Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi trường và trái tim nhân loại

03/09/201015:14(Xem: 5330)
Môi trường và trái tim nhân loại

MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI TIM NHÂN LOẠI
HH. The Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn. Những thú vật hiền lành như nai, hoàn toàn ăn cỏ lá, chúng hiền dịu hơn, có răng nhỏ hơn, và không có móng vuốt. Từ nhận xét ấy, chúng ta, những con người có một tự nhiên không bạo động. Về vấn đề tồn tại của loài người chúng ta, loài người là những động vật xã hội. Để tồn tại chúng ta cần những sự hợp quần. Không có những con người khác, đơn giản là không thể tồn tại; đấy là luật tự nhiên

Vì chúng tôi tin tưởng sâu xa rằng loài người căn bản là hòa nhã từ tự nhiên tính, chúng tôi cảm thấy rằng chúng ta không chỉ duy trì những mối liên hệ hiền lành, hòa bình với những con người khác của chúng ta nhưng cũng vì điều này rất quan trọng để mở rộng cùng loại thái độ đối với môi trường thiên nhiên. Phát biểu một cách đạo đức, chúng ta nên quan tâm đến toàn bộ môi trường của chúng ta.

Rồi thì có một quan điểm khác, không chỉ là một câu hỏi của đạo đức nhưng là một câu hỏi về sự tồn tại của chính chúng ta. Môi trường rất quan trọng không chỉ cho thế hệ này nhưng cũng cho những thế hệ tương lai. Nếu chúng ta khai thác môi trường trong những phương thức cực đoan, mặc dù chúng ta có thể thu nhập tài chính lợi nhuận hay những lợi ích khác từ nó bây giờ, nhưng về lâu về dài, chính chúng ta sẽ khổ đau và những thế hệ tương lai sẽ đau khổ. Khi môi trường thay đổi, những điểu kiện khí hậu cũng đổi thay. Khi chúng thay đổi đột ngột, kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi. Ngay cả sức khỏe vật lý cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách sâu đậm. Vì vậy điều này không chỉ đơn thuần là một câu hỏi đạo đức những cũng là một câu hỏi về sự tồn tại của chính chúng ta.

Thế cho nên để thành công trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường thiên nhiên, chúng tôi nghĩ điều quan trọng trước tiên là mang đến một sự cân bằng nội tại của chính những con người. Thờ ơ, bạc đãi, và lạm dụng môi trường, sẽ đưa đến kết quả tai hại như thế cho cộng đồng nhân loại, nảy sinh ra sự không hiểu biết về môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng thật thiết yếu để giúp người ta thấu hiểu điều này. Chúng ta cần hướng dẫn con người rằng môi trường có một mối quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của chính chúng ta.

Chúng tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của tư tưởng từ bi yêu thương. Như chúng tôi đã nói lúc trước, ngay cả từ quan điểm vị kỷ, bạn cần những người khác. Vì thế, nếu bạn phát triển sự quan tâm cho quyền lợi của những người khác, chia sẻ khổ đau với những người khác, và giúp họ, một cách căn bản bạn sẽ được lợi ích. Nếu bạn chỉ nghĩ về bạn và quên lãng những người khác, cuối cùng bạn sẽ mất mát. Đấy cũng những gì giống như luật của tự nhiên.

Nó thật đơn giản: nếu bạn không mĩm cười với người ta, nhưng lại cau mày với họ, họ sẽ đáp lại giống như thế, có phải không? Nếu bạn đối xử với những người khác rất chân thành, cởi mở, họ sẽ cư xử tương tự. Mỗi người muốn có những người bạn và không muốn kẻ thù. Phương thức chính để tạo thành những người bạn là có một trái tim ấm áp, không đơn giản là tiền bạc hay quyền năng. Người bạn của quyền lực và người bạn của bạc tiền là những gì khác. Những thứ này không phải là những người bạn chân thật. Người bạn đúng đắn nên là những người bạn của trái tim, đúng thế chứ? Chúng tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những người bạn đó đến quanh chúng ta khi chúng ta có tiền bạc và quyền lực không phải là những người bạn của chúng ta một cách chân thật, nhưng là những người bạn của tiền bạc và quyền lực, bởi vì cho đến khi nào tiền bạc và quyền lực biến mất, những người bạn đó cũng đã sẵn sàng để lìa xa chúng ta. Họ không đáng tin cậy.

Những người bạn chân thành nhân ái ở bên cạnh cho dù chúng ta thành công hay kém may mắn và luôn luôn chia sẻ những nổi buồn khổ và gánh nặng. Phương thức để tạo nên những người bạn như thế là không bằng sự giận dữ, cũng không phải có học vấn tốt hay thông minh, nhưng bằng có một trái tim tốt, một tấm lòng chân thành.

Để suy nghĩ một cách sâu sắc hơn, nếu bạn phải ích kỷ, thế thì ích kỷ một cách thông tuệ, không phải là một tâm tư hẹp hòi vị kỷ. Chìa khóa của vấn đề là ý thức trách nhiệm toàn cầu: đấy là cội nguồn chính yếu của sức mạnh, nguồn gốc thật sự của hạnh phúc. Nếu thế hệ chúng ta khai thác mọi thứ có thể - cây cối, nguồn nước, và khoáng sản – mà không hề quan tâm đến thể những thế hệ tiếp theo hay tương lai, thế thì chúng ta sai lầm, có phải thế không? Nhưng nếu chúng ta có một ý thức chân thành của trách nhiệm toàn cầu như động lực trung tâm của chúng ta, rồi thì mối quan hệ với những láng giềng của chúng ta cả quốc nội và quốc tế cùng hướng đến việc sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hài hòa, công bằng, và hữu hiệu cho hiện tại và vì những thế hệ tương lai.

