Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi trường Hy Mã Lạp Sơn và hy vọng

04/09/201015:36(Xem: 5118)
Môi trường Hy Mã Lạp Sơn và hy vọng

MÔI TRƯỜNG HY MÃ LẠP SƠN VÀ HY VỌNG
His Holiness The Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ


Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.

Bây giờ, những vấn đề môi trường là những gì mới mẻ đối với chúng tôi. Khi ở Tây Tạng, chúng tôi luôn luôn lưu tâm đến sự tinh khiết của môi trường. Đối với những người Tây Tạng, bất cứ khi nào chúng tôi thấy một dòng suối ở Tây Tạng, không có câu hỏi là nó có an toàn để uống hay không. Tuy thế, điều này khác xa khi chúng tôi đến Ấn Độ và những nơi khác. Thí dụ, Thụy Sĩ là một quốc gia rất xinh đẹp và ấn tượng, tuy vậy, người ta nói “Đừng uống nước ở dòng suối này, nó bị ô nhiễm!”

Dần dần, người Tây Tạng chúng tôi đã thu thập được kiến thức và tĩnh thức rằng những gì đó bị ô nhiễm và không thể dùng. Thực tế, ở Ấn Độ khi chúng tôi bắt đầu định cư ở một số vùng, một số lớn người Tây Tạng ngã bệnh với những vấn đề của đường ruột như một kết quả của việc uống nước bị nhiễm ô. Vì vậy, qua những kinh nghiệm của chúng tôi và nhờ gặp gở những khoa học gia chúng tôi đã trở nên tốt hơn qua học hỏi về những vấn đề môi trường.

Khi nhìn trở lại xứ sở của chính mình, Tây Tạng, đấy là một đất nước rộng lớn với một vùng đất bao la với độ cao và khí hậu lạnh lẽo và khô ráo. Có lẽ, những thứ này cung cấp một loại bảo vệ thiên nhiên nào đấy đến môi trường Tây Tạng – giữ nó sạch sẽ và tươi mát. Trong những đồng cỏ phía Bắc, những vùng núi đá, những vùng rừng cây, và thung lũng của những dòng sông thường có nhiều thú hoang dã, cá và chim. Như một quốc gia Phật Giáo, có những ‘Luật lệ truyền thống ở Tây Tạng lưu ý với một sự cấm hoàn toàn đến việc câu cá và săn thú.

Chúng tôi nhớ lại ở Lhasa, khi chúng tôi còn trẻ, một số người Nepal đã làm một cuộc săn bắn và câu cá nhỏ, bởi vì họ không quan tâm gì nhiều đến luật lệ Tây Tạng. Còn thường thì có một sự an toàn thật sự cho thú vật vào lúc ấy.

Có một câu chuyện lạ. Những người nông dân Trung Hoa và những người làm đường đến Tây Tạng sau 1959 rất thích thịt. Họ thường săn bắn chim, như vịt trời, mặc áo quần quân đội Trung Cộng. Những áo quần đó làm hoảng hốt những con chim và chúng bay đi lập tức. Cuối cùng, những người săn bắn bắt buộc phải ăn mặc áo quần Tây Tạng. Đây là một câu chuyện thật! Những điều như thế xảy ra, đặc biệt vào những năm 1970 và 80, khi mà vẫn còn một số lượng lớn chim chóc.

Gần đây, vài nghìn người Tây Tạng từ Ấn Độ đã đi đến những vùng chôn rau cắt rốn của họ Tây Tạng. Khi họ trở lại, tất cả đã kể cùng câu chuyện ấy. Họ nói rằng khoảng bốn hay năm mươi năm về trước, có những khu rừng vĩ đại bao quanh khu vực địa phương của họ. Bây giờ những núi non giàu có rừng rậm đã sói trọc như đầu một tu sĩ. Không còn những cây cao. Trong vài trường hợp, ngay cả những rễ cây cũng bị bứng lên và đem đi! Đây là tình trạng hiện tại. Trong quá khứ, có những đàn thú rừng đông đảo được thấy ở Tây Tạng, nhưng chỉ còn một số ít ngày nay. Vì thế đã có rất nhiều thay đổi.


http://www.indif.com/india/images%5Chimalayas.jpg

Sự tàn phá rừng rộng lớn ở Tây Tạng là một vấn đề đau buồn lớn. Nó không chỉ buồn cho địa phương, vì nó làm mất đi vẽ đẹp, mà đối với những người địa phương, bây giờ ngay cả khó khăn để tìm kiếm đủ chất đốt. Liên hệ tới điều này, có những vấn đề nhỏ hướng đến một viễn tượng rộng hơn, tàn phá rừng có những hậu quả tiêu cực khác rộng lớn. Trước nhất, nhiều vùng ở Tây Tạng cao và khô. Điều này có nghĩa là nó cần thời gian lâu hơn để hồi phục so với những vùng thấp hơn với khí hậu ẩm ướt, và vì thế những ảnh hưởng tiêu cực sẽ tồn tại lâu dài hơn.

