân của họ.

THURMAN: Làm thế nào để đối kháng với bạo lực màkhông giận dữ hay thù hận?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát[những anh hùng và anh thư giác ngộ] -- nó cho phép chúng ta kềm chế khỏi phản ứngmột cách giận dữ đến sự tổn hại giáng xuống chính mình bởi người khác. Chúng ta có thể gọi sự thực tập "giải giớinội tại", trong đó một sự bao dung phát triển lành mạnh làm cho chúng ta tựdo khỏi sự thúc đẩy để phản công. Cùnglý do như vậy, chúng ta cũng gọi bao dung là "áo giáp tốt nhất", vìnó bảo vệ chúng ta khỏi phải bị khuất phục bởi chính thù hận.

Dườngnhư không thực tế để nghĩ rằng chúng ta không bao giờ có thể tự do khỏi thù hận,nhưng Đạo Phật có những phương pháp hệ thống cho việc phát triển dần dần một sựbao dung đầy năng lực đủ để sinh ra một loại tự do như vậy. Không có sự bao dung hổ tương nổi bật lên nhưnền tảng, những tình trạng kinh khiếp như ở Tây Tạng và Tích Lan, Bosnia vàRwanda, có thể không bao giờ được cải thiện một cách có hiệu quả.

THURMAN: Ngàidùng thuật ngữ "diệt chủng văn hóa" để diễn tả những gì Trung Cộngđang làm ở Tây Tạng nhưng gợi ý rằng Tây Tạng có thể sống với sự tự trị trongTrung Hoa. Ngài định nghĩa tự trị là thếnào, và những sự thuận tiện của nó là gì so với việc độc lập?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Ngày nay, qua việc di chuyển một số lớn người Hoa, xứ sở Tây Tạng đối diện với đe dọadiệt chủng, cùng với di sản văn hóa đặc thù của tâm linh Phật Giáo. Thời gian rất hạn hẹp. Trách nhiệm của tôi để bảo tồn Tây Tạng, để bảovệ di sản văn hóa cổ xưa của nó. Để làmđiều ấy, tôi phải đối thoại với nhà đương cục Bắc Kinh, và đối thoại đòi hỏi sựthỏa hiệp. Do thế, tôi đang nói cho mộtsự tự trị chân thành, không phải cho độc lập.

Tựtrị có nghĩa là Trung Cộng phải chấm dứt nổ lực thực dân hóa thô bạo với việcnhững người Hoa định cư và phải cho phép người Tây Tạng nắm lấy những vị trí hữutrách thực quyền trong bộ máy cẩm quyền của Tây Tạng. Trung Cộng có thể trú quân ở biên giới ngoạivi của Tây Tạng, và người Tây Tạng sẽ tự nguyện chấp nhận hình thức hợp nhâtthích đáng với Trung Hoa.

Vìviệc quan tâm chính của tôi là nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng, không chỉ độc lậpvề chính trị, tôi không thể tìm kiếm sự tự trị cho trung bộ Tây Tạng và quên đibốn triệu người Tây Tạng trong hai tỉnh đông bộ là Amdo và Kham. [Đã từnglà những bộ phận của một Tây Tạng độc lập, Amdo bây giờ được biết như tỉnhThanh Hải; và Kham bị phân chia thành những tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên, và VânNam. -- Chú thích của Thurman]

Tôiđã làm rõ vị trí của tôi, mặc dù thế, Bắc Kinh đã không từng rả lời. Do vậy, chúng tôi bây giờ ở trong tiến trìnhcủa một cuộc trưng cầu dân ý về chính sách của chúng tôi trong tất cả những cộngđồng Tây Tạng lưu vong và ngay cả bên trong Tây Tạng, để xem nguyện vọng của đasố có nghĩ là chúng tôi có đang đi đúng hướng hay không? Tôi là một người tin tưởng vững chắc trong tầmquan trọng của dân chủ, không chỉ là một mục tiêu cơ bản, mà cũng là một bộ phậnthiết yếu của tiến trình.

