Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần III

13/05/201320:25(Xem: 3618)
Phần III

Hương Sen Tinh Khiết

Thích Nhuận Châu biên dịch

PHẦN III

NHỮNG BÀI VIẾT VÀ PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

LÒNG TỪ BI LÀ BIỂU HIỆN CHÂN THẬT CỦA TINH THẦN BẤT BẠO ĐỘNG

Bài giảng của Đức-lại Lạt-ma thứ 14 ở Ấn Độ.

Ý tưởng của tôi về trách nhiệm toàn cầu có mối liên quan với truyền thống tôn giáo cổ đại Ấn Độ. Là một tăng sĩ Phật giáo, nên toàn bộ công phu tu tập của tôi có cội nguồn xuất phát từ nền văn hóa của quốc gia vĩ đại này. Ông Morarji Desai, viết trong một lá thư gửi cho tôi, mô tả một hình ảnh rất đẹp: “Cây Bô-đề có hai nhánh, một nhánh là Ấn Độ, và nhánh kia là Tây Tạng”. Từ quan điểm văn hóa và tâm linh, chúng ta giống như là một thực thể. Về mặt cảm tính, tôi cũng cảm thấy rất gần gũi với đất nước này. Trong thời cổ đại, từ Ấn Độ đã xuất sinh nhiều nhà tư tưởng vĩ đại. Trí tuệ của các Ngài đã ban tặng rất nhiều cho sự tiến bộ tâm linh nhân loại. Ngay cả ngày hôm nay, Ấn Độ là một niềm khích lệ vì tiếp cận được với nhiều lợi thế lớn lao cho một nền dân chủ thịnh vượng.

Tư tưởng bất hại[1]hay bất bạo động (non violence) là một tư tưởng mạnh mẽ đã được Mahatma Gandhi phổ biến rộng rãi khắp cả thế giới. Bất bạo động còn mang một điều gì có ý nghĩa hơn, tích cực hơn như thế nữa. Biểu hiện chân thật của tinh thần bất bạo động là lòng từ bi. Một số người dường như cho rằng lòng từ bi chỉ là một lối cảm xúc thụ động được đáp ứng thay vì tác nhân kích thích hợp lý đến hành động. Để trải nghiệm lòng từ bi chân thật, là phải có sự phát huy cảm giác thân mật với người khác, kết hợp với ý thức trách nhiệm đối với lợi lạc của họ. Lòng từ bi chân chính phát triển khi chính chúng ta có ước nguyện đem lại sự an lạc đến và giải trừ khổ đau cho người khác, và nhận thức rằng mọi người có quyền theo đuổi mục tiêu này.

Lòng từ bi thúc giục chúng ta tiếp xúc với tất cả các loài hữu tình, gồm cả giới được gọi là kẻ thù, những người gây rối và não hại chúng ta. Bất chấp những gì họ đã gây nên cho các bạn, nếu như các bạn nghĩ rằng mọi chúng sinh như bạn đều chỉ có một nổ lực để được sống an vui , thì các bạn sẽ tìm ra được phương cách dễ dàng hơn nhiều để phát triển lòng từ bi về phía họ. Ý thức về lòng từ bi thường thường bị hạn cuộc và thiên vị. Chúng ta chỉ ban rãi tình cảm này đến cho gia đình và bạn bè ta, hoặc những người giúp đỡ mình nhiều hơn. Người mà ta xem như là kẻ thù và những người xa lạ là chúng ta có sự phân biệt ngay và gạt ra khỏi mối quan tâm của ta. Đó không phải là lòng từ bi chân chính. Lòng từ bi chân thật là phổ quát trong cả không gian. Nó được đồng hành bởi cảm giác trách nhiệm. Để thực hành hạnh lợi tha, không chỉ quan tâm đến lợi hại của người khác, với tính không vị kỷ hoặc động cơ kín đáo, chính là xác định một ý thức trách nhiệm về toàn thể.

Là một tăng sĩ Phật giáo, sự tu dưỡng tâm từ bi là một phần quan trọng trong công phu hàng ngày. Thiền quán, một dạng công phu chỉ liên quan đến việc ngồi tĩnh tâm ở trong phòng, công phu ấy rất tốt và hữu ích, nhưng mục tiêu chân chính của tu dưỡng lòng từ bi là phát huy nỗ lực nghĩ đến tha nhân và làm gì đó lợi lạc cho họ. Chẳng hạn, là một Đạt-lại Lạt-ma, tôi có trách nhiệm với đồng bào Phật tử của tôi, một số đang sống lưu vong và một số còn sống trong nước Tây Tạng. Trách nhiệm này có ý nghĩa là tôi phải đương đầu và giải quyết rất nhiều vấn đề.

Chắc chắn là thiền quán thì dễ hơn thực sự làm điều gì đó cho mọi người. Đôi khi tôi thấy rằng chỉ quán chiếu về lòng từ bi là chọn lựa một phương pháp thụ động. Công phu thiền quán của chúng ta nên phát xuất từ nền tảng của hành động, là nắm bắt cơ hội để thực hành. Động cơ của thiền giả; ý thức trách nhiệm toàn cầu, nên được biểu hiện thực sự. Dù chúng ta là người giàu hay nghèo, có học hay mê muội, bất luận quốc tịch, sắc tộc, hay tình trạng xã hội, hay ý thức hệ nào, thì mục đích của đời sống chúng ta là mong ước được hạnh phúc. Do điều này, sự phát triển vật chất đóng một vai trò quan trọng để gieo trồng sự phát triển trong tương quan nội tại. Trừ khi tâm ta được vững chãi và an tịnh, thì bất luận mọi điều kiện thuận lợi về vật chất nào có lẽ đều sẽ mang đến cho ta những điều không an lạc. Do vậy, chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc, cho bây giờ và tương lai, là phát triển tâm an lạc.

Một trong những cảm giác quấy nhiễu tâm an tịnh là lòng thù hận. Chất hóa giải là lòng từ bi. Chúng ta đừng nên nghĩ về lòng từ bi chỉ hiện hữu trong phạm vi thần bí hoặc tôn giáo. Đó là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Bản tính của loài người chủ yếu là yêu thương và hòa dịu. Tôi không đồng ý với những người cho rằng loài người có bản tính hung hãn, cho dù sự biểu lộ khá phổ biến của tình trạng chống đối và thù hận nhau trên khắp thế giới. Ngay từ thuở mới sinh ra, chúng ta đã cần có tình thương và sự trìu mến. Đây là một sự thật đối với tất cả chúng ta, ngay cho đến ngày chúng ta từ giả cõi đời. Không có tình thương, chúng ta không thể sống còn. Loài người

là một sinh vật có tính xã hội và mối tương quan lẫn nhau là tính chất rất căn bản của đời sống hợp quần. Nếu chúng ta dừng lại để suy nghĩ, so sánh vô số hành vi từ ái mà ta tùy thuận và những hành vi từ ái mà ta xem là đương nhiên, ta sẽ thấy những hành động thù nghịch tương đối ít. Để thấy được chân lý này, chúng ta chỉ cần quan sát tình thương và lòng trìu mến từ cha mẹ thổ lộ qua con cái và những hành vi yêu thương và chăm sóc mà ta xem là đương nhiên.

Sự nôn nóng có vẻ như ban tặng một lực đẩy để thực hiện mọi việc, nhưng nhận thức như thế về hoàn cảnh thế giới thì rất lầm lạc. Chỉ có điều chắc chắn là, sự nóng giận và thù hằn đó là sự phá hủy, không có điều thiện nào đến từ nóng giận và hận thù. Nếu chúng ta tiếp tục sống một cuộc đời được điều động bởi hằn thù và nóng giận, ngay cả thể lực của ta cũng bị xấu đi. Mặt khác, những người duy trì được sự tĩnh tâm và lòng bao dung, xuất phát bởi lòng từ bi thì tâm họ thoát khỏi mọi lo âu và thể chất được khỏe mạnh.

Lúc mà mọi người chú tâm vào việc duy trì thể chất được mạnh khỏe bằng cách ăn kiêng, tập thể dục… nó cũng tạo nên ý thức cố gắng vun trồng vị trí tương quan với phong thái tâm linh.

Từ lâu tôi đã đề cập đến quan điểm tích cực có thể ảnh hưởng đến một cá nhân. Đó cũng là sự thực khi một xã hội càng thấm nhuần lòng từ bi, thì những thành viên trong đó càng có hạnh phúc hơn. Sự phát triển xã hội con người hoàn toàn căn cứ vào sự giúp đỡ lẫn nhau giữa mọi người. Mỗi cá nhân có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn cộng đồng theo chiều hướng tốt và chúng ta phải thừa nhận trách nhiệm đó của mỗi thành viên. Nếu chúng ta đánh mất yếu tính nhân bản này như chính là nền tảng của chúng ta, thì toàn thể xã hội sẽ suy sụp.

Thế từ quan đểm nào mà ta theo đuổi sự phát triển vật chất và chúng ta đòi hỏi nhân quyền với ai? Hành động xuất phát từ lòng từ bi và trách nhiệm rốt ráo sẽ mang đến kết quả tốt. Nóng giận và đố kỵ sẽ có ảnh hưởng chỉ trong thời gian ngắn, nhưng rốt cục chỉ mang đến cho ta sự ưu phiền.

Sợ hãi là một chướng ngại chính khác đối với sự phát triển tâm linh nội tại. Sợ hãi sinh khởi khi chúng ta nhìn mọi người khác với sự ngờ vực. Chính lòng từ bi tạo nên ý thức về sự tin cậy cho phép chúng ta cởi mở với người khác và tiết lộ mọi vấn nạn, nghi ngờ và do dự. Không có lòng từ bi, chúng ta không thể cộng thông với mỗi người một cách chân thực và cởi mở. Do vậy, phát triển lòng từ bi là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm trừ sợ hãi.

Từ bi là phẩm chất cơ bản của con người, thế nên sự phát triển của nó không giới hạn trong những người tu tập. Tuy nhiên, truyền thống tôn giáo có một vai trò đặc biệt để khuyến khích cho sự phát triển này. Yếu tố chung trong các tôn giáo là, dù có bất kỳ sự khác biệt nào về triết học, sự tương quan chủ yếu vẫn là sự giúp đỡ cho tín đồ của mình trở thành con người hoàn thiện hơn. Theo đó, mọi tôn giáo đều khuyến khích thực hành lòng từ bi, lòng bao dung và quan tâm đến người khác. Đây là lý do tôi nhận thấy những cuộc đấu tranh xuất phát từ sự kỳ thị tôn giáo là đáng buồn và vô nghĩa.

Niềm tin của tôi, và nói chung của cả thế giới, là xem lòng từ bi quan trọng hơn “tín ngưỡng”. Dân số trên hành tinh chúng ta có hơn năm tỷ người. Trong số này, có lẽ có một tỷ người thực hành và có lòng chí thành vào một nghi thức tôn giáo. Bốn tỷ còn lại không phải là những tín đồ với ý nghĩa chân chính. Nếu chúng ta xem sự phát huy lòng từ bi và những phẩm chất tốt lành khác không như là công việc riêng của tôn giáo, thì hơn bốn tỷ người kia (chiếm đa số), sẽ bị loại trừ. Chúng ta như là huynh đệ với nhau, là thành viên của một gia đình vĩ đại, mỗi người trong cộng đồng này đều có tiềm năng để làm tăng trưởng bởi nhu cầu của lòng từ bi được phát triển và nuôi lớn mà không cần phải theo một tôn giáo nào hay cần phải thực hành một pháp tu đặc biệt nào cả. Ngày hôm nay, chúng ta phải đối diện với những vấn đề toàn cầu như nghèo đói, thặng dư dân số và sự phá hủy môi trường. Đây là những vấn đề mà chúng ta phải cùng nhau trao đổi, không có một cộng đồng đơn độc hoặc một quốc gia riêng lẻ nào có thể hy vọng giải quyết riêng các vấn đề ấy được. Điều này biều hiện phương cách mà thế giới chúng ta trở nên tương duyên với nhau. Nền kinh tế toàn cầu cũng trở nên hợp nhất một cách mạnh mẽ hơn, đến nỗi kết quả cuộc bầu cử của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của các nước khác.

Thời cổ đại, mỗi làng nhiều ít đều có tính chất tự túc và độc lập. Không có nhu cầu cũng như không có mong muốn hợp tác với những đơn vị khác bên ngoài làng của mình. Họ sống bằng cách làm những điều mình cần. Tình thế ngày nay đã hoàn toàn đổi khác. Chỉ nghĩ về những điều thuộc về riêng quốc gia hay quê hương mình thì cũng đã trở nên lạc hậu, đừng nói gì đến làng mình. Trách nhiệm toàn thể là chìa khóa chân thực để vượt qua mọi vấn đề của chúng ta hiện nay. Nước Ấn Độ tân tiến đang đương đầu với rất nhiều vấn đề. Những sáng kiến và ý tưởng mới sẽ đánh giá cao tầm mức và di sản của đất nước. Ấn Độ không những có trách nhiệm bảo đảm hạnh phúc tương lai cho dân tộc của riêng mình, mà còn cung ứng những nhà lãnh đạo tinh thần cho thế giới nữa. Khi Ấn Độ đấu tranh giành tự do thì những cá nhân thực sự quan tâm đến hạnh phúc của loài người sẽ tìm đến bằng sự hy sinh cá nhân to lớn để đón nhận sự dẫn dắt tâm linh. Họ đã có sẵn tinh thần can đảm và quả quyết để đương đầu với gian nguy. Ngày nay, có lẽ có nhiều hơn trong quá khứ, có một nhu cầu lớn lao về loại người chân chính và sẵn sàng dâng hiến như vậy. Đây không phải là thời của những con người đắm mình trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc hẹp hòi riêng tư. Ấn Độ cần những con người có thể hợp nhất di sản tâm linh phong phú của mình với thế giới hiện đại, và cần những người can đảm từ bỏ tức khắc những mối bận tâm riêng tư để hướng về sự toàn thiện vĩ đại. Đây chính là biểu tượng chính xác nhất về tính trách nhiệm toàn cầu.

NHÂN DUYÊN SINH

L.G.T: Bài giảng này gồm hai đề tài: “Nhân duyên sinh” (Depending Arising) và “Tam độc” (The Three Poisons) được Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Tenzin Gyatso trình bày bằng tiếng Tây Tạng. Giáo sư jeffrey Hopkins thuộc viện đại học Virginia, Hoa Kỳ dịch sang tiếng Anh và được Nhà xuất bản Wisdom Publications ấn hành năm 1992.

Nhân duyên sinh là triết học phổ thông trong tất cả các hệ thống Phật học, mặc dù có rất nhiều cách giải thích khác nhau về nó. Trong thuật ngữ Sanskrit, pratityasamutpada được chỉ cho “nhân duyên sinh”. Trong đó, chữ pratiya có ba nghĩa khác nhau: gặp gỡ, dựa vào và tùy thuộc – nhưng trong cả ba nghĩa ấy, trong phạm trù ý nghĩa căn bản, thì nó có nghĩa là tùy thuộc. Samutpada có nghĩa là sinh khởi. Bởi vậy, ý nghĩa của Pratityasamutpada là sự sinh khởi tùy thuộc vào những điều kiện, nhờ vào nhiều điều kiện và thông qua lực tác động của các điều kiện khác nhau. Trên bình diện vi tế, đó là sự giải thích lý do chính tại sao các hiện tượng không tồn tại trên cơ sở tự tính.[2]

Khi đức Phật đưa ra thuyết 12 nhân duyên, là Ngài nói từ cái nhìn siêu tuyệt và với ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Ngài dạy 12 nhân duyên trong kinh Đạo can[3]rất chi tiết, vì trong các bài pháp khác, trong bối cảnh đức Phật trả lời khi có thính chúng đặt vấn đề. Trong kinh này, đức Phật nói về nhân duyên trong ba cách:

Do sự hiện hữu của cái này, mà cái kia sinh khởi.