Thứ hai, nhiều dòng sông chảy qua những vùng rộng lớn ở Á Châu, qua Pakistan, Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam, Lào, và Campuchia, những sông như Hoàng Hà, Brahmapputra, Dương Tử, Salween, và Cửu Long, tất cả đều bắt nguồn từ Tây Tạng. Tại những vùng phát nguyên của những dòng sông này có sự tàn phá rừng rộng lớn và việc đào tìm khoáng sản đang xảy ra. Sự ô nhiễm của những dòng sông này ảnh hưởng mạnh mẻ đến những quốc gia vùng hạ lưu.

Theo thống kê của Trung Cộng có 126 khoáng sản khác nhau ở Tây Tạng. Khi những nguồn khoáng sản này được khám phá bởi những Trung Cộng, họ đã khai thác rộng rãi mà không có những sự bảo đảm an toàn đến môi trường, kết quả làm thoái hóa môi trường. Như một hệ lụy, tàn phá rừng và khai thác khoáng sản là nguyên nhân lũ lụt ở những vùng thấp ở Tây Tạng.

Sự tàn phá rừng ở cao nguyên Tây Tạng, theo phỏng đoán, sẽ thay đổi tổng lượng phản chiếu từ tuyết vào trong không gian (những vùng rừng cây hấp thụ bức xạ mặt trời nhiều hơn) và điều này ảnh hưởng gió mùa và mưa vào những năm tới, không chỉ ở Tây Tạng, mà trong tất cả những vùng chung quanh. Vì thế, điều ấy khiến nó trở nên quan trọng hơn đến việc bảo tồn môi trường Tây Tạng.

Chúng tôi nghĩ sự thay đổi khí hậu ở Tây Tạng sẽ không ảnh hưởng đến Úc Đại Lợi ngay lập tức. Vì thế sự quan tâm của quý vị cho Tây Tạng là một sự vị tha chân thành. Quan tâm từ Trung Hoa và Ấn Độ có thể không chân thành khi nó liên hệ trực tiếp đến tương lai của họ.

Môi trường Tây Tạng rất quý giá hiếm hoi và rất quan trọng. Kém may mắn thay, như quý vị đã biết, trong thế giới Cộng Sản, trong những quốc gia như Liên Sô cũ, Ba lan và Đông Đức cũ, có rất nhiều vấn đề ô nhiễm trong quá khứ kết quả từ sự thiếu cẩn trọng, đơn giản chỉ vì những hãng xưởng đang lớn hơn lên, và sự sản xuất tăng gia với sự quan tâm ít ỏi đến sự thiệt hại do sự lớn mạnh này là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường. Tình trạng cũng giống như ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trong những năm 1970 và 80 chẳng có sự cảnh giác nào đến ô nhiễm, mặc dù bây giờ chúng tôi nghĩ đã có một vài sự lưu tâm đang được phát triển. Vì thế, chúng tôi nghĩ tình trạng đã bắt đầu với sự thiếu hiểu biết.

Theo một vài tin tức. Dường như trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) những đền chùa ở Trung Hoa thật sự ít chịu sự tàn phá hơn những nơi khác. Đây có thể không qua chính sách của chính quyền , nhưng đúng hơn có thể là do sự phân biệt của những viên chức địa phương. Vì vậy, dường như giới chức Trung Cộng đã từng xao lãng đến môi trường trong những vùng dân tộc thiểu số sinh sống.

Một câu chuyện khác đến từ vùng Dingri miền Nam Tây Tạng. Năm năm trước đây một người dân địa phương Tây Tạng nói với chúng tôi về một dòng sông mà tất cả người dân làng thường dùng nước để uống. Cũng có những người thuộc quân đội Trung Cộng thường trú ở đấy, nhưng họ được thông tin cho biết là đừng uống nước sông, trong khi những người dân địa phương Tây Tạng không được thông báo như thế. Người Tây Tạng vẫn dùng nước bị ô nhiễm. Điều này cho thấy rằng một hình thức nào đấy của tính cẩu thả đang tiếp diễn. và rõ ràng không phải bởi vì nó thiều sự tỉnh thức, nhưng qua những lý do khác. Trong ánh sáng, bất cứ sự quan tâm nào đến những anh chị em nhân loại khác của chúng ta và cho trường hợp không may mắn của chúng tôi, những người không may mắn và môi trường của họ nhận được là rất biết ơn và rất quan trọng.

