Phật Giáo Với Con Người
Thích Như Điển
---o0o---
CHƯƠNG HAI. (2a)
Tinh thần Phật Giáo
đối với các dân tộc Á Châu và Âu Mỹ
Phật Giáo khởi nguyên từẤn Độ, một trong những nước lớn tại Á Châu và hầu hết các tôn giáo lớn đều bắt nguồn từÁ Châu như Ấn ĐộGiáo tại Ấn Độ, Khổng Giáo và Lão GiáoởTrung Hoa, Hồi Giáo ởPersien, Thiên Chúa Giáo ởDo Thái v.v... Có lẽvì Á Châu có một nền văn hóa lâu đời nên các tôn giáo lớn được phát sinh từđây. Ngược lại Âu Châu, MỹChâu và Úc Châu là những châu lục mới được phát triển không quá 3.000 năm; nên ít có những bậc giáo chủnhư Đức Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử, Mohamed và Jesus v.v... Nhưng Âu và MỹChâu thì có những triết gia lớn như Montesquieu, Décartes, Socrate, Schopenhauer, Hermanhess, Nietzsche v.v... Có lẽÁ Châu là chiếc võng của tinh thần, Âu Châu là nơi phát triển chiều sâu và Mỹcũng như Úc Châu là những nơi sàng lọc, triển khai đểcác tôn giáo nầy mãi mãi đi vào chiều sâu của lịch sửnhân loại.
Theo sựphát triển của nhân loại, Phi Châu là một lục địa có trước; nhưng cho đến ngày nayPhi Châu vẫn còn là một châu lục có nhiều khổđau chồng chất, đất đai kém màu mỡvà văn minh tại châu lục nầy vẫn là văn minh của thời sơ khai. Có một vài nước ởBắc hoặc Nam Phi có nền văn minh không kém gì Âu Mỹmấy; nhưng ởTrung Phi đa phần còn giữlại nền văn hóa cổtruyền tựngàn xưa. Có lẽvì lý do khí hậu cũng như địa lý mà các nhà hiền triết cũng như các bậc giáo chủít thấy xuất hiện tại đây chăng?
Ấn Độngày nay gần một tỉdân nhưng chỉcòn 3 triệu tín đồPhật Giáo. Có nhiều người đặt câu hỏi rằng: "Tại sao Ấn Độlà một nước phát sinh ra Phật Giáo, mà Đạo Phật ngày nay không phát triển được?". Câu hỏi nầy tuy đơn giản; nhưng phải đi sâu vào chiều dài lịch sửcủa dân tộc nầy, mới có thểtrảlời câu hỏi ấy một cách tường tận được. Nếu ta ví Phật Giáo là một cây cổthụ, có gốc tại Á Châu và cành lá, hoa quảmọc ra ởcác châu lục khác thì chúng ta sẽthỏa mãn ngay câu hỏi trên. Gốc cây bao giờcũng phát triển trước, sau đóphải dùng nhựa sống đểnuôi thân thểvà hoa lá của mình; nhưng không có nghĩa là gốc cây đãchết. Tuy gốc cây có sần sùi đó, tuy gốc cây có vẻgià cỗi đấy; nhưng nếu không có gốc cây nầy thì các cành lá ởcác nơi khác làm sao tồn tại và phát triển được. Khi người Phật Tửhiểu được điều nầy tức hiểu thuyết nhân duyên của nhà Phật. Đâu có cái gì vĩnh viễn tồn tại trong cuộc đời nầy đâu. Nên phải chấp nhận định luật vô thường là thế.
