Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. KẾT LUẬN:

14/05/201312:19(Xem: 4339)
6. KẾT LUẬN:

NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI
The Great Religions By Which Men Live

Tác giả: Tiến Sĩ Floyd H. Ross và Giáo Sư Tynette Hills
Dịch giả:Thích Tâm Quang

---o0o---

KẾT LUẬN 

22. TIẾN TỚI ĐỜI SỐNG PHONG PHÚ HƠN

Vì đã bắt đầu làm quen với những tôn giáo lớn khác nhau trên thế giới trong những chương trước đây, bạn có thể hỏi: "Từ những tôn giáo này, cá nhân tôi phải chọn tôn giáo cho tôi? Liệu tôi có phải quyết định để trở thành người Phật Tử, hay người Ấn Giáo, hay người Hồi Giáo, hay người Khổng Giáo, hay môn đồ của Do Thái Giáo, hay người Cơ Đốc Giáo? Có lẽ, một mặt khác bạn đã ngạc nhiên một cách vui vẻ thấy những những tôn giáo khác cao thượng hợn bạn tưởng nhiều. Thâm chí bạn cảm thấy bạn đã khám phá một ít nhận thức mới sâu xa mà tôn giáo riêng của bạn dường như bỏ sót. Mặt khác, bạn có thể lo lắng về khả năng chấp nhận niềm tin của một tín ngưỡng mà người khác gọi là "Phật Tử" hay "Không Giáo" vì sợ rằng hồ như bạn trở thành bơ vơ trong nhà thờ hay cộng đồng của bạn. Có một cảm giác yên tâm khi tin rằng văn hóa tôn giáo do văn hóa của mình mang lại là cái tốt nhất trong tất cả tôn giáo -- ít nhất là cho chính mình.

Xét cho cùng, người ta nói, có những thứ mà đời sống cho chúng ta nhưng không có sự lựa chọn của chúng ta. Bởi vô tình mà sinh ra, mỗi chúng ta có thể trắng, hay nâu, vàng hoe hay ngăm đen, Mỹ hay Pháp, nam hay nữ. Những cái "được cho" khác quyết định cho chúng ta về mặt xã hội -- những tục lệ ở nước bạn, gia đình hay tôn giáo quốc gia của bạn. Bởi vô tình sinh ra, mỗi một người trong chúng ta sinh vào một nhà văn hóa tự nó được gọi bằng tên riêng như Ấn Giáo, Phật Giáo, Do Thái Giáo, hay Cơ Đốc Giáo. Rất lâu trước khi chúng ta tiến tới cái gọi là "tuổi khôn lớn", khi đúng là chúng ta có thể lựa chọn cho chính mình trên cơ sở của lý trí và kinh nghiệm đã được dân tộc đó làm sáng tỏ, hầu hết chúng ta hoàn toàn hấp thụ những giá trị do văn hóa đem lại mà rất ít người trong chúng ta có quyết định cấp tiến để từ bỏ sự giáo dục của chúng ta.

Tuy nhiên hầu hết chúng ta có một nhu cầu sâu xa hơn sự tự nguyện theo quá khứ của chúng ta hay giống như những người chung quanh chúng ta. Dưới những hoạt động và quyền lợi hiển nhiên của chúng ta, là cái nhân của sự ham muốn khám phá cho chính mình xem, chúng ta thực sự là ai, và cái gì trong đời sống là quan trọng. Nhiều triệu người đã hỏi những câu này trước chúng ta, dù người ta có tin chắc về câu trả lời của họ đến đâu thì mỗi người chúng ta vẫn có cái khát khao riêng tư khám phá cho chính mình.

Đúng như đứa bé mới học bò, và đưa lên miệng thử mọi thứ mà nó được chạm vào. Thật đúng là thanh niên hay cố gắng khám phá ý nghĩa của cuộc đời, tình yêu, và công việc làm. Và đúng là người già luôn có khả năng làm được điều kỳ lạ đòi hỏi bền bỉ.

