Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Tuyển (Tuyển Tập Phật Pháp)

15/05/201508:01(Xem: 22675)
Pháp Tuyển (Tuyển Tập Phật Pháp)

Buddha_104

PHÁP TUYN

(Tuyển Tập Phật Pháp)

SOẠN-GIẢ KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN

Hiển-Mật, Đỗ-Hữu-Trạch

Email: Hienmat 54@yahoo.ca

(Phiên bản điện tử cập nhật ngày 15-5-2015)


***

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI TỰA

  1. Lời tựa của tập Pháp Tuyển 2 001
  2. Lời tựa của tập Pháp Tuyển 2011Phật Giáo
    1. Đức Phật và Phật Giáo
  3. Mười việc thiện
  4. Bốn Diệu Đế
  5. Mười hai nhân duyên
  6. Sáu ba la mật
  7. Ba môn học vô lậu
  8. Phật pháp yếu lược

DẪN NHẬP

PHẬT GIÁO

CẦU NGUYỆN

1. Cầu hay không cầu ?

2. Cầu nguyện

3. Sám hối

ĐỌC KINH

  1. Đọc kinh
  2. Giới kinh
  3. Di Đà bản nguyện kinh
  4. Nghi thức đọc kinh A Di Đà
  5. Nghi thức đọc kinh Bát Nhã

NIỆM PHẬT

  1. Tịnh Độ Tông
  2. Điều kiện vãng sinh Cực Lạc
  3. Cực Lạc có hay không?
  4. Người có tội có được vãng sinh không?
  5. Niệm Phật luận
  6. Niệm Phật yếu lược
  7. Niệm Phật khó hay dễ
  8. Niệm Phật và sáu ba la mật
  9. Nghi thức niệm Phật

10. Nghi thức niệm Phật rút gọn

11. Bí quyết niệm Phật

12. Yếu chỉ niệm Phật

13. Vài nghi vấn về Tịnh Độ

14. Bồ tát Quán Thế Âm

TỤNG CHÚ

  1. Tụng chú
  2. Nghi thức tụng chú Đại Bi
  3. Nghi thức tụng chú Chuẩn Đề
  4. Thiền định,
  5. Thiền luận
  6. Thiền minh sát
  7. Thiền đề mục
  8. Thiền công án
  9. Thiền Tổ sư
  10. Thiền, Tịnh đối chiếu
  11. Thiền, Tịnh song tu
  12. Khuyến tu
  13. Duy thức
  14. Duy thức học áp dụng
  15. Chính tư
  16. Tự lực và tha lực
  17. Tha lực
  18. Nghiệp
  19. Chết rồi sẽ về đâu?
  20. Phật Giáo có thể giúp gì cho những người sắp từ giã cõi đời?

THIỀN ĐỊNH

DUY THỨC

PHỤ LỤC

7 Trợ niệm vãng sinh

8. Cầu siêu

GIẢI NGHĨA CHỮ KHÓ

5

7

8

9

15

24

27

29

34

39

42

44

50

53

71

78

87

91

100

112

119

125

134

140

143

151

155

162

163

170

172

190

203

221

231

234

244

253

256

261

264

266

272

275

283

294

295

298

306

308

311

319

326

333

341

350

365

TIỂU SỬ SOẠN GIẢ HIỂN MẬT 467

LỜI GIỚI THIỆU

Đạo hữu Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch là một người bạn rất gần gũi với tôi, tuy rằng tuổi của chúng tôi cách nhau cả hơn chục năm. Nhưng không nhưng chúng tôi thường gặp nhau tại Tổ Đình Từ Quang mà còn hay liên lạc với nhau để trao đổi những hiểu biết liên quan đến Phật Giáo.Tôi rất quý đạo hữu Hiển Mật về việc chịu khó nghiên cứu Phật Pháp và đặc biệt là kiên nhẫn kiểm lại kiến thức của mình bằng kinh sách hoặc qua kinh nghiệm bản thân.