Rồi thì nói về môi trường thường xuyên hơn, nói đến tâm tư rằng nhân tố then chốt trong tương lai là dân số nhân loại. Hãy nhìn tại Trung Hoa và Ấn Độ, có quá nhiều người dân. Mức độ căn bản bảo đảm cho đời sống là rất thấp. Rất khó khăn để giải thích hay giáo dục những đám đông về môi trường khi mối quan tâm đè nặng nhất trên họ là tồn tại.

Thí dụ, trên quê hương thứ hai của chúng tôi ở thung lũng Kangra, (Himachal Pradesh, Ấn Độ), những người dân làng địa phương sinh tồn tùy thuộc trên việc cắt gỗ và khai thác đá phiến. ‘Ở phía Đông của Dharamsala chúng tôi có một số lượng lớn những mõ đá. Một số người bạn Ấn Độ nói với chúng tôi rằng chúng tôi nên nói lên về sự tàn phá môi trường vô cùng rộng lớn rằng những mõ đá ấy là nguyên nhân, nhưng thật khó khăn. Vì ít nhất vài trăm gia đình sinh kế tùy thuộc chỉ vào những hoạt động này. Ngoại trừ chúng ta hướng dẫn cho họ những phương pháp mới để bảo đảm sinh kế của họ, bằng không rất khó mà buộc họ ngừng lại. Do thế, sự bùng nổ dân số một cách căn bản là một vấn đề rất nghiêm trọng. Thế cho nên, kế hoạch hóa gia đình là thiết yếu, đặc biệt trong thế giới phát triển.

Thế rồi có những kỷ nghệ như công nghiệp thịt, mà ở đấy sát sinh thú vật diễn ra trong một phạm vi rộng. Điều này không chỉ tàn ác, mà nó cũng là một kết quả tiêu cực đối với một trường. Có những kỷ nghệ sản xuất mày móc xây dựng. Có nhiều cơ sở có thể có một số biện hộ cho sự hiện hữu của họ, nhưng có những thứ chuyên sản xuất toàn những thứ hủy diệt, chẳng hạn như máy móc chiến tranh làm những thiệt hại rất lớn.

Một số công ty và chính phủ thật sự lợi ích từ những hoạt động này, nhưng bản chất tự nhiên của những sự sản xuất này là một sự hủy hoại. Thí dụ, một viên đạn được thiết kế để giết một người, không như một phẩm vật trang trí. Tất cả những máy móc chiến tranh này trông rất đẹp đẽ. Khi chúng tôi còn bé, những thứ máy móc này dường như xinh xắn với chúng tôi, ngay cả những đồ chơi như xe tăng và sung máy trông rất xinh, rất thông minh, bạn có nghĩ thế không? Toàn bộ sự xây dựng quân đội: đồng phục của họ, nguyên tắc của họ, mọi thứ dường như rất bắt mắt, rất ấn tượng, nhưng mục đích chính của tổ chức này là để giết chóc. Do thế, chúng ta phải suy nghĩ về những vấn đề này nếu chúng ta thật sự quan tâm đến môi trường, không chỉ cho thế hệ này, mà cũng cho những thế hệ tương lai.

Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những thứ này là một sự liên hệ hổ tương. Như chúng tôi đã đề cập phía trước, kế hoạch hóa gia đình nên được khuyến khích. Từ quan điểm của Phật Giáo điều này là hoàn toàn đơn giản. Mỗi sinh mạng con người là rất quý giá. Từ nhận định này điều tốt hơn là tránh hay ngăn ngừa hay kiểm soát sinh sản, nhưng ngày nay có một tỉ rưởi mạng sống quý giá – quá nhiều mạng sống quý giá! Như một kết quả không phải là một hay hai sinh mạng con người quý giá trong sự đầu tư, mà yêu cầu là sự tồn tại của cả nhân loại rộng lớn. Thế cho nên kết luận mà chúng ta đi đến đấy là chúng ta phải thực thi kế hoạch hóa gia đình một cách nghiêm chỉnh, rất nghiêm chỉnh, nếu chúng ta muốn bảo tồn sự thịnh đạt của toàn thể nhân loại, thích đáng hơn qua ý nghĩa bất bạo động, không phải qua phá thai hay giết hại, mà bằng một ý nghĩa nào khác hơn. Chúng tôi thường nói nửa đùa nửa thật rằng nhiều tu sĩ nam và tu sĩ nữ hơn nữa. Đấy là phương pháp bất bạo đông hiệu quả tuyệt hảo. Do thế, nếu quý vị không thể trở thành tu sĩ thế thì thực thi những phương pháp bất bạo động khác về kiểm soát sinh sản.