Rất quan trọng là chúng ta tiếp tục duy trì trong lòng mình cái ham thích tìm hiểu và biết cách đặt vấn đề. Tin vào sự ngờ vực lương thiện còn hơn là tin vào tất cả những tín điều của quá khứ và hiện tại mà không xem xét. Trong ý nghĩa này mỗi một người trong chúng ta phải đọc cho hiểu tôn giáo của mình -- đó là, quan niệm của chính mình về cái gì có giá trị tối thượng trong cuộc sống, cách bầy tỏ quan niệm ấy của chính mình, tận tâm trong đời sống hàng ngày đối với những giá trị mà mình tin tưởng là căn bản. (Những lời nói cụ thể dùng để mô tả những tiến trình này tương đối không quan trọng, khi tất cả tinh thần tự do trong tôn giáo đã được công nhận ở khắp nơi -- trước sự kinh hoàng của những người bảo thủ thận trọng hay các thầy tu phản động).

Có thể dường như lạ lùng, chỉ khi chúng ta khám phá chiều sâu của kinh nghiệm cá nhân nằm dưới những khác biệt mà chúng ta có khả năng hiểu rõ tại sao có những khác biệt này. Và những gì chúng ta thấy ở một mức độ sâu hơn cho chúng ta thấy những nhân tố phổ quát. Chúng ta vỡ lẽ ra rằng trên những phương diện sâu xa tất cả mọi người đều giống nhau -- dù cho mỗi người có một nguồn gốc.

KHÔNG GIAN CHO CUỘC SỐNG SÁNG TẠO

Một trong những điều kỳ diệu bất diệt trong đời sống là bao giờ cũng có chỗ cho người khác, có khái niệm khác, có sự giải thích khác. Mỗi người trong chúng ta đều có cơ may giữ một vị trí trong vũ trụ của chúng ta. Chúng ta xây dựng "không gian sống" cho chính chúng ta trước tiên qua thái độ của chúng ta rồi qua những nỗ lực và hành động của chúng ta, với xóm giềng và trong toàn bộ thế giới của chúng ta.

Một mặt chúng ta cố gắng vật lộn với cái "không gian sống" cho chính chúng ta bằng cách dùng một thái độ thù nghịch đối với những người khác và hung hăng chống lại những ai mà chúng ta nghĩ là cản đường chúng ta. Hoặc, mặt khác, chúng ta có thể lẩn tránh những cơ hội mà đời sống hiến dâng và rút lui vào một thế giới riêng tư bao quanh bởi sợ hãi và ngờ vực. Trong cả hai trường hợp chúng ta phải bằng lòng có một vị trí nhỏ bé hạn chế trong cuộc sống.

Nhưng chúng ta có sự lựa chọn thứ ba. Chúng ta có thể chào mừng mỗi người và hoàn cảnh chúng ta gặp với thái độ tin cẩn, thân hữu, tìm hiểu. Bằng cách này chúng ta thâm nhập càng ngày càng nhiều vào cái mà người và hoàn cảnh đưa đến. Bởi vậy chúng ta xây dựng một "không gian sống" không ngừng phát triển. Đời sống dường như hiến dâng những giải thưởng phong phú nhất cho những ai đã phát triển khả năng "mở rộng" "không gian sống" của họ một cách liên tục. Đúng là không có ai có thể tạo ra toàn bộ môi trường chung quanh, nhưng mỗi người nhất định xây dựng được một môi trường cá nhân về thái đô và cảm nghĩ dẫn đến có thể sửa đổi đáng kể môi trường chung quanh mình.

CHÚNG TA CÓ THỂ GIÚP ĐỠ LẪN NHAU

Mỗi một người trong chúng ta ở một mức độ nào đó đều xây dựng "không gian sống" riêng của mình. Tuy giống như sợi dọc sợi ngang của một tấm thảm dệt, "không gian sống" của chúng ta gối lên nhau hay thâm nhập vào nhau. Như một nhà thi sĩ Anh Quốc John Donne, bầy tỏ từ lâu: Không ai là một hòn đảo hoàn toàn của chính mình; mỗi người là một mảnh của Lục địa, một phần của Biển cả". Cải thiện phẩm chất trong "không gian sống" của chúng ta, thì chúng ta không thể giúp cải thiện phẩm chất của người khác.