THURMAN: Đối vớitư tưởng của ngài, một khi đạt được sự tự trị, ai sẽ chịu trách nhiệm đối vớiphát triển kinh tế của Tây Tạng -- người Trung Hoa hay Tây Tạng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Người Tây Tạng phải có toàn quyền và tráchnhiệm cho việc phát triển công kỷ nghệ, nhìn từ mọi nhận thức khác biệt, chămsóc môi trường, bảo tồn tài nguyên cho sức khỏe lâu dài của kinh tế, và bảo đảmnhững sự quan tâm của công nhân , nông dân và dân du mục Tây Tạng. Người Hoa đã cho thấy chỉ quan tâm trong nhữnglợi ích trước mắt, bất chấp tác động đến môi trường, và không quan tâm đến mộtloại công nghiệp đặc thù có lợi ích cho người dân địa phương Tây Tạng haykhông.

THURMAN: Điều kiệnmôi trường của Tây Tạng ngày nay ra sao, 47 năm sau sự xâm lược của Trung Cộng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Trung Cộng đã cắt trụi 75 phần trăm những khurừng của chúng tôi, do thế làm nguy hại những vùng đầu nguồn của những dòngsông quan trọng của chúng. Họ đã tận thuquá mức những nguồn tài nguyên giảu có về cỏ thuốc và làm sa mạc hóa những đồngcỏ của chúng tôi qua chăn thả quá mức. Họđã bòn rúc những khoáng sản đủ loại trong những phương pháp hủy hoại môi trường. Cuối cùng, trong nổ lực điên cuồng để đemhàng trăm nghìn người định cư mới trong vùng trung nam Tây Tạng, họ đang đe dọatàn phá hệ thống môi trường của vùng gieo trồng lúa mạch phong phú bằng việc làm khô cạn hồ nướcquan trọng của nó để sản xuất năng lực thủy điện.

THURMAN: Ngàinghĩ điều gì sẽ làm cho những người Trung Cộng thay đổi chính sách của họ đối vớiTây Tạng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Sẽ cần hai việc: thứ nhất, một giới lĩnh đạo Trung Hoa chỉnhìn về phía trước thay vì nhìn quay lại, nhìn với một sự phối hợp với thế giớivà quan tâm về cả công luận quốc tế và ý chí động lực của phong trào dân chủ củachính người Trung Hoa; thứ hai, một nhóm những lĩnh tụ thế giới lắng nghe nhữngquan tâm của người dân của họ với sự quan tâm đến Tây Tạng, và nói một cách vữngvàng đến người Trung Cộng về nhu cầu cấp bách của một hành động cho một giảipháp căn cứ trên sự thật và công lý. Chúng tôi không có hai vấn đề ấy hiện nay, và vì thế tiến trình của việcmang hòa bình đến cho Tây Tạng bị trì trệ.

Nhưngchúng tôi phải không được đánh mất niềm tin trong sức mạnh của sự thật. Mọi thứ luôn luôn thay đổi trên thế giới. Hãy nhìn vào Nam Phi, Liên Bang Sô Viết cũ,và Trung Đông. Họ vẫn còn nhiều vấn nạn,củng cố lại cũng như những mũi nhọn chọc thủng vấn đề, nhưng một cách căn bản nhữngthay đổi đã xảy ra đã được xem như không thể nghĩ đến trong một thập niên qua.

THURMAN: Ngàinói về việc Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh sự theo đuổi có lý trí của sự thật. "Ngài hướng dẫn đệ tử phán xét cặn kẻ nhữnglời dạy của Ngài trước khi chấp nhận chúng. Ngài luôn luôn chủ trương lý trí chứ không là tin tưởng mùquáng." Đến từ một niềm tin cuối thếkỷ 20 rằng không có Chân Lý, chỉ có những sự thật tùy thuộc điều kiện, làm saochúng ta tưởng tượng được những gì Đức Phật muốn nói về "chân lý"trong những thuật ngữ hiện đại?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Đức Phật đã nói về thực tại. Thực tại có thể là một vấn đề, trong bản thểsâu xa nhất của nó, nhưng Đức Phật cũng nói về tất cả những vấn đề về thực tạichỉ là nhân duyên. Thực tại là trống rỗngbất cứ sự xác định cố hữu có thể nắm bắt bởi bất cứ vấn đề đơn lẻ nào - đấy lànhững gì Đức Phật muốn nói bằng "tính không". Do vậy, Đạo Phật mạnh mẽ phản bác niềm tin mùquáng và cuồng tín.