Do sự sinh ra của cái này, nên cái kia được sinh ra.

Có nghĩa như thế này: Do vô minh[4]mà có hành[5](hành động tạo tác), do hành nên có thức[6], do thức nên có danh sắc[7], do danh sắc nên có lục nhập[8], do lục nhập nên có xúc[9], do xúc nên có thọ[10], do thọ nên có ái[11], do ái nên sinh thủ[12], do thủ nên sinh ra hữu [13](bình diện tiềm ẩn của nghiệp), do có hữu nên có sinh[14]và do có sinh nên có lão tử[15].

Trong dòng đầu tiên, đức Phật nói: “Do sự hiện hữu của cái này mà cái kia sinh khởi”. Đức Phật muốn xác định rằng vòng sinh khởi luân hồi của các hiện tượng không thông qua một lực siêu nhiên bởi một vị thần thường hằng vĩnh cửu mà do một chuỗi những điều kiện đặc biệt. Chỉ do sự hiện hữu của các nhân và duyên đặc biệt này mà có sự sinh khởi thành các kết quả đặc biệt.

Trong dòng thứ hai, khi đức Phật nói:

“Do sự sinh ra của cái này nên cái kia được sinh ra”

Đức Phật nhằm xác định rằng một hiện tượng thường tại, không sinh khởi như một bản chất chung như tư tưởng mà hệ phái Số luận[16]chủ trương thì không thể lập nên một chức năng tạo ra kết quả (là cái kia) được. Đúng hơn, vòng triển chuyển luân hồi của các hiện tượng sinh khởi từ nhân duyên vốn là vô thường từ trong bản chất.

Như thế sẽ phát sinh một vấn đề: nếu vòng triển chuyển luân hồi của các hiện tượng được sinh ra từ các điều kiện mang tính vô thường, liệu các hiện tượng ấy có được sinh ra chỉ từ bất kỳ yếu tố vô thường nào đó chăng? Yếu tố này chắc là sẽ không đủ. Vậy nên, trong ý thứ ba, đức Phật xác định rằng vòng triển chuyển luân hồi của các hiện tượng không chỉ phát sinh chỉ từ bất kỳ yếu tố nhân duyên vô thường nào đó, mà đúng hơn, phát sinh từ những nhân duyên đặc biệt có tiềm năng tạo nên sự sinh khởi các hiện tượng đặc biệt.

Khi đưa ra vấn đề duyên sinh của khổ, đức Phật muốn hiển bày cái khổ ấy có sự mê mờ như là nguyên nhân cội gốc. Hạt giống bất tịnh, mê lầm này tạo tác nên hành động lưu giữ trong tâm thức một tiềm lực khiến sẽ phát khởi nỗi khổ do tái sinh thân mới trong vòng luân hồi sinh tử. Cuối cùng, kết quả kéo dài đến khâu cuối cùng của vòng duyên sinh, cái khổ của lão tử.

Với cái nhìn về mười hai nhân duyên, căn bản có hai cách giải quyết, một là trong chiều hướng nhiễm ô phiền não, và một cách khác theo chiều hướng thanh tịnh. Ngay trong Tứ diệu đế là giáo căn bản của Đạo Phật, cũng có hai chiều hướng về nguyên nhân và kết quả, một chiều hướng do thành phần nhiễm ô của các hiện tượng và chiều hướng khác do thành phần thanh tịnh, nên ở đây, pháp mười hai nhân duyên đều có những tiến trình liên quan đến cả hai hiện tượng nhiễm ô và thanh tịnh. Từ trong Tứ diệu đế, khổ đế - chân lý thứ nhất – là bị ảnh hưởng của chiều hướng nhiễm ô của thế giới hiện tượng. Và tập đế chân lý thứ hai, là nguyên nhân của khổ đế. Trong chiều hướng thanh tịnh của hiện tượng giới và diệt đế - chân lý thứ ba là do ảnh hưởng từ chiều hướng thanh tịnh, và đạo đế, chân lý thứ tư – là nguyên nhân của diệt đế.

Tương tự, khi giải thích mười hai nhân duyên, nhờ có điều kiện là vô minh mà hành sinh khởi và cứ thế… đó là cách giải thích theo chiều hướng nhiễm ô, và khi được giải thích nhờ vào sự chuyển hóa vô minh mà hành không sinh khởi, và cứ thế… là theo chiều hướng thanh tịnh. Cách giải thích thứ nhất theo tiến trình sinh khởi của khổ, cách thứ hai theo tiến trình chuyển hóa của khổ.

Để lập lại. Mười hai nhân duyên xuất phát từ tiến trình nhiễm ô phiền não và xuất phát từ tiến trình thanh tịnh hóa. Và mỗi tiến trình được trình bày theo thứ tự thuận và nghịch.

Như vậy, theo tiến trình thuận, mười hai nhân duyên được giải thích như sau:

Do nhân duyên vô minh, nên hành sinh khởi.

Do nhân duyên là hành, nên thức sinh khởi.

Do nhân duyên là thức, nên danh sắc sinh khởi.

Do nhân duyên là danh sắc, nên lục nhập sinh khởi

Do nhân duyên là lục nhập, nên xúc sinh khởi.

Do nhân duyên là xúc, nên thọ sinh khởi.

Do nhân duyên là thọ, nên ái sinh khởi.

Do nhân duyên là ái, nên thủ sinh khởi.

Do nhân duyên là thủ, nên gọi là hữu (bình diện tiềm ẩn của nghiệp), sinh khởi.

Do nhân duyên là hữu, mà sinh sinh khởi.

Do nhân duyên của sinh, mà lão tử sinh khởi.

Vì lối này nhằm diễn đạt cách mà khổ được phát sinh, đó là cách giải thích nguồn gốc tại sao mà khổ được hiện hành. Trong chiều nghịch, mười hai nhân duyên được giải thích như sau:

Cái khổ không mong muốn (lão tử), được phát khởi tùy thuộc vào sự hiện hữu của yếu tố sinh.

Yếu tố sinh được phát khởi tùy thuộc vào bình diện tiềm ẩn của nghiệp được gọi là hữu.

Hữu phát sinh tùy thuộc vào thủ.

Thủ phát sinh tùy thuộc vào ái

Ái phát sinh tùy thuộc vào thọ

Thọ phát sinh tùy thuộc vào xúc

Xúc phát sinh tùy thuộc vào lục nhập

Lục nhập phát sinh tùy thuộc vào danh sắc

Danh sắc phát sinh tùy thuộc vào thức

Thức phát sinh tùy thuộc vào hành

Hành phát sinh tùy thuộc vào vô minh.

Ở đây nhấn mạnh vào chân lý thứ nhất trong Tứ diệu đế, chính khổ đế là quả.

Thế nên trong tiến trình thanh tịnh hóa[17], mười hai nhân duyên được giải thích như sau:

Khi vô minh được chuyển hóa thanh tịnh rồi thì hành không còn sinh khởi

Khi hành diệt thì thức diệt

Khi thức diệt thì danh sắc diệt

Khi danh sắc diệt thì lục nhập diệt

Khi lục nhập diệt thì xúc diệt

Khi xúc diệt thì thọ diệt

Khi thọ diệt thì ái diệt

Khi ái diệt thì thủ diệt

Khi thủ diệt thì bình diện tiềm ẩn tạo nghiệp gọi là “hữu” diệt

Khi “hữu” diệt, thì sinh không hiện hành

Khi sinh không hiện hành thì lão tử diệt.

Cách giải thích này nhắm đến chiều hướng thanh tịnh hóa các hiện tượng, nhấn mạnh vào nguyên nhân , đó là đạo đế trong Tứ diệu đế.

Theo thứ tự chiều nghịch, có thể giải thích: Tiến trình chuyển hóa (nguyên nhân) sinh khởi của lão tử là tùy thuộc vào sự tiêu diệt tiến trình sinh.

Tiến trình sinh được chuyển hóa tùy thuộc vào sự tiêu diệt bình diện tiềm ẩn của nghiệp được gọi là hữu.

Sự chuyển hóa của “hữu” có được là tùy thuộc vào sự tiêu diệt của thủ.

Sự chuyển hóa của thủ có được là nhờ vào sự tiêu diệt của ái.

Sự chuyển hóa của ái có được là nhờ vào sự tiêu diệt của thọ

Sự chuyển hóa của thọ có được là nhờ vào sự tiêu diệt của xúc.

Sự chuyển hóa của xúc có được là nhờ vào sự tiêu diệt của lục nhập

Sự chuyển hóa của lục nhập có được là nhờ vào sự tiêu diệt của danh sắc.

Sự chuyển hóa của danh sắc có được là nhờ vào sự tiêu diệt hành

Sự chuyển hóa của hành có được là nhờ vào sự tiêu diệt của vô minh.

Ở đây, các tiến trình ấy được miêu tả qua một bức tranh gọi là bánh xe luân hồi gồm năm ngăn. Cảnh giới của các vị Thiện thần và Á thần[18]được mô tả cùng trong một ngăn, cảnh giới của loài người được mô tả trong một ngăn. Hai ngăn này hàm nghĩa sự luân chuyển theo chiều hướng thiện lành, an lạc, được mô tả ở phần trên của bánh xe luân hồi. Ba ngăn còn lại được bố trí ở phần nữa dưới của bánh xe, hàm nghĩa sự tái sinh ở các cảnh giới thấp kém và khổ cực – đó là cảnh giới của loài vật, quỷ đói và địa ngục. Tất cả các ngăn này đều biểu tượng cho các bình diện khổ trong tiến trình sinh khởi.

BA MÓN ĐỘC

Vòng tròn được mô tả bên trong có năm ngăn biểu tượng cho sự sinh hoạt ở các cảnh giới là những bình diện khác nhau của khổ, được phát sinh qua nghiệp đã tạo (karma). Vòng tròn có hai phần. Nửa phần ở phía trên, có nền màu trắng, với hình vẽ con người nhìn và di chuyển hướng lên phía trên, biểu tượng cho các nghiệp thiện lành. Có hai dạng, chí thiện và kiên định, những nghiệp như vậy có nghĩa là sẽ thọ nhận cuộc sống là người, á thần, hay thiện thần. Nửa phần kia của vòng tròn, có nền màu xám, với những hình người hướng xuống dưới, biểu tượng cho nghiệp bất thiện, bắt buộc phải thọ thân trong những cảnh giới thấp kém hơn.

Từ yếu tố nào mà những nghiệp này được xem là nguồn gốc tạo thành nỗi khổ? Xuất phát từ một nguồn gốc xa hơn của sự khổ đau – đó là tham muốn, sân hận và si mê được trình ở phần trung tâm nhất của vòng tròn, nơi có một con heo, một con rắn, một con gà trống quấn quít nhau (miệng con vật này ngậm đuôi con vật kia, tạo thành một vòng tròn). Con heo biểu tượng cho si mê, con rắn biểu tượng cho sự sân hận, con gà biểu tượng cho lòng tham lam.

Trong một vài phiên bản khác, đuôi của con gà trống và đuôi rắn được ngậm bởi con heo, biểu tượng rằng tham lam và sân hận có cùng gốc rễ là si mê. Cũng vậy, đuôi của con heo lại được gà và rắn ngậm biểu tượng mỗi thể hiện của tham, sân, sẽ tác động lại vào sự phát sinh của si mê (vô minh).

Biểu tượng của ba vòng tròn ấy, từ trong ra ngoài, là tướng trạng của ba món độc: tham, sân và si (vô minh), khiến tạo nên các nghiệp thiện và bất thiện, mà đến lúc, sẽ tái hiện nên những bình diện khổ khác nhau trong cuộc luân hồi sinh tử. Vành ngoài biểu tượng cho mười hai nhân duyên, giải thích thế nào là nguồn gốc của khổ - nghiệp và ba món độc – tạo nên sự sống trong vòng sinh tử luân hồi – vị ác thần (ma vương) ngậm bánh xe biểu tượng cho vô thường. Tôi nói có vẻ khôi hài, vì đó không phải là biểu tượng của vị thần sáng tạo!

Điểm cốt yếu là biểu tượng về vô thường, đây là lý do có vị ác thần phẫn nộ miệng ngậm vòng tròn, mặc dù không cần phải trang hoàng hình ảnh ở nơi đây. Có lần tôi nhờ người vẽ một bức tranh như vậy, trình bày với bố cục nền là một vị thần chỉ để biểu tượng rõ nét hơn về vô thường.

Mặt trăng ở phía góc phải biểu tượng cho sự giải thoát. Hình ành đức Phật ở bên trái đang chỉ mặt trăng, biểu tượng rằng sự giải thoát sẽ giúp cho con người vượt qua biển khổ luân hồi sinh tử, là điều mọi người nên thực chứng.

Nhìn về lịch sử bức tranh này, vào thời đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn tại thế, một vị vua trị vì một lãnh thổ xa xôi, tên là Ưu-điền[19](udyana) gởi tặng quốc vương Tần-bà-sa-la (Bimbisara) nước Ma-kiệt-đà (magadha) một món quà là chiếc ngự bào bằng ngọc quý. Quốc vương Ma-kiệt-đà không tìm ra một món quà nào có giá trị tương xứng để tặng lại vua Ưu-điền. Quốc vương Tần-bà-sa-la (s: Bimbisara) lo nghĩ rất nhiều, bèn đến thỉnh ý đức Phật. Đức Phật bảo rằng Quốc vương nên cho người vẽ một vòng luân hồi có năm ngăn và gởi kèm theo bài kệ này:

Hành trì theo giáo lý của đức Phật

Thực hành điều thiện và từ bỏ việc ác

Sẽ phá được thế lực của thần chết.

Cũng như con voi phá ngôi nhà tranh.

Những người thường chú tâm tinh tấn

Thực hành giáo lý tinh nghiêm này

Nhờ chuyển hóa luân hồi sinh tử

Nên khổ đau sẽ được tiêu trầm.

Mười hai nhân duyên được biểu tượng bằng mười hai hình ảnh bố trí vòng ngoài. Trước hết, trên đỉnh, là một người già cả, mù lòa đang chống gậy – biểu tượng cho vô minh, là nhân duyên thứ nhất. Trong ngữ cảnh này, vô minh là sự tối tăm mê muội – đặc biệt đối với dạng thực tế sống động của các hiện tượng. Vì từ đó, các trường phái triết học Phật giáo có bốn hệ thống giáo lý chính và trong những trường phái này, lại có nhiều hệ phái khác nhau, có nhiều cách hiểu vô minh là gì? Không những chúng ta không có thời gian để thảo luận về tất cả các giáo lý này, mà cả tôi cũng không nhớ hết được giáo lý ấy.

Nói chung, đối với vô minh, có một yếu tố chính là bất khả tri về cách mà các pháp hiện hữu, một yếu tố không gì hơn là tối tăm mê muội. Cũng thế, trong kinh luận có diễn tả 19 loại khác nhau của vô minh – những thứ tà kiến liên quan đến các cực đoan. Tuy nhiên, trong phạm trù 12 nhân duyên trong bài này, vô minh được giải thích như là một tâm thức điên đảo dẫn đến nhận thức sai lầm về cách mà các pháp thực sự hiện hữu như thế nào.

Vô minh là chủ tể của các món độc mà chúng ta đang xác định để loại trừ, mỗi món độc có hai dạng: bẩm sinh và thu thập qua tri thức hiểu biết. Các món độc do tri thức hiểu biết xuất phát từ sự thiếu sự thâm nhập tường tận vào hệ thống các giáo lý, dẫn đến tình trạng tâm thức quy lỗi hay tạo nên những phiền não mới thông qua khái niệm. Đây không phải là những món độc mà các loài hữu tình thường có và không thể là cái mà ở ngay căn để của sự hoại diệt của từng sinh thể. Cái sau mới là bẩm sinh.