Nếu trởlại trong thời hoàng kim của Đạo Phật, chúng ta phải ghi ơn các bậc quân vương của xứẤn, trong đócó A Dục Đại Đế, đãvì sựphát triển của Đạo Phật mà ông ta đãđem giáo lý từbi lợi tha nầy áp dụng vào trong đời sống của chính mình và nhân dân trăm họ.. Asoka Đại Đếtrịvì xứẤn Độvào giữa thếkỷthứ3 trước Thiên Chúa giáng sinh, là một bậc quân vương rất nổi tiếng tàn bạo; nhưng sau khi nghe được giáo pháp của Đức Phật, ông ta đãquy y và suốt cuộc đời còn lại, ông đãlàm được những công việc phi thường như sau:
"Khi nhà vua còn trịvì, lúc đi chiêm bái các thánh tích nơi Đức Phật Đản Sanh, thành đạo, nơi nói pháp lần đầu tiên và nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, nhà vua đãcho dựng những cây trụđá, trên đầu trụcó tạc hình sư tử3 đầu. Đây là dấu hiệu của sức mạnh lúc vua trịvì và ngay cảngày nay trên lá cờquốc gia xứẤn Độvẫn còn biểu hiệu nầy với bánh xe pháp luân của Phật Giáo, mặc dầu ngày nay Ấn Giáo là quốc giáo của xứnầy. Có nơi trụđálàm bằng những loại đárất quý như ởBa La Nại; nhưng cũng có nơi làm bằng loại đábình thường như ởvườn Lâm TỳNi hoặc ởxứKiều Tất La. Trên các cây trụđáấy nhà vua đãcho viếtnhững chữcổngữẤn Độđểđánh dấu nơi sanh ra hay nơi thuyết pháp lần đầu tiên của Đức Phật. Thân hình các cây trụđáđược điêu khắc tròn, cao chừng 10 thước. Chính nhờnhững cây trụđánầy mà ngày nay các nhà khảo khổhọc và địa chất học đãtìm ra chứngtích lịch sửxác thực của Đức Phật. Cũng như mới đây vào đầu năm 1995, sau khi khám phá một miếng đánhỏ, nơi Đức Phật Đản Sanh do vua A Dục cho xây, lúc ông đi chiêm bái nơi nầy do hai nhà địa chất học Nhật Bản và Népal tìm được và đầu năm 1996 họđãcông bốcho thếgiới biết, đây xác thực là miếng đávua A Dục đãcho xây, xác nhận nơi đản sanh của Đức Phật. Vì theo sách sửkểlại, khi nhà vua di thăm nơi nầy, có cho khắc vào đátại đó. Và từmiếng đánầy đi đến hồnước thiêng khi mẫu hậu Ma Ya sanh Thái Tửbước đi đúng 25 bước. Đánầy sau khi giảo nghiệm đãchứng thực là loại đácó từthời vua A Dục. Vì vậy nhà vua Népal và các vịBộTrưởng đãđến đây chiêm bái vào đầu năm 1996 nầy.
Lịch sửĐức Phật là một lịch sửcó thật, không phải là chuyện hoang đường. Do đó, đểthẩm định lại giá trịcủa nó, người ta cần tra cứu các căn nguyên của lịch sử. Nếu là thật, nhân loại có thểvững tin mà đi tiếp theo con đường đãcó sẵn. Đá, dẫu có rắn chắc bao nhiêu đi chăng nữa, qua thời gian năm tháng sẽmòn đi; nhưng nhờnó mà có thểchứng minh cho những sựthật đãtrải qua trong lịch sử. Điều quan trọng ởđây là tinh hoa của giáo lý ấy có khếhợp với trình độcủa chúng sanh không và chúng sanh có thừa hành đểtiêu hóa giáo lý ấy không, mới là điều đáng nói.
Những sắc dụcủa nhà vua công bố, luôn luôn liên quan đến tinh thần từbi và lợi tha dựa theo lời dạy của Đức Phật. Một trong những sắc dụấy bây giờvẫn còn tàng trữtại vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên. Nội dung của sắc dụđại ý nói rằng: Bất kểlà ai, Tăng cũng như tục nếu vi phạn đến giáo lý của Đạo Phật sẽbịtrừng trịmột cách xứng đáng. Đây có lẽnhà vua muốn ngăn ngừa ngoại đạo lúc nào cũng manh tâm hại Phật. Đókhông nói việc có ý hiềm khích với nhau. Vì Ba La Nại cũng là thánh địa của Ấn ĐộGiáo, trong khi đóngười Ấn Giáo tin rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một trong những vịthần của họmà thôi.
