Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[03]- PHẬT GIÁO NGÀY NAY VÀ NGÀY MAI - Tiến Sĩ Nadadeva Wijeskera

14/05/201313:11(Xem: 4199)
[03]- PHẬT GIÁO NGÀY NAY VÀ NGÀY MAI - Tiến Sĩ Nadadeva Wijeskera

Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo

Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996

Thích Tâm Quangdịch
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ, 2000

---o0o---

(I)

QUAN ÐIỂM ÐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO

---o0o---

3

PHẬT GIÁO NGÀY NAY VÀ NGÀY MAI

Tiến Sĩ Nadadeva Wijeskera

Không còn chút nghi ngờ nào cả, Phật Giáo cần thiết cho thế giới hiện đại mặc dù tôn giáo này đã được công bố từ trên 2500 năm qua. Ðó là vì thông điệp của tôn giáo này trẻ mãi không già. Tôn giáo đó nói về lòng từ ái, từ bi, niềm vui và hòa bình. Hòa bình là một đặc tính mà thế giới ngày này nói đến và là điều mong muốn của những nhà lãnh đạo và những tổ chức thế giới. Nhưng, có một số đông dân chúng vẫn chưa chắc chắn về thông điệp về hòa bình tuyên bố bởi Ðức Phật.

Thông điệp về hòa bình, về tình thương và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, được thuyết giảng vào thời kỳ khi các lục địa bị chia bởi những chướng ngại - tự nhiên và địa dư, ngôn ngữ và chủng tộc. Ðịa dư biệt lập, giao thông liên lạc chậm và hạn chế đã thu hẹp các khu vực. Vì vậy, dị đoan lan tràn và kiến thức không được chia sẻ. Trong tình trạng như vậy, cái không biết trội hơn cái biết. Về kỹ thuật và khoa học, những khu vực phát triển hiện nay của thế giới hiện đại không phát triển được hoặc thậm chí còn kém phát triển. Cho nên, dân cư sống tại những lục địa rộng rãi này, không có cơ hội để nghe, biết và hiểu cái thiết yếu của thông điệp Ðức Phật.

Một yếu tố khác chống lại sự truyền bá thông điệp của Ðức Phật là phương pháp thường thấy trong việc tuyên truyền tôn giáo. Tôn giáo được truyền bá bằng đao kiếm và xâm chiếm. So sánh điều này, Phật Giáo là một tôn giáo duy nhất không dùng sức mạnh giết người hay đạo quân thánh chiến để truyền bá.

Tuy vì các yếu tố ấy, Phật Giáo vẫn bành trướng đến tất cả những nước mà Ấn Ðộ có liên lạc và gặp gỡ vào thời đó. Phật Giáo bành trướng chậm nhưng chắc chắn dọc theo các tuyến đường cổ đến Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Hoàng Ðế A Dục cũng gửi các đoàn truyền giáo Phật Giáo đến các vương quốc Ðông và Tây với các nhà sư và đệ tử. Hoàng Ðế này đã gửi tặng phẩm Phật Pháp đến Sri Lanka qua người con trai là Mahinda và người con gái là Sanghamitta. Một cây nhỏ của cây Bồ Ðề, nơi mà Ðức Phật chứng đạo giác ngộ được mang đến Sri Lanka do Sanghamitta. Cây này còn sống đến ngày nay và là một cây lịch sử cổ nhất trên toàn thế giới. Cây này là biểu tượng của giác ngộ đối với tất cả những người Phật Tử. Từ Sri Lanka và Ấn Ðộ, Phật Giáo được truyền vào Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cao Miên và Nam Dương.

Ngày nay thế giới đã co lại về kích thước. Những khu vực kém phát triển và những khu vực chưa phát triển trước tiến bộ về kỹ thuật và khoa học trong khi những đất đai có lần mở mang trước đây lại trở thành khu vực kém phát triển. Trong thời đại này, đi lại dễ dàng, nhanh chóng và không bị hạn chế. Truyền thông ngay tức thời. Vậy nên sự phong phú về kiến thức là gia tài chung cho mọi người, và không có lý do gì để họ không biết đến thông điệp của Ðức Phật.