Như Bồ-tát Long Thọ phát biểu trong “Thất thập không tính luận tụng[20]”:

“Những pháp được nhận biết qua tâm thức – được phát sinh nhờ vào các nhân duyên – cho đến sự hiện hữu tuyệt đối (của các pháp). Đều được đức Phật nói là do vô minh. Từ đó mà mười hai nhân duyên sinh khởi.”

VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TÍNH ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI SỰ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nguy cơ đối với hòa bình và sự tồn tại của sự sống trên trái đất, như chúng ta biết, đó là sự báo trước về hành vi của con người trong việc thiếu tôn trọng những giá trị nhân văn.

Sự phá hủy bản chất và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của vô minh, lòng tham và thiếu sự quý trọng đời sống sinh vật trên trái đất.

Sự thiếu quý trọng này lan đến ngay cả hậu duệ của con người trên trái đất: thế hệ tương lai sẽ thừa hưởng một hành tinh mênh mông bị xuống cấp nếu hòa bình thế giới không trở thành một hiện thực, và sự phá hủy môi trường tự nhiên vẫn tiếp tục với mức độ như hiện nay.

Tổ tiên chúng ta đã có quan niệm trái đất này giàu có và phong nhiêu, như nó đang là. Nhiều người trong quá khứ cũng đã thấy thiên nhiên có khả năng chịu đựng vô hạn, như bây giờ ta thấy được qua trường hợp nếu ta biết chăm sóc cẩn thận đến trái đất. Không dễ tha thứ sự hủy hoại trong quá khứ mà kết quả là do sự vô minh. Ngày nay, tuy vậy, chúng ta đã tiếp nhận được nhiều thông tin, và rất thiết yếu để chúng ta khảo sát lại một cách thẳng thắn những gì ta thừa kế được, những gì ta phải chịu trách nhiệm và những gì chúng ta sẽ vượt qua để tiến đến thời kỳ phát triển.

Rõ ràng đây là thời kỳ phát triển then chốt. Thông tin trên toàn cầu đã dễ dàng . Vậy mà những cuộc đối đầu lại xảy ra thường xuyên hơn là những cuộc đối thoại có ý nghĩa (cho hòa bình), đáng lẽ sẽ được diễn ra.

Các kỳ tích về khoa học và kỹ thuật sẽ xứng hợp nếu không bị quá tải bởi quá nhiều bi kịch hiện thời, như nạn đói trên một phần thế giới, nạn diệt chủng một số sinh vật trên trái đất.

Sự khám phá không gian bên ngoài diễn ra trong lúc những vùng đại dương, biển, nước sạch chính trong lòng đất bị gia tăng ô nhiễm. Và những dạng sinh thể khác của trái đất chưa được biết và hiểu đến.

Nhiều cư dân, sinh vật, thảo mộc, côn trùng và cả những loài vi sinh vật mà ta biết là hiếm, có lẽ đến thế hệ tương lai chẳng thể nào biết được. Chúng ta có năng lực và trách nhiệm. Chúng ta phải hành động trước khi quá trễ.

(Bài phát biểu tại Hội nghị công nhận ngày Môi trường Quốc tế 5.6.1986).

SINH THÁI HỌC VÀ TẤM LÒNG CON NGƯỜI

Theo giáo lý đạo Phật, có sự tùy thuộc mật thiết lẫn nhau giữa môi trường thiên nhiên và các loài sinh vật sống trong môi trường đó. Một số bạn tôi vừa nói rằng, về cơ bản, bản chất con người có chút ít về bạo động, nhưng tôi nói với họ tôi không đồng ý. Nếu chúng ta khảo sát những loài vật khác nhau, chẳng hạn như cọp hay sư tử, chúng ta biết rằng bản tính đã phú cho chúng răng nanh và móng vuốt. Những loài vật hiền từ, như hươu nai, thuần túy ăn cỏ thì dịu dàng hơn, có răng nhỏ hơn và không có móng vuốt. Từ cái nhìn này, chúng ta là loài người, có một bản chất không bạo động. Như đối với vần đề tồn tại của con người thì loài người vốn có bản chất bất bạo động. Để tồn tại, chúng ta cần phải sống hợp quần. Không có người khác, thì đơn giản là ta không thể sống còn được, đó là luật tự nhiên. Do đó tôi tin một cách sâu sắc bản tính con người vốn là dịu dàng, tôi cảm thấy chúng ta không những nên duy trì tính dịu dàng, quan hệ hiền hòa với bạn hữu là loài người mà cũng là rất quan trọng cần phải trải rộng lòng hiền hòa đó đối với môi trường thiên nhiên nữa. Nói một cách đạo lý, chúng ta nên quan tâm đến toàn thể môi trường chung quanh.

Đến đây lại có một quan niệm khác, không chỉ là vấn đề đạo đức mà là vấn đề sinh tồn của chính mình. Môi trường rất quan trọng không chỉ cho thế hệ này mà còn quan trọng đối với thế hệ tương lai.

Nếu chúng ta khai thác quá mức những lợi ích khác từ môi trường bây giờ, thì trong lâu dài, chính chúng ta sẽ chịu đau khổ và các điều kiện sống cũng sẽ thay đổi. Khi chúng thay đổi một cách thảm hại, thì kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi theo. Ngay cả sức khỏe thể chất của ta cũng chịu ảnh hưởng rất lớn, nên đây không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn là vấn đề sinh tồn của chính chúng ta.

Do vậy, để thành công trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả là thiết lập một sự quân bình nội tại bên trong chính là con người. Sự lạm dụng của mỗi người, có kết quả đe dọa như thế đối với cộng đồng nhân loại, đã phát sinh từ sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường. Tôi nghĩ là rất thiết yếu cần phải giúp đỡ mọi người hiểu biết về tầm quan trọng này. Chúng ta cần phải giáo dục cho mọi người biết rằng môi trường có một sự phát sinh trực tiếp cho lợi lạc của chúng ta.

Tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của lòng từ bi. Như tôi đã nói trước đây, dù ngay trong quan niệm ích kỷ của mình, các bạn vẫn cần đến người khác. Thế nên nếu bạn mở rộng sự quan tâm đến lợi lạc của người khác, chia sẻ đau khổ của người khác và giúp đỡ họ, thì rốt cục, các bạn cũng được lợi lạc. Nếu các bạn chỉ nghĩ đến mình và quên bẵng người khác, rốt cục các bạn sẽ bị thiệt thòi. Đó cũng là một điều như luật tự nhiên.

Điều ấy hoàn toàn đơn giản: nếu các bạn không mỉm cười với mọi người, mà nhăn mặt khi thấy họ, thì họ cũng sẽ đáp lại tương tự, phải không? Nếu các bạn cư xử với mọi người bằng một phong thái rất thân mật, cởi mở, thì họ cũng sẽ đối xử lại với mình như vậy. Mọi người đều muốn có bạn chứ không muốn có kẻ thù. Cách hay nhất để tạo nên bằng hữu là có một tấm lòng nhiệt thành, không phải chỉ là tiền hay quyền lực. Tình bạn có được do tiền và do quyền lực là điều hoàn toàn khác: đó không phải là tình bạn chân chính. Tình bạn chân thực phải thực sự là tình bạn xuất phát từ tấm lòng. Phải vậy không? Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những tình bạn đến khi bạn có tiền và có quyền thế thì đó không phải là tình bạn chân thực, đó chỉ là bạn của tiền và quyền thế, vì ngay khi tiền và quyền lực biến mất, những người bạn này cũng sẵn sàng ra đi. Họ không đáng tin chút nào.

Tình bạn chân thực gắn bó với các bạn dù bạn thành công hay bất hạnh, và luôn luôn chia sẻ với bạn nỗi buồn và phiền muộn. Cách để tạo được tình bạn như thế không phải bằng sự nóng giận, cũng chẳng phải nhờ có học hay thông minh, mà nhờ có được tấm lòng thánh thiện.

Suy xét sâu sắc hơn, nếu các bạn phải ích kỷ, thì hãy ích kỷ một cách khôn ngoan, đừng ích kỷ với một tâm lượng thiển cận. Vấn đề then chốt là ý thức về trách nhiệm với toàn thể cõi người, đó là cội nguồn đích thực của sức mạnh, cội nguồn đích thực của hạnh phúc. Nếu thế hệ chúng ta khai thác triệt để mọi thứ dùng được – như cây cối, nước và khoáng sản – không chút lo lắng cho thế hệ mai sau, thế là chúng ta đã sai lầm, có phải vậy không? Nhưng nếu chúng ta có một ý thức chân chính về trách nhiệm đối với toàn thể như một động lực trọng tâm của chúng ta thì sự liên hệ của chúng ta với môi trường sẽ được quân bình, và sự liên hệ với láng giềng, với những người trong nước và ngoài nước cũng đều sẽ được cải thiện.

Vấn đề quan trọng khác là: cái gì là ý thức? Cái gì là tấm lòng? Ở thế giới Tây phương, trong suốt một hay hai thế kỷ vừa qua đã có sự chú trọng rất lớn vào khoa học và kỹ thuật, là điều liên quan rất lớn với vấn đề. Ngày nay, một số nhà vật lý hạt nhân và các nhà thần kinh học nói rằng khi khảo sát các hạt tử (particles) bằng một phương pháp rất chi tiết, sẽ thấy có một lực ảnh hưởng về phái người quan sát, tức là cái biết[21]. Cái biết này là gì? Câu trả lời đơn giản là: Con người, là nhà khoa học. Các nhà khoa học biết bằng cái gì? Bằng bộ não. Nhưng có đến hàng trăm triệu tế bào trong não, mà các khoa học gia phương Tây chỉ mới nhận ra được vài trăm tế bào mà thôi. Bây giờ, dù các bạn có gọi đó là tâm, não hay ý thức, thì vẫn có sự liên quan giữa tâm và não bộ và cũng là mối tương quan giữa tâm và vật. Tôi nghĩ điều ấy rất quan trọng. Tôi thấy có thể nên tổ chức vài cuộc thảo luận về triết học Đông phương và khoa học tây phương trên cơ sở của sự liên hệ này.

Trong mọi hoàn cảnh, ngày nay con người chúng ta quan tâm rất nhiều đến ngoại giới, trong khi thờ ơ hoàn toàn đến thế giới nội tâm. Chúng ta rất cần sự phát triển khoa học và vật chất để sinh tồn và gia tăng sự lợi ích và thịnh vượng chung, nhưng song song với nhu cầu đó, chúng ta cũng cần rất nhiều sự bình an tâm thức. Thế mà không một bác sĩ nào có thể chích cho các bạn một mũi thuốc để tạo sự bình an tâm thức, và không có một chợ nào bán sự bình an đó cho các bạn cả. Các bạn có thể mang hàng triệu triệu đôla đến siêu thị để mua bất kỳ thứ gì, nhưng nếu các bạn mang tiền đến đó để hỏi mua sự bình an tâm thức thì người ta sẽ cười bạn ngay. Và nếu các bạn đến yêu cầu một bác sĩ điều trị cho bạn có được tâm bình an, thì bác sĩ chẳng giúp gì được cho bạn, ngoại trừ chỉ vài viên thuốc hoặc vài mũi thuốc tiêm vào để giảm cơn đau. Ngay cả các máy vi tính tinh vi cũng không đem đến tâm bình an cho các bạn. Tâm bình an chỉ được lưu hiện từ bản tâm mình. Mọi người đều muốn hạnh phúc, an lạc, nhưng nếu chúng ta so sánh sự an nhàn của bản thân, sự đau khổ của thân với niềm an lạc của tâm có ấn tượng hơn, hiệu quả hơn và siêu việt hơn. Vậy nên rất xứng đáng khi ứng dụng một phương pháp nào đó để làm lớn mạnh sự bình an của tâm và để làm được việc ấy, điều quan trọng là phải có sự hiểu biết tường tận về tâm. Khi chúng ta nói về sự bảo dưỡng môi trường, là có liên quan rất nhiều vấn đề khác. Rốt ráo, sự quyết định là phải xuất phát từ bản tâm, từ tấm lòng con người. Điểm then chốt là phải có ý thức chân chính về trách nhiệm đối với toàn thể mà nền tảng là lòng từ bi và trí tuệ trong sáng.

(Trích từ My Tibet (Tây Tạng của tôi) – Berkeley 1990)

TRÁCH NHIỆM TOÀN CẦU VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Hồi nhỏ, khi còn đang học Phật pháp, tôi đã được dạy một điều quan trọng về thái độ trân trọng đối với môi trường chung quanh. Bài thực tập bất bạo động[22]không chỉ áp dụng trên con người mà đối với tất cả mọi sinh thể - bất kỳ sinh vật nào có tâm thức. Nơi nào có tâm thức, ở đó có sự đau khổ, an lạc và niềm vui giống nhau. Không một sinh vật nào muốn đau khổ, thay vì vậy, các sinh vật đều muốn hạnh phúc. Tôi tin rằng mọi sinh vật đều chia sẻ những cảm nhận này trên một vài bình diện cơ bản.

Trong pháp tu của đạo Phật, chúng tôi đã khá quen với ý tưởng bất bạo động và việc chấm dứt sự khổ đau đã khiến cho chúng tôi có thói quen không sát hại hay phá hủy mọi thứ một cách không phân biệt. Mặc dù chúng tôi không tin rằng cây cỏ, hoa lá có tâm thúc, nhưng chúng tôi cũng đối xử với loài thực vật ấy với lòng trân trọng. Nên chúng tôi đã chia sẻ ý thức về trách nhiệm toàn cầu về cả hai phương diện con người và tự nhiên.

Niềm tin của chúng tôi về sự tái sinh, niềm tin về sự quan tâm của chúng tôi đối với tương lai là một ví dụ. Nếu các bạn nghĩ rằng mình sẽ tái sinh, rất có thể các bạn tự nhủ với mình rằng, mình phải giữ gìn vật này, thứ kia vì trong thân tái sinh ở tương lai, có thể mình sẽ tiếp tục sử dụng những thứ này. Ngay dù trường hợp có thể bạn tái sinh dưới dạng một sinh thể khác, có thể dù ở hành tinh khác, ý tưởng tái sinh vẫn cho các bạn nguyên nhân để có sự quan tâm trực tiếp đến hành tinh này và các thế hệ tương lai.

Ở phương Tây, khi nói đến “loài người”, các bạn thường chỉ nói đến thế hệ con người đang sinh tồn. Lớp người quá khứ đã qua đi. Còn tương lai, là sự chết, thì chưa đến. Ý tưởng của người Tây phương thường mắc phải khía cạnh thực dụng vật chất, chỉ để ý đến thế hệ con người hiện tại.

Cảm nhận của người Tây Tạng về môi trường không căn cứ hoàn toàn vào tôn giáo. Cảm nhận này xuất phát từ toàn bộ cách sống của người Tây Tạng, không chỉ xuất phát từ tư tưởng Phật giáo. Chẳng hạn, những quan tâm của Phật giáo ở Nhật Bản, Thái lan về môi trường khác với sự quan tâm của chúng tôi. Nền văn hóa và phong cách sống của họ không giống chúng tôi. Môi trường độc đáo ở nước tôi ảnh hưởng rất mạnh đến chúng tôi. Chúng tôi không sống trên một hòn đảo nhỏ bị ô nhiễm nặng nề và xa cách láng giềng đồng loại. Chúng tôi không có cảm giác ức chế như nhiều cộng đồng dân cư khác.

