Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

55. Căn Nhà Năm Lỗ Hổng

15/03/201409:12(Xem: 28461)
55. Căn Nhà Năm Lỗ Hổng
blank

Căn Nhà Năm Lỗ Hổng



Hôm kia, trong và ngoài Kỳ Viên tịnh xá, lan cả trong thành phố, mọi người bàn tán xôn xao về chuyện bốn vị sa-di được thí chủ giàu sang thỉnh về nhà đặt bát nhưng lại bị bỏ đói, sau đó bốn vị này thi triển oai lực thần thông làm cho ai ai cũng đều khiếp hãi.

Chuyện xảy ra như sau:

“- Có vợ chồng gia đình bà-la-môn giàu sang, sau khi nghe pháp từ đức Đạo Sư, hiểu công đức của sự bố thí, nhất là gieo hạt giống phước báu trên những đám ruộng tốt. Theo như sự hiểu biết của hai người, đám ruộng tốt nhất ấy nhất định là đức Phật rồi. Thứ nữa phải là hai vị đại đệ tử. Tiếp theo, chắc chắn là các vị đại trưởng lão đạo cao đức trọng. Do hiểu vậy nên bà bảo ông đi thỉnh đức Phật, nhưng ngài bảo là đã có người mời thỉnh trước rồi. Ông bèn thỉnh hai vị đại đệ tử, hai ngài cho biết là cũng đã hứa trước với người khác. Cuối cùng, ông đến gặp đại đức Dabba Malla, người phụ trách điều hành, phân phối công việc của Tăng để xin thỉnh bốn vị trưởng lão đặt bát cúng dường tại tư gia.

Đại đức Dabba Malla, sau khi tỳ-khưu Udāyi bị đức Phật khiển trách vì “cái ngu” của ông ta, chư tăng tha thiết thỉnh mời ngài trở lại chức năng, công việc cũ; và do thấy biết tâm ý của vợ chồng người bà-la-môn này, vì muốn dạy cho họ một bài học nên mỉm cười thầm lặng rồi đáp:

- Được rồi! Tôi sẽ đề cử đến tư gia bốn vị trưởng lão thanh tịnh!

Đúng ngày, đại đức Dabba Malla sắp xếp bốn vị sa-di bảy tuổi: Đó là Revata, Saṅkicca, Paṇḍita, Sopāka(1)họ đều là thánh tăng, đều là những bậc “trưởng lão”(2)đến nhà của thí chủ.

Nữ gia chủ bà-la-môn đã suốt đêm chăm lo vật thực thượng vị để mong đặt bát cúng dường đến những bậc “trưởng lão đạo cao đức trọng”, nhưng sớm ngày, đến tư gia là bốn “chú nhóc, con nít” nên họ vô cùng buồn phiền, sầu khổ. Từ buồn phiền, sầu khổ họ đâm ra tức giận, tỏ ra khinh miệt bốn vị sa-di.

Nữ gia chủ lấy một tấm thảm cũ, trải xuống một góc nền nhà rồi nói:

- Mời các vị hãy ngồi tại chỗ này!

Rồi lui nhà sau, bà bảo ông:

- Hãy đi gấp đến Kỳ Viên, thỉnh ngay cho tôi bốn vị trưởng lão kìa!

- Hôm qua tôi cũng nói vậy mà! Ông đáp.

- Vậy là chúng ta bị “chơi xỏ” rồi! Mấy đứa con nít “hỉ mũi chưa sạch” này, thì phước báu ở đâu sanh ra kia chứ?

- Vậy ông hãy đi lại lần nữa xem? Bà ngẫm nghĩ rồi tiếp - Nếu không có thì đến ngay nơi đền thờ thần Shīva, ở đấy thường có mấy vị trưởng lão tư tế, thỉnh họ cũng được.

Ông bà-la-môn gia chủ chịu khó đến Kỳ Viên nhưng đức Phật và Tăng chúng đã đi trì bình hoặc đến các tư gia từ sáng sớm, trong chùa chỉ còn lại một số sư chăm lo tạp dịch, vệ sinh, bị bệnh hay già yếu mà thôi.

Tại tư gia, bốn vị sa-di thấy trời đã trưa mà trong nhà không chịu đặt bát, họ vừa khát nước vừa cồn cào cái bụng. Tuy nhiên, vì là bậc thánh, họ dùng tâm nhẫn, tâm xả, im lặng như không có gì xảy ra.