Những lời chỉ trích

Tuy kiến thức dành cho mọi người tùy ý sử dụng, nhưng vẫn có những lời phê bình Phật Giáo cũng như những quan niệm sai lầm và hiểu nhầm giáo lý của Ðức Phật. Ðược biết một số người đặt Phật Giáo ngang hàng với Ấn Ðộ Giáo. Cũng có những người nổi tiếng nghĩ rằng Phật Giáo không khác gì hơn bất cứ một tôn giáo nào theo thuyết hữu thần. Có một số người nói Phật Giáo đầy ắp niềm tin dị đoan và tu tập. Nhìn bề ngoài, những điều này xuất hiện đem mâu thuẫn làm trở ngại sự hòa giải lý tưởng. Những cái có vẻ dị biệt này phần nhiều do hiểu nhầm, tin tức sai lầm, và giải thích sai lầm về động lực xã hội và di sản văn hóa mà những mô hình đồng-hiện hữu phức tạp cùng tồn tại trong một đường lối không dễ nhận thấy trong nhiều xã hội với nhiều đường hướng. Cho nên muốn hiểu biết bản chất giáo lý của Ðức Phật, điều trở nên cần và thiết yếu là nghiên cứu những sự sai biệt giũa Phật Giáo với bất cứ một tôn giáo nào hiện hữu để có thể hiểu rõ ràng bức thông điệp của Ðức Phật.

Những tôn giáo khác có kế hoạch rất chu đáo để thỏa mãn khuynh hướng tâm lý, đặt vấn đề về thái độ và sự tò mò của người khác, lối suy nghĩ và tin tưởng của họ đến nỗi mỗi mối nghi ngờ có thể tưởng tượng được có lời giải thích hay nhất có thể được. Một số lời giải thích này là Thượng Ðế biết hết mọi sự, tình thương bao la và từ bi. Mguoì ta cũng nói đến một số nhân tố căn bản này không được nghi ngờ. Một số ngưới chấp nhận một tôn giáo trên niềm tin mù quáng, một số tin trên lý thuyết giáo điều. Tuy nhiên, những giả định này thỏa mãn tâm tin tưởng của tín đồ thuần thành. Họ không cần phải hỏi. Hợp lý và hợp lẽ nhường bước cho sùng đạo. Giải thích duy lý, giải nghĩa khoa học,sự tán đồng hợp lô gic không giống nhau giũa tôn giáo này với tôn giáo khác. Người ta khẳng định rằng những phương pháp và kỹ thuật của khoa học hiện đại không hướng về và cũng không thể áp dụng trong trường hợp tôn giáo. Người ta nghĩ căn bản là tôn giáo khác biệt khoa học. Người ta cho rằng tôn giáo thiên khải, lời của Thượng Ðế. Trái lại, Phật Giáo mời, hoan nghênh và khuyên khích điều tra, thẩm vấn và sự nội quan (sự tự xem xét nội tâm) theo một cách thức hợp lý, hữu lý và khoa học. Ðiều này được chứng minh trong Kinh nổi tiếng Kalama Sutta, nơi đây Ðức Phật dạy:

"Này Kalama, đừng tin theo điều đã đạt được bởi nghe đi nghe lại nhiều lần, vì điều đó là truyền thống; vì điều đó là tin đồn; vì điều đó là tiêu đềù;. vì điều đó được lý luận bề ngoài; vì điều đó có khuynh hướng thiên về một khái niệm đã được cân nhắc; vì điều đó dường như trong khả năng của người khác; hay vì nhà sư giảng những điều đó là đạo sư của chúng ta".

Người ta thường nói tương phản lại các Phật Tử là họ tin vào nhiều thần, chấp nhận niềm tin chung chung, lễ bái cây cối và hình tượng. Cũng được nói đến với sự chê bai là đa số các môn đồ sùng bái trời đất trăng sao. Nơi đây những lòi phê bình phạm lỗi lầm là trộn lẫn giá trị văn hóa, tục lệ xã hội và niềm tin truyền thống của người dân trong nhiều giai đoạn của sự tiến hóa xã hội. Những nhà phê bình đã quên hay đã không biết chưa bao giờ Phật Giáo toan tính dẹp bỏ lối sống hiện hữu và những giá trị văn hóa của nó bằng một đuờng lối sống mới lạ của một người không có thiện ý.