Có rất nhiều khả năng để thực tập về tinh túy của một đức tin hay tinh túy của một nền văn hóa mà không cần thực hành đời sống tôn giáo. Nến văn hóa Tây Tạng chúng tôi, mặc dù được thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Phật giáo, mà vẫn không đóng khung trong toàn bộ triết lý Phật giáo. Có lần tôi đề nghị một cơ quan về người Tây Tạng di cư rằng sẽ rất hay khi làm một vài nghiên cứu có bao nhiêu người Tây Tạng có được ảnh hưởng bởi sự tiếp cận với phong cách sống của chính từ Tây Tạng? Những yếu tố gì làm cho người Tây Tạng luôn luôn an vui và trầm tĩnh? Mọi người luôn luôn trông chờ câu trả lời nhờ ở một tôn giáo độc đáo, mà quên rằng môi trường sống của đất nước chúng tôi là một sự khác thường.

Sự quan tâm đến môi trường không nhất thiết phải cần đến thần thánh, thiên liêng, cũng chẳng phải luôn luôn cần đến lòng từ bi. Người Phật tử chúng ta thể hiện lòng từ bi cho hết thảy chúng sinh, nhưng lòng từ bi này không cần thiết phải ban rãi cho mỗi tảng đá, cội cây hoặc cái nhà. Hầu như mỗi chúng ta đều có chút quan tâm về ngôi nhà riêng của mình, nhưng thực sự không cần phải động lòng trắc ẩn với chúng. Chúng ta giữ gìn nó để ta có thể sống an vui. Chúng ta biết để có được cảm giác an lạc, trong ngôi nhà của mình, thì ta phải chăm sóc nó. Thế nên cảm giác của chúng ta có lẽ là về sự quan tâm hơn là lòng trắc ẩn.

Tương tự, hành tinh này là nhà của chúng ta, và chúng ta phải giữ gìn nó trong trật tự và phải chăm sóc nó nếu như chúng ta chân thực quan tâm về hạnh phúc của chính mình, cho con cái, bạn bè và các sinh thể khác cùng chia sẻ ngôi nhà lớn này với chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ về hành tinh này như là ngôi nhà chúng ta hoặc như người mẹ - Mẹ Đất – tự nhiên chúng ta sẽ quan tâm đến môi trường chung quanh ta. Ngày nay chúng ta hiểu được tương lai chúng ta tùy thuộc rất nhiều vào nhân loại. Nhưng ý tưởng này đã thường không rõ ràng đối với ta. Mãi cho đến bây giờ, các bạn mới hiểu ra. Mẹ Đất, bằng cách nào đó, đã quá chịu đựng sự cẩu thả từ thói quen của người giữ nhà. Thế mà những sự tiêu dùng của con người ngày nay, cùng dân số, kỹ thuật công nghệ đã đến mức mà Mẹ Đất không cần chấp nhận sự hiện hữu của chúng ta bằng sự im lặng. Bằng nhiều cách, Mẹ Đất không nói với ta: “Các con tôi xử sự không đẹp”, mà Mẹ Đất chỉ cảnh báo cho chúng ta biết rằng hành động của chúng ta đã đến mức giới hạn.

Thái độ của người Phật tử Tây Tạng là một biểu hiện của lòng hoan hỷ, và chắc sẽ có vài mối tương quan từ thái độ của chúng tôi với môi trường. Chúng tôi không xài phí vật chất một cách vô tôi vạ. Chúng tôi đặt một giới hạn cho việc sử dụng. Chúng tôi thán tán cuộc sống đơn giản và có trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi luôn luôn tự xem mình là một thành viên trong môi trường này, chứ không phải chỉ là người tham dự. Ngôn ngữ cổ xưa của tổ tiên chúng tôi đã đạt đến đỉnh cao khi đề cập hai chữ: “Vật chứa” và “Vật được chứa đựng”[23]. Thế giới và vật chứa – ngôi nhà chúng ta – và chúng ta là vật được chứa đựng trong đó – vật được chứa đựng trong thùng chứa. Từ sự kiện đơn giản này, chúng ta rút ra được một sự quan hệ đặc biệt, vì nếu không có thùng chứa, thì vật được chứa không có chỗ để được chứa. Và nếu không có vật được chứa, thì thùng chứa không tồn tại làm gì, thùng chứa thành vô nghĩa.

Trong năm điểm chương trình hòa bình của tôi đã tuyên bố, Tây Tạng sẽ trở thành một vùng đất hòa bình. Hòa bình có nghĩa là hòa hợp, hòa hợp giữa người với nhau, hòa hợp giữa người và loài vật, giữa các sinh thể và môi trường. Du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể đến Tây Tạng để hưởng hòa bình, hòa hợp. Thay vì xây những khách sạn lớn nhiều tầng, nhiều phòng, chúng tôi sẽ làm những tòa nhà nhỏ, giống những ngôi nhà riêng, thế mới có thể sống hòa hợp tốt hơn với thiên nhiên. Chẳng phải hoàn toàn sai khi con người sử dụng thiên nhiên để làm những điều ích lợi, nhưng chúng ta không được khai thác thiên nhiên một cách không cần thiết.

Rất hay khi sống trong một ngôi nhà, có thuốc để trị bịnh, và được đi đây đó bằng xe hơi. Thẳng thắn mà nói, máy móc cơ khí không phải là thứ xa xỉ, mà có khi rất ích lợi. Chẳng hạn máy quay phim, có thể dùng ghi lại những hình ảnh để phát triển sự hiểu biết.

Nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Tiêu dùng quá mức hoặc nỗ lực kiếm tiền là không tốt, sự thỏa mãn thật nhiều nhu cầu cũng không được tốt. Trên nguyên tắc, sự thỏa mãn là một mục tiêu của đời sống, nhưng thuần túy chỉ sống để thỏa mãn sẽ trở nên gần như tự sát. Phải không? Tôi nghĩ rằng người Tây Tạng đã có, trong một lĩnh vực nào đó, thỏa mãn quá nhiều. Và chúng ta đã đánh mất quê hương. Những ngày này, chúng ta không còn mong thỏa mãn được nhiều từ môi trường nữa.

Hòa bình và sự sinh tồn trên trái đất, như ta thấy, đang bị đe dọa bởi hành vi của con người thiếu sự cam kết về giá trị nhân văn. Sự phá hủy thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của sự thiếu hiểu biết, lòng tham lam và thiếu sự kính trọng sự sống trên mặt đất. Sự thiếu quý trọng này lan đến hậu duệ của loài người trên trái đất, thế hệ tương lai sẽ thừa kế một thảm thảo mộc mênh mông đã bị xuống cấp nếu nền hòa bình

thế giới không trở thành hiện thực và nếu sự hủy hoại môi trường thiên nhiên vẫn tiếp tục với mức độ như hiện nay.

(My Tibet, Berkeley 1990)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRỒNG CÂY VÀ SỰ BÀO TOÀN

Tôi vừa đề cập đến vài trường hợp về tầm quan trọng của việc trồng cây, vừa ở Ấn Độ, quê nhà hiện nay của chúng tôi, cũng như ở Tây Tạng. Hôm nay, như một biểu hiện của thiện chí, chúng ta cử hành lễ trồng cây nơi chúng ta đang trú ngụ. May mắn thay, cuộc vận động kêu gọi có sự cam kết bảo vệ môi trường thông qua việc trồng cây con và chăm sóc những cây lớn, đang nhanh chóng gia tăng trên toàn thế giới. Trên bình diện toàn cầu, rừng và cây liên hệ rất mật thiết với sự biểu hiện của thời tiết, và cũng duy trì sự quân bình chủ yếu cho thiên nhiên. Bởi vậy, vần đề bảo vệ môi trường là một trách nhiệm toàn cầu của tất cả chúng ta. Tôi nghĩ rằng cực kỳ quan trọng đối với người Tây Tạng đang sống nơi định cư, không chỉ chú ý sâu sắc đến nguyên nhân của việc bảo vệ môi trường, mà còn thể hiện ý tưởng này qua hành động bằng cách trồng nhiều cây con. Theo cách này, chúng ta sẽ thực hiện một thiện chí quan trọng cho thế giới, chứng tỏ sự quan tâm đến toàn cầu của chúng ta. Và cùng lúc, tạo nên sự chia sẻ nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa.

Nếu ta nhìn chung quanh, nay chúng ta có thể thấy những ngôi nhà trong tu viện và trong những trang trại nơi người ta đã trồng cây ăn trái, bây giờ họ đã hưởng được lợi lạc lớn lao như là kết quả của việc trồng cây. Trước hết, nếu có một bóng cây trong vườn, nó sẽ làm cho không khí chung quanh một vẻ đẹp an tĩnh và tự nhiên. Dĩ nhiên là các bạn còn ăn được trái cây, ngồi dưới bóng cây và hưởng được bóng mát. Những gì cần thiết trong phần tham gia của bạn là một chút tính kiên nhẫn dành ít thời gian chăm sóc cho cây lớn.

Cuối cùng, tôi muốn có một đề nghị. Hãy xem lại việc sử dụng nông trại trong khu định cư. Nơi đây, các bạn đã khởi đầu dự án trồng cây ăn trái trong trang trại. Tôi cho đó là một dự án rất tốt. Qua việc trồng cây ăn trái, không những chúng ta chỉ đảm bảo rằng trang trại vẫn còn màu mỡ, mà chúng ta sẽ còn có trái cây để dùng. Tóm lại, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng vô cùng to lớn khi trồng cây con và bảo vệ những cây đang sống chung quanh mình.

(Diễn văn đọc ngày 6.12.1990 tại buổi lễ trồng cây ở khu định cư Doeguling Tây Tạng của Mundgod, Ấn Độ)

QUAN NIỆM CỦA ĐẠO PHẬT VỀ THIÊN NHIÊN

Tối nay tôi sẽ nói vài điều quan niệm của đạo Phật về thiên nhiên.

Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) nói rằng: “Trong một hệ thống mà tính không được biểu hiện, thì tất cả các pháp đều có khả năng (hiện hữu). Nếu không nhờ nghĩa của Không, thì các pháp không thể nào hiện hữu[24].

Thế nên khi nói về thiên nhiên, thì thiên nhiên cứu cánh là tính không[25]. Vậy nghĩa tính không là gì? Đó không phải là tính không của tự nhiên hay của sự hiện hữu độc lập, mà nó có nghĩa là các pháp tồn tại nhờ vào sự tương duyên của rất nhiều yếu tố.

Thế nên dù môi trường đó là nơi cư trú hay là cư dân, cả hai đều là hợp thể của bốn hoặc năm đại chủng căn bản. Những đại chủng đó là đất, nước, lửa, gió và không, đó là hư không. Về hư không, trong Thời luân Tantra[26]có một đề cập về điều được gọi là một chất tử của không, hạt tử của không. Thế mà dạng thể đó lập nên một lực trọng tâm của toàn thể hiện tượng giới. Khi toàn thể hệ thống cơ cấu vũ trụ lần đầu được hình thành, nó đã đươc tạo ra từ lực trung tâm này, đó là hạt tử của không, và cũng là hệ thống của vũ trụ cuối cùng, hệ thống này cũng sẽ tan hoại trong chính hạt tử của không ấy. Thế nên về mặt cơ bản của năm yếu tố này, có sự tương quan rất mật thiết giữa vùng cư trú, đó là môi trường thiên nhiên và cư dân, đó là các sinh thể đang sống trong môi trường ấy.

Cũng thế, khi ta nói về những đại chủng, có những yếu tố nội tại tồn tại trên cơ sở tự tính (existent inherently) ngay trong sinh thề ấy, cũng có những bình diện khác nhau, một số dạng thô và số khác thì vi tế.

Nên rốt ráo, theo giáo lý đạo Phật, điều vi tế nhất bên trong tâm thức chính là vai trò vi diệu độc nhất của sự sáng tạo, chính là bao gồm năm đại chủng, và tính chất rất vi tế của các đại chủng. Những yếu tố vi tế này phân tích ra những điều kiện tạo ra những yếu tố nội tại để hình thành nên sinh vật, và trở lại tạo nên sự hiện hữu hay sự tiến hóa của những yếu tố bên ngoài. Thế nên có một sự tương phùng rất mật thiết hoặc là sự tương quan giữa môi trường và các sinh thể đang sống trong môi trường ấy.

Trong ý nghĩa của tương duyên[27], có nhiều mức độ khác nhau mà các vật thể nương tựa vào nhau – yếu tố nguyên nhân của nó – hoặc là tâm ý thức gán cho nó một nhãn hiệu hoặc một biểu tượng.

Mục tiêu mà chúng ta thảo luận hôm nay là sự tương quan hay tính tương duyên giữa môi trường thiên nhiên và các sinh thể đang sống trong đó.

Bây giờ, các bạn biết đó, có một số bạn tôi nói rằng bản chất con người là bạo động. Tôi bảo với bạn tôi rằng tôi không nghĩ là như vậy. Nếu ta khảo sát nhiều loại động vật có vú, những loài như cọp và sư tử, ta thấy tùy thuộc vào cuộc sống của những sinh vật khác mà có được sự sinh tồn của loài này, vì bản tính cơ bản của nó có một cấu trúc rất đặc biệt, răng nanh dài nhọn và móng vuốt rất sắc. Cũng như vậy, những loài vật hiền hòa, như hươu nai, hoàn toàn ăn cỏ, răng và móng của nó hoàn toàn khác, hiền hơn. Nên từ quan điểm này, loài người chúng ta thuộc vào loài hiền từ, có phải vậy không? Răng, móng của chúng ta rất hiền. Thế nên tôi nói với người bạn, tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Cơ bản loài người có bản chất không bạo động[28].

Cũng vậy, về vấn đề sinh tồn của con người, loài người là một sinh vật có tính hợp quần. Để sinh tồn, các bạn cần có những nhóm người khác. Không có những người khác, đơn giản là không có khả năng sinh tồn – đó là quy luật tự nhiên, đó là bản chất.

Bởi vậy, tôi tin tưởng sâu sắc rằng cơ bản loài người thuộc về bản tính dịu hiền, tôi nghĩ là thái độ của con người đối với môi trường cũng nên hiền hòa. Do đó tôi tin rằng không những chúng ta nên giữ mối liên hệ với loài người hiền hòa và không bạo động mà cũng nên có mối quan hệ như thế, cũng quan trọng khi lan tỏa thái độ đó đến môi trường thiên nhiên. Tôi cho rằng nói một cách đạo lý, chúng ta có thể suy nghĩ như thế và chúng ta đều phải nên quan tâm đến môi trường sống quanh mình.

Tôi lại nghĩ đến một quan điểm khác. Trường hợp này không phải là vấn đề đạo đức, luân lý, mà là vấn đề sinh tồn của chính chúng ta. Không chỉ cho thế hệ này, mà còn cho thế hệ tương lai, môi trường là điều rất quan trọng. Nếu chúng ta khai thác môi trường bằng một phương pháp cạn kiệt, thì ngày nay chúng ta có thể sẽ có chút lợi ích, nhưng trong lâu dài chính chúng ta sẽ chịu đau khổ và thế hệ tương lai cũng sẽ đau khổ.

Thế nên khi môi trường thay đổi, thời tiết khí hậu cũng thay đổi, khi nó thay đổi một cách bi thảm, thì cơ cấu kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi – ngay cả thân thể vật lý của ta. Thế nên các bạn có thể thấy ảnh hưởng lớn lao từ sự thay đổi ấy. Từ quan điểm này, đây không phải chỉ là vấn đề sống còn của chúng ta. Do vậy, để thành tựu được nhiều kết quả hữu hiệu và để thành công trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường thiên nhiên. Trước hết, tôi nghĩ, cũng rất quan trọng khi làm phát sinh sự quân bình nội tại trong chính con người. Bởi vì sự thờ ơ với môi trường mà đã có hậu quả tai hại rất nhiều đối với cộng đồng nhân loại – xuất phát từ sự mê muội về tầm quan trọng đặc biệt của môi trường. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả là truyền đạt sự hiểu biết này cho mọi người. Thế nên rất quan trọng khi dạy hay nói với mọi người về tầm quan trọng, về lợi ích của chính môi trường.