Từ lâu, đạo hữu Hiển Mật đã viết nhiều bài về giáo lý và giáo pháp, kể cả những vấn đề gai góc như duy thức học. Nếu để tản mát, sợ bị thất lạc, vì thế tôi đã đề nghị đạo hữu nên đánh máy lại, phân loại và cho in chung vào một cuốn sách để tiện việc lưu trữ và phổ biến.

Thế rồi cơ duyên hội đủ, một hôm, đạo hữu Hiển Mật điện thoại cho tôi nói rằng đã có người bằng lòng đánh máy hộ.Tôi chung vui cùng đạo hữu và hoan hỷ nhận lời viết bài giới thiệu này. Công việc của tôi không khó lắm, bởi vì các đạo hữu quen biết chúng tôi đều nhận thấy ý kiến của đạo hữu Hiển Mật luôn luôn theo sát kinh sách, lời văn lại gọn gàng, sáng sủa và bộc lộ rõ tính sư phạm. Điều này thực dễ hiểu, vì đạo hữu Hiển Mật vốn là Giảng sư của trường Đại Học Giáo Dục Thủ Đức.

Tôi tin rằng cuốn sách này sẽ giúp ích cho việc phổ biến Phật Giáo.

Montréal, Tết Canh Thìn (2000)

Hoằng Hữu, Nguyễn văn Phú.

LỜI TỰA

CỦA TẬP PHÁP TUYỂN 2001

Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp.

Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong.

Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho.

Montréal, Tết Dương lịch 2001

Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch

LỜI TỰA

CỦA TẬP PHÁP TUYỂN 2011

Pháp Tuyển (Tuyển Tập Phật Pháp) không phải là cuốn sách được viết liên tục từ đầu đến cuối một cách mạch lạc, mà là tập hợp của nhiều bài độc lập. Mỗi bài trình bầy một khía cạnh của Phật giáo hoặc tổng quát, hoặc đặc thù, với mục đích phổ biến Chính Pháp và hoá giải thắc mắc của Phật tử trong những buổi nói chuyện cuối tuần tại Tổ Đình Từ Quang, Montréal.

Được ấn tống lần đầu vào năm 2001 dưới nhan đề PHÁP TUYÊN và tái bản vào những năm 2004 và 2007 dưới nhan đề PHÁP TUYỂN TÂN TU.

Đến nay sách đã phát hết, nhưng vẫn có người muốn thỉnh. Do đó, tôi mới quyết định lại tái bản và nhân dịp này, cho in thêm 6 bài mới là:

  1. Cầu nguyện.
  2. Bí quyết niệm Phật
  3. Yếu chỉ niệm Phật
  4. Thiền công án.
  5. Trợ niệm vãng sinh
  6. Cầu siêu

Mặc dầu tôi đã cố gắng và cẩn thận kiểm soát lại nội dung của từng bài, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, những mong đọc giả thông cảm và góp ý cho.

Montréal, ngày 11-04-2011

Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch



Buddha_1

Download file PDF để đọc trên Ipad
pdf

Pháp Tuyển (Tuyển Tập Phật Pháp), tác giả Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch

***

Chân thành cảm ơn Cư Sĩ Tuệ Kiên & tác giả Cư Sĩ Hiển Mật đã gởi tặng trang nhà Quảng Đức bản điện tử của tập sách này. Nam Mô A Di Đà Phật

(Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng, 22-06-2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2014(Xem: 23326)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 9686)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 12058)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 16738)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
24/10/2014(Xem: 11684)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 27516)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 8891)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 51644)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
28/03/2014(Xem: 3941)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới. Nhân dịp này, Thầy Làng Mai và Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng cùng Giáo sư Lee Chak Fan – Giám đốc Trường giáo dục chuyên môn thường xuyên (HKU SPACE) của Đại học Hồng Kông đã có buổi đối thoại về chủ đề Tuổi trẻ ngày nay. (Ban biên tập xin được trích dẫn một số nội dung chính của buổi đối thoại - nội dung được chuyển ngữ từ tiếng Anh)
12/03/2014(Xem: 22672)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567