Trong cách thức tương tự, nếu những người hay nghi ngờ và chất vấn như vậy, những nhà phê bình hay những quan sát viên phải hỏi người Phật Tử trong hội đoàn Phật Giáo,, liệu người đó có tin vào một mớ hỗn tạp của các quan niệm như vậy không, người Phật Tử sẽ trả lời là "có" hay "không" vì tâm của người rất sẵn lòng giúp đỡ. Theo bản chất tinh thần của người Phật Tử, không có gì là không hợp lý trong cách suy nghĩ, trong sự hợp lý và sự tổ chức các sức mạnh và yếu tố quyền năng của cái cũ và mới, của cái không biết và huyền bí. Với người này, Phật Giáo và những lời giáo huấn đứng trên cái nền tháp của niềm tin cổ và dị đoan bằng một bộ luật đạo lý, và Tiratana (Phật, Pháp, Tăng) được đặt trên đỉnh của tháp.

Một trong những nhận xét trước sau như một về Phật Giáo là Phật Tử có niềm tin vào các thần thánh trong xã hội của họ. Người Phật Tử như vậy, khi van xin, không thể đem trộn lẫn với người Phật Tử thực sự tìm cầu Niết Bàn. Người đó không thể là hiện thân của Phật Giáo, Pháp được dạy bởi Ðức Phật. Ðó là một quan niệm sai lầm của những nhà quan sát viên và những lời phê bình về người tín đồ - những người hoàn toàn ý thức được cái tháp cấu trúc của những niềm tin đạo lý. Người đó tin có những quỷ thần tốt và xấu, chư thiên hay làm phúc, và những quyền năng tối thượng nhân từ. Người đó cũng tin tưởng Ðức Phật đứng vào hàng cao nhất theo hệ thống thứ tự và cấp bậc. Với kiến thức hạn hẹp về khoa học, họ tin rằng có lẽ tất cả các cách thức để giúp đỡ có thể được ủy thác trong lúc khủng hoảng của đời sống. Cho nên người đó làm nhiều điều cho mục đích ấy, liên quan đến việc thực hiện nhu cầu cần kíp của con người trong lúc tinh thần đau khổ. Nhưng chưa bao giờ có cá nhân nào như vậy thỉnh cầu Ðức Phật hay đệ tử của Ngài can thiệp cho. Người Phật Tử biết suy nghĩ không đòi hỏi những ân huệ như vậy. Ðiều tự nhiên đươc hiểu là những giá trị truyền thống trong một số xã hội hình thành cơ sở căn bản về cuộc sống của người dân và cứ thế tiếp tục. Người ta cũng hiểu rằng mỗi xã hội vẫn hãy còn những dấu vết còn lại của những truyền thống cổ. Cho nên không đem sát nhập những niềm tin truyền thống này vào Phật Giáo hay thực thi cùng với Phật Giáo. Ðó là lối sống.

Ðiều mà Phật Giáo không làm, tôn giáo khác có thể đã làm và có thể dự định làm. Trong ham muốn nhiệt thành để người khác đổi đạo theo đạo mình, các nhà truyền giáo của các tôn giáo khác, đã phá hoại tinh thần xã hội và biến họ thành mẫu người đần độn và buồn tẻ của một giống người và văn hóa xa lạ. Lòng ham muốn thay đổi giá trị văn hóa, niềm tin truyền thống và mô hình xã hội hình thành, khuôn mẫu và tinh thần của một toan tính thành lập một tôn giáo xa lạ với cơ cấu văn hóa xa lạ, điều mà họ nghĩ rằng đó là một nhóm kém. Như vậy họ mưu tính thay đổi xã hội văn hóa và tinh thần quốc gia của nhóm người ấy. Tình trạng như vậy đã gây thiệt hại không thể sủa chữa được về mặt xã hội cũng như tinh thần, vì những nhà truyền giáo đã đè nén ham muốn sống mạnh mẽ, và sau đó làm tê lieÿ ý chí muốn tiên bộ. Bề ngoài, sự thu phục tín đồ dường như thành công. Nhưng, trong thâm tâm của con người, niềm tin và giá trị cũ vẫn còn làm mờ đi tất cả những ánh sáng bên ngoài của những tôn giáo mới. Do đó ngay trong phạm vi xã hội này sẽ xẩy ra xung đột không những chỉ về văn hóa và chủng tộc mà còn cả về tôn giáo nữa.