Kế đến, một điều tối quan trọng khác nữa, như tôi luôn luôn kêu gọi, là tầm quan trọng của từ bi. Như tôi đã đề cập trước đây, dù có xuất phát từ quan điểm ích kỷ của riêng mình, thì các bạn vẫn phải cần đến người khác. Thế nên qua biểu hiện sự quan tâm đến lợi ích của người khác, chia sẻ khổ đau với người khác, và qua sự giúp đỡ người khác, rốt cục mình sẽ được lợi lạc. Còn nếu chỉ nghĩ đến riêng mình và quên người khác, rốt cục mình sẽ thiệt thòi. Đây cũng là điều giống như luật tự nhiên. Tôi nghĩ điều này rất đơn giản. Nếu các bạn không biểu lộ nụ cười với người khác, mà biểu hiện với cái nhìn ác cảm, thì người kia sẽ đáp lại một cách xử sự tương tự. Có đúng vậy không? Nếu quý vị dành cho người khác một phong thái chân thành và cởi mở, thì sẽ nhận được sự đáp ứng tương tự. Nên đó là luận lý hoàn toàn đơn giản.

Thực vậy, thời cổ đại, có nhiều nhà tư tưởng cũng như các vị đạo sư tâm linh vĩ đại ra đời ở đất nước Ấn Độ này, nên tôi cảm thấy trong tương lai, những nhà tư tưởng Ấn Độ vĩ đại, như Mahatma Gandhi, cũng như những nhà chính trị khác, sẽ áp dụng tư tưởng quý báu như Bất hại (ahimsa) vào lĩnh vực chính trị. Theo một phương cách nào đó, chính sách ngoại giao không liên kết cũng có liên quan đến đạo lý này. Thế nên tôi suy nghĩ đến tầm mức xa hơn, hoặc sự phát triển rộng hơn về ý tưởng quý báu, hoặc hành động cao quý này ở đất nước Ấn Độ là rất thích đáng và rất quan trọng.

Bây giờ trong khía cạnh này, có một điều khác mà tôi thấy rất quan trọng là tâm thức. Thế tâm là gì? Cho đến nay, đặc biệt là ở thế giới Tây phương, suốt hai thế kỷ trở lại đây, khoa học kỹ thuật đã chú trọng rất nhiều và chủ yếu là về vật chất. Bây giờ ngày nay một số nhà vật lý hạt nhân và các nhà thần kinh học đã bắt đầu khảo sát, phân tích các chất tử (particles) theo một phương pháp rất chi tiết và sâu sắc. Trong khi tiến hành thí nghiệm, họ tìm thấy có sự tham gia của phía người quan sát, đôi khi họ còn gọi là “cái biết”. Điều gì là “cái biết”? Đơn giản là sự sống, là con người, như nhà khoa học. Bằng cách nào mà các nhà khoa học biết được? Tôi cho rằng nhờ vào bộ óc mà họ biết được. Nay, nói về bộ não, các khoa học gia phương Tây chưa có một định nghĩa gì nhiều hơn về não ngoài hàng trăm triệu tế bào chứa trong não. Còn bây giờ nói về tâm, dù các bạn có gọi tâm là một năng lực đặc biệt của bộ não, hay gọi là ý thức, thì quý vị sẽ thấy rằng có một sự liên hệ rất rõ giữa bộ não, tâm và vật. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, tôi thấy nên có vài cuộc đối thoại giữa triết học phương Đông và khoa học Tây phương về nền tảng quan hệ giữa t6am và vật.

(Bài phát biểu ngày 14.2.1992 ở New Delhi, Ấn Độ)

ĐẠO PHẬT THỰC HÀNH

Hôm nay tôi rất vui mừng khi được nói chuyện với toàn thể Phật tử Hoa Kỳ (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng) ở một tu viện trung tâm Phật giáo Tây Tạng cổ xưa nhất ở Hoa Kỳ. Điều ấy rất khích lệ sự chú ý đến tình hình phát triển hiện thời của Phật giáo Tây Tạng, có chừng 1000 trung tâm ở khắp thế giới, với hơn 250 trung tâm ở Hoa Kỳ. Như tôi thường nói, Phật giáo có một món quà đặc biệt để giúp cho con người lắng đọng tâm thức và học cách sống hạnh phúc hơn.

Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu chủ trương rằng Phật giáo chủ trương nhất tâm (single-mind) trong mục tiêu nhắm vào niết-bàn, từ bỏ thế gian phàm trần này như một trường hợp tuyệt vọng. Với ý niệm nguyên sơ đó, họ cho rằng đạo Phật rất ít tham gia vào quyền công dân, để mặc những vấn đề xã hội đi theo hướng của nó.

Hiện thời, người Phật tử và các tu viện Phật giáo mới thực sự có thể làm nhiều việc thiện hơn để giúp đỡ nhiều người trong những thời điểm khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Nhưng tôi tin rằng từ thời đức Phật tại thế cho đến nay, tất cả mọi hình thái sinh hoạt của Phật giáo đều đã liên tục cố gắng để giúp đỡ con người, dù với tư cách tập thể hay cá nhân, không bao giờ có tình trạng đạo Phật không quan tâm đến thế gian. Tự do và hạnh phúc của chúng sinh luôn luôn là lý tưởng rốt ráo và mục tiêu hành động của người con Phật.

Nền văn minh Tây Tạng là một kết quả to lớn từ sự chuyển hóa xã hội nhờ năng lực của Phật pháp. Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng từ Ấn Độ bởi Hoàng đế Songsten Gampo vào thế kỷ thứ VII.

Trí tuệ từ đạo Phật bắt đầu lan tỏa chầm chậm nhưng đều đặn, giúp cho con người hiền hòa, hạnh phúc và an lạc hơn. Sau vài thế kỷ, người Tây Tạng trở nên yêu thích Phật pháp đến nỗi họ có một nỗ lực vĩ đại biến Phật pháp thành trọng tâm cuộc sống của họ, mặc dù không có sự tán trợ của triều đình. Cuối cùng sau một ngàn năm, người Tây Tạng đã thành công trong việc thể hiện tư tưởng Phật giáo ngay trong thể chế của quốc gia, lập nên sự hợp nhất giữa tính thiêng liêng và thế tục bởi Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ V[29]vào thế kỷ thứ 17. Tôi tin rằng giáo lý của Đức Phật là điểm then chốt không thể thay thế được để thành tựu sự hạnh phúc cho cá nhân cũng như cho quốc gia. Thế nên toàn bộ hệ thống xã hội chúng ta – văn hóa, nghệ thuật, phong cách sống – đều phải tập trung vào sự phát triển tâm linh con người, tùy thuận theo Phật pháp. Dù chúng ta không bao giờ thành tựu được hoàn hảo, chúng ta cũng đã giữ gìn những giáo lý và truyền thống độc đáo, mà một số đó từ lâu đã biến mất trên các quốc gia Phật giáo khác. Nhưng tôi không muốn nói nhiều về điều này, vì tôi biết rất nhiều người trong các bạn nhận ra giá trị của Phật giáo Tây Tạng, đã yêu quý cũng như chúng tôi. Tôi đã đi đến rất nhiều nơi vì có rất nhiều người lưu tâm đến tôi, từ lời nói cũng như hành động, sự kính trọng của họ, không chỉ nhắm vào giáo lý của Phật giáo Tây Tạng, mà còn nhờ vào cuội ngưồn của giáo lý ấy, là văn hóa và văn minh Tây Tạng, vốn tự nó đã hoàn thành phát xuất từ một nơi nào đó hơn là trong tim đời sống của người dân Tây Tạng. Văn hóa Tây Tạng thuộc về toàn nhân loại.

SỰ TIẾP CẬN CỦA CON NGƯỜI VÀO HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Mỗi sáng ta thức dậy, nghe tin tức từ radio hay đọc báo, chúng ta đối diện với những tin tức xấu như nhau: bạo động, tù tội, chiến tranh, thiên tai. Tôi không dám mơ tưởng dù chỉ một ngày không nghe tường thuật những điều khủng khiếp đang xảy ra khắp nơi.

Ngay trong thời hiện đại này, rõ ràng đời sống quý báu của con người cũng không được bình an, không có thế hệ tiền bối nào đã hứng chịu như ngày hôm nay. Ý thức sợ hãi thường xuyên và căng thẳng sẽ tạo nên bất kỳ vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc và lòng trắc ẩn của con người trong sự phát triển của thế giới hiện đại này. Thật là mỉa mai khi càng có nhiều vấn đề nghiêm túc phát sinh thì xã hội công nghiệp càng tiến triển. Khoa học và kỹ thuật đã tạo ra nhiều điều kỳ diệu trên nhìều lãnh vực, nhưng vấn đề cơ bản của con người vẫn còn đó.

Đã có một lối học mới, nhưng sự giáo dục phổ quát dường như không làm tăng tưởng tính thiện, mà thay vì chỉ làm tăng thêm tính nôn nóng và không thỏa mãn. Không nghi ngờ gì về sự gia tăng tiến bộ vật chất và kỹ thuật, nhưng không rõ vì sao điều này không có hiệu quả, vì chúng ta chưa thành công trong việc làm phát sinh hạnh phúc và an lạc hoặc là vượt thoát được khổ đau.

Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng phải có điều gì sai lầm nghiêm trọng trong tiến trình phát triển, nếu chúng ta không rà soát lại kịp thời, chắc sẽ có hậu quả thảm hại cho tương lai của loài người. Tôi không phải là người hoàn toàn chống lại khoa học kỹ thuật – nó đã góp phần rất lớn vào toàn bộ kinh nghiệm của loài người, đối với lợi ích vật chất và thịnh vượng, và đối với sự hiểu biết rộng lớn về thế giới ta đang sống. Nhưng nếu chúng ta dành sự chú trọng vào khoa học và kỹ thuật, là chúng ta có nguy cơ đánh mất cơ hội tiếp xúc với những khía cạnh tri thức và sự hiểu biết của con người làm phát sinh tính chân thực và lòng vị tha.

Khoa học và kỹ thuật, dù có khả năng tạo ra vô số tiện nghi vật chất cũng không thể thay thế giá trị tinh thần truyền thống và giá trị nhân văn đã tạo nên dạng thức đồ sộ của nền văn minh nhân loại trong toàn thể các hình thái quốc gia như ta đã được biết ngày hôm nay.

Không ai chối từ được tiện nghi vật chất của khoa học kỹ thuật mới mẻ, nhưng vấn đề cơ bản của con người vẫn còn, chúng ta vẫn phải đối diện nỗi khổ, sự sợ hãi, sự căng thẳng giống nhau, nếu không nói là nhiều hơn. Do đó, chỉ có một điều hợp lý là cố gắng thiết lập sự quân bình giữa sự phát triển vật chất và mặt khác, sự phát triển tâm linh, và giá trị nhân bản. Để làm được cuộc điều chỉnh vĩ đại này, chúng ta cần phải làm sống lại giá trị nhân văn của chúng ta.

Tôi chắc chắn nhiều người sẽ chia sẻ sự quan tâm về sự khủng bố đạo đức rộng lớn trong thế giới hiện nay, và sẽ tham gia lời kêu gọi của tôi đến các nhà hoạt động nhân đạo và giới tăng lữ tôn giáo, người chia sẻ sự quan tâm làm cho xã hội chúng ta biết yêu thương nhau nhiều hơn, thể hiện chính trực và công bằng nhiều hơn.

Tôi không phát biểu như là một tu sĩ Phật giáo, hay như là người Tây Tạng, tôi cũng chẳng phát biểu như là một chuyên viên chính trị quốc tế (dù tôi không né tránh tham gia các đề tài này). Đúng hơn, tôi phát biểu như là một con người, một người gìn giữ giá trị nhân văn, đó là nền tảng không chỉ của Phật giáo Đại thừa mà còn của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ quan đểim này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn viễn cảnh của cá nhân tôi, đó là:

  1. Chủ nghĩa nhân đạo trên toàn vũ trụ là yếu tính để hóa giải vấn đề toàn cầu.

  2. Từ bi là cột trụ của hòa bình thế giới.

  3. Tất cả các tôn giáo trên toàn thế giới đều sẵn sàng cho hòa bình thế giới theo phương thức này, tất cả đều là tinh thần nhân đạo dù dưới bất kỳ ý thức hệ nào.

  4. Mỗi cá nhân đều có một trách nhiệm định hình sự mở màn cho việc đáp ứng nhu cầu con người.

HÒA GIẢI VẤN ĐỀ CON NGƯỜI THÔNG QUA SỰ CHUYỂN HÓA THÁI ĐỐ CỦA RIÊNG TỪNG NGƯỜI

Trong những vấn đề chúng ta đối diện ngày hôm nay, một số là những thảm họa thiên nhiên, và chúng ta phải chấp nhận và đối diện với thái độ trầm tĩnh. Mặt khác, tuy nhiên, một số vấn đề lại do chúng ta gây ra, tạo nên bởi sự hiểu lầm, và có thể là chính xác. Vấn đề như thế sinh ra do mâu thuẫn ý thức hệ, chính trị và tôn giáo, khi con người chống trái lẫn nhau vì những mục đích ty tiện, bỏ quên tầm nhìn về nền tảng của lòng nhân từ ràng buộc chúng ta với nhau như một gia đình nhân loại. Chúng ta phải nhớ rằng các hệ thống tôn giáo, các ý thức hệ và chính trị khác nhau trên thế giới có ý nghĩa là giúp cho loài người được hạnh phúc. Chúng ta không được đánh mất cái nhìn về mục tiêu nền tảng này và đừng bao giờ đặt phương tiện lên trên cứu cánh, và quyền tối cao của nhân tính vượt lên trên mọi vấn đề về ý thức hệ, và luôn luôn phải được duy trì.

Viễn cảnh về mối nguy đơn giản nhưng lớn nhất đang đối diện với loài người – thực vậy, với tất cả sinh thể trên hành tinh chúng ta – là sự đe dọa về sự hủy hoại từ vũ khí hạt nhân. Không cần phải nói chi tiết về mối nguy hiểm này, nhưng tôi muốn kêu gọi các nhà lãnh đạo các cường quốc hạt nhân đang thực sự nắm giữ tương lai của thế giới trong tay, đến các nhà khoa học và kỹ thuật đang tiếp tục tạo ra những vũ khí đáng sợ cho sự hủy diệt, và đến toàn thể mọi người có một vị thế ảnh hưởng đến những người lãnh đạo của họ. Tôi kêu gọi họ hãy sử dụng phẩm tính trong sáng thánh thiện của mình và bắt tay vào việc tháo gỡ và phá hủy tất cả vũ khí hạt nhân. Chúng ta biết rằng trong biến cố chiến tranh hạt nhân, sẽ không có người chiến thắng vì sẽ không có ai sống còn. Không sợ hãi khi suy gẫm đến sự phá hoại phi nhân tính và vô tâm như thế hay sao? Và phải chăng không hợp lý khi chúng ta phải xoay chuyển nguyên nhân và có cả thời gian lẫn phương tiện để làm như thế? Thường chúng ta không thể vượt qua những vấn đề của chúng ta vì hoặc là chúng ta không biết được nguyên nhân hoặc là nếu chúng ta không hiểu được vấn đề, thì không có phương tiện để chuyển hóa nó. Đây không phải là trường hợp đối với đe dọa của hạt nhân.

Dù những vấn đề ấy thuộc về sinh thể có mối liên hệ lớn nhất như loài người, hay với loài có mối liên hệ đơn giản hơn như loài vật, thì tất cả các loài chủ yếu đều mong cầu hòa bình, tiện nghi và sự bảo đảm. Đời sống đều đắt giá đối với loài động vật vô tri cũng như đối với loài người, ngay với loài côn trùng nhỏ nhất cũng tranh đấu chống lại sự nguy hiểm đe dọa đời sống của chúng. Ngay cả mỗi người chúng ta cũng muốn sống và không muốn chết, tất cả sinh vật khác trong vũ trụ cũng như thế. Song lệ, lực tác động đến từng loài là một vấn đề khác.