Trong thời vua A Dục trịvì, một Đại Hội kết tập kinh điển lần thứ3 đãđược các bậc thánh Tăng tập trung lại đểtuyên dương giáo pháp của Đức Phật dưới sựbảo hộcủa nhà vua và triều đình. Đức Phật nhập diệt năm 624 trước Thiên Chúa giáng sinh, cách đó100 ngày có kỳkết tập kinh điển lần thứnhất, cách 100 năm sau có kỳkết tập kinh điển lần thứhai và cách 300 năm sau có kỳ kết tập kinh điển lần thứ3. Mỗi lần kết tập như thế, các bậc thánh Tăng đều tuyên dương giáo lý của Đức Phật bằng miệng qua các bộkinh, bộluật và luận tạng. Đến thời kỳnầy là thời kỳtriển khai của các hệphái khác nhau như: Đại Thừa Giáo, Tiểu Thừa Giáo và Nguyên Thủy Phật Giáo. Có phái chủtrương sửa đổi tinh thần giới luật cho hợp với thời đại, có phái chủtrương giữnguyên và có phái chủtrương phải đi sâu và đi xa hơn nữa đểhòa nhập vào tối thượng thừa. Chính trong thời kỳnầy nhà vua đãcho con trai của mình là Thái TửMahinda và con gái của mình là Công Chúa Sanghamitta đến đảo Tích Lan, mang cây BồĐềvà giáo lý của Đức Phật đến đóđểtruyền thừa. Ngoài ra vua A Dục cũng đãcho rất nhiều nhà Sư đi qua đến Trung Đông như Hy Lạp, Alexandria đểtruyền đạo. Kết quảcây BồĐềđãtồn tại và phát triển tại xứTích Lan cho đến ngày nay.
Theo lịch sửtruyền thừa của Phật Giáo Tích Lan thì năm 85 trước Thiên Chúa giáng sinh, Tam Tạng Thánh Điển bằng tiếng Pali đãđược khắc lên mộcbản và đây là ngôn ngữđầu tiên của Tam Tạng đãđược thành hình. Như vậy kểtừkhi Đức Phật nhập diệt, cho đến khi kinh điển có chữviết là 539 năm, thời gian nầy cũng đãnói lên được tính chất đặc biệt của nó. Vì thời kỳchánh pháp giáo lý của Đức Phật có 500 năm. Trong thời gian nầy, bất cứai hễnghe đến, thực hành giáo lý của Đức Phật thì đều được chứng quảcả. Còn những thời gian sau nầy rất hiếm người liễu ngộgiáo lý cao siêu ấy, cho nên trong kỳkết tập lần thứ3 nầy chư Tăng một giáo đoàn và nhà vua đãhết sức hỗtrợcho các đoàn truyền giáo, đểcách đóhơn 150 năm sau kinh điển đãcó chữviết, đểsau nầy mọi người căn cứvào đómà kết tập lần thứ4, thứ5 v.v...
Tinh thần Bắc Tông hướng vềphương Bắc, đại diện khuynh hướng nầy có Ngài Vô Trước, ThếThân, Long Thọvà Mã Minh vào đầu thếkỷthứnhất và tinh thần Nam Tông thì đi vềphía Nam đểtạo ra hệphái Nam Tông rõ rệt tại các xứĐông Nam Á Châu sau nầy.
Khi vua A Dục cho phép Đạo Phật phát triển một cách mạnh mẽnhư vậy chắc chắn rằng các vịBà La Môn và Ấn ĐộGiáo cũng chẳng thích thú gì; nhưng vì sợuy quyền của nhà vua Phật Tửnầy nên họđãchẳng dám hởmôi. Những chống đối ấy ngấm ngầm cảhằng nhiều thếkỷvà cuối cùng vào những thếkỷthứ12, 13 khi Hồi Giáo vào xâm chiếm xứnầy, họđãtrực hoặc gián tiếp muốn làm cho ảnh hưởng của Đạo Phật càng ngày càng đi vào bóng đêm của lịch sử. Lỗi ấy do ai? Ởđây có thểcó nhiều cách trảlời đểminh xác vềsựthịnh suy của cuộc dâu bểấy.