? bất cứ nơi nào đạo Phật đến hoặc được Ðoàn Thể Tăng Già tiến dẫn, giáo pháp của Ðức Phật chẳng bao giờ mâu thuẫn với các giá trị truyền thống của xã hội mới. Cái cũ và cái mới, cái cổ xưa và cái hiện đại sát cánh tồn tại. Khi tâm trí tiến bộ với sự mở mang và thăng tiến của kiến thức, những lãnh vực ma thuật và dị đoan, y khoa và khoa học giảm thiểu. Sự tổng hợp phát xuất, toàn bộ hay từng phần, và tiến trình này tiếp diễn cho đến ngày nay. Cho nên đối với quan sát viên nông cạn, đối với nhũng nhà phê bình ngoan cố, và các nhà truyền giáo, những việc này hình như mâu thuẫn không thể hòa giải được. Kết quả là họ kết tội Phật Giáo vô minh và sự khác biệt trong đường lối mà họ suy nghĩ về giáo lý của Ðức Phật. Họ giải thích kết hợp với ma thuật, thậm chí như một phương tiện trong bộ máy tạm thời của con người nhằm đáp ứng tình trạng tâm lý căng thẳng hay khủng hoảng cảm xúc chứ không phải là tôn giáo có lý do xác đáng. Thêm vào đó, điều mai mỉa là họ chưa chấp nhận rằng nhu cầu sống còn của con người, và đạt tình trạng tối thượng hòa bình và hạnh phúc chỉ hoàn tất được bằng sự loại bỏ tội lỗi. Trái lại người Phật Tử biết rõ tất cả chúng sinh đều vô thường, bất toại nguyện và không có linh hồn.

Sự Hiểu Biết Về Thông Ðiệp Của Ðức Phật

Ðối với lời tuyên bố tôn giáo này căn bản khác biệt với lối giải thích duy lýù của khoa học, chúng tôi có thể trả lời qua Abhidhamma(Vi Diệu Pháp). Về căn bản, giáo lý các cấp của Ðức Phật theo đuổi thế giới tư tưởng khoa học về danh và sắc (nama-rupa). Giáo lý căn bản của Ðức Phật là: "Tránh làm điều dữ, làm điều lành, và thanh tịnh tâm ý". Thêm vào, tất cả sự vật do duyên hợp đều phải chịu luật căn bản của sự thay đổi và vô thường (anica), bất toại nguyên (dukkha); và không có một thực thể sống vĩnh viễn (anatta, vô ngã). Một chúng sanh chẳng là gì cả mà chỉ là "nama-rupa" (Danh-Sắc). Sắc là sự biểu hiện của các lực và đặc tính. Người xưa biết chúng như nguyên tử (paramanu). Ðức Phật gọi chúng là đơn vị căn bản của vật chất. Từ việc này, chúng ta biết Phật Giáo cập nhật hóa với những khám phá khoa học mới nhất về bản chất của chúng sinh.

Sanh theo ý nghĩa Phật Giáo để chỉ cho tùy thuộc phát sanh. Sanh tiến triển theo thời gian vì vô minh (không biết gì) trong một loạt các nguyên nhân và hậu quả (paticca-samuppada). Những điều này được công thức hóa như sau:

Tùy thuộc nơi vô minh, hành phát sanh
Tùy thuộc nơi hành, thức phát sanh
Tùy thuộc nơi thức, danh sắc phát sanh
Tùy thuộc nơi danh-sắc, lục căn phát sanh
Tùy thuộc nơi lục căn, xúc phát sanh
Tùy thuộc nơi xúc, thọ phát sanh
Tùy thuộc nơi thọ, ái phát sanh
Tùy thuộc nơi ái, thủ phát sanh
Tùy thuộc nơi thủ, hữu phát sanh
Tùy thuốc nơi hữu, phát sanh tình trạng của Nghiệp
Tùy thuộc nơi tình trạng của Nghiệp, sanh phát sanh
Tùy thuộc nơi sanh, phát sanh lão và tử.

Ðương nhiên nếu nguyên nhân ngưng thì hậu quả cũng ngưng. Có nghĩa là vô minh hoàn toàn được loại đi sẽ dẫn đến giai đoạn chấm dứt sanh và tử.