Rồi thì vấn đề làm thế nào để cắt giảm công nghiệp quân sự. Nền tảng chúng ta phải làm là đẩy mạnh bất bạo động. Nhưng điều này không đủ bởi vì chúng ta có quá nhiều xung đột trong thế giới này. Do thế cho đến khi nào con người tồn tại, xung đột sẽ vẫn hiện hữu.

Một cách để thúc đẩy bất bạo động chống lại chiến tranh và sản xuất vũ khí là thúc đẩy ý tưởng của đối thoại và hiệp thương, và tinh thần hòa giải. Chúng tôi nghĩ chúng ta phải thúc đẩy những ý tưởng này trong mức độ gia đình và cộng đồng. Nó phải thực tiển hơn để giải quyết những vấn đề qua đối thoại hơn là qua đối đầu.

Do thế nhận thức đối thoại phải bắt đầu tại mức độ gia đình. Như những cá nhân chúng ta phải nhìn bên trong, khảo sát, phân tích và rồi thì cố gắng để vượt qua những tư tưởng mâu thuẩn. Chúng ta phải không được đánh mất hy vọng hay tuyệt vọng về sự kích động của xung đột mà chúng ta tìm thấy bên trong chính chúng ta. Vì vậy đây là một số phương pháp mà trong ấy chúng ta có thể giải quyết những vấn nạn môi trường một cách căn bản.

Cuối cùng, chúng tôi muốn nói với quý vị rằng tự tin và nhiệt tình là chìa khóa đến một cuộc sống thành công, và sự thành công hợp tác trong bất cứ hành động nào một khi nó liên hệ đến. Chúng ta phải quả quyết và phải có một cái nhìn lạc quan, rồi thì ngay cả nếu chúng ta thất bại chúng ta sẽ không hối tiếc gì. Trái lại, thiếu sự quả quyết và nổ lực sẽ làm cho chúng ta hối hận gấp bội. Trước tiên vì đối tượng không được nhận ra, và kế đến là do chúng ta cảm thấy tội lỗi cùng hối hận vì không làm hết sức mình trong việc nhận ra mục tiêu.

Vì thế cho nên, dù chúng ta có quả quyết chính mình hay không ấy là sự lựa chọn cá nhân. Một khi chúng ta đã quyết định tư tưởng, chúng ta phải tiến lên phía trước với một sự nhất tâm tận tình mặc cho những chướng ngại. Điều này rất quan trọng.

Cuối cùng, chúng tôi muốn nói lên lòng cảm kích sâu xa đến tất cả những tham dự viên và những ai tổ chức nên hội nghị này. Chúng tôi rất cảm kích. Chúng tôi cũng muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa nhân danh sáu triệu dân Tây Tạng mà đời sống của họ rất nguy hiểm trong sự ô nhiễm. Một số trẻ con đã khổ đau rồi vì bệnh tật bởi không khí ô nhiễm. Có vô vàn lo âu và khổ đau, mà tiếng nói của họ có thể không được nghe một cách rộng rãi. Họ chỉ đơn giản biểu lộ lời than trách hạn chế trong ngôi nhà bé nhỏ của họ. Chúng tôi muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa của tôi nhân danh tất cả những con người vô tội này.

Chân thành cảm ơn!

His Holiness the Dalai Lama 's speech at the "Endangered Tibet" Conference in Snlnn, Australiaon 28 September 1996.

Hope for TibetsEnvironment
http://dalailama.com/messages/environment/tibets-environment

http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?t=1795
/TrungQuanLuan.pdf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2021(Xem: 17837)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 12411)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 5380)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
26/06/2021(Xem: 9987)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
07/05/2021(Xem: 21709)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14863)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 24847)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
29/04/2020(Xem: 5266)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
23/04/2020(Xem: 5948)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
21/04/2020(Xem: 7024)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]