Nói chung, có hai loại hạnh phúc và đau khổ: tinh thần và vật chất. Trong hai loại, tôi tin rằng đau khổ tinh thần và hạnh phúc tinh thần là dữ dội nhất. Bởi vậy, tôi nhấn mạnh đến sự đào luyện tâm linh để chịu đựng khổ đau và kéo dài được trạng thái hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi lại có một ý niệm cụ thể và phổ quát hơn về hạnh phúc: một hợp thể của sự bình an bên trong tâm thức, một nền kinh tế phát triển, và hơn tất cả, là thế giới hòa bình. Để đạt được mục tiêu như thế, tôi thấy rất cần thiết phải đẩy mạnh ý thức về trách nhiệm toàn cầu, và mối quan tâm sâu sắc về mọi vấn đề lâu nay đã bị thờ ơ như đức tin, chủng tộc, tính dục, hoặc dân tộc.

Tiền đề đằng sau ý tưởng trách nhiệm toàn cầu là một yếu tố đơn giản, nói chung là ước muốn của tất cả mọi người khác đều giống như ước nguyện của tôi. Mọi loài đều muốn hạnh phúc chứ không muốn đau khổ. Nếu chúng ta là loài người thông minh, không chấp nhận sự kiện này thì sẽ càng có nhiều khổ đau trên hành tinh này. Nếu chúng ta thừa nhận tư tưởng bản ngã trung tâm để tiếp cận cuộc sống và thường xuyên nỗ lực sử dụng những loài khác làm lợi ích riêng tư cho mình, chúng ta có thể đạt được lợi ích nhất thời, nhưng lâu dài chúng ta sẽ không thành công ngay cả trong việc đạt được hạnh phúc cá nhân. Còn vấn đề hòa bình thế giới sẽ hoàn toàn vượt ra ngoài vấn đề.

Trong những yêu cầu để có hạnh phúc, con người đã dùng nhiều phương pháp khác nhau, phần nhiều thường bị ghê tởm và xa lánh. Xử sự bằng những phương pháp hoàn toàn không mang tính người, họ chống lại khổ đau bằng cách thân thiện với con người và các loài khác chỉ vì lợi ích của riêng cá nhân họ. Cuối cùng, hành vi thiển cận ấy đem đến khổ đau cho chính họ cũng như cho mọi người khác. Để được sinh ra làm người, tự nó là một sự kiện hy hữu, và có thể vận dụng dịp may này một cách có hiệu quả và khéo léo là người khôn ngoan. Chúng ta phải có tầm nhìn riêng về tiến trình sự sống của vũ trụ, để hạnh phúc, vinh quang của cá nhân hay tập thể: không phải tìm kiếm ở sự trả giá nơi người khác.

Tất cả đều trông chờ ở một cuộc tiếp cận mới cho vấn đề toàn cầu. Thế giới càng trở nên nhỏ bé hơn, và càng trở nên tùy thuộc vào nhau hơn – như là một kết quả nhanh chóng của kỹ nghệ tiến bộ và mậu dịch quốc tế cũng như mối quan hệ xuyên quốc gia. Ngày nay chúng ta tùy thuộc rất nhiều đến những người khác. Thời cổ đại, các vấn đề hầu như chỉ trong phạm vi gia đình, nó liên kết chặt chẽ một cách tự nhiên trong phạm vi gia đình, nhưng tình thế ngày nay chúng ta tùy thuộc vào nhau rất mật thiết, liên quan với nhau chặt chẽ, đến nỗi nếu không có ý thức về trách nhiệm toàn cầu, nếu không cảm thấy tình huynh đệ trong toàn thế giới, không có sự hiểu biết và niềm tin rằng chúng ta là một phần của gia đình nhân loại rộng lớn, thì không ta không thể nào hy vọng vượt qua hiểm nạn để có được sự sinh tồn – để phát triển hạnh phúc và an lạc.

Về lâu dài, vấn đề của một quốc gia không thể đơn độc giải quyết ổn thỏa trong lâu dài được, vì tùy thuộc quá nhiều vào sự quan tâm và thái độ hợp tác của các quốc gia khác. Tính chất nhân văn phổ quát tiếp cận vào vấn đề thế giới dường như chỉ là nền tảng của vấn đề hòa bình thế giới. Điều ấy có nghĩa gì? Chúng ta khởi đầu từ nhận thức đã được đề cập trước đây rằng mọi chúng sinh đều mong muốn có hạnh phúc và không ai muốn khổ đau. Thế nên sẽ trở nên sai lầm về đạo đức và thực dụng thiếu khôn ngoan khi chỉ truy cầu hạnh phúc cho riêng mình, dĩ nhiên với ý nguyện là cho mọi người sống chung quanh ta như một thành viên của cùng một gia đình nhân loại. Phương cách khôn ngoan hơn là nghĩ đến người khác khi theo đuổi hạnh phúc riêng cho mình. Việc này sẽ dẫn đến điều tôi gọi là “lợi ích cá nhân khôn ngoan”, hy vọng tự nó sẽ được chuyển thành “lợi ích của toàn thể” hoặc tốt hơn nữa là “các bên cùng có lợi”.

Mặc dù sự gia tăng tính tương duyên trong số các quốc gia sẽ đưa đến hy vọng làm nảy sinh sự hợp tác thông cảm nhiều hơn, khó mà đạt được sự hợp tác tinh thần chân thật khi mà con người còn thờ ơ với sự xúc cảm và hạnh phúc của người khác. Khi con người bị kích động bởi tham lam và đố kỵ, thì họ rất khó sống hài hòa. Một lối tiếp cận tinh thần có thể không hóa giải được toàn bộ vấn đề chính trị khi đã được tạo nên bởi lối tiếp cận của lợi ích cá nhân, nhưng lâu dài, nó sẽ vượt qua được các nền tảng của vấn đề mà ta đang đối diện ngày nay.

Mặt khác, nếu loài người tiếp tục tiếp cận các vấn đề chỉ xét đến tiện nghi hiện thời, thì thế hệ tương lai sẽ phải đối diện với khó khăn khủng khiếp. Dân số toàn cầu đang gia tăng, tài nguyên của chúng ta cạn kiệt nhanh chóng. Hãy nhìn rừng cây chẳng hạn. Không ai có thể biết chính xác vô số ảnh hưởng nghiêm trọng của việc khai thác rừng đối với khí hậu, đất đai và sinh thái toàn cầu như là một thể thống nhất. Chúng ta đang phải đối diện với các vấn đề do con người chỉ chú ý đến họ trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ để ý đến lợi ích cá nhân, không lưu tâm đến toàn nhân loại. Họ không chiêm nghiệm về trái đất và ảnh hưởng lâu dài vào đời sống chung như một toàn thể. Nếu chúng ta là người của thế hệ hiện đại, không suy gẫm những chi tiết này, thì thế hệ tương lai không thể đối phó nổi với các vấn đề ấy.

LÒNG TỪ BI NHƯ LÀ CỘT TRỤ CỦA HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Theo tâm lý học Phật giáo, hầu hết những rắc rối của chúng ta đều do sự ham muốn mãnh liệt và chấp trước vào các pháp mà ta hiểu lầm các pháp ấy là những thực thể tồn tại lâu dài. Sự theo đuổi các khách thể là do lòng tham và sự chấp trước của ta liên quan với việc sử dụng sự gây hấn và tranh đua như là một công cụ hiệu nghiệm. Tiến trình tâm linh như thế dễ dàng chuyển thành hành động của con người, nuôi dưỡng tính hiếu chiến như một hậu quả tất yếu. Những tiến trình như vậy đã được tiếp diễn trong tâm thức nhân loại từ lúc nào không biết được, nhưng sự biểu hiện đã trở thành rất có hiệu quả dưới nữhng điều kiện tân tiến. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát và điều chỉnh những “độc tố”: vô minh, tham lam và bạo động? Vì chính những độc tố này là hậu trường của hầu hết mọi phiền nhiễu trên thế giới.

Là một đặc điểm phát sinh từ trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, tôi thấy rằng lòng từ bi là chất liệu đạo đức dệt nên hòa bình thế giới. Trước tiên, tôi định nghĩa về ý nghĩa của lòng từ bi. Khi các bạn thương xót hay động lòng trắc ẩn đối với một người rất nghèo, nghĩa là các bạn đang biểu hiện sự thông cảm vì người ấy nghèo khổ, do lòng thương tâm của các bạn xuất phát từ lòng vị tha.

Mặt khác, tình yêu chồng vợ, con cái, hay bạn bè thân thiết thường xuất phát từ lòng quyến luyến. Khi lòng quyến luyến của bạn thay đổi, thì tình thương yêu của bạn cũng thay đổi, hay có thể biến mất luôn. Đây không phải là tình thương chân thật. Tình yêu chân thật là không xuất phát từ sự quyến luyến, mà xuất phát từ lòng vị tha. Trong trường hợp này, lòng từ bi của bạn sẽ tồn tại như sự đáp ứng cho con người bị khổ đau cho đến khi loài người còn tiếp tục đau khổ.

Dạng lòng trắc ẩn này là điều chúng ta phải cố gắng gieo trồng trong chính mình, và chúng ta phải phát triển tấm lòng ấy từ tầm mức hữu hạn đến vô hạn. Lòng từ bi không phân biệt, ngẫu nhiên và không giới hạn đối với chúng sinh dĩ nhiên không phải là tình yêu thông thường mà con người ban phát cho gia đình, bạn thân của họ, đã bị giảm giá trị vì vô minh, tham muốn và chấp trước. Loại tình yêu mà ta tán đồng là loại tình thương rộng lớn mà các bạn ban phát ngay cả cho người mà đã hãm hại các bạn: kẻ thù.

Tính hợp lý của lòng từ bi là mọi người chúng ta đều muốn tránh khổ đau và có được hạnh phúc. Điều này, trở ngại, được xuất phát trên cảm giác có hiệu lực về “tôi”, nó định hình sự mong muốn phổ quát về hạnh phúc. Thực vậy, tất cả mọi người đều được sinh ra với một mong muốn giống nhau, tất cả lẽ ra đều có quyền bình đẳng để đạt được đều mong ước đó. Nếu tôi so sánh mình với người khác, đông vô chừng, tôi thấy những người kia quan trọng hơn vì tôi chỉ là một, trong khi những người kia là nhiều. Hơn thế nữa, truyền thống Phật giáo Tây Tạng dạy chúng ta xem tất cả các loài hữu tình như là người mẹ thân yêu của mình và mình phải biểu hiện lòng tri ân bằng cách yêu thương tất cả mọi loài. Bởi vì theo giáo lý Phật pháp, chúng ta đã sinh ra và tái sinh trong vô số kiếp, và điều ấy được xem như là mỗi người đã là cha hoặc mẹ của chúng ta trong một đời hay nhiều đời khác. Trong tinh thần đó, tất cả loài hữu tình trong thế gian đều chia sẻ với nhau cùng một mối quan hệ gia đình.

Dù con người có niềm tin vào tôn giáo hay không, chẳng có ai mà không cảm thụ được lòng từ bi. Ngay lúc chào đời, chúng ta được chăm sóc bởi lòng từ bi của cha mẹ mình. Sau đó trong đời sống, khi đối diện với đau khổ của bệnh tật và tuổi già, chúng ta lại nương tựa vào lòng từ bi của những người khác. Nếu lúc sinh ra và kết thúc cuộc đời mình, chúng ta tùy thuộc vào lòng từ bi của người khác, tại sao trong thời trung niên chúng ta lại không sống với mọi người bằng lòng từ bi?

Sự sinh khởi của lòng từ bi (cảm giác thân mật dành cho người khác) không phải là niềm tin tôn giáo mà chúng ta thường tham dự trong thực hành đời sống tôn giáo quy ước hàng ngày. Lòng từ bi ấy không phải dành riêng cho những người tin vào tôn giáo, mà cho mọi người không kể chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng chính trị. Lòng từ bi ấy dành cho mọi người tự xem mình, hơn tất cả, là thành viên của gia đình nhân loại và những người nhìn thấy mọi điều tới một toàn cảnh rộng lớn và lâu dài hơn. Đây là một cảm nhận mạnh mẽ mà chúng ta nên phát huy và áp dụng, thay vì chúng thờ ơ, đặc biệt là trong thời gian đầu đời khi chúng ta trải quá ý thức sai lầm về sự an ninh cá nhân.

Khi chúng ta có được nhận thức về viễn cảnh lâu dài hơn, thực tế là tất cả mọi loài đều muốn có hạnh phúc và tránh mọi khổ đau, giữ trong tâm quan hệ bình thường với vô số người khác, chúng ta có thể kết luận rằng thật đáng quý khi chia sẻ mọi thứ sở hữu của mình cho người khác. Khi các bạn rèn luyện quan niệm này, một ý thức chân thực về lòng từ - ý thức chân thực về tình thương yêu và sự kính trọng đối với người khác – trở thành có thực. Hạnh phúc cá nhân đình chỉ để tạo thành ý thức nỗ lực tìm kiếm; nó trở thành một năng lực tự động và siêu việt bởi vì xuất phát từ toàn thể quá trình thương yêu và giúp đỡ cho người khác.

Một kết quả khác của sự phát triển tâm linh lợi lạc nhất trong đời sống ngày nay là nó đem lại một tâm thức an tĩnh ngay trong giây phút hiện tại. Cuộc sống chúng ta thường xuyên bị phóng vọt ra ngoài, mang theo rất nhiều rắc rối. Khi chúng ta đối diện với tâm tĩnh lặng và trong sáng, mọi vấn đề có thể được hóa giải một cách trọn vẹn. Trong khi, thay vì vậy, chúng ta đánh mất sự tự chủ trong tâm khi ta nóng nảy, ích kỷ, đố kỵ, hờn giận, chúng ta đánh mất ý thức chân chính. Tâm ta bị mù lòa và trong phút chốc dại dột này, mọi việc đều có thể xảy ra, gồm cả chiến tranh. Do vậy, sự thực tập lòng từ bi và trí tuệ rất có ích cho tất cả mọi giới, đặc biệt là cho những người có trách nhiệm điều khiển quốc gia, trong tay họ nắm toàn bộ quyền hạn và cơ hội tạo nên cấu trúc một thế giới hòa bình.

MỘT TÔN GIÁO PHỔ QUÁT CHO NỀN HÒA BÌNH NHÂN LOẠI

Những đạo lý được thảo luận đến vẫn có được sự hài hòa với giáo lý đạo đức của tất cả các tôn giáo trên thế giới. Tôi xác nhận rằng mỗi tôn giáo lớn trên thế giới: đạo Phật, Cơ-đốc giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Kỳ Na giáo, Do Thái giáo, đạo Xích[30], đạo Lão, đạo Zoroastrianism[31], đều có quan niệm tình thương giống nhau, có cùng mục tiêu đem sự lợi lạc đến cho loài người qua phương cách thực hành tâm linh, và cùng một hiệu quả khiến cho các tín đồ của họ trở nên hoàn thiện. Tất cả các tôn giáo đều dạy những giới điều đạo đức để hoàn thiện chức năng tâm lý, thân thể và lời nói. Tất cả các giới luật đều dạy chúng ta không nên nói dối hoặc trộm cắp hoặc hủy hoại sinh mạng người khác, và còn nữa. Mục đích chung của tất cả giới điều đạo đức được đưa ra bởi những bậc đạo sư vĩ đại của nhân loại chính là tính vô ngã. Các vị đạo sư muốn dẫn dắt môn đệ của mình tránh khỏi con đường tạo ra những chủng tử xấu gây nên bởi vô minh và giới thiệu cho các môn đệ con đường nhắm đến toàn thiện.