Vì đã giải thích nguồn gốc của vật chất, ham muốn tinh thần, và những cảm xúc con người, Phật Giáo cố gắng giải thích sự thay đổi của đời sống như môt chu trình tiếp nối của hiện hữu và tùy thuộc. Tiến trình này là bất toại nguyện. Cho nên điều này chứng minh dù cho có đạt được kỹ thuật tiến bộ cao nhất của thế giới hiện đại vẫn phải tùy thuộc vào định luật vũ trụ (Dhamma, Pháp). Ðời sống chính nó cũng chi phối bởi định luật này. Không một chúng sanh nào có thể trốn chạy hay thoát được.

Từ giai đoạn này, Ðức Phật tiến đến phân tích tình trạng hiện hữu của chúng sanh, và tìm cách chấm dứt bất toại nguyện và vô thường của tất cả sư vật do duyên hợp. Cho nên, Thông Ðiệp của Ngài rất rõ ràng. Không phải là để cho ta chạy trốn trong sợ hãi do thiếu can đảm hay nỗ lực của con người. Ðó là một phương cách tìm giải pháp cho một vấn đề - vấn đề ám ảnh con người- và biết con đường ra khỏi tình trạng nguy hiểm. Những tình trạng như thế lúc nào lúc nào cũng hiện diện trên thế gian này và tốt nhất là có thể nào tả chúng bằng cách dùng truyện ngụ ngôn: Bị lửa cháy, chỉ có thể thoát được khi tránh xa nó và không nên gần nó. Phương cách để sống sót trước lũ lụt hay vượt một con sông là tìm một cái bè để tới chỗ an toàn. Con đường muốn khuất phục một con rắn là làm cho nó ra khỏi lối đi.

Cho nên lửa hận thù có thể tránh được và dập tắt được bằng tình thương. Nước lũ luyến ái phải vượt qua bằng sự buông bỏ, và 'sông' 'Samsara' (luân hồi) phải được vượt qua bằng cách tẩy sạch những ô nhiễm trong tâm. Cái nọc độc của ảo tưởng có thể bị loại bỏ bằng cách phát triển các đức tính hiểu biết. Về mặt này, Ðức Phật dạy ta không nên đi đến cực đoan, mà theo một con đường hợp lý thực tiễn, đó là con đường trung đạo. Nếu cứ cực đoan, khổ đau hay giữ bên kia cực đoan lạc thú, có khả năng dẫn một chúng sanh tới nguy hiểm. Cái nguy hiểm tinh thần này vẫn là nét thường thấy trong thế giới hiện đại này. Nó không bị hạn chế ở thời cổ, và khoa học kỹ thuật hiện đại không thể vượt qua cái nguy hiểm tinh thần này vì nó liên quan đến trạng thái tình thần và không phải trạng thái vật chất.

Cho nên, con đường khó khăn nhưng chắc chắn là con đường trung đạo. Ðó là con đường chánh đáng, cũng được gọi là Bát Chánh Ðạo cao thượng. Con đường này trả lời những vấn đề của con người. Nó gồm có tám đức hạnh được sắp xếp thành ba loại, giới (sila), định (samadhi), và huệ (panna). Giới gồm có chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Ðịnh gồm có chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Huệ gồm có chánh kiến và chánh tư duy. Thực hành những điều này dẫn đến đạt giai đoạn cuối cùng Niết Bàn.

Ðến giai đoạn này ta nhất định nêu câu hỏi: Tại sao con người lại tự chối bỏ những cái tốt nhất của đời sống - Vì Bát Chánh Ðạo rất khó theo? Tại sao con người không vui hưởng những lạc thú của trần thế với tất cả hạnh phúc của nó? Vì sau cái chết cái gì sẽ xẩy ra cho mọi người? Ai biết? Ai có thể nói được? Thứ nhất, con người là một động vật xã hội. Con người là một chúng sinh có lý trí cao nhất, loại duy nhất có ưu thế làm chủ trên môi trường xung quanh, cả không gian lẫn ngoài không gian. Dù trong một xã hội như vậy, con người không thể tự mình sống được. Con người phải sống với gia đình, với nhóm của mình. Và không thể có một cuộc sống yên ổn hạnh phúc nếu ai nấy sống trong sợ hãi lẫn nhau.