Một câu hỏi quan trọng khác là: điều gì là ý thức, điều gì là tâm thức? Ở thế giới phương Tây suốt trong một hay hai thế kỷ cuối cùng đã có một sự nhấn mạnh lớn lao đến tầm quan trọng của khoa học và kỷ thuật, điều đáp ứng một cách chính yếu với vấn đề. Ngày nay một số nhà vật lý nguyên tử và thần kinh học nói rằng khi chúng ta khảo sát những chất điểm trong một phương thức thật chi tiết, thì có một loại ảnh hưởng nào đấy từ phía những nhà quán sát hay thức giả. Thức giả này là gì? Một câu trả lời đơn giản là: một người, một khoa học gia. Khoa học gia biết thế nào? Với khối óc. Những khoa học gia Phương Tây được xác chứng chỉ khoảng vài trăm người. Bây giờ, cho dù chúng ta gọi nó là tâm, óc, hay ý thức, thì có một sự liên hệ giữa bộ óc và tâm, và cũng là tâm và vấn đề. Chúng tôi nghĩ điều này quan trọng. Chúng tôi nghĩ là có thể tổ chức một loại đối thoại nào đấy giữa những triết gia Đông phương và khoa học gia Tây phương trên căn bản của mối quan hệ này.

Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, những ngày này chúng ta những con người thì liên hệ quá nhiều đến thế giới ngoại tại, trong khi quên lãng thế giới nội tại. Chúng ta thật cần sự phát triển của khoa học và sự phát triển của vật chất để tồn tại và để tăng gia lợi ích và phồn thịnh phổ quát, nhưng cũng cần thiết sự tăng trưởng nhiều như thế cho sự an bình tinh thần. Tuy nhiên, không một bác sĩ nào có thể cho một mũi thuốc để tinh thần bình an, và không một thị trường nào có thể cung cấp sự an bình nội tâm. Nếu bạn đến một siêu thị với hàng triệu và hàng triệu và hàng triệu đô la, bạn có thể mua bất cứ thứ gì, nhưng nếu bạn đến đó và hỏi mua sự hòa bình của tâm hồn hay sự an tâm người ta sẽ cười to. Và nếu bạn yêu cầu một bác sĩ cho một sự bình an chân thành của tâm hồn, bác sĩ không thể giúp bạn, không phải chỉ là sự làm giảm đau mà bạn có được từ một thứ thuốc uống hay thuốc chích nào đấy.

Ngay cả những máy điện toán tinh vi ngày nay cũng không thể đem đến cho bạn với sự an bình tinh thần. Hòa bình tinh thần phải đến từ tâm. Mọi người muốn hạnh phúc và hài lòng, nhưng nếu chúng ta so sánh sự khoái lạc vật lý và sự đớn đau vật lý cùng với sự hỉ lạc tinh thần và khổ đau tinh thần, chúng ta thấy rằng tâm thức thì ảnh hưởng hơn, chiếm ưu thế hơn, và siêu việt hơn. Do vậy, thật giá trị để tiếp nhận những phương pháp nào đấy để tăng cường sự an bình tinh thần, và để làm việc này thật quan trọng để biết nhiều hơn về tâm thức. Khi chúng ta nói về bảo tồn môi trường, nó liên hệ đến nhiều thứ khác. Điểm then chốt để có một ý thức chân thành về trách nhiệm toàn cầu, đặt cơ sở trên sự yêu thương, từ bi, và sự tỉnh thức trong sáng.

Excerpt from My Tibet (Text by H.H.the Fourteenth Dalai Lama: Photographs and Introduction by Galen Rowell) Thames and Hudson Ltd., London, 1990 (p 53-54)
Ecology & the Human Heart
http://www.dalailama.com/page.76.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
27-12-2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2021(Xem: 3631)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
26/06/2021(Xem: 8233)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
07/05/2021(Xem: 16981)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12741)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 20411)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
29/04/2020(Xem: 4487)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
23/04/2020(Xem: 4382)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
21/04/2020(Xem: 5108)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
15/04/2020(Xem: 4320)
Chỉ riêng khoa học và công nghệ không thể dừng và tiếp tục chiến tranh, phân biệt chủng tộc, hủy họa môi trường. Ảo tưởng về sự tách biệt thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng toàn cầu và sự tham lam ích kỷ, sợ hãi và thiếu hiểu biết cần phải được chuyển hóa, bằng việc thực hiện “thực tế tự nhiên” của sự phụ thuộc lẫn nhau, sự soi sáng của trí tuệ và từ bi tâm. Mỗi người trong chúng ta phải tìm ra cách riêng để đóng cho điều này bằng trí tuệ và thực hành, năng lực độc đáo của riêng mình.
08/04/2020(Xem: 4305)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn), để cho công chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách toàn xã hội trong thời gian nhất định nào đó. Chư tôn đức giáo thọ Phật giáo đang đưa ra những giáo lý đạo Phật, nhằm nhắc nhở cộng đồng Phật tử từ xa về các yếu tố chính của sự thực hành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567