Thứnhất vềsựphát triển và suy thoái của Tăng Đoàn. Bản thểcủa Tăng Già có lúc lên rất cao, nhưng ngược lại có lúc chùn xuống rất thấp, chỉvì thiếu tinh thần nghiêm trì giới luật; nên Đạo Pháp tựrơi vào trình trạng xuống cấp. Không ai có thểphá hoại Đạo Phật bằng chính những người con Phật tựhại giá trịcao cảcủa mình. Nhìn lại thời Phật còn tại thếcũng vậy. 12 năm đầu là thời kỳđẹp nhất, chư Tăng tu hành tinh tấn, ai ai cũng chứng được A La Hán; nhưng sau 12 năm đó, trong Tăng chúng rất hỗn tạp. Vì Giáo Đoàn của Đức Phật không phải chỉthuần những người phát tâm xuất gia, mà còn những kẻngoại đạo vào tu, lợi dụng uy thếcủa Đạo Phật và của Đức Phật đểcó chốn nương nhờ. Đây là điều căn bản đểthấy rằng Đạo Phật đãbịđi xuống.
Lý do thứhai cũng rất đơn giản dễhiểu. Đólà ngoại đạo. Khi ngoại đạo thấy nội bộcủa Phật Giáo bịlũng đoạn như thếthì họtìm cách chen vào đểphá phách. Vì vậy sửsách có ghi rằng khi quân Hồi Giáo đến chiếm xứẤn Độvào thếkỷthứ8, họđãgiết cảhằng ngàn Tăng sĩvà đập phá hết các chùa viện. Đặc biệt là Đại Học Na Lan Đàcũng bịthiêu hủy trong thời gian nầy. Đại Học nầy là một Đại Học Phật Giáo rất nổi tiếng, được thành lập từđầu kỷnguyên vào thếkỷthứ7, thứ8 sau Thiên Chúa giáng sinh. Ngài Nghĩa Tịnh và Ngài Huyền Trang từTrung Quốc đến, có tòng học tại đây nhiều năm trời. Có nhiều người cho rằng bản chất của Đạo Phật là từbi, không gây hận thù với ai và của một sốđạo khác thì họkhông từchối bạo lực; nên mới ra nông nổi ấy. Điều ấy có lẽcũng đúng một phần nào; nhưng nói trên quan niệm của Đạo Phật vềnhân duyên và nghiệp lực thì đúng hơn. Phàm cái gì có sinh ra thì phải có ởlại với đời, có sựthay đổi và cuối cùng phải đi vềchỗtan rã. Đạo Phật, hay ngay cảgiáo lý của Đức Phật cũng không đi ra ngoài thông lệấy. Ngay cảvũtrụnầy cũng phải bịbiến thiên thay đổi, hà huống gì sựthịnh suy của một đời hay của một giáo lý nào đó. Người Phật Tửchấp nhận việc nầy dễdàng hơn là chấp nhận việc mạnh được yếu thua.
Triều đại A Dục Đại Đếđãđi vào lịch sửvà ngày nay không những tại ẤnĐộ, mà khắp nơi trên thếgiới đều nhớđến ơn đức của vịvua nầy. Nếu không có những bậc quân vương hộpháp như thếthì khó giúp cho Phật Giáo được tuyên dương rộng rãi như vậy. Phần khác, nhờvào thời điểm đócó những bậc Đại Tăng ra giúp nước an dân, nên giáo lý của Đạo Phật đãđi vào lòng người, khắp hang cùng ngỏhẻm trong thiên hạ.
Cho đến Ngài BồĐềĐạt Ma, TổThiền Tông thứ28 của xứẤn Độ, cũng là Sơ TổvềThiền của Trung Hoa, cách xa thời Phật nhập diệt chừng 1.000 năm, Phật Giáo Ấn Độvẫn còn giữphong độcủa nó, đểtiếp tục thổi ngọn gió thiền nầy vào một quê hương mới, mà quê hương đóđãchấp nhận tinh thần nầy như một chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tâm linh của họcho đến ngày nay. Đólà Trung Quốc.