Tất cả các tôn giáo đều đồng ý đến tính cần thiết của việc điều chỉnh tâm thức lan man là nơi trú ẩn của bản ngã và những cội rễ khác của phiền não, và mỗi giáo lý đều chỉ dạy một con đường dẫn đến cảnh giới tâm linh đầy an bình, ổn định, đức hạnh và trí tuệ. Trong ý nghĩa này, tôi tin rằng các tôn giáo đều có một thông điệp cơ bản giống nhau. Những giáo lý khác nhau có thể được quy về cho sự khác nhau của các thời đại và các hoàn cảnh sống cũng như sự ảnh hưởng của các nền văn hóa. Thực vậy, những cuộc tranh luận có tính chất học giả sẽ không cùng tận khi ta chỉ thuần túy khảo sát tôn giáo trên khía cạnh siêu hình. Tuy nhiên, sẽ được lợi lạc nhiều hơn khi cố gắng ứng dụng trong đời sống hàng ngày những giới điều đạo đức để đạt được sự toàn thiện được các tôn giáo hướng dẫn hơn là bàn cãi về những sự khác biệt khi tiếp cận.

Có nhiều tôn giáo khác nhau mang đến lợi ích và hạnh phúc cho nhân loại bằng nhiều phương pháp giống nhau như có nhiều cách chữa trị đặc biệt cho nhiều loại bệnh tật. Bởi vì, các tôn giáo đều hiến mình theo phương thức của riêng mình để cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc. Và, mặc dù chúng ta có thể tìm thấy những nguyên nhân về sự ưa thích việc biện minh, lý giải cho một chân lý của tôn giáo nào đó, thì vẫn có nhiều nguyên nhân lớn hơn về sự hợp quần, phát sinh từ lòng người. Mỗi tôn giáo hoạt động theo phương pháp riêng của mình để giảm trừ khổ đau con người và đóng góp vào văn minh của nhân loại. Trái lại, không phải là mục đích của tôn giáo. Chẳng hạn, tôi không cho rằng nên bắt buộc người khác cải đạo sang Phật giáo, hay là gieo thêm những nhân duyên với Phật pháp. Đúng hơn, tôi thường suy nghĩ làm sao để mình được là một con người của đạo Phật nhân bản, có thể góp phần vào hạnh phúc của con người.

Trong khi chỉ ra những điểm tương đồng căn bản giữa các tôn giáo trên thế giới, tôi không biện hộ cho một tôn giáo đặc biệt nào và hạ thấp các tôn giáo khác, tôi cũng không tìm kiếm một “tôn giáo thế giới” mới. Tất cả các tôn giáo khác nhau trên thế giới đã đủ để làm giàu cho kinh nghiệm của con người và đủ cho văn minh nhân loại rồi. Tâm thức con người chúng ta, vốn có nhiều khả năng và thiên hướng khác nhau, nên cần có những phương cách để tiếp cận với sự an bình và hạnh phúc. Cũng giống như thức ăn, một số người nhận thấy Cơ-đốc giáo hấp dẫn hơn, một số khác thích Phật giáo hơn vì không có một đấng sáng tạo thế giới trong giáo lý ấy và mọi hiện hữu đều tùy thuộc vào hành vi của chính mình. Chúng ta có thể mở ra nhiều cuộc thảo luận về các tôn giáo khác như thế. Vậy nên mục đích thì đã rõ: nhân loại cần tất cả các tôn giáo để thích nghi với phương thức sống, thích nghi với nhu cầu tâm linh đa dạng và thừa kế truyền thống dân tộc của cá nhân con người.

Từ viễn cảnh ấy, tôi tán đồng những nỗ lực đang được thể hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới để góp phần cho sự hiểu biết tốt hơn về các tôn giáo. Nhu cầu cho việc này đặc biệt cấp bách hiện nay. Nếu tất cả các tôn giáo tạo nên được sự cải thiện những mối quan tâm chính của nhân loại, thì họ sẽ cùng hành động hòa hợp với nhau cho hòa bình thế giới. Sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau sẽ sinh khởi sự cần thiết nhất quán cho các tôn giáo cùng hoạt động với nhau. Tuy nhiên, mặc dù đây thực sự là một bước quan trọng, chúng ta phải nhớ rằng, sẽ không có một giải pháp nào nhanh chóng và dễ dàng cả. Chúng ta không thể giấu diếm được những xung khắc của các học thuyết đang tồn tại từ những đức tin khác nhau. Cũng không hy vọng có thể thay thế những tôn giáo đang hiện hữu bởi một đức tin mới phổ biến hơn. Mọi tôn giáo đều có những sự đóng góp riêng biệt để thực thi, và mỗi tôn giáo đều có riêng phương pháp để thích nghi với từng căn cơ của các dạng người như họ nhận thức về đời sống này. Thế giới cần tất cả các tôn giáo ấy.

Có hai vấn đề chủ yếu đòi hỏi các nhà hoạt động tôn giáo quan tâm đến hòa bình thế giới. Trước hết, chúng ta phải phát huy hơn nữa sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau để tạo nên mức độ khả thi cho sự hợp nhất các tôn giáo. Điều này có thể thành tựu từng phần bởi sự tôn trọng các đức tin của mỗi bên và bằng cách nhấn mạnh mối quan tâm chung nhất về niềm an vui của con người.

Thứ hai, chúng ta phải lập ra thỏa hiệp chung có thể tác dụng trên giá trị nền tảng về tâm linh sẽ làm rung động lòng người và tăng trưởng hạnh phúc của toàn nhân loại. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chú trọng vào mẫu số chung của các tôn giáo trên thế giới – lý tưởng nhân đạo. Hai bước này sẽ khuyến khích chúng ta hành động trên cả hai phương diện, cá nhân và cộng đồng để tạo ra các yếu tố tâm linh thiết yếu cho hòa bình thế giới.

Chúng ta là hành giả của các đức tin khác nhau. Có thể cũng hợp tác với nhau cho hòa bình thế giới. Khi chúng ta thấy rõ các tôn giáo khác nhau chính là những chất liệu thiết yếu để phát triển thành một tấm lòng chí thiện – yêu thương và tôn trọng mọi loài, cùng ý thức chân chính về đời sống cộng đồng. Điều quan trọng nhất là nhìn về các dự định triển vọng của các tôn giáo, không chỉ ở chi tiết về lý thuyết và chất siêu hình, chỉ có thể dẫn dắt đến chủ nghĩa tri thức. Tôi tin rằng tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới có thể tham gia vào hòa bình thế giới và hợp tác cùng nhau cho lợi ích nhân loại nếu chúng ta gạt qua một bên những dị biệt siêu hình vi tế, vốn thực sự là những vấn đề nội tại của mỗi tôn giáo.

Mặc dù tiến trình thế tục hóa đã phát sinh bởi sự hiện đại hóa trên bình diện thế giới, và mặc dù những nỗ lực mang tính hệ thống hóa ở một phần thế giới nhằm phá hủy giá trị tâm linh, nhưng số đông loài người vẫn tiếp tục tin vào một tôn giáo này hoặc tôn giáo khác. Niềm tin bất diệt vào tôn giáo, những biến cố dù trải qua dưới hệ thống chính trị vô thần, biểu lộ rõ ràng tiềm năng của tôn giáo như nó vốn vậy. Năng lực tâm linh này và sức mạnh bên ngoài có thể sẵn sàng để phát khởi những yếu tố tâm linh cần thiết cho hòa bình thế giới. Những nhà lãnh đạo tôn giáo và các lãnh đạo các phong trào nhân đạo trên khắp thế giới phải nên có một vai trò đặc biệt để điều hành trên phương diện này. Dù chúng ta sẽ thành tựu được hòa bình thế giới hay không, chúng ta không thể lựa chọn mà chỉ hành động nhắm đến mục tiêu này. Nếu tâm ta bị chế ngự bởi nóng giận, chúng ta sẽ đánh mất phần ưu việt nhất của tri thức con người – trí tuệ, là khả năng quyết định giữa chính và tà. Nóng giận là một vấn đề quan trọng nhất thách thức thế giới ngày nay.

NĂNG LỰC CÁ NHÂN ĐỊNH HÌNH CHO SỰ KHỞI ĐẦU

Nóng giận đóng một vai trò không nhỏ trong các cuộc xung đột hiện thời như đang xảy ra ở Trung Đông, Đông Nam Á, vấn đề Nam Bắc… Những cuộc xung đột này phát sinh từ sự thất bại trong việc không hiểu biết về quan điểm nhân đạo của nhau. Giải quyết vấn đề không phải là sử dụng và phát huy quân đội hùng mạnh, hoặc các loại vũ khí hiện đại. Cũng không phải thuần túy vấn đề chính trị hay thuần túy kỹ thuật. Cơ bản vấn đề là tinh thần, trong ý nghĩa những gì cần thiết là sự hiểu biết nhạy bén về tình trạng chung của con người. Thù nghịch và chống đối không thể mang lại hạnh phúc cho mọi người, ngay cả người thắng trận. Bạo động luôn luôn tạo ra khổ đau, chủ yếu là tác động ngược lại. Vậy nên, đó là lúc cho các nhà lãnh đạo thế giới học cách vượt qua sự kỳ thị chủng tộc, văn hóa và ý thức hệ để có cái nhìn xuyên suốt bằng con mắt khác để thấy tình trạng chung của con người hiện nay. Làm được như thế, sẽ có lợi lạc rất nhiều cho từng cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới.

Sự căng thẳng của thế giới hiện nay phần lớn dường như xuất phát từ mâu thuẫn giữa “khối phương Đông” và “khối phương Tây” tiếp diễn từ thế chiến thứ hai. Cả hai khối này có khuynh hướng mô tả và nhìn khối kia bằng một nhãn quan hoàn toàn bất lợi. Cuộc đấu tranh liên tục, bất hợp lý này do thiếu thông cảm và thiếu tôn trọng lẫn nhau như là người bạn. Những người thuộc khối phương Đông nên từ bỏ sự thù nghịch với khối phương Tây vì khối phương Tây cũng bao gồm những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em. Tương tự, khối phương Tây nên từ bỏ sự thù nghịch lẫn nhau giữa hai khối như thế, các nhà lãnh đạo của hai bên phải đóng một vai trò rất lớn. Nhưng trước đây, các nhà lãnh đạo phải nhận thức được tính nhân đạo trong người dân nước mình và người dân nước khác. Không có được nhận thức cơ bản này, thì rất hiếm có được hiệu quả trong việc giảm trừ sự thù nghịch ở các tổ chức.

Nếu như, chẳng hạn, lãnh đạo của Hoa Kỳ và lãnh đạo của Liên bang Xô-viết tình cờ gặp nhau giữa một hoang đảo, tôi chắc là họ sẽ đáp ứng những vấn đề tự phát của nhau như là những người bạn thân của loài người. Nhưng một bức tường của sự nghi ngờ và hiểu lầm lẫn nhau ngăn cách ngay giây phút họ tự đồng nhất mình với danh hiệu “Tổng Thống Hoa Kỳ” và “Tổng Bí thư Liên bang Xô-viết”. Nhiều người quen tiếp xúc với hình thức không cần lễ nghi trong các cuộc gặp gỡ rộng rãi, không cần hẹn trước, như thế sẽ phát huy được sự hiểu biết lẫn nhau; họ sẽ học được cách liên hệ với những người khác và rồi có thể cố gắng hòa giải vấn đề thế giới căn cứ trên sự hiểu biết này. Khi không có hai đảng phái, đặc biệt là những bên có một lịch sử đối kháng nhau, thì họ có thể đàm phán thành công trong bầu không khí nghi ngờ và thù nghịch.

Tôi đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới nên gặp nhau một năm một lần ở một nơi có phong cảnh đẹp mà không có sự bận rộn của công việc, chỉ để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau về giữa con người. Thế rồi, sau đó họ có thể gặp nhau để thảo luận về những vấn đề toàn cầu. Tôi chắc sẽ có nhiều người cùng chia sẻ ước muốn của tôi về các lãnh tụ thế giới nên gặp nhau ở bàn hội nghị trong bầu không khí kính trọng và hiểu biết lẫn nhau về tính cách con người lẫn nhau.

Để phát triển rộng lớn sự liên lạc mật thiết giữa người với người trên thế giới, tôi mong muốn thấy sự khích lệ lớn hơn của ngành du lịch thế giới. Cũng vậy, phương tiện truyền thông lớn lao, đặc biệt là ở xã hội dân chủ, có thể tạo nên quan tâm thích đáng vào hòa bình thế giới bằng cách đóng góp nhiều bài tường thuật về những tiết mục mà con người quan tâm, phản ánh sự hợp nhất tối cao của nhân loại. Với sự sinh khởi của vài năng lực vĩ đại này trên diễn đàn quốc tế, nơi vai trò của nhân tính trong các tổ chức quốc tế đang bị bỏ qua và xem thường, tôi hy vọng điều này sẽ được điều chỉnh và tất cả các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, sẽ năng động và hiệu quả hơn trong việc bảo đảm lợi lạc lớn nhất cho nhân loại và mở rộng tâm hiểu biết trên phạm vi quốc tế. Liên Hiệp Quốc phải trở thành công cụ cho hòa bình thế giới. Tổ chức thế giới này phải được tôn trọng bởi tất cả, vì Liên Hiệp Quốc là cội nguồn hy vọng duy nhất cho những nước nhỏ bị áp bức và cũng như cho toàn thể các hành tinh.

Như các quốc nghèo tùy thuộc vào các nước khác hơn trước đây bao giờ hết, thì sự hiểu biết của con người phải vượt qua ranh giới quốc gia và phải bao hàm cả cộng đồng thế giới ở mức độ rộng lớn. Thực vậy, trừ phi chúng ta tạo được bầu không khí hợp tác chân thực, không thủ lợi bằng sự đe dọa hay thực dụng thông qua bạo lực mà bằng sự hiểu biết thông cảm, thì vấn đề thế giới sẽ được thúc đẩy. Nếu người ở các quốc gia nghèo bị khước từ hạnh phúc mà họ mơ ước và xứng đáng được hưởng, tự nhiên, họ sẽ bất mãn và đặt vấn đề với người giàu. Nếu những hình thức xã hội, chính trị, văn hóa vô ích ấy tiếp tục áp đặt cho con người một cách miễn cưỡng, thì mục đích hòa bình thế giới thật đáng ngờ.

Tuy nhiên, nếu chúng ta thỏa mãn mọi người ở mức độ tùy tâm, hòa bình chắc chắn sẽ đến.

Trong mỗi quốc gia, mỗi cá nhân phải có quyền được hạnh phúc, và giữa các quốc gia, phải có sự quan tâm bình đẳng về lợi ích của một quốc gia dù nhỏ nhất. Tôi không đề nghị một hệ thống này tốt hơn hệ thống kia và tất cả đều phải chấp nhận. Ngược lại, những hệ thống chính trị và ý thức hệ khác nhau là đều tốt đẹp và thích hợp với những thiên hướng khác nhau trong cộng đồng nhân loại. Điều này làm tăng thêm những yêu cầu hạnh phúc không ngừng của nhân loại. Vậy nên mỗi cộng đồng nên có được tự do tham gia vào hệ thống chính trị và kinh tế - xã hội của riêng họ, căn cứ vào nguyên tắc của quyền tự quyết.

Sự thành tựu của công lý, hòa hợp, và hòa bình tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta nên suy nghĩ về nó trong phạm vi lợi lạc của con người về lâu dài hơn là ngắn hạn. Tôi nhận thấy sự to lớn của vấn đề đã xảy ra trước chúng tôi, nhưng tôi hiểu không có cách thay thế hơn là cách mà tôi đã dự tính – căn cứ trên cộng đồng nhân loại chúng ta. Các quốc gia không còn có sự lựa chọn nào hơn là quan tâm đến lợi ích của người khác, không nhiều bởi vì niềm tin vào nhân loại, mà bởi vì đó là sự hổ tương lẫn nhau và lợi ích lâu dài mà tất cả các quốc gia cùng quan tâm. Một cảm thụ về thực tại mới mẻ này được biểu hiện bởi sự nổi lên của các tổ chức kinh tế khu vực hay liên lục địa như Cộng đồng kinh tế Châu Âu[32]và Hiệp hội các nước Đông Nam Á[33]… Và cứ thế, hy vọng còn có nhiều tổ chức xuyên quốc gia sẽ được thành lập, đặc biệt là ở những vùng kinh tế phát triển và những nơi dường như ổn định với những nhu cầu tối thiểu.