Một nền tảng luân lý là cần thiết cho con người sống hòa bình trong xã hội. Ngày nay những đức hạnh vẫn giữ hàng đầu trong tâm của tất cả chúng sanh là những tiêu chuẩn luân lý do những người sáng lập tôn giáo thuyết giảng. Và hơn bao giờ hết trước thế giới nhận thức đầy đủ mối nguy hiểm đứng trước nhân dân tiến bộ tại thành thị do những kinh hoàng về chiến tranh, kỳ thị chủng tộc, bất bình đẳng và nghèo khổ. Những điều này gắn kết với nhau khiến ta thấy khó phân tách tội lỗi này với tội lỗi kia. Người ta nói đến hòa bình nhưng lại không chống lại đi tới chiến tranh và giết chóc. Ðời sống là một tặng phẩm cao quý của tạo hóa. Chỉ có một chút khác biệt giũa hai kiểu nói đến nguyên lý đời sống. Cho nên thật đúng là đạo đức giả khi nói hòa bình mà không nói đến sự ngăn ngừa lấy đi bất cứ dạng thức sống nào. Tại sao lúc ấy tất cả những sinh vật lại không được kể đến trong thông điệp hòa bình này để ngăn chặn khổ đau? Có phải vì con người là động vật siêu đẳng và số còn lại đều kém hơn không? Có phải vì con người không thể sống được chỉ với bánh mì không? Có phải con người phát triển nhờ sự trả giá của những sinh vật đồng loại? Trong ý nghĩa của mình, đó cũng vẫn là lập luận ảnh hưởng đến những nhà lảnh đạo quốc gia đang cố gắng loại trừ người thế yếu; kẻ mạnh, người yếu. Ðó là luật rừng, luật sống còn của động thực vật thích nghi nhất với sức mạnh lý, hóa và sinh học.

Cũng giống như vậy với các đức hạnh khác: ngăn ngừa đòi hỏi nhục dục bất hợp pháp, ngăn ngừa nói dối, ngăn ngừa dùng ma túy. Khi xã hội tiến triển và giá trị luân lý, năm giới cấm (pancasila) sẽ cung cấp con đường sống cho con người của xã hội ngày nay và ngày mai. Ðộng vật xã hội có lý trí cần thiết phải bỏ lối sống vô luân lúc sơ khai của con thú vô trí để có thể sống hòa hợp trong phạm vi xã hội của mình. Một số chấp nhận và áp dụng giới này sớm hơn người khác. Một số áp dụng từng phần và một số áp dụng toàn bộ, nhưng cuối cùng nhân loại sẽ áp dụng tất cả. Dầu rằng không mang danh nghĩa này nhưng làm như thế là cách sống đạo đức đứng đắn.

Cái mà thật sự con người mong muốn là tất cả chúng sanh hạnh phúc. Con người, động vật, bây giờ lẽ ra đã phải thay đổi thành một con người có luân lý mà sự quan tâm đến đồng loại sẽ bắt đầu phát triển. Mỗi quốc gia đều nói đến hòa bình và mỗi người trong thâm tâm đều mong muốn hòa bình cho chính mình. Nhưng những người khác ở khắp nơi thì sao? Những nhà lãnh đạo nói khản cả tiếng và kêu gào hòa bình trên tất cả những diễn đàn. Nhưng không có đạo đức thật sự phát ra trong tâm của một cá nhân, không có người nào hay quốc gia nào hy vọng có hòa bình trong cộng đồng, trong nước hay ngoài nước. Một dấu hiệu đáng mừng là nhìn thấy phẩm hạnh hiểu biết này phát triển trong đầu óc và con tim của người dân đã từng tranh đấu cam go và đổ máu trong chiến tranh và những quốc gia đã có được những vũ khí hủy diệt hàng loạt hiệu nghiệm. Với sự hiểu biết này, những đức hạnh khác như lòng từ ái, từ bi (karuna), vui trong hạnh phúc của người khác, và tâm tràn dầy thanh thản (uppekkha) sẽ phát triển. Con người thực sự vĩ đại, hòa bình và yêu hòa bình chỉ khi trau dồi các đức hạnh này và khi nhận thức được và thực hành chúng. Rồi con người ấy sẽ tới gần nhận thức hạnh phúc tinh thần cả thế giới này lẫn bên kia thế giới.