Mỗi người trong chúng ta có thể học hỏi hầu hết từ người khác bằng cách theo nguyên tắc của "hạt bụi và tia sáng". Bằng cách ý thức được "tia sáng" theo cặp mắt tín ngưỡng hay không tín ngưỡng của chúng ta, chúng ta ít khuynh hướng xoi mói nhìn vào "khuyết điểm" của người dù chỉ bàng hạt bụi. Nhưng tìm hiểu cái xấu nhất về niềm tin của người khác trong khi lại tập trung vào cái tốt nhất của chính mình thì quả là tai hại cho tình bè bạn của con người và cộng đồng lớn hơn. Đúng hơn, chúng ta phải tìm kiếm cái tốt nhất trong khi không quên bỏ qua cái xấu nhất. Từ Ấn Giáo và Phật Giáo, chẳng hạn, nhiều người Tây phương có thể đi đến (và đã đi đến) sự hiểu biết mới về tầm quan trọng trong việc tìm kiếm cái ngã thật. Để làm việc này, ta cần không quên những nhược điểm của Ấn Giáo như đã được vạch ra bởi một người Ấn Giáo, Gandhi. Cũng chẳng cần phải học cách ngồi xếp chéo chân và ăn cơm để trên lá chuối lá dừa trong khi đóng một cái khố hay mặc áo Xari. Cũng chẳng cần phải từ chối cái mà người ta vui theo truyền thống riêng của người ấy. Tính cởi mở này có lẽ không đòi hỏi thay đổi sự gia nhập tôn giáo của mình, nói một cách có tổ chức, liệu ta có đủ may mắn thuộc về nhóm tin vào việc cho phép mọi thành viên đánh giá rộng rãi nhất trong tìm kiếm chân thật.

Quả thực, rất có thể là một người học hỏi được nhiều về tầm quan trọng của việc biết mình do nghiên cứu sâu hơn những khía cạnh không được lưu ý tới về truyền thống tôn giáo của mình cũng như nghiên cứu tôn giáo khác. Nhưng trong một thế giới tràn đầy với những người am hiểu quá ít cái đẹp nhất của các nền văn hóa khác tiến dẫn, lại hay bảo vệ văn hóa hoặc tôn giáo mình, có một lập luận thực tiễn để cố gắng đi vào tính khí hay tinh thần của những triết lý hay tôn giáo khác. Trong tiến trình này, nhiều người khám phá thấy lần đầu tiên trong đời họ, họ thực sự trực nghiệm một chân trời rộng mở biết mình nhiều hơn. Họ giành được sự am hiểu sâu hơn về truyền thống tôn giáo của chính họ.

Trong ý nghĩa này, bất cứ tôn giáo nào, hay nền văn hóa nào được nghiên cứu cẩn trọng, hồ như có thể trở thành tấm gương đa diện qua gương đó mỗi người chúng ta học hỏi cách hiểu mình trọn vẹn hơn. Mỗi người trong chúng ta là một cá nhân, tuy nhiên mỗi chúng ta là một phần của cộng đồng lớn hơn. Trong chừng mực chúng ta là những cá nhân, chúng ta phải đi sâu vào kinh nghiệm của chính mình để tìm ra ý nghĩa của cuộc đời. Không có cha mẹ, thầy giáo hay nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại nào có thể làm việc đó thay cho chúng ta, dù cộng đồng có thể cung cấp cho chúng ta những đầu mối và hướng dẫn. Mỗi người trong chúng ta đều có quyền không thể chuyển nhượng về việc quan hệ trực tiếp với vũ trụ. Nhưng mỗi chúng ta phải giành được nó cho chính mình.

Tấm bi kịch là quá nhiều người chúng ta cam chịu bằng lòng, dù là trong những năm trưởng thành, với những câu trả lời hay diễn tả của một ai đó đưa ra. Chúng giới hạn mình vào cái người khác nói thay vì thăm dò một lần nữa những câu hỏi căn bản cho chính chúng ta. Nhiều người trong chúng ta bám níu vào giá trị do một số lãnh đạo trong quá khứ nhấn mạnh mà không khảo sát nghĩa lý của nó trong hiện tại. Hầu hết chúng ta đã đóng kín một số lãnh vực tư tưởng ở đâu đó dọc ranh giới này.

Có những cánh cửa phải được mở, và mỗi một chúng ta có thể giúp chính mình và người khác vào tiến trình mở cửa. Những người khác là gì, họ nói gì, và họ nói thế nào, tất cả có thể giúp cho việc mở cửa. Kiến thức trong quá khứ có giá trị đến mức nó có thể giúp mở cửa trong hiện tại.