Trong lúc bốn vị sa-di tự tại, thản nhiên chờ đợi nhưng ngai vàng của thiên chủ Đế Thích lại nóng rực lên. Thiên chủ dùng thiên nhãn quan sát thế gian thì biết chuyện xảy ra tại gia đình vợ chồng người bà-la-môn. Thiên chủ cau mày: Quả thật là ngốc nghếch! Bốn vị “trưởng lão đạo cao đức trọng” như vậy lại để cho người ta nhịn đói, trong lúc đó lại đi mời thỉnh mấy ông lão coi đền, bọn tu sĩ thừa hưởng tài vật tàn dư! Phải cho hai vợ chồng ngu si này một bài học mới được! Ta sẽ làm cho chói rạng uy đức của những bậc thánh tí hon!”

Nghĩ thế xong, thiên chủ tức khắc có mặt tại ngôi đền tế, biến thành một lão bà-la-môn quắc thước, ngồi trên một bảo toạ sang trọng tại chính điện.

Khi người đàn ông gia chủ đến đây thấy vóc dáng, tướng mạo của “trưởng lão bà-la-môn” mừng quá nên thỉnh về tư gia thọ thực cho có phước. “Lão” này đến nhà, thấy bốn vị sa-di liền nằm dài xuống đất, đảnh lễ rất mực cung kính.

Thấy vậy, nữ gia chủ đay nghiến chồng:

- Khổ thật! Ông lại thỉnh về đây một ông già điên! Ai đời ông ta lại nằm bẹp trên đất đảnh lễ bốn đứa con nít chỉ đáng tuổi con cháu mình? Tâm thần rồi! Thần kinh rồi ông ơi! Hãy tẩn xuất tức khắc ông lão kia ra khỏi nhà ngay cho tôi nhờ!

Tuân lời “nữ chủ”, người đàn ông kéo lão điên khùng ra khỏi cửa, khi quay vào thì thấy ông ta vẫn quỳ lạy ngay chỗ cũ. Bà lại hét lên. Ông lại hồng hộc kéo đi! Cả ba lần đều không ăn thua!

Bà hét lên:

- Gặp yêu tinh rồi ông ơi!

Ông cũng xanh mặt:

- Đúng là tà ma, quỷ mị rồi bà mày ơi!

Nói thế xong, cả hai kinh hoàng bỏ chạy.

Lúc ấy, thiên chủ Đế Thích mới hiện ngay thân tướng trang nghiêm, cao sang, rạng rỡ dung sắc, chói ngời thiên bào, mũ miện bảy báu ngồi giữa hư không, nói vang vang rằng:

- Ta là thiên chủ Đế Thích đây! Hãy bình tĩnh!

Ngước nhìn lên, cả hai vô cùng sợ hãi.

Đế Thích nói tiếp:

- Bốn vị sa-di mà quý vị đang bỏ đói trong nhà, chính là bốn vị thánh tăng A-la-hán mà chư thiên, loài người đều phải cung kính, tán dương và trân trọng. Dẫu ta là vị thiên chủ tối cao, với oai lực tối thắng khắp bốn châu thiên hạ; nhưng đối với quý ngài, ta chỉ là hạt bụi bám dính nơi gót chân của các bậc lậu tận này mà thôi! Khá thương cho các người, bốn vị thánh đến nhà là ân đức vô lượng, là phước điền tối thượng lại không cúng dường, lại ngu ngốc đến nơi cái đền tế kia để thỉnh mời cái bọn tu sĩ tàn thực, ăn hại!

Thấy tận mắt oai lực của Đế Thích rồi, vợ chồng gia chủ không dám không tin, lấy vật thực đặt bát cho bốn vị sa-di. Đế Thích cũng hiện lại thân tướng con người bình thường, phụ một tay, cung kính sớt bát, lui tới phục dịch, hầu hạ.

Chuyện xảy ra trước mặt, bốn vị sa-di vẫn điềm nhiên không nói, không rằng.

Thọ dụng xong, uống nước, xỉa răng xong, bốn vị tâm ý tương thông, muốn làm cho gia chủ hoan hỷ, cũng để chứng thực phần nào cho lời nói của Đế Thích, cả bốn vị đồng trổ oai lực, quăng bát xuyên qua bốn hướng vách tường rồi bay đi mất. Đế Thích cũng khoái trò chơi đó nên ông cũng trổ nóc nhà, bay vút lên tận thiên giới.

Vợ chồng gia chủ tận mắt chứng kiến phép lạ của bốn vị sa-di và trời Đế Thích, sung sướng quá, há hốc miệng không ngậm lại được, phỉ lạc bốc lên rần rần làm cho họ cảm giác một niềm hạnh phúc cực kỳ!