Tình Trạng Hoàn Hảo Trong Bức Thông Ðiệp Của Ðức Phật

Bây giờ câu hỏi được nêu lên, tại sao chúng ta phải lãnh tất cả khó khăn này khi chúng sanh đã đi tới kết thúc với xác thân bị tiêu hủy trong thế giới này. Tóm lại, tại sao bi quan như thế? Có thế giới nào ở bên kia không? Cái bản chất thế giới ấy là gì? Câu trả lời thông thường là hoặc thiên đường hoặc địa ngục. Ðó chưa phải là câu trả lời cuối cùng trong Phật Giáo. Một chúng sanh không ngưng trở thành cho đến khi đạt được trạng thái toàn hảo của hạnh phúc tinh thần. Ðiều này chỉ có thể hoàn tất được bằng cách đạt được trạng thái cuối cùng tẩy sạch hết trong tâm ô nhiễm như luyến ái (raga), ác ý (dosa) và vô minh (moha). Có thể đạt được ngay trong thế giới này với những ai trau dồi trạng thái tinh thần tiến từng bước tới tình trạng toàn hảo của phước lớn. Nó có thể xảy ra vào thời điểm thích hợp, ngay trong tiến trình trở thành đang tiếp diễn, một ngày nào đó sự trở thành trở thành ngưng lại. Cái đó như thế nào? Và nó hành hoạt ra sao? Hành vi của một người có thể xấu hay tốt, đạo đức hay vô luân. Tâm của một người có thể phát triển hay phát triển chưa đầy đủ. Nhũng sự thành công của một người có thể mau hay chậm. Chúng sinh tiếp tục trong chuỗi sinh và tái sinh đây đó theo nghiệp (karma) riêng của mình. Theo định luật của nghiệp, một chúng sanh tái sanh trong tiến trình luân hồi (samsara). Sự tiếp tục của đời sống, của tâm và vật, tình trạng của dòng tinh thần do lực của nghiệp và hậu quả tái sản xuất ra chúng sanh này trong một loạt đời sống. Tiến trình thanh tịnh tinh thần phải tiếp tục. Giai đoạn đạt tinh thần phải phát triển cho đến khi tâm được thanh tịnh và người đó trở thành một người hoàn hảo và chứng được an lạc của Niết Bàn.

Như đã nói trước dây sanh và tái sanh tiếp diễn trong trạng thái này hay trạng thái khác do sự tiếp tục cái đà của dòng tinh thần theo nghiệp riêng của mình. Tiến trình này được giải thích trong Phật Giáo bởi học thuyết về nghiệp và tái sanh. Sanh tiếp diễn cho đến khi nghiệp trợ giúp mỗi cuôc sống có được ngưng lại. Sự ngưng tối hậu của sanh mang lại trạng thái toàn bích của hạnh phúc gọi là Niết Bàn trong Phật Giáo. Con đường của đời sống phác họa cho đến nay cách sống đã được phác họa này có thể được theo đuổi ngay trong đời này trong xã hội tiến bộ hay kém tiến bộ. Nhưng ham muốn để trở thành khiến không chúng sanh nào đạt được hạnh phúc tối thượng. Chúng sanh phải ngưng trở thành. Ðó phải là mục tiêu tối hậu và mục đích của mỗi chúng sanh. Ðó là mục tiêu của người Phật Tử và người Phật Tử phải thực hành bộ luật đạo lý trong hy vọng này và cho mục đích này. Trạng thái ấy nằm trong tay của mỗi người. Nó phải được thực hành bởi chính mình.