Với điều kiện hiện nay, chắc chắn có một nhu cầu đang lớn mạnh về tri thức của nhân loại và ý thức về trách nhiệm toàn cầu. Để thành tựu được lý tưởng này, chúng ta phải nuôi lớn lòng từ bi chí thiện, không có tấm lòng này, chúng ta không thể có được hạnh phúc cho nhân loại cũng không có hòa bình thế giới lâu dài. Chúng ta không thể tạo hòa bình trên giấy. Trong khi bào chữa, biện hộ cho trách nhiệm toàn cầu và tình huynh đệ rộng lớn không giới hạn, thực tế là tính nhân đạo ấy được hợp thành bởi những thực thể tách rời trong dạng những xã hội mang tính quốc gia. Do vậy, trong một ý nghĩa thực tế, tôi thấy những xã hội này dường như đang bị bắt buộc phải dựng nên một chướng ngại cho hòa bình thế giới.

Những nỗ lực đã có trong quá khứ để tạo dựng cho xã hội công chính và bình đẳng hơn. Những sự khởi động đã được thiết lập với những hiến chương cao quý để chống lại những thế lực phá hoại xã hội. Không may, những ý tưởng này đã bị lòng ích kỷ đánh lừa. Còn hơn trước đây, ngày nay chúng ta chứng kiến đạo đức và những nguyên tắc cao quý bị che mờ bởi bóng râm của tư lợi, đặc biệt là trong bầu khí chính trị. Có một trường phái tư tưởng cảnh báo chúng ta đề phòng vấn đề chính trị nói chung, vì chính trị đã trở nên đồng nghĩa với phi luân. Chính trị thiếu luân lý thì không thúc đẩy được lợi ích nhân loại và đời sống không có đạo đức thì kéo con người xuống mức cầm thú. Tuy nhiên, chính trị rõ ràng không “dơ bẩn”. Đúng hơn, những chất liệu của nền văn hóa chính trị của chúng ta đã bóp méo lý tưởng cao cả và ý thức cao thượng có ý nghĩa đẩy mạnh lợi lạc cho con người. Tất nhiên, những người có tinh thần biểu lộ sự quan tâm của họ về những nhà lãnh đạo tôn giáo này hay “lẫn lộn” với vấn đề chính trị, do họ sợ sự ô nhiễm mà tôn giáo phải bị mắc phải vì sự bẩn thỉu của chính trị.

Tôi đề nghị sự tự tôn thông thường về tôn giáo và luân lý không nên đặt trong chính trị và những người có đời sống tôn giáo ấy nên tự mình sống ẩn dật như một nhà tu khổ hạnh. Quan niệm như vậy về tôn giáo cũng chỉ mới một chiều, nó thiếu tầm nhìn chính đáng về sự liên hệ của cá nhân với xã hội và vai trò của tôn giáo trong đời sống của chúng ta. Đạo đức như là một tính chất quyết định đối với một chính trị gia như nó đối với một tín đồ. Hậu quả nguy hiểm sẽ kéo theo khi nhà chính trị và lãnh đạo quên đi những nguyên tắc đạo đức. Dù chúng ta có tin vào thượng đế và nghiệp hay không, luân lý vẫn là nền tảng của mọi tôn giáo. Những phẩm chất của con người như đạo đức, từ bi, sự lễ phép, trí tuệ… là nền tảng của tất cả mọi nền văn minh. Những phẩm chất này phải được gieo trồng và nuôi dưỡng thông qua hệ thống giáo dục đạo đức với sự hổ trợ của môi trường xã hội chung quanh để tính nhân bản thế giới có thể phát khởi được. Những phẩm tính cần thiết để tạo nên một thế giới như vậy phải được khắc sâu trong trí ngay từ lúc mới sinh trưởng, từ thời thơ ấu của trẻ thơ. Chúng ta không thể chờ đợi thế hệ tương lai, nhưng không thể có được điều này trừ phi chúng ta khởi đầu một sự thay đổi chủ yếu trên bình diện thế giới trong hệ thống giáo dục hiện thời. Chúng ta cần có một cuộc cách mạng trong sự cam kết của chúng ta và sự thực hành giá trị nhân bản trên toàn cầu.

Phát những lời kêu gọi rầm rộ để điều chỉnh lại sự suy thoái đạo đức cũng chưa đủ, chúng ta phải làm một điều gì đó. Bởi vì chính phủ ngay nay không gánh vác một trách nhiệm “tôn giáo” như vậy. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các tổ chức nhân đạo phải kéo dài sự tồn tại một xã hội, văn hóa, nền giáo dục và các tổ chức tôn giáo có tính công dân, để làm sống lại tính nhân đạo và giá trị tâm linh. Nơi đâu có nhu cầu cần thiết, chúng ta phải tạo ra tổ chức mới để thành tựu mục tiêu. Chỉ có thực hiện như vậy, chúng ta mới mong tạo được một nền tảng vững chắc cho hòa bình thế giới.

Cùng sống trong xã hội, chúng ta nên chia sẻ sự đau khổ của đồng loại và thực hành lòng từ bi và lòng khoan thứ không những chỉ đối với những người ta yêu mà còn đối với kẻ thù nghịch ta. Đây là sự thử nghiệm sức mạnh đạo đức. Chúng ta phải lấy ví dụ ngay nơi sự thực hành của mình, vì chúng ta không thể hy vọng tin tưởng giá trị tôn giáo ở người khác chỉ bằng qua lời nói. Chúng ta phải sống cùng một tiêu chuẩn của sự hợp nhất và lòng hy sinh cao độ mà chúng ta đã đòi hỏi ở người khác. Mục đích tối hậu của các tôn giáo là giúp ích và làm lợi ích cho nhân loại. Đây là lý do rất quan trọng tại sao các tôn giáo luôn luôn có ảnh hưởng đến hạnh phúc và hòa bình của toàn thể chúng sinh mà không chỉ là chuyển hóa người theo tôn giáo khác.

Cũng vậy, trong tôn giáo không có biên giới quốc gia. Một tôn giáo chỉ có thể nên áp dụng bởi con người khi họ nhận ra có những điều lợi lạc khi sống trong tinh thần tôn giáo đó. Điều quan trọng cho mỗi người tìm kiếm là chọn được một tôn giáo thích hợp với đời sống tâm linh của riêng mình. Nhưng, sự chọn lựa một tôn giáo đặc biệt không có nghĩa là từ bỏ tôn giáo khác hoặc cộng đồng nơi mình đang sống. Thực vậy, rất quan trọng cho những người chọn một tôn giáo không nên tách rời hẳn mình khỏi xã hội mình đang sống, họ nên tiếp tục sống trong cộng đồng và hài hòa với các thành viên đang sống trong đó. Bởi vì từ bỏ cộng đồng của mình, thì các bạn không thể làm lợi ích cho người khác, trong khi làm lợi ích cho mọi người thực sự là mục tiêu cơ bản của tôn giáo.

Theo quan điểm này, có hai điều quan trọng chúng ta phải giữ trong tâm: tự chiêm nghiệm và tự điều chỉnh lại mình. Chúng ta nên thường rà soát lại thái độ của mình đối với người khác, khảo nghiệm mình rất kỹ, và chúng ta nên điều chỉnh phong cách kịp thời khi thấy có điều gì sai trái. 

Cuối cùng, là vài lời về sự tiến bộ vật chất. Tôi đã nghe nhiều than phiền về tiến bộ vật chất ở phương Tây, và thế là có điều nghịch lý, điều ấy đã là niềm hãnh diện của thế giới phương Tây. Tôi không thấy điều gì sai trái trong sự tiến bộ vật chất, miễn là con người luôn luôn tạo ra tiêu chuẩn sống cho mình. Tôi tin chắc chắn rằng để giải quyết vấn đề nhân loại trong mọi chiều hướng, chúng ta phải kết hợp và điều hòa sự phát triển kinh tế và phát triển đời sống tâm linh.

Tuy nhiên, chúng ta phải biết giới hạn của nó mặc dù tri thức duy vật trọng hình thái khoa học kỹ thuật đã đóng góp một cách vô cùng to lớn cho lợi ích nhân loại, nhưng nó không có khả năng tạo ra hạnh phúc lâu dài. Chẳng hạn như Hoa Kỳ, nơi mà sự phát triển của kỹ thuật có lẽ tiến bộ hơn bất kỳ quốc gia nào khác, mà người dân vẫn còn rất nhiều nỗi khổ tinh thần. Đây là vì tri thức vật chất chỉ có thể đáp ứng một phần hạnh phúc tùy thuộc vào điều kiện vật lý. Nó không thể đáp ứng được hạnh phúc phát xuất từ những yếu tố nội tại phát triển độc lập từ chiều sâu tâm linh. 

Để làm mới lại giá trị nhân bản và đạt được hạnh phúc lâu dài, chúng ta phải nhìn vào di sản của cộng đồng nhân loại từ khắp các quốc gia trên thế giới. Nguyện cầu cho bản chuyên luận này được đến quý vị như một lời nhắc nhở cấp bách để chúng ta khỏi quên giá trị nhân bản đã kết nối chúng ta lại với nhau thành một gia đình hợp nhất trên hành tinh này.



[1]C: bù hài; J: fugai, S, P: ahimsa; cũng gọi Bất sát sinh

[2]Empty of inherent existence

[3]Còn gọi là Đạo can kinh “Kinh cây lúa”, Rice Seeding Suttra.

[4]Vô minh (avidya, ignorance)

[5]Hành (s: samskara: p: sankhara, e: compositional action)

[6]Thức (s: vijnana; p: vinnana, e: consciousness)

[7]Danh sắc (s: nama-rupa, e: name and form)

[8]Lục căn (s: sad indriyani, e: six spheres)

[9]Xúc (s: sparsa, p: phassa, e: contact)

[10]Thọ (s: vedana, e: feeling)

[11]Ái (s: trsna, e: attachment)

[12]Thủ (s: upadana, e: grasping)

[13]Hữu (s: bhava, e: existence)

[14]Sinh (s;jati, e: birth)

[15]Lão tử (s: jara-marana, e: aging and death)

[16]Samkhya.

[17]Process of Purification: còn gọi là chiều hoàn diệt, hoặc hoàn diệt môn.

[18]Gods and Demi-gods.

[19]Vua nước Kosambi, thuộc vùng Trung Á, là người đầu tiên tạc nên tượng Phật.

[20]Seventy Stanzas on Emptiness, Sunyatasaptatikarika

[21]The knower

[22]Ahimsa (bất bại) – Non-violent.

[23]Container và Contained

[24]Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành. Nhược vô không nghĩa giả, nhất thiết tắc bất thành. (Trung quán luận).

[25]Sunyata, emptiness.

[26]Kalachakra tantra.

[27]Interdependence.

[28]Ahimsa (bất bại); e: Non-violence.

[29]Losang Gyatso: La-bốc-tạng Gia-mục-thố (1617-1682)

[30]Sikhism: phát triển từ Ấn Độ giáo vào thế kỷ thứ 6. Quan niệm nhất thần luận, chỉ thờ độc nhất một vị thần.

[31]Zoroastrianism, Zarathustra, Zoroaster. Hán dịch là Tiên giáo, Hỏa tiên giáo, Bái hỏa giáo: là đạo thờ lửa. Vốn là quốc giáo của dân Ba Tư (Persian) thời cổ đại.

[32]EEC: European Economic Community.

[33]ASEAN: Assosiation of South East Asian Nations.


---o0o---

Vi tính: Quảng Thảo Lê Thị Hòa Hội
Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5533)
Hóa thân phải chăng là một hiện tượng siêu hình như ma quỷ hóa làm người, người hóa thành ông bình vôi trong truyện cổ tích? Hóa thân phải chăng là óc tưởng tượng không có thực trong sinh hoạt tâm lý của con người? Hay hóa thân không chỉ có thế mà còn có một ý nghĩa tích cực?
09/04/2013(Xem: 5438)
Làm thế nào để thay đổi hoàn cảnh xã hội là một loạt đề tài do Pháp sư Tịnh không giảng dạy vào mùa hạ năm 1997 tại Ðài bắc, và được đài truyền hình Ðài lục phát sóng. Ðối tượng của chương trình này không chỉ nhắm vào quần chúng xã hội Ðài loan hiện tại, mà nó còn bao quát cả nhân dân các nước trên thế giới, . . .
09/04/2013(Xem: 4466)
Tập sách mỏng về Đức Đạt-Lại Lạt-Ma thứ 14 Tenzin Gyatso bao gồm những đề tài liên quan đến Đức Đạt-lại Lạt-ma, một vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng cũng như của các Phật tử khắp trên thế giới. Những tài liệu này được tổng hợp từ Internet.
09/04/2013(Xem: 10425)
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
09/04/2013(Xem: 4838)
Cho đến nay chưa có một con số thống kê cụ thể và chính xác nào về vấn đề Việt Nam có bao nhiêu người dân theo đạo Phật. Nhưng cho dù như thế nào đi nữa, người dân Việt nam theo đạo Phật vẫn chiếm đa số, chưa kể đến số lượng người được gọi là theo đạo Ông Bà cũng chịu ảnh hường khá sâu đậm về văn hoá truyền thống giáo dục của Phật giáo.... Education is quite important. Whether the policies of education are soundly prepared or not keeps quite a key factor in deciding whether the organization or the country in question is healthily developing or in stagnation...
09/04/2013(Xem: 4980)
Trước hiện tình của đất nước và sự lầm than khổ sở của trăm họ, chúng tôi, một nhóm người tài hèn đức mọn, không biết chi hơn là trích dịch trong quyển "GIÁO LÝ CỦA ÐỨC PHẬT" do một vị tu sĩ Tích Lan, Ðại Ðức Walpola Rahula soạn ra, . . .
09/04/2013(Xem: 7186)
Năm Nguyên Hưng thứ 2 (403), Thái úy Hoàn Huyền được thăng chức Tể phụ. Huyền từ lâu đã có dã tâm soán đoạt, lúc này lại dựa uy của vua Tấn hạ chiếu buộc Sa môn phải lạy cả vua và lục thân. Huyền gởi thư nêu lại việc đại thần Dữu Băng từng dâng thư buộc Tăng phải lạy tục và việc đại thần Hà Sung phản bác.
09/04/2013(Xem: 8104)
Theo đạo Phật nhu cầu sống con người gồm có 4 loại: 1. Đoàn thực, là các loại thức ăn và uống, 2. Xúc thực, là các loại cảm xúc của 5 căn, trong đó có cả cảm xúc của thân, 3. thức thực, là những loại tri thức, 4. Tư niệm thực, là ý chí muốn sống...
09/04/2013(Xem: 4863)
Bất cứ ai đã kinh nghiệm trạng thái sân hận đều biết chúng khó chịu thế nào. May mắn thay, Đức Phật đã dành cho chúng ta những lời hướng dẫn rõ ràng về cách buông bỏ sân, cách sống sao để tránh sân hận, . . .
09/04/2013(Xem: 4427)
Trong thời đại phát triển khoa học ngày nay, con người càng trở nên bận rộn, mệt mõi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những thách thức, những trở ngại và những sự cạnh tranh tất yếu mà cuộc sống mang lại; và buột phải đồng hành theo nhịp sống hiện đại của xã hội hầu thoả mãn được nhu cầu sống cho chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]