Trước khi Phật Giáo được du nhập vào Trung Hoa, tại đây con người đãvăn minh và có hai đạo lớn. Đólà Khổng Giáo và Lão Giáo. Đức Khổng Tửxuất hiện cùng thời với Đức Phật. Có lẽvậy nên triết lý của Phật Giáo cũng rất gần gũi với người Trung Hoa. Điều đặc biệt là giáo lý của Đạo Phật đi đến đâu, luôn luôn hòa đồng vào văn hóa của xứđó, không chống trái lại và cũng không vì thếmạnh mà đi đàn áp các đạo khác, nhất là khi vua chúa triều đình, quần thần, bá quan văn võ một khi đãtrởvềvới Đạo Phật. Lúc ấy Phật Giáo có đầy đủcác điều kiện đểlấn áp các đạo khác; nhưng tuyệt nhiên không. Nhìn lại lịch sửxứẤn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, tất cảđều như vậy.
Trước khi Ngài BồĐềĐạt Ma đến Trung Quốc vào thếkỷthứ6, đãcó rất nhiều vịĐại Sư truyền đạo tại xứnầy từ thếkỷthứnhất như Ngài An ThếCao v.v... nhưng giai đoạn đầu nầy là giai đoạn chuyển tiếp, nên Phật Giáo còn giới hạn ởmột phạm vi quần chúng nào đó, chưa đi vào đại bộphận của nhân dân và triều đình. Mãi cho đến đời nhà Lương (thếkỷthứ6) và đời nhà Đường (thếkỷthứ7 và 8) là thời mà Phật Giáo thịnh hành nhất tại xứnầy.
Vua Lương Võ Đếlà một vịvua rất nhân từ, lấy tinh thần Phật Học áp dụng vào phép trịnước an dân, cho xây dựng nhiều chùa viện rất nguy nga. Tiếp Tăng độchúng, tiếp đãi những người hiền, chiêu dụhọra làm quan đểgiúp vua giúp nước. Kinh Lương Hoàng Sám cũng do nhà vua sáng tác qua sựchỉđạo của Hòa Thượng Chí Công. Một vịĐại Sư đương thời rất được nhà vua cũng như trăm họngưỡng mộ. Hoàng Hậu Y Thịchết không siêu, nên đãbáo mộng cho nhà vua và nhờđómà phép Sám Hối theo kinh Lương Hoàng Sám đãđược ra đời. Nhà vua sám hối cho mình, cho Hoàng Hậu và cho tất cảcác loài chúng sanh khác trong lục đạo luân hồi. Mặc dầu Ngài BồĐềĐạt Ma quởvua Lương Võ Đếlà chỉbiết tu phước và chưa biết hướng vềcái Đức đểtrịdân; nhưng cũng chính nhờcái phước đómà nhân dân trăm họđều hưởng ơn vua; Trung Quốc dưới thời kỳtrịvì của vua Lương Võ Đếlà một trong những thời kỳthịnh hành nhất của Phật Giáo, có thểsánh với Asoka Đại Đếcủa Ấn Độvậy. Đến nhà Đường có lẽlà thời kỳcực thịnh nhất của Phật Giáo Trung Quốc. Trong thời kỳnầy xuất hiện các bậc danh Tăng như Ngài Huyền Trang, mà lịch sửPhật Giáo Trung Quốc cũng như Phật Giáo thế giới không thểnào quên ơn được. Nếu không có Ngài Huyền Trang thì tinh thần Phật Giáo Đại Thừa khó mà có cơ phát triển tại các xứnhư Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam. Đây là một nhân vật lịch sửcủa Phật Giáo đãdùng công tu luyện và suốt cảcuộc đời lo phiên dịch các kinh điển từtiếng Sanscrit sang tiếng Trung Quốc, cho đến cuối đời, Ngài vẫn còn thểhiện được hạnh nguyện cao cảnầy mà rất hiếm các bậc đại sư có được.