Nơi đây người cư sĩ nhất là những người Phương Tây đụng độ với những vấn đề không mấy quen thuộc với họ, với triết lý về đời sống và tôn giáo quen thuộc của họ. Ðó là quan niệm về đời sống sau khi chết trong một chuỗi tái sanh dưới nhiều dạng thức. Sự việc như vậy có thể có không? Nhưng những nhà tư tưởng phương Tây và trí tuệ phương Tây, tốt hơn trước đây, nghĩ rằng sự việc như vậy có thể có được. Một số biến cố, và một số bất hạnh trong cuộc sống này không thể giải thích nổi ngoại trừ bằng niềm tin như vậy. Một số năng khiếu của trẻ em ở độ tuổi khác thường không thể giải thích hoàn toàn Cho đến nay, sự truyền thừa năng khiếu do di truyền có thể là câu giải đáp. Nhưng sự hồi tưởng hay nhớ lại một số việc xẩy do các em kể lại cho thấy một vấn đề mà do đấy tái sanh có thể giải thích được. Những nhà ngoại cảm đang nghiên cứu hiện tượng này và những trường hợp được ghi nhận càng ngày càng nhiều. Trong Phật Giáo có nói rằng kiến thức nhớ lại kiếp trước (pubbe nivasanussatinana) đạt được trong giai đoạn thiền thứ ba bởi một người đắc ngũ thông (pannca abhima). Cho đến nay những người thấy khó tin và hiểu đã phát hiện một số bằng chúng có triển vọng thực tế trong tái sanh .

Cơ chế hoạt động của học thuyết tái sanh là gì? Nghiệp lực tốt hay xấu được đặt vào như một lực tái phát và quyết định chu trình đời sống tiếp tục. Ðó không phải là một phương trình mà trong đó tốt và xấu được tính toán như yếu tố cộng trừ, để lại con số thừa hay thiếu của một tài khoản. Ðó là một khái niệm bởiù hành vi tốt sẽ ở một nơi nào đó, một cách nào đó, một ngày nào đó vào lúc nào đó được đền bù tưởng thưởng, ngược lại hành vi xấu sẽ gặt phần thưởng xấu. Nghiệp lực tiềm tàng này có một môi trường tâm linh và không phải vật chấtù. Ðó là một tiến trình tâm linh giống như điện năng trong máy móc điện tử. Sức mạnh tự tái sanh của nó vốn có, gắn liền trong lực của chính nó, giống như điện năng hay âm thanh và sóng ánh sáng. Nơi đây làn sóng âm thanh đặc biệt hay tia sáng thực tế có trong nó toàn bộ tiềm năng để tự tái sanh nếu có sự bố trí thích đáng để nhận nó. Có lẽ nghiệp lực hoạt động có thể giải thích một cách nào đó bằng ngôn ngữ thông thường. Phương trình chót và cuối cùng là đặc tính của nghiệp lực nó tái sanh ra hậu quả, có nghĩa là kết quả chúng sanh mới có được trong những giai đoạn tiếp nối của cuộc sống. Ðặc tính đó là gì? Giải thích nó như thế nào?

Những điều này là những vấn đề cần câu giải đáp. Người cư sĩ thấy khó khăn hơn để hòa hợp các yếu tố này. Và những người cư sĩ của thế giới phát triển và chậm tiến lại càng thấy khó tin hơn vào việc đó. Phải nói rằng những điều này là những khái niệm triết học, học thuyết tôn giáo đã được bàn cãi thảo luận và dẫn giải. Giải thích một sự vật tầm thường cũng không thể được nếu không có sự thực hành trong hiện tại hay kinh nghiệm của chính mình. Ánh sáng có thể giảng nghĩa dễ dàng. Nhưng với một người mù thì khó mà có thể giải nghĩa nó giống cái gì. Ta có thể mô tả đường đi hay phương cách để đi tới một nơi nào đó. Ta cũng có thể mô tả một nơi như thế nào nếu ta đã ở đó. Nhưng không ai có thể cảm thấy hay thực hành nếu tự ta không ở đó. Giống như vậy, những điều này phải được thực hiện bởi cá nhân mình và tự mình. Phật Giáo nói lên con đường do Ðức Phật thuyết giảng. Con đường đó đã được giải thích. Những người khác có thể gia nhập để theo. Vuợt qua cái đó, không ai có thể giúp đỡ được. Ta chính là vị cứu tinh của ta. Không ai có thể cứu được người khác. "Attahi attano natho". Khi ta đã theo con đường này, thực hành tôn giáo này, mở mang tâm tríù, ta không thể thất bại trong việc đạt trạng thái toàn hảo và cao nhất của Niết Bàn. Trạng thái đó vẫn nằm trong bàn tay của chúng ta.

---o0o---


Source : BuddhaSasana Home Page

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1532)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4028)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3558)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7453)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9260)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16770)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14862)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 3361)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
19/05/2023(Xem: 4922)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
03/05/2023(Xem: 11327)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]