TIẾN TỚI KHÁM PHÁ TÍNH CHẤT THỐNG NHẤT CỦA CHÚNG TA

Dưới ánh sáng của việc tiếp cận đời sống mà chúng ta đã bàn thảo trong những chương này, một số kiểu thái độ, niềm tin và hành động bị bác bỏ. Thái đô nào bị bác bỏ? Những cái phản ảnh sự tin cậy thiếu óc phê bình vào kinh nghiệm và lời nói của người khác, dù là ở Phương Đông hay ở Phương Tây; thái độ sợ hãi và phục tùng, cũng như thái độ quá tự tin hay gần như là "biết tất cả"; thái đô ép buộc hay cảm nghĩ chỉ có một con đường duy nhất để bắt đầu sự trải nghiệm quan trọng việc tìm ý nghĩa cuộc sống.

Loại niềm tin nào bị loại trừ? Những niềm tin tạo thành bức tường thành quanh chính mình hay bao quanh bộ lạc ta, ngăn cản mối quan tâm chân thật về lý do tại sao người ta lại tin cái mà họ tin, những niềm tin cố chấp vì mặc cảm tội lỗi thầm kín hoặc những lo âu bị khuấy động; những niềm tin nhấn mạnh vào những nhược điểm gây tổn thất cho đức hạnh hay tiềm năng của mình, những niềm tin câu thúc tinh thần, bóp chết lòng can đảm hoặc đạo đức của ta.

Tương tự như vậy, một số loại hành động bị loại trừ. Dùng "tòa án dị giáo" hay khủng bố nhân danh tôn giáo chính là sự phủ nhận nhân tính của con người cũng như bằng chứng về việc niềm tin của mình bị ngăn chặn như thế nào. Ở mọi tôn giáo, người ta thấy có những thái độ và lễ nghi ngây ngô. Nhưng giống như thanh niên hay người trưởng thành lại có thái độ trẻ thơ, những thái độ ấy không thể làm thành luật hay ép buộc được trong cuộc sống phải bỏ chúng. Hầu hết người ta cần đến sự giúp đỡ có thiện cảm trong việc học hỏi cách bỏ được những chỗ mù quáng của họ, hay đánh giá những hành động và thái độ tôn giáo ngây ngô.

Có một kết quả tất yếu thực tiễn về việc này nó ảnh hưởng đến công việc của mỗi xã hội có giấc mơ "truyền giáo". Những cố gắng trong việc đổi đạo thường trở thành dạng thức ép buộc. Nên cố gắng thấy cái tốt đẹp nhất trong tôn giáo của người khác ngay cả khi noi gương người ta tìm cách để chia sẻ niềm tin của mình. Noi gương không thôi là một niềm tin tôn giáo riêng của ta chứng tỏ chứng cớ hùng hồn trong cách tôn trọng tính toàn vẹn giá trị của người khác.

Để cho phép mỗi một người trong chúng ta phát triển đến mức đầy đủ nhất, chúng ta phải chủ động trừ bỏ kiểu không khí cạnh tranh coi tính đa dạng của tôn giáo như "một trận tử chiến". Hầu hết người Phương Đông thấy phẫn uất về sự "Tây Phương Hóa" trong những vấn đề tôn giáo cũng như người Phương Tây thấy phẫn uất về "sự Phương Đông Hóa". Tất cả chúng ta phải trở thành những công dân có thể giáo dục được của "Một Thế Giới". Bổn phận đầu tiên của chúng ta phải là kiểu mẫu của tính thần thánh nó biểu lộ phẩm chất con người; bổn phận thứ hai của ta có thể được tạo ra một cách an toàn cho nền văn hóa, xã hội, hệ thống gia đình đó hay quốc gia đã trở thành sự hướng dẫn thân thiện cho chúng ta trên con đường đi tới xác nhận tính đồng nhất thực sự của nhân loại. "Tính thần thánh ở xung quanh chúng ta -- không bao giờ mất" -- đó là bài học chúng ta phải luôn luôn học.

- HẾT-

---o0o---


Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 5471)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 5233)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 12675)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 4404)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3592)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3471)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 6463)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8250)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 10374)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10687)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]