SởdĩNgài có được cái ưu việt đó, nhờvào thếlực của vua Đường một phần, mà cũng nhờvào nhân duyên khếhợp tinh thần BồTát Đạo của Ngài đối với chư Tăng và Phật Tửđương thời. Những gì thuộc vềtư tưởng của Phật Giáo, Ngài mang vềtừxứẤn Độđãbổsung và làm cho giàu có thêm nền học thuật và tư tưởng của TrungQuốc lúc bây giờ. Người người đua nhau học Phật, Tăng cũng như tín đồ; nên nơi đâu cũng có đạo tràng xiển dương giáo pháp của Đạo Phật. Khi Phật Giáo đãđi vào quần chúng, thếlực của Phật Giáo lúc bây giờrất mạnh; nhưng Phật Giáo vẫn đểcho Lão Giáo và Khổng Giáo phát triển song phương, nhằm duy trì những tập tục cổtruyền của dân tộc. Đến đời nhà Minh thếkỷthứ14, ảnh hưởng của Phật Giáo tại Trung Quốc vẫn còn tương đối mạnh; nhưng đến đời nhà Thanh thếkỷthứ19, 20, thì Phật Giáo trởnên yếu thếvì những lý do sau đây:
Lý do thứnhất cũng từchính trong hàng ngũTăng chúng mà ra. Chư Tăng, nhân việc phát triển của Phật Giáo, lợi dụng cửa thiền đểnương tựa hoặc thực hành những mục đích riêng tư, khiến cho đạo bịsuy vi.
Lý do thứhai là những Đạo sĩlúc nào cũng mê hoặc vua tôi bằng bùa phép và gièm pha những người phá trai phạm giới, khiến cho quần chúng và nhất là giới quan lại chán ghét Phật Giáo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính, đẩy lùi Phật Giáo vào trong bóng tối.
Lý do thứba không kém phần quan trọng là sựthểhiện lòng tin của quần chúng vào ba ngôi Tam Bảo. Khi Phật Giáo bịsuy đồi như thế, nhiều nhà Sư lợi dụng cơ hội nầy đểmê hoặc tín đồnhư bói toán, xem ngày tốt xấu, đoán xăm, bàn mộng, cầu đảo v.v... đểPhật Giáo trở thành một đạo ủy mỵ, ru ngủcon người. Trong các thời nầy thấy xuất hiện rất ít nhà Sư có danh phận lớn như Ngài Huyền Trang ởđời Đường nên Phật Giáo rất khó có cơ hội đểphát triển.
Chùa chiền vẫn còn đó; nhưng chỉlà đồtrang sức cho một thời đãqua. Giáo lý giải thoát của Đạo Phật rất ít người ứng dụng đến. Quần chúng rất đơn giản; nhưng cũng rất phức tạp. Vì tất cảtừđây mà ra. Cái gì mà nhân dân chấp nhận, thì cái ấy tồn tại lâu dài. Cái gì mà nhân dân chối từ, cái ấy e rất khó tồn tại. Nhân dân, quần chúng cũng như khách hàng, còn giáo pháp, giống như một món hàng. Nếu hợp với nhãn quan thì họmua sắm đểdùng; nếu không, họlặng lẽlánh xa. Lúc đóngười bán hàng hay những vịlãnh đạo tôn giáo bắt buộc phải xem lại món hàng của mình tại sao bây giờlại bịếẩm. Chỉcó những người ham rẻmới mua hàng ế. Còn những người có tầm hiểu biết thấy xa, nhìn rộng thì xa lánh món hàng kém chất lượng nầy. Đây là một định luật mà các nhà làm tôn giáo, chính trị, văn hóa, xã hội, thương mại v.v... đều phải lưu tâm đến. Thông thường người bán hàng chỉmuốn bán những điều mình đem rao; nhưng lại quên rằng phải bán những điều gì người khác cần mua mới đúng. Bởi vậy giáo lý của Đạo Phật phải khếhợp với căn cơ, trình độvà hoàn cảnh của con người trong từng thời đại thì giáo lý ấy mới mong có cơ hội đứng vững trong cuộc đời.