Dĩnhiên, có nhiều sự thật khác nhau trên những mức độ khác nhau. Những thứ là đúng tương đối đến những thứkhác; "dài" và "ngắn" liên hệ với mỗi thứ, "cao"và "thấp", v.v... Nhưng có mộtchân lý tuyệt đối không? Điều gì đấy tựđầy đủ, tự nó đúng đắn một cách độc lập? Tôi không nghĩ như thế.

TrongĐạo Phật, chúng ta có khái niệm "những sự thật có thể giải thích được[1]"mà chúng hợp lý và thực tế đối với những người nào đấy trong những hoàn cảnhnào đấy. Chính Đức Phật đã dạy nhữnggiáo huấn khác nhau đến những người khác nhau dưới những hoàn cảnh khácnhau. Đối với những người nào đấy, có nhữngniềm tin căn cứ trên một Đấng Tạo Hóa. Đốivới những người khác, không có tạo hóa. "Chân Lý Tuyệt đối" đối với Đạo Phật là tuyệt dối phủ nhận bấtcứ chân lý nào như một Chân lý Tuyệt Đối.

THURMAN: Có phảilà bởi vì sẽ nguy hiểm nếu một tôn giáo xem như nó là chân lý duy nhất?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng. Tôi luôn nói nên có đa nguyên - khái niệm nhiều tôn giáo, nhiều chânlý. Nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận đểkhông trở thành hư vô chủ nghĩa.

THURMAN: Ngài cảm thấythế nào về tình trạng của thế giới khi chúng ta tiếp cận với thế kỷ 21?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi lạc quan một cách căn bản. Và tôi thấy bốn lý do cho sự lạc quan này.

Thứnhất, vào lúc bắt đầu của thế kỷ 20, ngườita con người không bao giờ hỏi về tác động của chiến tranh, chẳng bao giờ nghĩcó thể có hòa bình thật sự. Bây giờ, người ta đã mệt mõi vì chiến tranhvà thấy nó vô hiệu trong việc giải quyết bất cứ vấn đề gì.

Thứhai, trước đây không lâu, người ta vẫn tin tưởng trong những lý thuyết, hệ thống,và những tổ chức để bảo vệ tất cả những xã hội. Ngày nay, người ta đã từ bỏ những hy vọng như vậy và đã trở lại nương tựatrên cá nhân, trên tự do cá nhân, chủ động cá nhân, và sự sáng tạo cá nhân.

Thứba, con người đã một lần cho rằng các tôn giáo là lỗi thời và khoa học vật chấtsẽ giải quyết tất cả những rắc rối của con người. Bây giờ, họ đã ở mộng với chủ nghĩa vật chấtvà máy móc và đã nhận ra rằng khoa học tâm linh cũng cần thiết cho lợi ích củanhân loại.

Cuốicùng, trong buổi đầu của thế kỷ 20, người ta lãng phí tài nguyên và đổ tháo chấtthải giống như không có giới hạn cho bất cứ điều gì, trái lại ngày nay ngay cảmột đứa bé nhỏ nhất cũng quan tâm chân thành đến phẩm chất của không khí và nướccũng như những khu rừng và muôn thú.

Trongbốn điều quan tâm này có một ý thức mới trên thế giới, một sự nhạy cảm mới vềthực tại. Căn cứ trên đấy, tôi tin chắcrằng thế kỷ 21 sẽ tốt hơn thế kỷ 20.

THURMAN: Ngài cóthấy Tây Tạng là một bộ phận của thế kỷ mới ấy không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Chúng ta đang hoạt động một cách cần mẫn nhấtnhư chúng ta có thể; chúng ta đang chuẩn bị cho chính mình một cách cẩn thận nhấtnhư chúng ta có thể; chúng ta hoàn toàn quyết tâm để thực hiện sự cống hiến của chúng ta đến thế kỷ tới.

ẨnTâm Lộ ngày 13/09/2011

http://www.mcllo.com/Interviews%20Dalai%20Lama%20Dharamsala%20%5BMcllo%5D.html



[1]Kinh Bất Liễu Nghĩa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2014(Xem: 14180)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 33259)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 9877)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 58504)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 8345)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 8420)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7949)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 6016)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 28193)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 25120)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]