Ngôi nhà của gia chủ hiện ra năm lỗ trống hoác, mọi người nghe chuyện tới tận nơi để xem, họ gọi là Pañcachiddageha(1). Nghe rằng, lâu sau, vợ chồng gia chủ bỏ tiền ra xây dựng một căn nhà khác để ở, còn ngôi nhà 5 lỗ hổng kia là một kỷ niệm phước báu, họ giữ lại để làm kỷ niệm. Sau này, mỗi lần ngắm nhìn 5 lỗ hổng thì họ phát sanh niềm hoan hỷ; và quả thật là hy hữu, phước báu một lần đó như đi theo suốt cuộc đời của họ vậy.

Trở về lại Kỳ Viên, chuyện trổ thần thông ấy, bốn vị sa-di giấu kín mít. Chỉ có đức Phật biết, nhị vị đại đệ tử biết, các vị thánh lậu tận có thắng trí biết. Nhưng rồi, chuyện năm lỗ hổng lại tràn vào chùa Kỳ Viên nên chư phàm tăng lại không ngớt luận bàn. Nhiều vị tò mò tìm gặp, hỏi rằng, bị bỏ đói như vậy mà có đói bụng chăng? Các vị tình thật trả lời: “Bình thường thôi! Cái bụng đói nhưng tâm có nhẫn, có từ, có xả thì cái tâm ấy làm sao lại đói được!”

Ngạc nhiên, sau buổi pháp thoại buổi chiều, các vị phàm tăng tố cáo bốn vị sa-di lên đức Phật và nói rằng, họ khoe pháp bậc cao nhân. Họ đã dám trổ thần thông lại còn chứng tỏ mình là bậc thánh lậu tận nữa.

Đức Phật chợt mở nụ hàm tiếu, nói rằng:

- Dầu mới bảy tuổi nhưng các “con trai” của Như Lai xứng đáng được gọi là những bậc trưởng lão thanh tịnh! Khi cái tâm đã được huấn luyện, khi cái tuệ đã được thấy rõ - thì ngay cả giữa những chuyện hận thù, hung bạo, dính mắc, buộc ràng... các vị ấy cũng dễ dàng bước qua, dễ dàng sống với với tâm từ, dễ dàng sống ôn nhu, ôn hòa, dễ dàng sống vô nhiễm, giải thoát như hư không, huống hồ chỉ nhẫn xả nhịn đói một bữa ăn!

Rồi đức Tôn Sư đọc lên câu kệ ngôn:

“- Thân thiện giữa đám nghịch thù

Giữa người hung dữ, ôn nhu, an hòa

Vô nhiễm giữa cõi trần sa

Những vị như vậy gọi là bla-môn!”(1)



(1)Tôi nghi vị này không phải là Sopāka mà là Sukha, sẽ trình bày sau.

(2)Trong giáo hội của đức Phật, từ trưởng lão vừa chỉ những vị niên cao, lạp lớn, đạo hạnh - vừa chỉ những vị có giới, có định, có tuệ, tuệ giải thoát. Như bốn vị Thánh sa-di này cũng xứng đáng được gọi là trưởng lão.

(1)Phỏng theo “ Đức Phật và 45 năm...” , trang 97, tập 5 của tỳ-khưu Chánh Minh - NXB Tôn Giáo - 2011.

(1)Pháp cú 406: “Aviruddhaṃ viruddhesu. Attadaṇḍesu nibbutiṃ. Sādānesu anādānaṃ. Tamahaṃ brūmi brāhmanaṃ” - Bà-la-môn với nghĩa chơn chính là sống đời phạm hạnh” Trích Kinh Lời Vàng, NXB Phương Đông năm 2008 - cùng tác giả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2024(Xem: 495)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
26/10/2024(Xem: 745)
Trong bất kỳ tổ chức nào, và Gia Đình Phật Tử không ngoại lệ, tính minh bạch và cởi mở là rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào tổ chức và sự tin cậy giữa tất cả các thành viên. Để bồi dưỡng tinh thần minh bạch, khách quan, việc phổ biến biên bản họp một cách rộng rãi và kịp thời là điều cần thiết. Cách làm này không chỉ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nhận được thông tin kịp thời mà còn tạo ra một môi trường cởi mở và có trách nhiệm giải trình.
04/06/2024(Xem: 2020)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4094)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3046)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3614)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7546)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9380)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16914)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14980)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]