Như vậy con người muốn gì trong Đạo Phật? Đơn giản lắm. Người Phật Tửđi chùa muốn cho tâm mình được an, phước mình được hưởng và xa hơn nữa, quảvịgiải thoát cũng muốn cận kề. Ởnhà tâm đãkhông an; nhưng vào chùa còn bất an hơn thì người Phật Tửphải suy nghĩlại vềcuộc sống của Tăng sĩnơi đó, họcó hành trì giới luật không? họcó tu học tinh tấn không? Người Phật Tửbiết rằng bốthí thì sẽđược phước đức. Nhưng sựbốthí ấy phải mang một ýnghĩa có sẵn trí tuệchứkhông phải chỉtừbi. Vì lẽ, người Phật Tửtại gia vẫn còn cái phân biệt nhịnguyên giữa người bốthí và kẻđược bốthí. Chỉtrừngười nào ứng dụng phương pháp y pháp bất y nhơn. Nghĩa là nương vào giáo pháp của Đức Phật đểtu, chứkhông y cứvào con người, thì những loại người nầy rất quý và rất hiếm. Tìm được những loại người nầy không phải dễ. Ngoài ra việc tu học giải thoát cũng có một sốngười tìm cầu. Nếu chư Tăng và chùa viện không giải quyết cho họđược những nhu cầu nầy thì Đạo Phật trởnên tiêu cực. Sựtiêu cực ấy căn bản là đến từngười lãnh đạo.
Đến đầu thếkỷthứ20, năm 1923 trởđi, tại Trung Quốc có Ngài Thái Hư Đại Sư là một bậc Pháp sư đạo cao đức trọng đãđứng ra vận động chấn hưng Phật Giáo dựa trên 3 điểm là: giáo quyền, giáo chếvà giáo sản. Đây có thểcũng là điều mà Ngài đãảnh hưởng chủtrương của Tôn Dật Tiên vềTam Dân ChủNghĩa chăng? Đólà: Dân sinh, dân tộc và dân quyền.
Giáo quyền ởđây có thểhiểu là Giáo Hội. Giáo Hội gồm có Tăng Ni và tín đồ, cần phải cách mạng lại. Vì lâu nay những gì Giáo Hội làm đãkhông được quần chúng hưởng ứng; nên bây giờcần phải cách mạng lại.
Giáo Chếởđây được hiểu là chếđộtu học của giới xuất gia cũng như tại gia phải được sửa đổi lại. Có lẽchư Tăng đãxa rời đời sống Tăng Sĩcủa mình và Phật Tửbịdẫn vào mê lộ, nên mới cần sửa đổi như vậy.
Giáo sản ởđây có nghĩa là tài sản của Giáo Hội. Tại Trung Quốc có rất nhiều chùa tư, thuộc vềtư nhân, không liên hệvới đoàn thểTăng Già; nên Ngài Thái Hư đãđề nghịnhư vậy cho việc hoằng pháp có ảnh hưởng hỗtương cho nhau và tài sản phải được đưa vềmột mối thì mới mong kỷcương của Giáo Hội được duy trì.
Trên đây là những điều thao thức của Ngài Thái Hư Đại Sư cho tiền đồcủa Phật Giáo Trung Quốc; nhưng cũng chỉsửa đổi cho đến năm 1949 mà thôi. Lúc bấy giờTrung Quốc đãbịchính quyền Đảng Cộng Sản cai trị. Họđãtriệt đểtriệt tiêu Phật Giáo đểĐảng Cộng Sản được tồn tại. Đây là một thảm họa của nhân loại từÁ sang Âu của đầu thếkỷnầy. Gần một thếkỷngườiCộng Sản đãtồn tại và gần một thếkỷhọchỉgieo rắc hận thù, tang thương và đổnát đến muôn nơi. Lịch sửcận đại đãnói lên điều đó, thiết tưởng thời gian và năm tháng còn lại sẽtrảlời cho sựhiện hữu hay ra đi của họtại Trung Quốc cũng như nhiều nơi trên quảđịa cầu nầy.
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường