Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Biết Đủ

04/01/201909:26(Xem: 14886)
34. Biết Đủ

Biết Đủ

(giọng đọc Thanh Vân)

 

Tất cả những vật chất kia chỉ đem tới sự thoải mái dễ chịu hơn trong cuộc sống, nó không phải là lý do lớn nhất để ta sống.

 

 

 

Tương lai đi về đâu?

 

Hai thập kỷ qua, hàng loạt nghiên cứu xã hội và tâm lý học cho thấy không có mối quan hệ thực sự giữa số tiền kiếm được và mức độ thỏa mãn có được. Người ta cảm thấy hụt hẫng khi bỏ ra quá nhiều thời gian và năng lực để tích góp tiền bạc, nhưng cảm giác sung sướng ấy thật cạn cợt và lại tan biến rất nhanh. Dần dần, con người không còn tin tưởng và định nghĩa những cảm giác thỏa mãn vật chất chính là hạnh phúc nữa. Người ta đã tỉnh táo nhận ra rằng tiền bạc không những không mua được hạnh phúc, mà còn có thể hủy diệt cả hạnh phúc.

 

Quả thật như vậy. Từ khi ta háo hức phát triển ngành công nghiệp để cho ra ngày càng nhiều những sản phẩm cao cấp phục vụ sự hưởng thụ tăng tiến của mình, cũng chính là lúc ta mất dần chủ quyền sống.

 

Thời gian để phục vụ cho công việc đã lấn át hết thời gian cho những sinh hoạt căn bản nhất của con người. Tuy có đầy đủ tiện nghi nhưng ta không thể tận hưởng. Lúc nào ta cũng bận rộn với công việc, với khách hàng. Ta không có thời gian chăm sóc sức khỏe, không có cơ hội trò chuyện với mọi người, không có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm sống, không thu xếp được những bữa cơm gia đình đầm ấm, không thể lắng nghe và thấu hiểu những người thân sống bên cạnh. Tệ hại nhất là lòng tham phát triển không ngừng và hàng loạt phẩm chất đạo đức cũng bị bào mòn từ đó.

 

Ta thấy mình dần biến thành những cỗ máy vô tri, không còn cảm nhận tinh tế trước những biểu hiện trong cảm xúc, trong tâm tư và những giá trị mầu nhiệm của cuộc sống. Vậy mà lúc nào ta cũng tin rằng mình đang xây dựng một tương lai rất vững vàng và sáng sủa. Làm sao nắm bắt được tương lai nếu ngay cả những gì đang diễn ra trong hiện tại mà ta cũng không nắm bắt được? Nhiều khi có người hỏi ta có thấy mùa thu vừa qua đẹp không thì ta ngẩn ngơ như kẻ xa lạ từ đâu tới: "Ủa mùa thu đã đến rồi à, tôi bận quá nên có hay biết gì đâu". Nhưng rồi ta cũng chẳng buồn chú tâm hay tiếc nuối, vì với ta đó là những quan tâm xa xỉ, phi kinh tế. Dường như bây giờ bất cứ điều gì ta làm cũng đều được toan tính rất kỹ lưỡng, xem những việc ấy có đem tới lợi lộc gì không.

 

Có khi ta cho rằng thà hy sinh đời mình để đời con cháu được sung sướng thì cũng xứng đáng. Nhưng hành trang vào đời của một người trẻ đâu cần phải là số tài khoản ngân hàng cao ngất. Điều con trẻ cần hơn hết là sự quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ với những gút mắc và mơ ước của chúng về cuộc sống. Con cái cần có một gia đình hạnh phúc để nương tựa và học hỏi. Tài sản của cha mẹ để lại chưa hẳn là điều kiện tốt. Nó dễ khiến sinh ra tâm lý ỷ lại, lười biếng phấn đấu và dễ dàng lao vào sự hưởng thụ. Rốt cuộc, cha mẹ hy sinh cho con cái nhưng con cái lại oán trách cha mẹ. Chúng nghi ngờ cách tích góp tiền bạc kia thật sự là vì chúng hay vì lòng ham muốn làm giàu không thể cưỡng lại của cha mẹ. Những người trẻ ấy chắc chắn sẽ rất lạc lõng khi bước vào đời, vì họ không biết đi đâu và không biết tin vào đâu.

 

Có lẽ quan niệm "cực trước sướng sau" vẫn còn in khắc sâu đậm trong trí não của nhiều người. Nhưng ta hãy thử tìm hỏi những người đang ở tuổi về hưu xem họ có thật sự hưởng nhàn, hay là họ đang sống trong sự cô đơn lạc lõng? Cái họ đang cần là được hiểu và được thương, nhưng chính tính độc tài và thói quen ngờ vực là hậu quả của cuộc tranh chấp khốc liệt về kinh tế đã đẩy họ ra khỏi vòng tay của những người thân mất rồi. Vật chất đủ đầy đôi khi chẳng còn ý nghĩa gì đối với họ nữa, thậm chí họ rất chán ngán và muốn lánh xa. Niềm khao khát lớn nhất của họ bây giờ chính là được trở về thời tuổi trẻ để sống thật tươi vui, thật hay và thật đẹp. Cái hay và cái đẹp mà họ đã để cho dang dở đó chính là tình yêu, là tình huynh đệ, là một việc gì đó ý nghĩa cho đời.

 

 

 

Kinh tế và phi kinh tế

 

Chủ nghĩa thực dụng được hình thành vào khoảng giữa thế kỷ 19 và phát triển rầm rộ vào thế kỷ 20, nổi bật nhất là ở Mỹ. Chủ nghĩa này đề cao kinh nghiệm và hiệu quả, trong đó mọi hành động của con người là vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vì nó thỏa mãn được nhu cầu hưởng thụ vô cùng của con người nên đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của mọi tầng lớp. Nó vượt qua hẳn chủ nghĩa duy vật và cả chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ những vấn đề cơ bản của triết học hay tôn giáo vốn được đặt ra từ nhiều thế kỷ trước. Từ nền tảng đó, người ta mới phân định rạch ròi giữa kinh tế và phi kinh tế.

 

Những gì có thể đem tới lợi nhuận thì gọi là kinh tế, còn những gì không đem tới lợi nhuận hay tổn thất là phi kinh tế. Thí dụ, trong một buổi gặp gỡ bạn bè mà khai thác được nhiều thông tin bổ ích, hoặc ít nhất có thêm những quan hệ tốt có thể hỗ trợ cho công việc làm ăn thì người ta gọi buổi gặp gỡ đó là xứng đáng, là thực tế. Còn tốn mấy tiếng đồng hồ mà chỉ nghe toàn là những câu chuyện thương tâm, hay nhắc lại những kỷ niệm xa xưa cũ rích, hoặc chỉ đơn giản là uống trà ngắm cảnh thôi thì đối với họ quả là một sự lãng phí, phi thực tế. Phi thực tế tức là phi kinh tế. Bây giờ người ta dùng chữ "thực tế" để chỉ cho kinh tế. Người không thực tế là người không có đầu óc kinh tế.

 

Người làm kinh tế phải luôn ý thức loại trừ những vấn đề liên quan tới tình cảm. Không có chuyện nhường nhịn hay cảm thông trong khi làm ăn. Tất cả đều phải đi theo những nguyên tắc rạch ròi. Nhưng ai làm kinh tế, con người hay cỗ máy? Nếu là con người thì phải được bồi dưỡng sức khỏe, phải được nghỉ ngơi, phải được quan tâm nâng đỡ, phải được thấu hiểu và thương yêu chứ. Ta đừng vội cho đó là những thứ phi kinh tế. Vì nếu không có nó thì ta không thể làm kinh tế, và cũng sẽ chẳng có cái gì là nền kinh tế cả. Nhưng bản năng của con người vốn luôn bảo vệ cái tôi ích kỷ, nên người ta thà chịu hy sinh tình cảm hơn là kinh tế. Vì làm kinh tế thì mình có thể bỏ túi riêng, còn thương yêu thì phải san sẻ bớt. Biết bao cuộc tình tan vỡ, huynh đệ tương tàn, chiến tranh giữa các sắc tộc cũng vì mức ảnh hưởng quá lớn của kinh tế trong nhận thức của con người.

 

Cho nên, kinh tế lớn mạnh là đồng nghĩa với khổ đau của con người lớn mạnh. Người ta biết nói không có kinh tế thì tình cảm sẽ khó bền vững, nhưng người ta lại quên rằng không có tình cảm thì kinh tế cũng trở thành vô nghĩa. Làm giàu để làm gì khi ta không thể sống vui tươi, bình yên, hạnh phúc và trải lòng ra với mọi người?


Tìm một lối đi

 

Cái luẩn quẩn nhất của con người trong thời đại này chính là không xác định được cái gì là phương tiện và cái gì là mục đích sống. Tất cả những vật chất kia chỉ đem tới sự thoải mái dễ chịu hơn trong cuộc sống, nó không phải là lý do lớn nhất để ta sống. Ta sống vì ta là một sinh linh, một thực tại mầu nhiệm, nên ta cần được phát huy đúng bản chất của mình là được thảnh thơi, bình yên và hạnh phúc. Bất kỳ hành vi nào của ta, dù thương yêu hay làm kinh tế thì cũng phải phản ánh được mục đích cao cả ấy. Không thể nói ta đang còn bận làm ra phương tiện, để năm hay mười năm nữa thì ta mới nắm được mục đích. Bây giờ ta còn kẹt cứng trên phương tiện, bị phương tiện khống chế đến phờ phạc, thì làm sao ta dám chắc sẽ dùng nó để đạt được mục đích? Với thái độ sống như thế thì rất có khả năng ta sẽ ngã quỵ và chết gục ngay trên chính phương tiện ấy.

 

Bhutan là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng lúc nào họ cũng có sẵn nụ cười trên môi và luôn cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Người dân nơi này ý thức rằng một đất nước phát triển không có nghĩa là phải hy sinh môi trường hay hạnh phúc cộng đồng. Cho nên, họ đặt ra tiêu chí GNH (Gross National Happiness - tổng hạnh phúc quốc gia) để có thể chạm được mục đích của đời sống ngay trong thực tại, mà không cần thông qua con đường viển vông và đầy nguy hiểm của vật chất cao cấp. Nhờ "không giống ai" mà đời sống của họ rất an ninh, mức độ tội phạm hay ly dị rất thấp, và hơn hết là họ tận hưởng giá trị cuộc sống từng ngày nên tuổi thọ rất cao.

 

Lối xây dựng hạnh phúc này ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nước phát triển. Họ bắt đầu tập lắng nghe những khát khao sâu sắc của người dân mà quyết định giảm chỉ số GDP (Gross Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội), để mọi người giảm giờ làm mà có cơ hội trở về với những sinh hoạt căn bản trong cuộc sống. Tại Anh, khoảng 81% người dân đề nghị chính phủ chỉ nên tập trung vào việc làm cho người dân sống hạnh phúc hơn là giàu có. Họ yêu cầu cấm quảng cáo nhắm vào đối tượng trẻ con để hạn chế khuynh hướng tôn sùng vật chất. Còn Nhật Bản thì hoảng hốt khi nhìn lại mức độ tội phạm và làm việc tăng giờ không hề giảm so với thập niên 80, mặc dù kinh tế của họ đứng nhất nhì thế giới. Các vị lãnh đạo cấp cao đã nhìn vào tấm gương sống "biết đủ" của Bhutan nên đã mạnh dạn lên nhiều dự án "làm ít hơn, chơi nhiều hơn" để chỉ số GDP luôn song hành với chỉ số GNH. Nghĩa là kinh tế phải đi liền với hạnh phúc.

 

Vấn đề "hạnh phúc quốc gia" cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội, từ nhà kinh tế, triết gia, bác sĩ tâm lý, nhà sinh vật học và cả nhà tâm linh. Nhưng thực tế cho thấy xây dựng GNH khó gấp trăm ngàn lần so với GDP. Bởi vì trước tiên con người cần phải có ý thức đúng đắn về giá trị hạnh phúc, rồi phải trải qua một thời gian khá lâu để thuần phục bản năng hưởng thụ quá lớn của mình thì mới đủ sức gạt bỏ bớt những phương tiện hấp dẫn. Thay đổi thói quen để giảmbớt những cảm xúc tốt là một thách đố rất lớn. Nhưng nếu toàn xã hội cùng làm thì khó khăn ấy sẽ dần được chấp nhận và hóa giải.

 

Việt Nam cũng đang dành mọi ưu tiên để phát triển kinh tế và quyết tâm đưa nó đến đỉnh cao. Nhưng nếu ta ý thức được giá trị hàng đầu của hạnh phúc thì vẫn còn kịp để tránh vết xe đổ của những quốc gia đi trước. Dù phải hy sinh vật chất, mãi là một quốc gia không giàu có thì ta cũng vui vẻ chấp nhận. Ta nhất định không thể sống thiếu thốn tình cảm và hạnh phúc. Theo gương những quốc gia khác, ta không thể "bắt cá hai tay". Vậy từ bây giờ ta phải loại trừ ngay chủ nghĩa thực dụng và dồn năng lượng quay về xây dựng lại nếp sống văn minh tâm hồn. Chỉ có nếp sống ấy mới giúp ta luôn tìm thấy chính mình, gạn lọc những cáu bẩn phiền não và nuôi dưỡng những hạt giống tốt đẹp của tâm hồn. Trong không gian ấy, con người luôn ý thức rằng mọi thứ luôn có mặt trong một thứ, nên chủ nghĩa cá nhân được thay thế bằng tình nhân ái bao la. Đó chính là hạnh phúc cao đẹp nhất của con người.

 

Chờ đợi một chính sách ban hành để mọi người cùng làm thì sẽ rất lâu. Phần lớn mọi người vẫn chưa tin sống ít vật chất là có thể hạnh phúc, và nhiều người vẫn cho rằng con người phải đạt tới đỉnh cao vật chất thì mới chịu quay trở lại giá trị tinh thần. Nhưng thực tế cho thấy "nhà giàu cũng khóc", và chẳng có mấy ai muốn từ bỏ lối hưởng thụ cao cấp. Một khi lòng tham của con người

 

khi đã giãn nở ra rồi thì rất khó thu lại. Và khi ấy thì ta còn hồn phách nữa đâu để cảm nhận và giữ gìn những giá trị hạnh phúc. Mảnh đất tâm của ta đã khô cằn và chai sạn bởi cái gọi là nhu cầu vật chất mất rồi.

 

Hãy xem lại bức tranh hạnh phúc mà cụ Nguyễn Du đã vẽ sẵn cho chúng ta: "Một nhà chung chạ sớm trưa/ Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng/ Bốn bề bát ngát mênh mông/ Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau" (Truyện Kiều). Thực tập đời sống biết đủ là cơ hội duy nhất để ta còn khả năng quay về thừa hưởng những tài sản lớn lao mà đất trời đã ban tặng cho ta. Những tài sản ấy đủ để làm nên đời sống ý nghĩa của một kiếp người. Một kiếp người rất ngắn ngủi. Không ai biết được mình sẽ sống bao lâu, vì thế xin đừng hững hờ với nó để lao theo vật chất. Ngày mai nếu phải ra đi mà ta chưa kịp sống sâu sắc cho ra một kiếp người thì đó chẳng phải là niềm ân hận rất lớn hay sao?

 

 

Ngày hôm qua đi đâu

Ta bỏ quên hạnh phúc?

Còn đây trong xanh xao

Giấc mơ buồn thổn thức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2013(Xem: 35222)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10557)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
11/12/2013(Xem: 22374)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 22931)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19325)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24267)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 31943)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 57787)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23549)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19314)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]